Hướng dẫn tổ chức hoạt động cho trẻ học qua thực hành, trải nghiệm
- Trẻ học bằng rất nhiều cách:
+ Học qua bắt chước (là phương thức học chủ đạo của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ). Ở giai đoạn này, trẻ nhìn, quan sát, lắng nghe và bắt chước làm theo.
+ Học qua làm: Trẻ học qua chơi, qua thực hành, trải nghiệm, làm thí nghiệm, lao động tự phục vụ,...
+ Học qua chia sẻ: Là phương thức trẻ thu nhận và tái tạo thông tin qua ngôn ngữ. Với phương thức này, trẻ học qua trao đổi, đàm thoại, trò chuyện, thảo luận, nghe và trả lời câu hỏi, nghe kể chuyện, đọc thơ, hát, nghe lời hướng dẫn, chỉ bảo, xem phim,...
+ Học qua tư duy, suy luận: Đây là phương thức học khi trẻ đã có vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống nhất định, thể hiện qua việc trẻ suy nghĩ, phỏng đoán, dự kiến,...; đồng thời, trẻ có thể khái quát hóa bằng hình vẽ mô phỏng, sơ đồ, biểu đồ, nói các từ khái quát,... Phương thức này phát triển mạnh khi trẻ bắt đầu 3 tuổi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ HỌC QUA THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM Thái Bình, ngày 21 tháng 02 năm 2023 Nội dung I: Trẻ học qua thực hành, trải nghiệm ?: Cách học qua thực hành, trải nghiệm: biểu hiện, ý nghĩa??? 1. Trẻ học qua thực hành, trải nghiệm như thế nào? - Việc học của trẻ mầm non bao gồm tất cả những gì trẻ tìm hiểu, tương tác với thế giới xung quanh để thỏa mãn tìm tòi, hiểu biết, lớn lên,... (practice, experience) 1. Trẻ học qua thực hành, trải nghiệm như thế nào? - Trẻ học bằng rất nhiều cách: + Học qua bắt chước (là phương thức học chủ đạo của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ). Ở giai đoạn này, trẻ nhìn, quan sát, lắng nghe và bắt chước làm theo. + Học qua làm: Trẻ học qua chơi, qua thực hành, trải nghiệm, làm thí nghiệm, lao động tự phục vụ,... + Học qua chia sẻ: Là phương thức trẻ thu nhận và tái tạo thông tin qua ngôn ngữ. Với phương thức này, trẻ học qua trao đổi, đàm thoại, trò chuyện, thảo luận, nghe và trả lời câu hỏi, nghe kể chuyện, đọc thơ, hát, nghe lời hướng dẫn, chỉ bảo, xem phim,... + Học qua tư duy, suy luận: Đây là phương thức học khi trẻ đã có vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống nhất định, thể hiện qua việc trẻ suy nghĩ, phỏng đoán, dự kiến,...; đồng thời, trẻ có thể khái quát hóa bằng hình vẽ mô phỏng, sơ đồ, biểu đồ, nói các từ khái quát,... Phương thức này phát triển mạnh khi trẻ bắt đầu 3 tuổi 1. Trẻ học qua thực hành, trải nghiệm như thế nào? Trẻ em luôn phối hợp các cách học một cách linh hoạt. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, đặc biệt là hoạt động học không phải là cho trẻ học sớm để biết nhiều kiến thức, mà là cơ hội để trẻ có thể trải nghiệm, kích thích phát triển các giác quan, bồi dưỡng các cảm xúc tích cực, tạo nền tảng hào hứng, yêu thích cho giai đoạn học tập sau này. Quá trình này cần được bồi dưỡng, vun đắp để nuôi dưỡng đam mê, khơi gợi óc tò mò, ham học, ham hiểu biết cho trẻ. Đó là quá trình chuẩn bị cho trẻ trở thành người học tích cực, người học suốt đời. 2. Biểu hiện của trẻ được học qua thực hành, trải nghiệm Phù hợp Không phù hợp Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động Trẻ nghe và ghi nhớ các hoạt động, sự kiện Trẻ tìm hiểu và làm việc độc lập hoặc theo Xem/quan sát giáo viên làm hầu hết mọi việc nhóm nhỏ Có sử dụng đồ dùng, phương tiện Sử dụng đồ dùng Trả lời các câu hỏi mở của giáo viên Bị hạn chế bởi những câu hỏi đóng, chỉ có 01 câu trả lời đúng hoặc chỉ làm theo những gì được yêu cầu Tìm hiểu những hiện tượng quen thuộc Nghiên cứu nội dung mà không có mối liên hệ nào với kiến thức và kinh nghiệm của trẻ Quan sát kết quả các hành động của bản thân Không có cơ hội được quan sát kết quả của những hành động của bản thân Trải nghiệm các cơ hội kể cả được lập kế Trải nghiệm trong các haotj động do giáo viên hoạch trước và ngẫu nhiên lập kế hoạch Cơ hội được bộc lộ cảm xúc, thảo luận, chia Ít cơ hội bộc lộ cảm xúc, nói lên suy nghĩ cá sẻ suy nghĩ cá nhân nhân Kiến thức và kỹ năng được đánh giá theo Kiến thức và kỹ năng được đánh giá bằng kết nhiều cách khác nhau quả cuối cùng II. Hoạt động thực hành, trải nghiệm đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm • Hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm đáp ứng lấy trẻ làm trung tâm cần thỏa mãn những yêu cầu nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng? Cần chuẩn bị những gì? 1. Yêu cầu về hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm 1.1. Yêu cầu chung - Các hoạt động phải lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ; xác định tất cả trẻ em đều trải qua những mốc phát triển nhận thức như nhau nhưng mức độ và cách thức có thể khác nhau. Giáo viên cần xác định được mức độ phát triển của trẻ, các yếu tố ảnh hưởng và có biện pháp điều chỉnh về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng, đồ chơi phù hợp. - Nội dung phải phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, điều kiện sống và tạo điều kiện, cơ hội cho mọi trẻ em được tham gia trong các hoạt động. - Xây dựng môi trường vật chất và tinh thần theo hướng tăng cường các hoạt động vui chơi và trải nghiệm, tương tác tích cực giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với thế giới xung quanh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Tạo hứng thú và phát triển các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và hiểu biết về nơi trẻ sống; dành thời gian và tạo cơ hội để trẻ được khám phá, trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau. 1. Yêu cầu về hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm 1.2. Yêu cầu cụ thể với trẻ từng độ tuổi 1.2.1. Trẻ 12-24 tháng tuổi - Đảm bảo thường xuyên cho trẻ thực hiện các hoạt động luyện tập và phát triển giác quan, nhận biết các bộ phận trên cơ thể; tiếp xúc với đa dạng các đồ vật quen thuộc; hình dạng, màu sắc, chất liệu,... - Tạo nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm, khám phá gắn với đồ vật thật qua: Gọi tên, tiếp xúc trực tiếp, cầm, nắm, sờ, đập, gõ, ... chú trọng đồ vật có màu sắc bắt mắt, có âm thanh và di chuyển được. - Tăng cường hướng dẫn, làm mẫu các hành động sử dụng, khám phá đồ vật và tìm hiểu thế giới xung quanh để trẻ học theo. - Tăng cường rèn luyện sự tập trung chú ý nhìn, nghe, cảm nhận ở trẻ và khuyến khích trẻ tương tác bằng lời nói hoặc cử chỉ theo yêu cầu. 1. Yêu cầu về hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm 1.2.2. Trẻ 24-36 tháng - Tăng cường luyện tập và phát triển các giác quan, nhận biết, tôn trọng các bộ phận trên cơ thể, tôn trọng bạn khác giới; hướng dẫn trẻ cảm nhận các đặc điểm, tính chất cơ bản của sự vật gần gũi xung quanh trẻ và đưa ra ý kiến theo nhận thức của trẻ. - Tạo nhiều cơ hội để trẻ được tương tác, trải nghiệm trực tiếp với nhiều sự vật, hiện tượng đa dạng về chất liệu, kết cấu, có nhiều thuộc tính... - Nhận diện và phản ánh về số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc, ... của đồ vật gần gũi hằng ngày; khuyến khích trẻ phản ánh kết quả bằng lời nói. 1. Yêu cầu về hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm 1.2.3. Trẻ 3-4 tuổi - Rèn luyện kỹ năng quan sát đối tượng bằng cách sử dụng đa giác quan và giúp trẻ ghi lại kết quả bằng các cách phù hợp như đánh dấu, chấm tròn, ... - Phát triển tư duy cho trẻ gắn với việc giải quyết các tình huống có vấn đề bằng những kiến thức, kinh nghiệm đã có và trải nghiệm những sự vật, hiện tượng mới nhằm tăng cường kinh nghiệm sống một cách phù hợp. - Hướng dẫn trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với những sự kiện, thông tin, ... đã có trong kinh nghiệm của trẻ và phát triển các loại trí nhớ hình ảnh có chủ định. - Giúp trẻ tạo ra cảm xúc tích cực gắn các hoạt động thực hành, trải nghiệm, nhất là các hoạt động gắn với cuộc sống thực của trẻ.
File đính kèm:
huong_dan_to_chuc_hoat_dong_cho_tre_hoc_qua_thuc_hanh_trai_n.pptx