Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe

Học viên có thể nắm được:

Các bước xây dựng và triển khai nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe

Cách tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non

 

ppt32 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG SỨC KHỎE1Mục đíchHọc viên có thể nắm được:Các bước xây dựng và triển khai nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏeCách tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non2Thông tin chính cần truyền đạtXây dựng và triển khai nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏeTổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ nhà trẻ.Tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.3Hoạt động 1Thảo luận về cách xây dựng và triển khai nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻCăn cứ vào chương trình khung, kinh nghiệm thực tế bạn hãy xây dựng nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ theo từng độ tuổi.4Giáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻNội dungTập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạtLàm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.5Giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáoNội dungNhận biết một số món ăn, TP thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.6- Xác định mục tiêu	 Khi xác định các mục tiêu cần căn cứ nội dung, kết quả mong đợi trong chương trình và khả năng của trẻ theo độ tuổi.-Xây dựng nội dung: Các nội dung có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi phát triển nội dung cần căn cứ vào mục tiêu đã xây dựng, căn cứ vào khả năng của trẻ và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương.Gợi ý xây dựng và triển khai nội dung giáo dục DD - SK7- Phân phối các nội dung phù hợp vào các chủ đề và theo các mức độ từ dễ đến khó và theo giai đoạn của năm học. Tùy theo khả năng của trẻ mà các nội dung có thể lặp đi, lặp lại ở các chủ đề để trẻ có thể đạt được theo kết quả mong đợi.- Thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe tích hợp vào các chủ đề, các lĩnh vực phát triển khác và vào các hoạt động trong ngày, mọi lúc, mọi nơi. Gợi ý xây dựng và triển khai nội dung GDDDSK 8Gợi ý mạng nội dungTập luyện nền nếp, thói quen tốt trong SHLàm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏeGD DD SKcho trẻ nhà trẻTập mặc quần áoNhận biết một số nơi nguy hiểmNhận biết một số vật dụng nguy hiểmTập 1 số thói quen VS tốtTập đi VS đúng nơi quy địnhNhận biết một số HĐ nguy hiểm và phòng tránhNhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn9Gîi ý: M¹ng néi dung gi¸o dôc dinh d­ìng - søc khoÎ cho trẻ mÉu gi¸o Thực phẩm, món ăn thông thường Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt. Nhu cầu, vai trò của ăn uống đối với SKGiữ gìn SKvà an toànGi¸o dôc DINH D¦ìNG - SøC KHOÎ10Làm quen với tháp dinh dưỡng -TP được phân loại theo các nhóm có giá trị DD gần nhau:+Nhóm cung cấp chất đạm để xây dựng cơ thể : sữa, thịt, trứng, cá, tôm, cua.+ Nhóm cung cấp chất béo: hạt đậu, đỗ, lạc, vừng, dầu, mỡ.+ Nhóm cung cấp vitamin, muối và chất vi lượng: các loại rau, quả, củ tươi. +Nhóm cung cấp năng lượng (chất bột đường) để hoạt động: Gạo, mì, ngô, khoai, sắn.- Tháp dinh dưỡng cho ta biết cách sử dụng các loại TP, có loại cần ăn nhiều, có loại chỉ cần ăn vừa đủ.- Bữa ăn tốt bao gồm đủ các TP khác nhau trong mỗi nhóm TP.Gợi ý xây dựng nội dung GDDDSK cho trẻ mẫu giáo11Vệ sinh và sức khoẻVệ sinh thân thể để phòng tránh bệnh tật.Các thời điểm thích hợp trong ngày cần thiết phải : rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng, tắm... Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, vui chơi: rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn... Các kĩ năng tự phục vụ trong khi : rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng.Nhận biết một số dấu hiệu khi ốm và nói với cô giáo hoặc người lớn.Lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết. Liên quan thời tiết với bệnh tật.Gợi ý xây dựng nội dung GDDDSK cho trẻ mẫu giáo12An toàn- Những nơi gây nguy hiểm như: hố vôi, hồ, ao, sông suối...- Có nhiều nơi và vật dụng trong nhà có thể gây nguy hiểm: bếp đang đun, ổ điện, phích nước sôi, bàn là, ấm nước đang đun, dao, kéo....- ý thức tránh đến gần những vật dụng và nơi nguy hiểm.- Cách sử dụng an toàn một số vật dụng: dao, kéo.Gợi ý xây dựng nội dung GDDDSK cho trẻ mẫu giáo13Hoạt động 2 -3Hoạt động 2:Thảo luận theo nhóm về cách tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ nhà trẻ.Hoạt động 3: làm việc theo nhóm+Thảo luận về cách tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.+ Mỗi nhóm xây dựng nội dung và thiết kế 1 hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề “ Gia đình” theo 1 độ tuổi14Giáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ	Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ việc thực hiện nội dung GDDDSK chủ yếu thông qua các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc. Nội dung giáo dục xoay quanh việc tập cho trẻ làm quen với chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ, bước đầu hình thành một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn. 15Trong chơi tập, hay những hoàn cảnh phù hợp, GV cần vận dụng các tình huống để giáo dục cho trẻ: Trước khi cho trẻ ăn, uống có thể cho trẻ sờ vào bát, thìa, cốc đồng thời âu yếm, động viên khuyến khích những gì trẻ thực hiện được, trò chuyện với trẻ về việc cô đang làm, về đồ dùng ăn uống, về thức ăn trẻ đang ăn.Kiên trì, phối hợp với cha mẹ tập cho trẻ ăn ít một để trẻ quen dần với thức ăn mới, sau đó tăng dần số lượng, loại thức ăn và cách chế biến khác nhau mà gia đình, nhà trường nấu cho trẻ ăn.GDDDSK cho trẻ nhà trẻGiáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ16Sử dụng những dụng cụ, đồ dùng vệ sinh có sẵn trong lớp để tập cho trẻ bước đầu có một số nền nếp tốt trong vệ sinh cá nhân ( ngồi bô, làm quen với sự sạch sẽ tay, chân, mặt, mũi). Trong khi lau mặt, lau tay cho trẻ cô vừa làm vừa nói để trẻ có cảm nhận sự sạch sẽ và tạo tình cảm âu yếm giữa cô và trẻ Nếu trẻ hay mút tay: hạn chế thói quen mút tay bằng cách gây sự chú ý vào việc khác như đưa đồ chơi cho trẻ chơi hoặc cho trẻ xem tranh ảnh....Giáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ17Đối với trẻ lớn hơn có thể dần dần từng bước tập cho trẻ: Đi đến bàn ăn, xúc cơm, uống nước, đứng dậy sau khi ăn xong, xếp bát, thìa vào chỗ quy định. Một số thói quen tốt: ăn uống từ tốn, nhai kỹ, khi muốn ho hoặc hắt hơi phải lấy tay che miệng, dạy trẻ biết mời người xung quanh ăn cơm, biết yêu cầu (lấy nước uống, cho thêm canh...) một cách lễ phép, biết cám ơn. Không lấy tay bốc thức ăn, không đặt thìa xuống bàn, không vứt chén, cốc, thìa, bát lung tung sau khi ăn. GDDDSK cho trẻ nhà trẻGiáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ18. Cho trẻ làm quen với cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể và an toàn: +Làm quen với cách rửa tay, lau mặt. Giáo dục cho trẻ có ý thức giữ gìn VS các giác quan, rửa tay ( sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn vào các thời điểm trước và sau bữa ăn, sau khi ngủ dậy...) dưới sự hướng dẫn của cô. + Trong thời gian chơi và hoạt động ở các góc cô cho trẻ chơi trò chơi bắt chước tắm cho búp vê, rửa mặt cho búp bê. Dạy trẻ không xem tranh ảnh chỗ tối, không xem ti vi quá gần, luôn dùng khăn mặt riêng, nhỏ thuốc vào mắt khi có bụi vào mắt, ăn các thức ăn nhiều vitamin để bảo vệ mắt và giữ vệ sinh mắt.Giáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ19Hướng dẫn trẻ cách bảo vệ an toàn: + Cho trẻ nhận biết các vật dụng gây nguy hiểm (các vật sắc nhọn như dao, mảnh chai..., bàn là, bếp lò, bếp điện, phích nước, ổ điện...) và các nơi gây nguy hiểm (hồ, ao, sông, suối, bếp lửa ...) qua tranh, qua vật thật và giải thích cho trẻ tại sao không được đến gần. + Nhắc nhở trẻ không cho các vật lạ vào tai, mũi, rốn của mình và của bạn, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn, uống thức ăn người lạ đưa cho. Giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi làm như vậy. Giáo viên phải nhắc lại nhiều lần trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến an toàn để trẻ có thể ghi nhớ.	GDDDSK cho trẻ nhà trẻGiáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ20*Gợi ý thiết kế hoạt động: Tự phục vụ trong bữa ănMục đích: Cho trẻ tập lấy một số món ăn đơn giản và tự xúc ănChuẩn bị: Bát hoặc đĩa, thìa đủ cho số trẻ, món ăn phụ ( hoa quả cắt nhỏ)Tiến hành: vào lúc bữa ăn phụ, cô khuyến khích trẻ tự lấy cho mình một cái bát và một cái thìa. Cô giới thiệu món ăn phụ hôm nay có quả chín cắt nhỏ. Sẽ tốt hơn nếu có 2-3 thứ quả cắt nhỏ, mỗi thứ để riêng một đĩa để trẻ có thể phân biệt ( loại quả gì, màu sắc, hình dạng miếng quả) và có cơ hội lựa chọn. Cô hướng dẫn để trẻ biết có thể lấy bao nhiêu cho suất ăn, sau đó để trẻ tự xúc một thứ quả vào bát của mình và tự ăn. Có thể chọn loại quả thứ hai nếu trẻ muốn.Con có thích ăn chuối không? Con có thể xúc một thìa chuối vào bát của mình. Bây giờ nếu con thích ăn dưa hấu thì có thể xúc một thìa đầy đi!Sau khi ăn, cô khuyến khích trẻ tự xếp bát thìa vào nơi qui định. Nên để trẻ bé bắt đầu với những món ăn đơn giản. Còn trẻ lớn hơn có thể thực hiện với những món ăn phức tạp hơn.GDDDSK cho trẻ nhà trẻGiáo dục DD-SK cho trẻ nhà trẻ21Hoạt động 3Chia nhóm:+Thảo luận về cách tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.+ Mỗi nhóm xây dựng nội dung và thiết kế 1 hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề “ Gia đình” theo 1 độ tuổi22Khi triển khai các nội dung giáo dục DDSK cho trẻ nên theo phương thức tích hợp chủ đề. Mỗi chủ đề được mở ra một cách linh hoạt, có thể dựa vào các tình huống có thật xảy ra, ngẫu nhiên vào kế hoạch hoạt động, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Thiết kế các hoạt động giáo dục DDSK theo chủ đề gắn với các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường sống, mở rộng dần phạm vi hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kĩ năng sống đơn giản, gần gũi tuỳ theo khả năng phát triển và đặc điểm cá nhân của trẻ. Giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo23Khi tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ nên tích hợp vào các hoạt động của các lĩnh vực phát triển khác đồng thời kết hợp giáo dục trong các thời điểm và tình huống thích hợp hàng ngày. Tổ chức phối hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm, cả lớp.Lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào hoạt động học hoặc các hoạt động khác sao cho tự nhiên, khéo léo tránh đưa quá nhiều nội dung vào cùng một hoạt động. Giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo24Hình thức tổ chức các hoạt động :Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào hoạt động học tập Đưa giáo dục DD – SK vào hoạt động vui chơi Thực hiện giáo dục DD- SK qua các hoạt động theo thời điểm trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơiMột số hình thức khác :Bản tin, ngày hội, ngày lễ, làm vườn, thăm trang trại, đi chợ, siêu thị , Bé tập làm nội trợ .Giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo25 Hướng dẫn trẻ cách sử dụng một vài đồ dùng ăn uống:Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng thìa, cốc, chén, bát, bình đựng nước.Qua một số hoạt động “Bé tập làm nội trợ” như rót nước từ bình ra cốc, đong nước, xúc, chia bột (gạo, muối, đường), nhặt rau cho vào chậu/rổ, tập pha nước đường, nước chanh, nếm, thử thức ăn mà trẻ đã chế biến. Gợi ý hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ mẫu giáo “chủ đề gia đình”26Gợi ý hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ mẫu giáo “chủ đề gia đình”Trò chuyện với trẻ về các món ăn:Kể tên các thức ăn mà gia đình thường dùng, các bữa ăn của gia đình hằng ngày, sở thích ăn uống của các thành viên trong gia đình. Mọi thành viên trong gia đình cần phải ăn uống nhiều loại thức ăn trong một bữa để khoẻ mạnh.27Làm quen và tham gia chế biến một số món ăn đơn giản. Làm quen 4 nhóm thực phẩm Tự phục vụ hoặc giúp bố mẹ một số việc vừa sức : rửa tay, tập rửa mặt, nhặt rau.Trò chuyện: Làm gì khi một thành viên trong gia đình bị ốm / những biểu hiện của một người bị ốm.An toàn:Khi sử dụng đồ dùng trong gia đình: tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm (không chơi gần bếp lửa, nước sôi, không sờ vào quạt, không chơi gần ao...)Không tự uống thuốc khi chưa được phép của người lớn.Gợi ý hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ mẫu giáo “chủ đề gia đình”28Gợi ý thiết kế HĐ (MG 3-4 t) Vì sao cần cẩn thận? (Chủ đề: Bản thân)Mục đích: Giúp trẻ biết môi trường xung quanh có nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe cần phải biết cách phòng tránh.Tiến hành: trong hoặc ngoài lớp.Giáo viên thường xuyên giám sát và nhắc nhở trẻ cần cẩn thận đối với những thứ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi dạo chơi ngoài trời hoặc chơi trong lớp cô cho trẻ quan sát lớp học hoặc sân trường những đồ vật, nơi có thể gây nguy hiểm ( thiết bị chơi ngoài trời, đồ chơi, ổ điện, hố nước, bậc cửa, sàn buồng tắm....) để nhận biết những nơi không an toàn; trò chuyện với trẻ về một số nguyên nhân gây tai nạn thường gặp, cách phòng tránh.29Gợi ý thiết kế HĐ (MG 4-5 tuổi) : Chơi bác sỹ, y tá ( Chủ đề: Bản thân, Nghề nghiệp)Mục đích: Trẻ biết về công việc của bác sỹ, y tá; cộng tác với các bạn trong khi chơi và trải nghiệm những kinh nghiệm gặp trong cuộc sống. Trẻ biết hợp tác với bác sĩ khi được chữa bệnh.Chuẩn bị: góc chơi phòng khám bệnh với các đồ chơi hoặc dụng cụ y tế thật: ống nghe, đè lưỡi, bông băng, cặp nhiệt độ bằng nhựa, áo choàng, giấy, bút để ghi chép và kê đơn.Tiến hành: trong hoặc ngoài lớp. Khuyến khích trẻ nhớ lại những lần đi khám bệnh, công việc của bác sĩ và y tá.	Con đi đến bác sỹ khám bệnh à, Mai?Bác sỹ sử dụng ống nghe để khám gì?Giáo viên giúp trẻ nghĩ ra nhiều ý tưởng trong khi chơi, có thể đọc chuyện cho trẻ nghe để củng cố kinh nghiệm của chúng về nghề nghiệp của cán bộ y tế, phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Cho trẻ liên hệ cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Trò chuyện với trẻ khi bị ốm đến bác sĩ phải làm gì?. Chỉ uống thuốc khi bố mẹ, cô giáo đưa. Không tự ý uống thuốc của mình và của bạn.30Gợi ý thiết kế HĐ (MG 5-6 t): Làm gì khi bé bị lạc (Chủ đề: Bản thân, gia đình)Mục đích: Trẻ nói được rõ ràng về nơi ở, tên cha mẹ đề phòng khi trẻ lạc trẻ có thể được đưa về nhà hoặc được giúp đỡ. Biết xử lí tình huống khi bị lạc.Tiến hành: trong hoặc ngoài lớp.- Giáo viên trò chuyện giúp trẻ nhận biết tên, họ của cha mẹ trẻ, địa chỉ nhà ở (số nhà, tên phố, hoặc thôn xã, số điện thoại nếu có). Phối hợp với cha mẹ để thường xuyên giúp trẻ nói lại và ghi nhớ một cách chính xác. Có thể viết tên cha mẹ, tên trẻ và địa chỉ vào mảnh giấy rồi ép plastic, buộc dây rồi cho trẻ đeo vào cổ hoặc gắn vào túi đựng đồ của trẻ. 	Tên bố con là gì, Yến? Bình, đó là tên của bố con. Thế họ của bố con là gì?Nhà của con ở đâu?Trong khi trò chuyện với trẻ giáo viên đưa ra tình huống khi trẻ bị lạc thì cần làm gì: trẻ hãy nói với người lớn địa chỉ của nhà và tên bố, mẹ của trẻ hoặc số điện thoại để người lớn liên hệ với gia đình .31Xin tr©n träng c¶m ¬n!32

File đính kèm:

  • pptGD dinh duong suc khoe-Khanh.ppt
Giáo Án Liên Quan