Giáo án thao giảng lần 4 - Lĩnh vực: Các mùa trong năm

1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức:

- Trẻ biết số lượng và thứ tự các mùa trong một năm

- Trẻ biết một số điểm nổi bật của từng mùa như: Thời tiết, cảnh vật, các hoạt động và lễ hội có trong các mùa.

* Kỹ năng:

- Phát triển ở trẻ tư duy, óc quan sát và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa, giáo dục trẻ cách chăm sóc bản thân và bảo vệ môi trường.

 

docx6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng lần 4 - Lĩnh vực: Các mùa trong năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG LẦN 4
 Lĩnh vực:  PTNT: KPKH: Các mùa trong năm
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết số lượng và thứ tự các mùa trong một năm
- Trẻ biết một số điểm nổi bật của từng mùa như: Thời tiết, cảnh vật, các hoạt động và lễ hội có trong các mùa.
* Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ tư duy, óc quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa, giáo dục trẻ cách chăm sóc bản thân và bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh đặc trưng của các mùa. Vòng quay bốn mùa
- 4 ngôi nhà tượng trưng cho 4 mùa. 
- Mô hình 4 chiếc đồng hồ và số tương ứng
- Nhạc bài hát: Mùa xuân ơi, Jingle bells,
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú – Ôn tập:
- Cô giới thiệu chương trình “Bé với khoa học”
+ 4 đội chơi gồm 3 phần chơi:
+ Phần 1: Khởi động
+ Phần 2: Tài năng
+ Phần 3: Chung sức
- Chúng mình đã sẵn sàng bước vào phần chơi thứ nhất chưa?
* Phần 1: Khởi động: (Ôn các tháng trong năm)
- Cô cho trẻ sắp xếp con số đồng hồ trong thời gian 1 phút đội nào hoàn thiện chiếc đồng hồ, nhanh và chính xác sẽ là đội thắng cuộc.
- Cô nhận xét: Con đã tạo ra chiếc đồng hồ bằng cách nào?
Con sắp xếp thứ tự các số thế nào?
Con số từ 1 đến 12 còn giúp các bạn nghĩ đến điều gì?
( 12 tháng trong 1 năm)
Cô cho trẻ nhắc lại các tháng trong năm.
Bây giờ đang là tháng mấy?
- Cô chốt: 1 năm có 12 tháng bắt đầu từ tháng 1 đến hết tháng 12 và cứ lần lượt năm tiếp theo cũnglặp lại như vậy.
Xin chúc mừng các đội đã xuất sắc vượt qua phần chơi thứ nhất, chúc mừng các con!
* Hoạt động 2: Các mùa trong năm
* Phần 2: Tài năng:
Bước vào phần chơi thứ 2, cô đã chuẩn bị 4 ngôi nhà, cô sẽ phát cho các đội những hình ảnh. Nhiệm vụ của các đội là hãy chọn 1 ngôi nhà phù hợp với những hình ảnh đó và dán lên. Đội nào dán chính xác sẽ là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ thực hiện sau đó quay lại sân khấu
+ Theo các con 1 năm có mấy mùa?
+ Đó là những mùa nào?
- Theo các con 1 năm mới bắt đầu từ mùa nào? Cô và chúng mình cùng đến ngôi nhà mùa xuân nào.
a. Mùa xuân:
- Mời đại diện trẻ giới thiệu về mùa xuân?
- Mùa xuân có gì đặc biệt?
+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong năm?
+ Con thấy thời tiết mùa xuân như thế nào?
+ Mùa xuân có một ngày rất vui, đó là ngày gì?
+ Trong ngày tết con được làm gì? Tết có vui không các con?
+ Khi tết đến xuân về có một loài hoa đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì?
+ Mùa xuân có hoa đào, hoa mai. Thời tiết thì ấm áp và có cả mưa phùn nữa, mưa phùn nhiều như vậy thì cây cối mùa xuân sẽ như thế nào?
- Khi mùa xuân đến, mọi người còn náo nức rủ nhau đi hội nữa đấy. Ở huyện mình có một ngày hội diễn ra vào mùa xuân, đó là hội gì?
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy?
=> Cô chốt: Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, trăm hoa đua nở, muôn chim ca hót líu lo và đặc biệt mùa xuân còn có tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi độ xuân về mọi người còn náo nức rủ nhau đi hội.- Cho trẻ ngẫu hứng theo nhạc: Mùa xuân ơi.
b. Mùa hè:
- Sau mùa xuân là mùa gì?
- Cô và chúng mình cùng đến với ngôi nhà tiếp theo xem có đúng là ngôi nhà mùa hè không nhé
- Sau mùa xuân là mùa hè? Vậy mùa hè là mùa thứ mấy trong năm?
- Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Khi trời vừa mưa xong mà có nắng thường có hiện tượng tự nhiên gì xảy ra? Mưa mùa hè có còn là những cơn mưa phùn nữa không? Nếu gặp cơn mưa rào chúng mình sẽ làm gì?
- Vậy trang phục của mùa hè như thế nào? (quần áo ngắn gọn, mát, đầu đội mũ nón khi ra ngoài trời)
- Mùa hè thường có hoa gì nở?
- Khi mùa hè đến các con được làm gì? (nghỉ hè, đi thăm quan, nghỉ mát, tắm biển)
- Mùa hè diễn ra từ tháng nào đến tháng nào?
=> Cô chốt: Mùa hè là mùa thứ hai trong năm, có thời tiết nóng nhất, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6, mùa hè chúng mình được nghỉ hè, được bố mẹ cho đi du lịch, đi tắm biển....và mùa hè này chúng mình chia tay lớp mầm non để lên lớp 1 nữa đấy.
- Mùa hè mang lại cho chúng mình nhiều niềm vui như vậy, nhưng bên cạnh đó mùa hè lại hay có mưa giông mưa rào nên cũng không tránh khỏi những thiên tai bão lũ.
- Để hạn chế được thiên tai bão lũ các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi ra môi trường để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp
c. Mùa thu:
- Chúng mình ơi! Đã qua đi những ngày hè oi ả, Đố các bạn biết tiếp theo là mùa gì? (Cho trẻ nghe rước đèn tháng tám)
- Đó là dấu hiệu của mùa nào nhỉ?
- Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm? Bắt đầu từ tháng nào?
- Mùa thu có đặc điểm gì?
+ Khi mùa thu đến, có ngày tết gì?
+ Mùa thu còn có ngày gì đặc biệt nũa? (Ngày hội đến trường của bé, 1 năm học mới bắt đầu. )
+ Thời tiết mùa thu có gì đặc biệt?
=> Cô chốt: Mùa thu là mùa thứ 3 trong năm, khí hậu mát mẻ,có tết trung thu và là mùa có ngày hội đến trường của các con, Mùa thu bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 đấy.
- Trước mùa thu là mùa nào? Sau mùa thu sẽ là mùa gì?.
d. Mùa đông:
- Cho trẻ đến ngôi nhà mùa đông: Sao tự nhiên cô thấy lạnh quá, các con hãy lại đây với cô cho ấm nào.
Thì ra mùa đông đã về rồi, các con thấy mùa đông như thế nào?
+ Thời tiết của mùa đông có giống với các mùa khác không? Khác như thế nào?
+ Mùa đông các con cần phải mặc quần áo ra sao? (kín, ấm, nhiều áo, đầu đội mũ, chân đi tấtban đêm phải đắp chăn ấm vì rất lạnh)
=> Giáo dục trẻ mặc ấm, phù hợp thời tiết
+ Cây cối mùa đông thế nào? (cây khô, trụi lá, hoa cỏ xơ xác)
+ Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa đông có ngày lễ gì mà chúng mình muốn được tặng quà?
=> Cô chốt: Mùa đông là mùa lạnh, diễn ra vào từ tháng 10 đến tháng 12, khi mùa đông đến bầu trời ít nắng, trời lạnh cóng, có nơi còn có băng tuyết bao phủ, chúng mình được bố mẹ mua cho nhiều quần áo ấm, được ông già noel tặng quà nữa đấy, các con có thích không?
- Cho trẻ nghe nhạc giáng sinh
- Chúng mình vừa được tìm hiểu về 4 mùa trong năm, Vậy một năm có mấy mùa? Là những mùa nào?
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Cho trẻ xem vòng quay về 4 mùa: Các mùa diễn ra theo thứ tự thế nào?
=> Cô chốt: Ở miền Bắc nước ta, khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt: năm mới bắt đầu là mùa xuân sau đó đến mùa hè nóng bức,, sau mùa hè là đến mùa thu mát mẻ, kết thúc 1 năm là đến mùa đông lạnh lẽo, rét buốt. Và các mùa được lặp đi lặp lại ở các năm tiếp theo cứ như vậy 1 năm có 4 mùa và luôn bắt đầu từ mùa xuân đấy.
- Nhận xét phần chơi thứ 2
* Hoạt động 4: Trò chơi
- Phần t chơi: Chung sức:
- Cô giới thiệu vòng quay 4 mùa
- Cho trẻ chơi trò chơi với chiếc đồng hồ 4 mùa
Cách chơi: Cô quay vòng quay 4 mùa, khi kim dừng lại ở ô màu gì các đội sẽ có 10 giây để cùng thảo luận, kết thúc 10 giây đội nào rung xắc xô trước đội đó có quyền trả lời, trả lời đúng tên mùa và nêu được đặc điểm nổi bật của mùa đó thì sẽ dành chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét, kết thúc
- Trẻ đứng quanh cô
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ về nhóm tạo đồng hồ
- Trẻ nêu thứ tự sắp xếp số
- Trẻ trả lời ( Tượng trưng cho số giờ trong 1 ngày, và các tháng trong 1 năm)
- Trẻ nghe
- Trẻ tìm hình ảnh gắn vào ngôi nhà thích hợp
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đến ngôi nhà mùa xuân
- Trẻ giới thiệu về ngôi nhà
- Trẻ kể về thời tiết mùa xuân
- Trẻ trả lời
- Hoa đào, hoa mai
- Cây cối đâm chồi nảy lộc
- Hội rước kiệu.
- Trẻ ngẫu hứng cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đến ngôi nhà mùa hè
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Hoa phượng
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Tháng 7 đến tháng 9
- Trẻ kể
- Trẻ nghe
- Trẻ xúm xít quanh cô
- Trẻ nói lên cảm nhận của mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
(Mùa cuối cùng)
Ngày lễ noel
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docxthao giảng lần 4.docx
Giáo Án Liên Quan