Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 1 đến 4 - Chủ đề 8: Các phương tiện giao thông - Năm học 2022-2023

- Các góc hoạt động ( Góc chơi) được lựa chọn, bố trí phù hợp với diện tích lớp học, số lượng trẻ của lớp mình và phù hợp với đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sẵn có như: Các góc chơi treo tranh ảnh minh họa cho nội dung góc chơi, tên gọi và sắp đặt đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sắp xếp hợp lý, thân thiện vừa tầm mắt trẻ, lôi cuốn sự chú ý của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia sử dụng và khám phá sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

- Môi trường thiên nhiên gần gũi với trẻ phong phú, đa dạng

- Góc thiên nhiên cần phong phú về số lượng, tên góc chơi thể hiện sự gần gũi với trẻ.

- Các khu vực hoạt động ngoài lớp học cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo diện

 tích hoạt động,

đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần thiết cho từng hoạt động. Trẻ được trải nghiệm

2. Đồ dùng của cô

-Trang trí tranh ảnh đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ có liên quan tới nội dung hoạt động trong chủ đề như: Tranh ảnh về chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì”.

-Tranh thơ, truyện về chủ đề.

- Video về các phương tiện giao thông, bài hát về chủ đề,

- Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh hướng dẫn cho trẻ

 

docx82 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 1 đến 4 - Chủ đề 8: Các phương tiện giao thông - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8:
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện: 4 tuần từ 20/3/2023 đến 14/4/2023)
 Tuần 1: Giao thông đường bộ (20/3 - 24/3)
 Tuần 2: Giao thông đường sắt (27/3 - 31/3)
 Tuần 3: Giao thông đường thuỷ (03/4 - 07 /4)
 Tuần 4: Giao thông đường hàng không (10/4 - 14/4)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
1. Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất
MT1. Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
+ Hô hấp: tập hít vào thật sâu, thở ra từ từ.
- Động tác phát triển cơ Tay, bả vai:
- Các động tác, bài thể dục sáng: máy bay
- Các bài tập phát triển chung
MT 2. Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi 
- Đi theo hiệu lệnh (nhanh - chậm, đi đều bước, vật chuẩn...)
- Đi trong đường hẹp (dài 3m, rộng 25cm)...
- Các bài tập vận động cơ bản:
+ Trườn chui qua cổng
+ Bật qua các vòng
+ Bò theo đường dích dắc
 + Đi đổi hướng theo vật chuẩn
- Các trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ , Bắt bướm.....
MT6. Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò, trườn
- Bò, trườn chui qua cổng ( xa 3m, cao 50 cm, rộng 40 cm)
- Bò theo đường dích dắc (2 - 3 điểm, mỗi điểm cách nhau 2,5 - 3 m; rộng 50 cm)...
MT8. Trẻ phát triển được tố chất trong vận động bật, nhảy
- Bật tại chỗ
- Bật qua vạch kẻ, bật qua các ô (vòng)...
MT9. Trẻ vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay 
- Đóng cọc bàn gỗ 
- Nhón nhặt đồ vật. 
- Thực hiện (múa khéo)
- Chắp ghép hình 
- Lồng, xếp 6 -8 khối 
- Lật mở trang sách 
Hoạt động vui chơi các góc, chơi ngoài trời...
MT13. Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định 
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Giáo dục trẻ trong các giờ ăn , ngủ, vệ sinh hàng ngày, mọi lúc mọi nơi...
MT19. Trẻ biết và tránh một số hành động nguy khi được nhắc nhở
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh hiểm (leo trèo trên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn  )
Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức
MT20. Trẻ sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng .
- Tìm đồ vật vừa mới cất dấu 
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc 
- Sờ nắn, nhìn, ngửi đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật .
- Chơi ngoài trời, chơi các góc
- Chơi tập có chủ định
+ NBTN: Xe đạp , xe máy
- Ô tô, tàu hỏa
- Tàu thủy, thuyền buồm
- Máy bay
- Hoạt động vui chơi : Nhận biết đồ chơi Màu xanh- màu đỏ - màu vàng; Nhận biết hình tròn hình vuông
MT29. Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các phương tiện giao thông gần gũi
- Tên đặc điểm nổi bật, công dụng của phương tiện giao thông gần gũi
MT30. Nhận biết các màu đỏ, vàng, xanh 
- Trẻ chỉ/nói tên hoặc cất hoặc cất đúng đồ màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu...
MT32. Trẻ nhận biết về hình dạng
- Nhận biết hình tròn, hình vuông
3. Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ
MT37. Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản 
- Nghe, xem tranh và trả lời được câu hỏi về tên truyện, tên và hành động nhân vật trong truyện.
Các hoạt động có chủ định, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày của trẻ
- Truyện: Chuyến du lịch của chú gà trống choai, Tàu thủy tí hon, Vì sao thỏ cụt đuôi...
- Thơ: Xe đạp, Con tàu, Cô dạy con...
MT38. Trẻ phát âm rõ tiếng.
- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp
- Nói lại được tên bài thơ, bài hát và truyện ngắn 
MT42. Nói to đủ nghe lễ phép
- Nói to đủ nghe lễ phép
- Dạy trẻ sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn 
4. Lĩnh vực giáo dục phát triển Tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
MT49. Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ 
- Chơi các trò chơi phản ánh sinh hoạt thường ngày của trẻ
VD: Trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại 
- Các hoạt động có chủ định, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày 
MT51. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn .
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định...
-Hoạt động vui chơi mọi lúc mọi nơi
MT53. Trẻ biết hát theo những bài hát quen thuộc
- Trẻ hát theo lời ca, giai điệu của bài hát...
Hoạt động âm nhạc, vui chơi
 - Các bài hát: Lái ô tô, Đèn xanh - đèn đỏ, Đi đường em nhớ, Đoàn tàu nhỏ xíu, Em đi chơi thuyền, Anh phi công ơi, Em tập lái ô tô...
- Các trò chơi âm nhạc: .....
MT56. Trẻ tập tô màu
- Trẻ cầm bút di màu trên những bức tranh đen trắng đã vẽ sẵn...
- Hoạt động tạo hình
- Tô màu xe ô tô
 -Cát dán đèn giao thông
- Tô màu chiếc thuyền
- Tô màu chiếc mũ bảo hiểm
- Chơi các góc, chơi theo ý thích...
MT57. Trẻ tập dán hình
- Khuyến khích trẻ dán các hình (cô phết hồ sẵn) để tạo ra các sản phẩm
Mục tiêu bổ sung từ chủ đề “MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ”
II. CHUẨN BỊ
1. Môi trường trong và ngoài lớp
.Trang trí tranh ảnh đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ có liên quan tới nội dung hoạt động trong chủ đề như: Tranh ảnh về chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì”. Sản phẩm của cô và trẻ trong các hoạt động tô, vẽ, nặn, xé, dán về chủ đề .
- Các góc hoạt động ( Góc chơi) được lựa chọn, bố trí phù hợp với diện tích lớp học, số lượng trẻ của lớp mình và phù hợp với đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sẵn có như: Các góc chơi treo tranh ảnh minh họa cho nội dung góc chơi, tên gọi và sắp đặt đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sắp xếp hợp lý, thân thiện vừa tầm mắt trẻ, lôi cuốn sự chú ý của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia sử dụng và khám phá sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
- Môi trường thiên nhiên gần gũi với trẻ phong phú, đa dạng
- Góc thiên nhiên cần phong phú về số lượng, tên góc chơi thể hiện sự gần gũi với trẻ.
- Các khu vực hoạt động ngoài lớp học cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo diện
 tích hoạt động, 
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần thiết cho từng hoạt động. Trẻ được trải nghiệm
2. Đồ dùng của cô
-Trang trí tranh ảnh đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ có liên quan tới nội dung hoạt động trong chủ đề như: Tranh ảnh về chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì”.
-Tranh thơ, truyện về chủ đề.
- Video về các phương tiện giao thông, bài hát về chủ đề,
- Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh hướng dẫn cho trẻ
3. Đồ dùng của trẻ
-Tranh ảnh, lô tô về phương tiện giao thông
-Sáp màu, sách tạo hình , đất nặn, giấy màu, keo dán, bảng,..
-Đồ chơi các góc: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, .. xếp hình, lắp ghép, bóng, vòng, gậy,
 - Đồ dùng đồ chơi âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, mũ múa,...
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH
KẾ HOẠCH TUẦN 1: 
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
( Thời gian từ 20/03/2023- 24/03/2023 )
 Thời gian
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò truyện
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề mới	
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ 
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện trẻ đi đến trường: Ai đưa đi học? Đi bằng phương tiện gì?...; Trẻ hay được bố mẹ đưa đi chơi bằng phương tiện gì?
- Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép
TDS
- Tập theo nhạc bài “Máy bay”
Chơi- tập 
Thể dục:
 Bật qua các vòng
NBTN:
 Xe đạp, xe máy 
Tạo hình :
Tô màu xe ô tô
Đọc thơ : Xe đạp
VĐTN : 
Em tập lái ô tô
Nghe hát: Đi xe đạp
Chơi ngoài trời 
Quan sát: Xe đạp
Quan sát: Cây đa
Quan sát: Xe máy 
Quan sát : Xe đạp điện
Quan sát: Cây bằng lăng
TCVĐ: Chơi bắt chiêc tiếng kêu của các PTGT.
CTD: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời dưói sự hướng dẫn của cô.
TCVĐ: Lộn cầu vồng
CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời, hình vẽ, cát, nước, giấy.
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
CTD: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường, lá cây, cánh hoa
TCVĐ: 
Ô tô và chim sẻ.
CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
CTD : Chơi với đồ chơi ngoài trời, hình vẽ, cát, nước, giấy.
Chơi, hoạt động ở các góc 
- Góc phân vai: Bán các phương tiện giao thông đường bộ
- Góc hoạt động với đồ vật: xếp ôtô, xếp đoàn tàu, xem tranh ảnh các phương tiện giao thông, tô màu,hát múa, đọc thơ có nội dung về  phương tiện giao thông
- Góc vận động: Chơi với bóng, bập bênh, vòng,
Ăn, ngủ trưa
- Trẻ có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Chuẩn bị bàn ăn cho trẻ hợp lý để cô dễ dàng bao quát và chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ ăn.
- Giới thiệu món ăn, gd dinh dưỡng trong món ăn, nhắc trẻ ăn uống có vệ sinh, có văn hóa, ăn hết xuất..
- Thường xuyên quan tâm đến từng trẻ, đặc biệt là trẻ ăn chậm, ăn ít, trẻ lười ăn,.Trẻ ăn hết xuất
- Ăn xong, cô giúp trẻ lau mặt, tay,  nhắc trẻ đi VS.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trể ngủ chu đáo, chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng chói, tránh gió lùa, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè..
- Khi trẻ ngủ cô bao quát giúp trể ngủ ngon giấc. Tạo cho trẻ cảm giác dễ ngủ và tạo giấc ngủ an toàn cho trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn bài cũ, ôn hoạt động góc
- LQBM: Nhân biết xe máy, xe ô tô, tô màu xe ô tô.
- Xem tranh các phương tiện giao thông
- TCDG: Dung dăng dung dẻ.
- Trò chơi: Vật chìm, vật nổi, kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do
- Nêu gương cuối tuần
- Vệ sinh
Trẻ chuẩn bị ra về,trả trẻ
- Dọn dẹp đồ đựng đồ chơi: Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, nhặt giấy trong ngoài lớp học, cùng cô lau dọn lớp học.
- Nhắc nhở trẻ vệ sinh, chỉnh trang quần áo, đầu tóc trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, tình hình của trẻ trong ngày.
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối ngày. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tư trang của trẻ trước khi về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
THỂ DỤC BUỔI SÁNG ( MT1)
Tập theo nhạc bài “Máy bay”
1. Mục đích
 - Kiến thức: Nhằm phát triển cơ bắp đôi chân, tập thở sâu, thở ra từ từ
 - Kĩ năng: Rèn khả năng của trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
 - Thái độ: Trẻ yêu thích và thoải mái khi tập thể dục, tích cực rèn luyện thực hiện tốt bài tập của cô
2. Chuẩn bị
 - Sân tập sạch sẽ, râm mát
 - Trang phục gọn gàng
3. Tiến trình
* Khởi động: 
 - Cô cho trẻ dang hai tay đi vòng quanh sân tập 1-2 vòng: đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót chân. 
 - Trẻ xếp thành vòng cung để tập.
* Trọng động:
- ĐT1: Máy bay chuẩn bị cất cánh (tập 3-4 lần)
+ Trẻ đứng chân ngang vai, hai tay giơ cao trước ngực.
+ Máy bay kêu: U, U, U, kết hợ hai tay quay vòng tròn
+ Trở lại tư thế ban đầu
- ĐT2: Máy bay cất cánh (tập 3-4 lần) 
+ Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi
+ Cô nói: “Máy bay cất cánh”, trẻ dang hai tay
+ Cô nói: “hạ cánh” Trở về tư thế ban đầu.
- ĐT3: Máy bay bay (tập 3-4 lần)
+ Trẻ đứng chân rộng bằng vai, tay dang ngang.
+ Cô nói: “Máy bay bay sang phải/trái”, trẻ nghiêng người sang phải/trái
+ Đứng lên trở về tư thế ban đầu.
- ĐT4: Máy bay hạ cánh (tập 3-4 lần)
+ Trẻ đứng thoải mái, hai tay chống hông.
+ Cô nói: “Máy bay hạ cánh”, trẻ ngồi xổm
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
CHƠI ,HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC ( MT9, MT19, MT30, MT32, MT49, 51)
1. Góc thao tác vai: Bán hàng các phương tiện giao thông đường bộ
a. Mục đích
- Trẻ biết một tên gọi và ích lợi của các phương tiện giao thông đối với con người
- Rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
b. Chuẩn bị: xe đạp, xe máy, ô tô,
c. Dự kiến chơi: 1-2 trẻ đóng vai người bán hàng trẻ còn lại đóng vai người mua hàng. Trẻ cùng thực hiện hành động mua và bán, trả tiền, nhận tiền,..
2. Góc hoạt động với đồ vật: xếp ôtô, xếp đoàn tàu, Xem tranh ảnh các phương tiện giao thông
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách xếp các khối kết hợp với nhau tạo thành ôtô, đoàn tàu.Trẻ nhận biết và gọi tên các phương tiện giao thông
- Rèn sự khéo léo và tỉ mỉ cho trẻ, Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra, trẻ biết luật lệ khi tham gia giao thông
b. chuẩn bị: khối xốp, khối gỗ. Tranh ảnh các phương tiện giao thông
c. Dự kiến chơi: Trẻ cách cầm các khối với nhau tạo thành ôtô, đoàn tàu
- Trẻ cùng lật mở tranh và trò chuyện về nội dung bức tranh
Góc vận động: chơi với bóng, vòng, bập bênh
a.Mục đích:
 -Trẻ biết chơi tung bóng, bập bênh,.. an toàn.
- Rèn kỹ nặng cho trẻ: tung, ném, lăn, lên xuống bập bênh.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi và biết chờ đến lượt.
b. Chuẩn bị: Bập bênh, nhà bóng, vòng .
C. Dự kiến chơi: Trẻ về góc chơi theo ý thích: Chơi bập bênh, chơi với bóng, vòng cùng với bạn.
* Tiến hành 
 1: Thoả thuận chơi:
- cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi 
- Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề
 - Trong lớp có những góc chơi nào?
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
2.: Quá trình chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ khi cần thiết, bổ sung đồ chơi cho trẻ chơi.
3. Kết thúc chơi
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
******************************
 Thứ 2 ngày 20 tháng 03 năm 2023
I. Đón trẻ, trò chuyện, TDS (MT1, 9, 13, 19, 42)
- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp.
- Cô nhắc trẻ chào cô, bố mẹ, ông bà.
- Cô trò chuyện với trẻ về phương tiện trẻ đi đến trường: Ai đưa đi học? Đi bằng phương tiện gì?...; Trẻ hay được bố mẹ đưa đi chơi bằng phương tiện gì?
- Thể dục buổi sáng.
II. Chơi tập ( MT1, MT8 )
Thể dục:
BTPTC: Tự chọn
VĐCB: Bật qua các vòng
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
1. Mục đích
+ Kiến thức: Trẻ bật nhảy được qua các vòng 
+ Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo, tập trung và sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
+ Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động của cô. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
Chuẩn bị 
- 6 vòng tròn, vạch chuẩn cho trẻ bật nhảy
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.
- Tâm sinh lý thoải mái.
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
2. Nội dung
a. Khởi động :
 Cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu ,luyện các kiểu đi:Đi bằng mũi chân, gót chân,đi nhanh, đi chậm, chạt nhanh, chạy chậm,đi thường. Cho trẻ về 2 hàng tập BTPTC
b .Trọng động
* BTPTC:  Cô cho trẻ tập theo các động tác 
* ĐT 1 tay : Hai tay đưa trước, lên cao( 2lần x 4 nhịp)
- TTCB  Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
- Nhịp 1: Hai tay đưa ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị                        
* Động tác 2 chân : Ngồi xổm, đứng lên (3lần x 4 nhịp)
- TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay trống hông
- Nhịp 1: Ngồi xuống
- Nhịp 2: Đứng lên
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị                 
* Động tác 3 bụng: Đứng cúi người về trước (2lần x 4 nhịp)
- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
- Nhịp 1: 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- Nhịp 2: Cúi gập người về trước , tay chạm ngón chân
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị                 
* Động tác 4 Bật: Bật tại chỗ ( Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô, 2lần x 4 nhịp)
                            ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* Vận động cơ bản Bật qua các vòng
- Cô giới thiệu vạch chuẩn, các vòng.
- Cô giới thiệu tên bài “ Bật liên tục qua các vòng”.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: “ TTCB 2 tay chóng hông, chân chụm sát vạch chuẩn. Khi cô hô bật thì cô dùng sức của đôi bàn chân bật liên tục qua các vòng, khi bật tiếp đất bằng mũi bàn chân. Bật thật khéo để chân không dẫm lên vòng và bật liên tục đến hết vòng rồi cô đi nhẹ nhàng về chỗ”.
*Trẻ thực hiện
- Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu 
- Sau đó cô cho 2 trẻ lần lượt lên tập
- Cô cho trẻ tập 2-3 lần
   ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho 2 đội thi đua tập
- Củng cố cô hỏi trẻ : Các con vừa tập vận động gì? (Bật qua vòng)
* Trò chơi: “ Dung dăng dung dẻ”
- Cô nói tên trò chơi,cách chơi
- Cô cho trẻ chơi thành từng nhóm, chơi 2-3 lần
c. Hồi tĩnh
- Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 2-3 phút
3. Kết thúc.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ ngoan
- Động viên, khuyến khích những trẻ chưa ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ trả lời 
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô 
- Trẻ tập 
- Trẻ tập 
- Trẻ tập 
- Trẻ lắng nghe và qs
- 2 trẻ lên làm mẫu
- trẻ lên tập lần lượt 
- 2 đội thi đua tập
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
III. Chơi ngoài trời (MT19, MT20, MT30 )
 Quan sát: xe đạp.
 TCVĐ:ô tô và chim sẻ. Chơi bắt chiêc tiếng kêu của các PTGT.
CTD: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời dưói sự hướng dẫn của cô.
1. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết được xe đạp và đặc điểm nổi bật của xe đạp
- Trẻ được tắm nắng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi đàm thoại.
-Rèn kỹ năng quan sát, chú ý cho trẻ.
- Trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.
 - Giáo dục trẻ: Chơi đúng khu vực qui định, chơi đảm bảo an toàn, giữ gìn bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, hệ thống câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi.
- Xe đạp trên sân trường
- Sân sạch sẽ bằng phẳng.
- Tâm sinh lý thoải mái.
3. Tổ chức hoạt động
* Gây hứng thú
- Cô và trẻ đọc thơ xe đạp và trò chuyện về bài thơ => Dẫn dắt vào bài
* Quan sát: Xe đạp
+ Đây là xe gì? ( Xe đạp )
+ Đây là cái gì của xe ? ( Yên xe )
+ Để đi được xe đạp cần có gì đây ? ( Bánh xe ) Bánh xe hình gì?
+ Còn đây là cái gì ? ( Bàn đạp)
+ Để lái được xe đi cần có gì ? ( Ghi đông xe)
-Xe đạp là PTGT đường bộ, dùng để chở người, chở hàng.
 => GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cách ngồi xe an toàn.
* TCVĐ: Ô tô và chim se
-Cô nói luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
 Chơi bắt chiêc tiếng kêu của các PTGT.
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Khuyến khích động viên trẻ tham gia một cách hứng thú.
* CTD: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời dưói sự hướng dẫn của cô.
- Cô nhắc nhở trẻ chơi đúng khu vực qui định, chơi đoàn kết đảm bảo an toàn
- Cô quan sát trẻ ở tất cả các khu vực chơi
* Kết thúc
- Cô cho trẻ nhận xét buổi chơi, cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
IV. Chơi ,tập ở các góc (MT9, MT19, MT30, MT32, MT49, 51)
V.Ăn ngủ, vệ sinh (MT13,19)
VI. Chơi tập buổi chiều(MT9, 13,19,30, 32, 42)
* Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”,ai nhanh hơn ai, trời mưa trời nắng, bong bóng xà phòng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cô cùng trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét trẻ chơi
* Hoạt động : 
- Ôn bài học buổi sáng. Làm quen bài mới. Vui văn nghệ .
- Trò chuyện cùng trẻ về các nội dung.
- Cô củng cố và giáo dục trẻ.
- Nêu gương bé ngoan
 * Chơi tự chọn : Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ, Chi chi chành chành, chơi với đồ vật ở các góc
VII. Trẻ chuẩn bị ra về:( MT13, 19,42, 51)
- Dọn dẹp đồ dùng đồ chơi.
 - Nhắc nhở trẻ vệ sinh, chỉnh trang quần áo, đầu tóc trước khi ra về.
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi (nếu có)
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, tình hình của trẻ trong ngày.
=> Điều chỉnh: MT, ND, HĐ ( nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
=>Nhật ký ngày:
* Sĩ số :  - Trẻ ra lớp: .- Vắng mặt:.- Lý do: 
* Tình hình chung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_tuan_1_den_4_chu_de_8_cac_phuong.docx
Giáo Án Liên Quan