Kế hoạch bài giảng lớp Lá - Tìm hiểu về nước

1.1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức – kĩ năng

- Giúp trẻ nhận biết nước có ở mọi nơi, ở biển, sông hồ, ao, suối, trong cơ thể con người, trong cây.

- Biết được một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.

- Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

c. Thái độ:

- Gíao dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước.

2.2. Chuẩn bị

- Băng hình các nguồn nước: Nước ở sông, biển, giếng nước.

- Tranh người đang tắm, tưới cây, uống nước, trâu, bò uống nước.

- Một bình nước nóng, 2 ly thủy tinh, 1 cái gương, muối, nước đá, các loại bột màu

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài giảng lớp Lá - Tìm hiểu về nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
1.1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức – kĩ năng
- Giúp trẻ nhận biết nước có ở mọi nơi, ở biển, sông hồ, ao, suối, trong cơ thể con người, trong cây..
- Biết được một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.
- Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
c. Thái độ:
- Gíao dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước.
2.2. Chuẩn bị
- Băng hình các nguồn nước: Nước ở sông, biển, giếng nước.
- Tranh người đang tắm, tưới cây, uống nước, trâu, bò uống nước.
- Một bình nước nóng, 2 ly thủy tinh, 1 cái gương, muối, nước đá, các loại bột màu
2.3. Phương pháp
- Trò chuyện, quan sát, đàm thoại.
2.4. Tiến hành:
a. Ổn định:
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi “ Trời mưa”
- Cô nói ( Trời mưa, trời mưa) trẻ nói che dù và ngồi vòng tròn bên cô.
* Trò chuyện: 
- Tại sao trời mưa con phải che dù?
- Vì sao không che dù thì sẽ bị ướt?
- Thế ở nhà con thấy mẹ dùng nước để làm gì?
- Các con dùng nước để làm gì?
- Nước rất là quan trong vậy hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về nước nhé.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nguồn nước, ích lợi của nước
+ Quan sát hình ảnh vẽ biển
 - Con xem cô đã đưa các con đi đến đâu đây?
 - Con thấy biển như thế nào?
 - Biển rất là rộng nên có rất là nhiều nước
 - Con đã được đi biển chưa?
 - Con thấy nước biển như thế nào?
 - À đúng rồi nước biển rất là nguồn nước mặn. sau đó cất tranh.
 + Quan sát hình ảnh về dòng sông
 	- Con xem cô lại đưa các con đi đến đâu rồi?
- Đây là nguồn nước từ dòng sông. Có những dòng sông chảy rất dài khắp đất nước.
 - Còn những vùng quê người ta thường dùng nước gì không?
 - Ngoài ra con có biết còn nước ở đâu? Cô treo tranh.
 + Quan sát hình ảnh giếng nước
 - Con có biết nước giếng có từ đâu?
 - Khi người ta đào sâu xuống dưới lòng đất thì sẽ có những mạch nước ngầm chảy ra và người ta lấy nguồn nước đó để sử dụng.
 - Thế nhà bạn nào sử dụng nước giếng?
 - Vậy ở trường con dùng bằng nước gì?
Ngoài những nguồn nước này ra cô đố các con nước ở trên trời rơi xuống gọi là nước gì?
+ Ngoài nước giếng, nước sông, nước biển thì còn có nước suối, ao, hồ, nước mưa
* Lợi ích của nước
- Kết hợp treo tranh:
- Nước dùng để làm gì? Cô kết hợp đưa tranh cho trẻ xem
- Bé đang dùng nước để làm gì?
- Đây tranh bé đang làm gì?
- Nước còn dùng để làm gì?
- Thế những con vật có cần đến nước không?
- Trâu bò đang làm gì đây?
- Các con vật cũng cần nước để uống.
- Các con tưởng tượng xem nếu như không có nước thì mọi vật trên trái đất sẽ như thế nào?
- Nước rất cần thiết đối với đời sống con người, cây cối, động vật, tất cả đều cần đến nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của nước
 - Con xem cô có gì đây?
 - Con nếm xem nước như thế nào? Trẻ nếm nước có mùi gì? Vị gì?
+ Cô khái quát: Nước trong suốt không mùi, không vị, không màu, nước là một chất lỏng nhưng khi bỏ vào trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp không độ c thì nó sẽ đông lạnh thành cục nước đá.
 *Tìm hiểu về sự hòa tan của nước.
	+ Thí nghiệm: Nước hòa tan
 	- Cô có gì đây?
 	- Trẻ cùng làm với cô bỏ muối vào ly nước khuấy lên con thấy thế nào?
 	- Con nếm xem thấy nước bây giờ như thế nào?
 - Vì đâu mà nước mặn? vậy muối có thể tan trong nước.
- Tương tự cô bỏ đường, bột gạo.
 	+ Cô khái quát: Khi chúng ta bỏ bột gạo, bột cam thì các chất này không hòa tan trong nước, bỏ muối, đường thì hòa tan được trong nước. 
 * Tìm hiểu về sự bay hơi và ngưng tụ của nước:
 + Thí nghiệm: Nước bay hơi
- Các con xem cô có gì đây nào. Đây là bình nước cô sẽ đỗ ra ly, cho trẻ sờ con thấy thế nào?
 + Thí nghiệm: Nước ngưng tụ
 - Còn đây là cái gì?
- Bây giờ cô sẽ dùng cái gương này đậy lại ly nước nóng này lại, con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
 	- Cô lấy gương ra cho trẻ xem
 	- Con thấy cái gương bây giờ như thế nào?
 	- Con biết vì sao gương mờ đi?
 	- Khi nước nóng lên sẽ có hiện tượng bay hơi nước
- Sờ vào con thấy thế nào?
 	- Cho vài trẻ cùng làm và nhận xét
 	- Vậy là trong cơ thể chúng ta cũng có nước
 	- Cô đố con thế ở cây có nước không?
 	- Như cây gì có nhiều nước mà người ta ép ra lấy nước uống?
 - Thế trong quả có nhiều nước không?
 	+ Vậy là nước có ở quanh chúng ta, nước có ở khắp mọi nơi.
+ Cô khái quát: Khi nước nóng lên, nước sẽ bay hơi, khi dùng gương đậy lại ly nước nóng thì thấy có nhiều giọt nước ở phía mặt gương. Đây là sự ngưng tụ của nước.
* Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước:
- Cô cho trẻ xem trên màn hình máy tính về vòng tuần hoàn của nước và giải thích:
- Đầu tiên nước bốc hơi bay lên cao " tụ thành những đám mây " mây gặp lạnh tạo thành mưa " mưa rơi xuống ao, hồ, sông, suối chạy ra biển " nước lại bốc hơi.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đi lấy nước”
- Cô chia trẻ thành hai đội thi đi lấy nước. Đội nào lấy được nhiều nước hơn là đội thắng cuộc.
c. Kết thúc hoạt động:
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TIM_HIEU_VE_NUOC.doc