Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Nước và mùa hè. Chủ đề nhánh: Một số nguồn nước. Đề tài: Tìm hiểu một số nguồn nước Nước giếng-Nước máy-Nước mưa - Phạm Thị Thu Hằng
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên một số nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa.
- Trẻ biết được đặc điểm đặc trưng của các nguồn nước: nước giếng được lấy từ lòng đất. Nước máy được lấy từ trong nhà máy. Nước mưa từ trên trời dùng để tưới cây
- Trẻ hiểu sự cần thiết của nước đối với con người, cỏ cây.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng phán đoán, ghi nhớ có chủ đích
- Rèn khả năng quan sát,và kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch, trẻ biết tắm gội sạch sẽ, uống nước đầy đủ và tiết kiệm nước
*Tích hợp:
- Âm nhạc: Bài hát “Giọt mưa và em bé”
- Toán: Nhận biết hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
- Biến đổi khí hậu: tiết kiệm nguồn nước và không xả rác ra môi trường nước
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Màn chiếu, máy chiếu
- Giáo án điện tử
- Bảng gài
- Lô tô: Nước giếng. Nước máy. Nước mưa. Nước biển. Nước sông,.
* Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô các nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa
- 9 tranh cho trẻ thảo luận: nứơc giếng, nước máy, nước mưa
- Lô tô các nguồn nước
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ MÙA HÈ NHÁNH: MỘT SỐ NGUỒN NƯỚC Đề tài: Tìm hiểu một số nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa Đối tượng: Mẫu giáo bé Người dạy: Phạm Thị Thu Hằng Trường: Mầm non Bông Sen I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên một số nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa. - Trẻ biết được đặc điểm đặc trưng của các nguồn nước: nước giếng được lấy từ lòng đất. Nước máy được lấy từ trong nhà máy. Nước mưa từ trên trời dùng để tưới cây - Trẻ hiểu sự cần thiết của nước đối với con người, cỏ cây. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng phán đoán, ghi nhớ có chủ đích - Rèn khả năng quan sát,và kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học - Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch, trẻ biết tắm gội sạch sẽ, uống nước đầy đủ và tiết kiệm nước *Tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát “Giọt mưa và em bé” - Toán: Nhận biết hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật - Biến đổi khí hậu: tiết kiệm nguồn nước và không xả rác ra môi trường nước II. Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: - Màn chiếu, máy chiếu - Giáo án điện tử - Bảng gài - Lô tô: Nước giếng. Nước máy. Nước mưa. Nước biển. Nước sông,.. * Đồ dùng của trẻ: - Lô tô các nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa - 9 tranh cho trẻ thảo luận: nứơc giếng, nước máy, nước mưa - Lô tô các nguồn nước III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô phụ cho trẻ chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa - Trẻ chơi - Cô chính: Các con vừa chơi trò chơi gì? - Tròi nắng trời mưa ạ - Nước mưa thì có ở đâu? - Trẻ kể - Ngoài nước mưa còn có nguồn nước gì? - Nước suối, nước giếng, nước máy,.. - Nào các con hãy cùng cô tìm hiểu về các nguồn nước nhé 2. Hoạt động 2: Bài mới a. Quan sát đàm thoại - Trường mầm non Thực hành tổ chức hội thi “Bé tìm hiểu về nguồn nước” - Gồm có 3 đội: đội 1, đội 2, đội 3 - Phần thi: + Phần 1: Khám phá + Phần 2: Hiểu biết + Phần 3: Chung sức * Phần 1: Khám phá - Chia 3 đội về 3 nhóm quan sát các bức tranh về các nguồn nước: Nước giếng – Nước máy – Nước mưa trong thời gian 1 phút - Cô đọc: “Bống bống bang bang. Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” Cô đố các bạn biết cô Tấm nuôi cá Bống ở đâu? - Ở dưới giếng ạ Đội 1: Con có nhận xét gì về bức tranh đội mình vừa quan sát? - Tranh giếng nước ạ - Xung quanh giếng nước có gì? - Người rửa rau, người giặt quần áo ạ - Bạn nào có ý kiến khác? - Có cây xanh, có nhà ạ. - Cho 1 – 2 trẻ nhận xét - Nước giếng có ở đâu? - Ở trong lòng đất - Chốt: Nước giếng là nguồn nước sạch. Người ta phải múc ở dưới giếng lên, nước giếng dùng để tắm rửa, giặt giũ,.. - Nhà bạn nào dùng nước giếng giơ tay - Nước giếng nhà con dùng để làm gì? - Nước giếng dùng để nấu ăn, đun nước uống, để tắm, để giặt,.. - Khi muốn dùng nước giếng phải làm thế nào? - Phải múc hoặc bơm lên Đội 2: Nước máy - Con có nhận xét gì về bức tranh? - Tranh nước máy - Bạn nhỏ đang làm gì dưới nguồn nước máy? - Bạn rửa rau ạ - Nước máy có ở đâu? - Nước máy ở trong nhà máy - Bạn nào có ý kiến khác? - Khi sử dụng nước máy con cần phải làm gì? - Cần tiết kiệm. - Nước máy dùng để làm gì? Dùng để nấu ăn, đun nước uống, để tắm, để giặt,.. - Thế trường mình dùng nước gì? - Nước máy ạ. - Chốt: Nước máy ở trong nhà máy. Các trường học đều dùng nước máy để nấu ăn đun nước,.. - Cho trẻ nghe tiếng mưa rơi Đội 3: Nưóc mưa - Bức tranh các con quan sát là gì? - Tranh nước mưa -Con có nhận xét gì về bức tranh? - Trẻ trả lời - Nước mưa dùng để làm gì? - Cung cấp nước cho cây hoa, dùng để đun uống, tắm,.. - Nước mưa dùng để làm gì? - Nước mưa dùng để tưới cây - Muốn cho nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm các con cần làm gì? - Không vứt rác bừa bãi ạ - Chốt: Nước mưa là nước ở trên trời, dùng để tắm giặt, cung cấp nước cho cây cỏ hoa lá. * Chốt: Nước rất cần với đời sống con người, cây cối và con vật. Nếu không có nước cây cối sẽ chết, xảy ra hạn hán và con người không sống được. Phần 2: Hiểu biết - Trẻ đếm có bao nhiêu nguồn nước vừa quan sát Đội nào có nhận xét gì về nước giếng, nước máy và nước mưa - Nước giếng từ trong lòng đât, nước máy được bơm từ trong nhà máy. Nước mưa từ trên trời xuống. Tất cả đều dùng trong sinh hoạt của con người, loài vật và cỏ cây - Làm thế nào để tiết kiệm nước? - Vặn vòi nước sau khi rửa tay. - Nước rất cần thiết đối với con người các loài vật và cây cỏ vì thế khi sử dụng các con phải sử dụng tiết kiệm bằng cách vặn chặt vòi nước sau khi rửa tay. b. Mở rộng - Ngoài các nguồn nước cô vừa giới thiệu các con còn biết có các nguồn nước nào nữa? - Nước suối, nước sông, c. Trò chơi 1: Ô cửa bí mật - Cách chơi: Cô mở ô cửa có hình ảnh của nguồn nước nào các con nói nhanh tên nguồn nước đó - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi: Cô quan sát sửa sai cho trẻ - Trẻ chơi - Nhận xét: Cô tuyên dương động viên trẻ Phần 3: Chung sức - Trò chơi: Thi tài - Cách chơi: 3 đội chọn lô tô: nước giếng, nước máy, nước mưa, trong thời gian 2 lần bài hát “Giọt mưa và em bé” thời gian kết thúc. Đội nào chọn được nhiều lô tô hơn thì chiến thắng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi: Cô quan sát sửa cho trẻ - Trẻ chơi - Nhận xét: Cô tuyên dương động viên trẻ - Ban tổ chức tuyên bố đội thắng cuộc 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Hướng trẻ vào hoạt động góc
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nuoc_va_mua_he_chu_de_nha.doc