Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thùy Dung

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thể hiện cảm xúc vui và buồn theo nhân vật qua lời kể chuyện của giáo viên”khi vui thì cười tươi, khi buồn thì mếu, khóc, nhăn nhó”

-Trẻ biết hát và vận động minh họa bài hát “Khuôn mặt cười”

- Trẻ biết bắt bóng theo các hình ảnh phản chiếu của ánh đèn.

2. Kỹ năng:

-Trẻ có kĩ năng nghe bài hát và hát cùng cô!

-Trẻ có kỹ năng quan sát.

-Trẻ có kỹ năng phận biệt được các loại cảm xúc khác nhau : vui – buồn.

- Trẻ có thể nói và diễn tả cảm xúc vui buồn khi tham gia vào các hoạt động.

3. Thái độ:

- Trẻ tham gia hoạt động vui vẻ, hồn nhiên thể hiện sự hào hứng trong các hoạt động:soi gương,lắng nghe cô kể chuyện “Chú mèo tìm mẹ”

- Hưởng ứng, hợp tác chơi cùng cô và các bạn.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô:

-Nhạc:Bài hát “ Khuôn mặt cười”,nhạc nền kể chuyện, nhạc pikachu.

-Đèn ánh sáng.

- Đèn pin màu.

- Bàn ánh sáng.

¬2. Đồ dùng cho trẻ:

- Gương soi(kích thước to-nhỏ):tương ứng với số trẻ.

-Một số loại mũ,kính,lược,cặp tóc,bờm.

- Ticker hình các khuôn mặt vui-buồn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thùy Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN
TRƯỜNG MẦM NON MINH TRÍ A
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI
Đề tài: Nhận biết cảm xúc vui-buồn
	Lứa tuổi: Nhà Trẻ 24- 36 tháng, 1
	Thời gian: 15-20 phút
	Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Dung
	Nguyễn Thị Hà
NĂM HỌC 2022 – 2023
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc vui và buồn theo nhân vật qua lời kể chuyện của giáo viên”khi vui thì cười tươi, khi buồn thì mếu, khóc, nhăn nhó”
-Trẻ biết hát và vận động minh họa bài hát “Khuôn mặt cười”
- Trẻ biết bắt bóng theo các hình ảnh phản chiếu của ánh đèn.
2. Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng nghe bài hát và hát cùng cô!
-Trẻ có kỹ năng quan sát.
-Trẻ có kỹ năng phận biệt được các loại cảm xúc khác nhau : vui – buồn.
- Trẻ có thể nói và diễn tả cảm xúc vui buồn khi tham gia vào các hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ tham gia hoạt động vui vẻ, hồn nhiên thể hiện sự hào hứng trong các hoạt động:soi gương,lắng nghe cô kể chuyện “Chú mèo tìm mẹ”
- Hưởng ứng, hợp tác chơi cùng cô và các bạn.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
-Nhạc:Bài hát “ Khuôn mặt cười”,nhạc nền kể chuyện, nhạc pikachu.
-Đèn ánh sáng.
- Đèn pin màu.
- Bàn ánh sáng.
2. Đồ dùng cho trẻ:
- Gương soi(kích thước to-nhỏ):tương ứng với số trẻ.
-Một số loại mũ,kính,lược,cặp tóc,bờm.
- Ticker hình các khuôn mặt vui-buồn.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức - tạo hứng thú: 
 - Cô trò chuyện với trẻ và chào hỏi các cô giáo
- Cô và trẻ hát bài hát “Khuôn mặt cười”. 
-Trẻ hứng thú vận động theo nhạc.
2. Phương pháp – hình thức tổ chức
2.1. Nhận biết cảm xúc vui - buồn.
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì nhỉ?
+ Các con có vui không?
+ Cô thấy ai cũng vui và cười rất tươi đấy!
+ Để xinh hơn cô cháu mình cùng cười lại một lần nữa nhé!Ha ha, hihi...
-Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và tương tác cùng cô và các bạn
2.2.Trải nghiệm cùng cảm xúc vui - buồn.
- Hôm nay cô mang đến cho các con một câu chuyện “Chú mèo tìm mẹ” Chúng mình cùng lắng nghe cô Dung kể nhé!
- Trẻ lắng nghe.
+ Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt âm thanh và ánh sáng.
- Cô trò chuyện về nội dung câu chuyện:
+ Mèo con tìm thấy mẹ thì mèo con có vui không nhỉ?
+ Mèo con vui thì mèo con đã làm gì?
+ Mèo con vui sướng và cười thật tươi .Cô Dung cũng cảm thấy rất vui.
+ Các con có cảm thấy vui không nhỉ?
- Vui thì chúng mình hãy nở một nụ cười thật tươi.
- Khi vui thì chúng ta sẽ nở nụ cười thật tươi, nét mặt thì rạng rỡ. Chúng mình cùng cười một lần nữa nhé!
- Khi buồn hay khi bị đau giống chú mèo thì chúng mình sẽ làm gì nhỉ?
- Khi buồn thì nét mặt trầm xuống hay còn mếu máo khóc nhè nữa đấy! Chúng mình cùng bắt chước chú mèo khi bị đau chân nhé!
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện.
-Hôm nay chúng mình vui và cười thật tươi nên xứng đáng được cô Dung thưởng cho một trò chơi. 
2.3: Trò chơi thể hiện cảm xúc vui – buồn.
- Trò chơi mang tên “Đuổi bắt ánh sáng” (Giáo viên sử dụng đèn đốm màu)
+ Các màu sắc xanh,đỏ, vàng sẽ nhảy múa, các con sẽ nhảy múa và chơi đuổi bắt với sắc màu nhé!
+ Các con đã sẵn sàng chơi chưa?
+ Cho trẻ chơi bắt sắc màu trên nền nhạc :2 lần. 
- Trẻ chơi.
Sau 2 lần chơi cô hỏi trẻ:
+Các con chơi có vui không?Thấy thoải mái không?
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
+ Cô thấy bạn nào chơi cũng thoải mái, cười sảng khoái, khuôn mặt cười thật xinh. 
- Các con ơi? Chúng mình có thích soi gương để xem khuôn mặt mình không nhỉ? Cô mời các con về bàn gương ,bàn ánh sáng để thể hiện cảm xúc của mình nhé!
-Trẻ thực hiện.
3. Kết thúc: 
- Cô động viên khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_nha_tre_de_tai_nhan_biet_cam_xuc_vui_buon_na.docx
Giáo Án Liên Quan