Giáo án môn Toán lớp chồi - Tên Đề tài: Tách – gộp nhóm có 6 đối tượng
I. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được các đồ dùng gia đình và công dụng của chúng và có kĩ năng thêm bớt trong phạm vi 6.
- Trẻ biết tách gộp trong phạm vi 6 thành 2 nhóm với các cách khác nhau. Nhận biết các số từ 1- 6.
- Trẻ biết tạo nhóm đồ vật có số lượng 6, có kĩ năng tách ra thành 2 nhóm nhỏ và biết cách gộp 2 nhóm trong phạm vi 6.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình các loại đồ dùng gia đình như: Thìa, bát, bàn, ghế, đĩa mỗi loại có số lượng là 6.
- Thẻ số từ số 1-6.
- Đồ dùng của trẻ và của cô: rổ đựng looto cái bát, hạt lạc, thẻ số.
- Tranh vẽ cái ấm cho trẻ chơi trò chơi “ Thử tài của bé ”, mỗi trẻ 1 tờ.
GIÁO ÁN MÔN TOÁN Tên đề tài: Tách – gộp nhóm có 6 đối tượng Lứa tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 30 – 35 phút Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thu Phương Ngày thực hiện: 23/10/2013 I. Mục tiêu: - Trẻ nhận biết được các đồ dùng gia đình và công dụng của chúng và có kĩ năng thêm bớt trong phạm vi 6. - Trẻ biết tách gộp trong phạm vi 6 thành 2 nhóm với các cách khác nhau. Nhận biết các số từ 1- 6. - Trẻ biết tạo nhóm đồ vật có số lượng 6, có kĩ năng tách ra thành 2 nhóm nhỏ và biết cách gộp 2 nhóm trong phạm vi 6. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình. II. Chuẩn bị: - Mô hình các loại đồ dùng gia đình như: Thìa, bát, bàn, ghế, đĩamỗi loại có số lượng là 6. - Thẻ số từ số 1-6. - Đồ dùng của trẻ và của cô: rổ đựng looto cái bát, hạt lạc, thẻ số. - Tranh vẽ cái ấm cho trẻ chơi trò chơi “ Thử tài của bé ”, mỗi trẻ 1 tờ. III. Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Gây hứng thú: - Cô giới thiệu: () - Cô bật nhạc cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau ” và cùng thăm quan mô hình. 2. Nội dung: a. Luyện đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 6. - Trẻ lên tới mô hình và cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về mô hình. - Vừa rồi cô thấy các con hát rất là hay cô khen cả lớp 1 tràng pháo tay! + Các con đang đứng ở đâu đây? + Đã đến cửa hàng bán đồ dùng rồi!các con hãy nhìn xem cửa hàng bán những đồ dùng gì? - Trẻ quan sát các đồ dùng gia đình, mỗi đồ dùng có số lượng là 6. - Cho trẻ đếm và so sánh số lượng bát và thìa, ôn thêm bớt trong phạm vi 6. + Có bao nhiêu cái thìa?(6 cái) + Có tất cả mấy cái bát?(5 cái) + Số bát và số thìa số nào nhiều hơn?nhiều hơn là mấy? vì sao? + Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? vì sao? + Muốn số bát bằng số thìa thì các con sẽ làm thế nào? ( Cho thêm 1 cái bát ) - Cho trẻ đếm. + 2 nhóm như thế nào với nhau?Và cùng bằng mấy? - Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm gia đình. - Như vậy chúng ta vừa được quan sát cửa hàng bán các đồ dùng gia đình đúng không? Vậy nhà các con có những đồ dùng này không? + Vậy các con sẽ làm gì để đồ dùng luôn bền và sach đẹp? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình. - Vừa rồi các con đã được quan sát và đếm các đồ dùng gia đình mỗi nhóm đều có số lượng là 6. Vậy muốn tách-gộp đối tượng có số lượng 6 như thế nào thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn và dạy các con tách-gộp trong phạm vi 6, các con có đồng ý với cô không? b. Tách-Gộp 2 nhóm đồ dùng trong phạm vi 6. Nhìn xem! Nhìn xem! + Trên bảng có gì đây? + Bát dùng để làm gì? + Có tất cả bao nhiêu cái bát?( 6 bát) -+ 6 bát tương ứng với thẻ số mấy? - Hàng ngày ở nhà đến bữa cơm các con có giúp bố mẹ mình sắp cơm không? + Các con hãy tập làm các bé giúp mẹ chia bát và xếp tất cả số bát trong rổ ra trước mặt nào ! - Các con nhớ là xếp từ trái qua phải nhé ! - Cho trẻ đếm số bát. - Từ 6 cái bát này cô muốn tách-gộp thành 2 nhóm nhỏ, nhưng cô vẫn chưa biết tách thế nào cô muốn nhờ các con giúp cô,các con có đồng ý giúp cô không? ● Tách gộp tự do: - Cô cho trẻ tách tự do theo ý thích của trẻ. - Cô quan sát cả lớp thực hiện và gọi đại diện trẻ đứng lên nêu cách của mình. * Cách 1: Nhóm thứ nhất là 5 cái bát, nhóm thứ 2 có 1 cái bát -> Chọn số tương ứng cho 2 nhóm.(5-1) + Có bạn nào có cách chia giống bạn không? + Vậy Khi gộp 2 nhóm lại với nhau thì cho ta kết quả như thế nào?( Cho trẻ đếm lại) ( cô nhắc qua cách đảo ngược lại 1- 5) + Ngoài ra còn có cách chia nào nữa? * Cách 2: Nhóm thứ nhất có 4 cái bát, nhóm thứ 2 có 2 cái bát. (hướng dẫn trẻ như cách 1) * Cách 3: Nhóm thứ nhất có 3 cái bát, nhóm thứ 2 có 3 cái bát. ( hướng dẫn trẻ như cách 1,2) - Như vậy từ 6 cái bát các con đã tách thành 2 nhóm nhỏ với 3 cách khác nhau ( 5-1,4-2,3-3 ). Và khi gộp 2 nhóm nhỏ này lại thì sẽ được số nhóm ban đầu là 6. - Cô thấy các con đã thực hiện giống cách của cô rồi đấy! Cô khen cả lớp nào! ● Tách gộp theo yêu cầu: - Cô vừa thực hiện vừa cho trẻ tách gộp 6 cái bát thành 2 nhóm nhỏ bằng 3 cách: 5-1,4-2, 3-3. - Cô hướng dẫn và bao quát trẻ thực hiện. * cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông ” + Các con hãy nhìn xem trong rổ còn có gì nữa? + Hạt lạc dùng để làm gì? Các con được ăn các hạt lạc này bao giờ chưa?hạt lạc thuộc nhóm chất gì mà cô đã dạy các con rồi? - Các con ạ! Hạt lạc là chất béo rất cần thiết cho nhu cầu ăn uống cho gia đình chúng mình đấy các con ạ.Vậy bây giờ các con có muốn chơi trò chơi với những hạt lạc này không? - Cho trẻ đếm số hạt lạc, yêu cầu trẻ tách-gộp 6 hạt lạc thành 2 nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô. + Để xem kết quả các con chia thế nào bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi tập tầm vông nào! - Cô nhận xét khen ngợi trẻ. * Chú ý: Cho trẻ chơi trò chơi chia theo yêu cầu của cô. + Khi tách 6 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có những cách chia nào? - Cô chốt: Khi tách gộp 6 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có 3 cách chia: + Cách 1: 5-1 hoặc 1-5 + Cách 2: 4-2 hoặc 2-4 + Cách 3: 3 + Khi gộp 2 nhóm nhỏ lại thì cho ta kết quả ban đầu la 6. c. Củng cố - Luyện tập: * Trò chơi 1: Thử tài của bé - Cô phát cho mỗi trẻ một tranh vẽ 6 cái ấm, yêu cầu trẻ tách gộp bằng cách khoanh tròn số lượng cái ấm thành 2 nhóm và ghi kết quả của 2 nhóm vào 2 ô vuông, và ghi tổng số 2 nhóm vào ô tròn. - Cô hướng dẫn trẻ bằng tranh của cô. - Trẻ thực hiện và cô quan sát , nhận xét trẻ. * Trò chơi 2: Kết nhóm - Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau ”.Khi nghe thấy hiệu lệnh “ Kết nhóm ”,Trẻ sẽ nói “ Nhóm mấy ”,Cô nói nhóm có 6 bạn.Khi trẻ tạo được nhóm có 6 bạn rồi thì cô hô tiếp “ Chia rẽ” thì trẻ sẽ tách nhóm theo ý thích, có thể nhóm có 1 bạn hoặc nhóm có 5 bạn, nhóm có 2 bạn và nhóm có 4 bạnvà tiếp tục cô hô “ Kết nhóm ” thì từ các nhóm nhỏ trẻ gộp lại thành một nhóm có số lượng là 6. - Cô đi kiểm tra và nhận xét trẻ. - Luật chơi: Nếu trẻ nào tách nhóm chậm hoặc không biết tạo nhóm sẽ phải ra ngoài một lượt chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. - Như vậy là hôm nay cô đã dạy các con tách đối tượng có số lượng là 6 thành 2 nhóm nhỏ gồm có 3 cách là 5-1(hoặc 1-5), 4-2 (hoặc 2-4), 3-3. Và khi gộp 2 nhóm nhỏ lại sẽ cho kết quả như số lượng ban đầu là 6. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học và cho trẻ đọc bài thơ “Làm anh ” và cùng ra sân chơi. - Trẻ nghe cô giới thiệu và chào các cô giáo. - Trẻ hát và lên thăm quan mô hình. - Trẻ vỗ tay. - Cửa hàng bán các đồ dùng gia đình ạ! - Trẻ kể - Trẻ quan sát đồ dùng gia đình. - Có 6 cái thìa ạ. - Có 5 cái bát ạ - Số thìa nhiều hơn số bát là 1, vì thưa ra 1 cái thìa dưới mỗi 1 cái bát ạ. -Số bát ít hơn số thìa là 1. Vì thiếu 1 cái bát dưới 1 cái thìa ạ. - Cho thêm 1 bát ạ. - 2 nhóm đã bằng nhau, và cùng bằng 6 ạ. - Có ạ. - Giữ gìn đồ dùng ạ - Có ạ. - Xem gì! Xem gì! - Có bát ạ. - Bát dùng để đựng cơm,canh - Có tất cả 6 bát ạ. - 6 bát tương ứng thẻ số 6 ạ. - Trẻ xếp bát ra trước mặt. - Vâng ạ. - Có ạ. - Khi gộp 2 nhóm lại sẽ cho kết quả như ban đầu là bằng 6 ạ. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ chơi trò chơi “ Tập tầm vông ” - Có hạt lạc ạ. - Hạt lạc để ăn và hạt lạc thuộc nhóm chất béo ạ. - Có ạ! - Trẻ thực hiện. - 1-2 trẻ trả lời. - Trẻ chơi trò chơi nối. - Trẻ chơi trò chơi tạo nhóm. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ nghe cô nhận xét và đọc bài thơ “ Làm anh ” rồi đi ra sân chơi.
File đính kèm:
- Giao_an_toan.doc