Kế hoạch chăm sóc giáo dục khối mầm - Tuần 1

1.ĐÓN TRẺ - Cô nắm tình hình sức khỏe của trẻ .

- Tạo cảm giác an toàn, thoải mái ở trẻ khi đến lớp. - Cô đón trẻ vào lớp, xếp giày dép đúng nơi.

- Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích.

- Trẻ xem ca nhạc thiếu nhi trên ti vi.

- Khi đón trẻ cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Trường Hoa Ngọc Lan của bé

 

docx26 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục khối mầm - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC KHỐI MẦM TUẦN 1 (11/09-15/09/2017)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.ĐÓN TRẺ
- Cô nắm tình hình sức khỏe của trẻ .
- Tạo cảm giác an toàn, thoải mái ở trẻ khi đến lớp.
- Cô đón trẻ vào lớp, xếp giày dép đúng nơi.
- Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích.
- Trẻ xem ca nhạc thiếu nhi trên ti vi.
- Khi đón trẻ cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Trường Hoa Ngọc Lan của bé 
2.ĐIỂM DANH
- Nắm sĩ số cháu hiện diện.
- Biết lý do trẻ vắng.
- Nhắc nhở cháu đi học đều.
- Tổ trưởng điểm danh báo cáo lên cô bạn vắng.
- Cô giải thích lí do bạn vắng và điểm danh vào sổ theo dõi.
-Cô nhắc nhở cháu đi học đều, khi nghỉ học phải xin phép.
3.THỂ DỤC SÁNG: Thở 6, tay vai 3, bụng lườn 3, chân 4, bật 2
- Cô cung cấp cháu tập các động tác tập thể dục.
- Cháu tập nhịp nhàng các động tác theo nhịp đếm.
- Qua thể dục sáng giúp trẻ phát triển cơ khớp, rèn luyện cơ thể trẻ khỏe mạnh.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục sáng.
* Chuẩn bị: 
- Lớp sạch, thoáng.
- Tác phong cô và trẻ gọn gạng.
* Tổ chức hoạt động:
- Tập trung trẻ thành 4 hàng dọc về vòng tròn
* Hoạt động 1:
- Khởi động: Cháu đi, chạy luân phiên các kiểu chân.
* Hoạt động 2:
- Thở 6:
- Tay vai 3:
- Bụng lườn 3:
- Chân 4:
- Bật 2:
- Hồi tĩnh: Cô tổ chức cho cháu khám tay,
cho cháu đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
4. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
1. Bé biết rửa tay đúng cách
2. Bé nhớ nội dung bài thơ”Bạn mới”
3. Bé biết hát bài: “ Cháu đi mẫu giáo”
- Cháu thực hiện đạt tiêu chuẩn bé ngoan (TCBN).
- Rèn nề nếp tốt trong sinh hoạt, học tập.
- Rèn thói quen giữ vệ sinh cho trẻ.
- Cô nêu 3 TCBN thực hiện trong tuần.
- Cô giải thích rõ từng tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cháu đọc 3 TCBN theo lớp, tổ, cá nhân.
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng các tiêu chuẩn để được cô tặng cuối ngày và nhận phiếu bé ngoan vào cuối tuần.
5. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS : - - Dạo chơi sân trường, trò chuyện với trẻ về đặc điểm, vị trí trường mầm non và lớp Mầm 1 của bé của bé.
- Quan sát cảnh quan thiên nhiên trong trường mầm non.
-Hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao về trường mầm non.
- Trò chơi vân động: “Ai nhanh hơn”
-Chơi tự do trên sân trường
- Phát triển ngôn ngữ ,khả năng quan sát,ghi nhớ 
- Gíao dục tính đoàn kết trong khi chơi.
* Chuẩn bị: Sân trường rộng rãi khô ráo, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cầu tuột, xích đu, bóng...
*Tổ chức hoạt động: 
1. Hoạt động 1: Quan sát
a- Dạo chơi sân trường, trò chuyện với trẻ về đặc điểm, vị trí trường mầm non và lớp Mầm 1 của bé của bé.
Gợi ý trẻ quan sát và đặt câu hỏi gợi mở:
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Trường mình tên là gì? Trường nằm ở đâu? Gần với những cái gì?
-Lớp mình nằm ở chỗ nào? Có đặc điểm gì?
- Giáo dục trẻ biết nghe theo hiệu lệnh của cô, biết tên trường, lớp, biết đi vào đúng lớp
Quan sát cảnh vật thiên nhiên
- Cho cháu đi dạo, đọc đồng dao, vừa ngắm cảnh vật thiên nhiên, hít thở không khí trong lành buổi sáng.
b. Hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao về trường mầm non
- Cô cho cả lớp đi theo vòng tròn
+Hôm nay cô sẽ tổ chức một cuộc thi ca sĩ tí hon xem ca sĩ nào hát hay và thuộc nhiều bài thơ,bài hát,..hơn nhé
-Cô cho cả lớp hát,nhóm,cá nhân hát 
Hoạt động 2: Chơi vận động: “ai nhanh hơn”
- Cô giới thiệu trò chơi
Cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho cháu chơi
- Cô nhận xét trò chơi.
- Dặn dò trước khi ra sân:
+ Cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu trước khi ra hoạt động ngoài trời.
- Cô khái quát lại: Các con phải tập trung theo hiệu lệnh của cô, không được chạy ra xa ngoài khu vực cô quy định, không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cháu được chơi với đồ chơi ngoài trời
*Kết thúc: Vào lớp, vệ sinh. 
6. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Góc phân vai: cửa háng bán ĐDĐC mầm non.
- Học tập: + Học tập: xem hình ảnh, video về trường mầm non 
- Góc nghệ thuật: tô màu các đồ dùng trong trường mầm non.
 - Góc xây dựng: +Xây dựng: xây vườn trường
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
 * Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ nắm được cách chơi, nội dung ở các góc chơi trong chủ điểm
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các vai chơi, nhóm chơi trong hoạt động.
- Biết đoàn kết, hòa thuận, biết nhường nhịn bạn bè, không tranh giành đồ chơi với bạn
- Thể hiện ngôn ngữ đối thoại phân công nhiệm vụ trong buổi chơi
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, thu gọn sau buổi chơi.
* Chuẩn bị:
- Bố trí các góc hợp lý, đồ dùng đồ chơi cho hoạt động của từng góc.
- Để vừa tầm tay,tầm mắt trẻ lấy dễ dàng.
* Tiến hành:
- Cho cả lớp hát bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non””
Đàm thoại nội dung bài hát
Giới thiệu các góc chơi
Cho trẻ vào góc chơi mà trẻ thích.
Trẻ tự phân vai chơi
Trẻ chơi , cô quan sát bao quát trẻ xử lý tình huống có thể xãy ra.
Hết giờ cô nhận xét giờ chơi.
Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi
Trẻ đi vệ sinh, rữa tay, uống nước.
Xây dựng: +Xây dựng: xây vườn trường
- Cháu biết xây vườn trường theo ý thích 
- Cháu biết sử dụng ngôn ngữ của mình rõ ràng, mạch lac,để nói chuyện giao tiếp trong khi chơi.
- Giáo dục cháu trật tự, không tranh giành...xây đến nơi đến chốn.
Chuẩn bị: 
- xe, một số ĐDĐC, gạch, cổng,hàng rào, cây xanh, nhà,cỏ,hoa,.
- Phân vai chơi: 9 -10 cháu
- Tiến Hành chơi:
- Một bạn chỉ huy công trình, 2 bạn làm tài xế chở vật liệu đến.
- Các cháu biết tự xây dựng và thiết kế theo ý tưởng của cháu.
NT: tô màu các đồ dùng trong trường mầm non.
- Cháu biết tô màu phù hợp các đồ dùng trong trường mầm non 
-Bé biết tô không lem ra ngoài
- Biết sử dụng ngôn ngữ của mình rõ ràng, mạch lac,để nói chuyện giao tiếp trong khi chơi.Cháu hứng thú,mạnh dạn,tự tin khi chơi.
Chuẩn bị: Giấy,bút,màu,...
- Gợi ý hoạt động:
- Phân vai 9-10 cháu chơi
- Tiến Hành chơi: 
- Cho trẻ lên đóng vai
- Cô cho 1 số trẻ vào góc nghệ thuật.
- Cô bao quát trẻ gợi mở giúp trẻ tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. 
Phân vai: cửa háng bán ĐDĐC mầm non.
- Cháu chơi được ở các góc chơi, cháu thể hiện được vai chơi.
- Cháu biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp.
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ góc chơi,lớp học.
Chuẩn bị: 
- Một số ĐDĐC
Tiến hành: 
- Cô cho 1 số trẻ vào góc phân vai:Người bán hàng, người mua hàng
 - Cháu chơi linh hoạt.
HT: xem hình ảnh, video về trường mầm non.
- Cháu biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp.
- Chơi xong biết thu dọn đồ dùng gọn gàng cất đúng nơi quy về 1 số hình ảnh về bạn của bé,giữ gìn ĐDĐC sạch sẽ,thu dọn sạch sẽ các góc chơi.
Chuẩn bị: Hình ảnh,ablum về trường mầm non 
* Tiến hành chơi:
- Cho cháu xem hình ảnh video về trường mầm non 
- Cô theo dõi lúc trẻ chơi để giúp đỡ khi cần thiết.
Thiên nhiên
Chăm sóc cây cảnh
 -Cháu biết nhổ cỏ, tưới nước cho cây, không hái hoa bẻ cành
Chuẩn bị:
-Xô đựng nước, bình tưới....
Tiến hành: 
Cô cho 1 số bạn vào góc chơi, các bạn chia nhau tưới nước, nhổ cỏ cho cây
7. SINH HOẠT CHIỀU
Thứ 2
Các bước rửa tay
-Bé chú ý cô thực hiện mẫu
 - Giáo dục trẻ phải rửa tay sạch sẽ, trước sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi..
- Cô đưa 3 tiêu chuẩn bé ngoan, nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Cô động viên trẻ để trẻ thực hiện tốt hơn
-Cô bao quát, chỉ cho nhuwngc trẻ chưa thực hiện được
Thứ 3
Hoạt động ngoại khóa
-Bé chú ý nghe cô dặn và trả lời câu hỏi của cô
-Bé tập trung vào buổi ngoại khóa
- Giáo dục trẻ trong giờ học phải chú ý nghe lời cô
-Cho trẻ vào vị trí để học ngoại khóa
- Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chú ý học
- Giúp đỡ giáo viên ngoại khóa quản trẻ
Thứ 4
Ôn thơ: “Bạn mới”
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ ôn bài 
* Chuẩn bị:
-Bài thơ”Bạn mới”
* Tổ chức hoạt động:
-Cô cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần
-tạo điều kiện cho từng trẻ lên đọc thơ
-cô hướng dẫn trẻ đọc dứng,rõ ràng,mạch lạc
-Giáo dục trẻ có ý thức học tập,giúp đỡ trẻ còn yếu
- Cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ chơi.
Thứ 5
Thực hành sách LQVT Trang 2
- Cháu làm đúng bài tập theo sự hướng dẫn của cô
- Rèn cho cháu tính siêng năng, chịu khó
- Giáo dục trẻ trong giờ học phải chú ý nghe giảng để làm đúng bài tập.
* Chuẩn bị:
Vở, bút chì,bút màu,..
* Tổ chức hoạt động:
- Tập trung các cháu hát bài hát “ tìm bạn thân”
- Cô cho cháu về chỗ ngồi
- Cô hướng dẫn giải thích cách làm bài toán
- Cô hướng dẫn quan sát trẻ làm.
- Gd dụng trẻ cẩn thận làm đúng yêu cầu
- Cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ còn yếu.
Thứ 6
Sinh hoạt TT và nêu gương cuối tuần
- Cháu biết nhận khuyết điểm của mình và chỉnh sửa
- Nêu gương xấu, gương tốt của tuần
- Đưa ra ra biện pháp khắc phụ và khen tưởng cho các cháu. 
8. HOẠT ĐỘNG KHÁC
GDLG: Biết nói cảm ơn khi nhờ sự giúp đỡ của người khác 
Cháu biết nói cảm ơn khi nhờ sự giúp đỡ của bạn, cô
- Cô đưa 3 tiêu chuẩn bé ngoan, nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Cô động viên trẻ biết nói cảm ơn bạn khi lấy đồ giùm, khi nhận sữa, tập, viết, 
GDMT: Bỏ giày dép đúng nơi quy định
Trẻ biết bỏ giày dép lên kệ
- Cô đưa 3 tiêu chuẩn bé ngoan, nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Nhắc nhở trẻ thực hiện tốt vệ sinh môi trường
GDDĐ: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và uống đủ nước
Trẻ biết ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và uống đủ nước
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
- Cô đọng viên trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và uống đủ nước hàng ngày.
9. HĐNG
- Trẻ năm dược 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ diễn đạt được to, rõ, mạch lạc đợc những công việc đã thực hiện tốt của mình, của bạn 
- Trẻ được vận động và phát triển các hệ cơ
- Trẻ biết phân biệt được hành vi đúng sai
-GD trẻ học ngoan, làm đúng theo 3 tiêu chuẩn để được cô khen, GD trẻ biết giữ gìn sổ sạch sẽ, không vẽ bậy vào sổ.
* NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
- Chuẩn bị: Cờ, sổ theo dõi
- Cô và trẻ cùng hát “Cả tuần đều ngoan”
- Cô nêu 3 tiêu chuẩn cần thực hiện trong tuần
- Lần lượt cho từng tổ đưng lên và cho các trẻ tổ khác nhận xét.
- Cô góp ý nhận xét, phát cờ cho các cháu đạt
- Trẻ cầm cờ cô đánh dấu vào sổ
- Phát cờ tổ cho tỏ có nhiều bạn được cầm cờ nhiều nhất ,phát trẻ đại diện.
- Cô động viên cho các trẻ chưa được cắm cờ.
* NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN 
- Chuẩn bi: sổ bé ngoan, hồ dán,phiếu bé ngoan.
- Cô trẻ cùng hát 1 bài
- Cho trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Trẻ biết mình nhận bao nhiêu cờ trong tuần
- Cô nhận xét,đọc tên các bạn đạt 3 cờ cô nhận xét và động viên trẻ cần cố gắng nhiều hơn.
10.TRẢ TRẺ
Cô trả trẻ đúng giờ và phải trẻ tận tay phụ huynh vào cuối ngày. 
Cho cháu tiếp xúc với các bài sắp họcở tuần tới.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
- Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ 2 ngày 11 tháng 09 năm 2017
LĨNH VỰC KHÁM PHÁ XÃ HỘI
TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG HOA NGỌC LAN LỚP MẦM CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Trẻ biết về trường lớp, biết và nhớ tên một số cô giáo trong trường và lớp mầm của bé
2.Kĩ năng
- Rèn khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ ở trẻ.
- Phát triển các giác quan cho trẻ đặc biệt là tai nghe.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu trường lớp, yêu quý kính trọng cô giáo.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, đồ chơi sân trường.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về một số hoạt động của trường.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
- Máy tính có các bài hát trong chủ đề.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
-Chotrẻ hát bài“Trường chưng cháu là trường mầm non”?
- Các con vừa hát bài gì?
- Đến trường học các con có thấy vui không?
- Giờ học hôm nay cô con mình cùng trò chuyện về trường, lớp của chúng mình nhé!
Hoạt động 2: Trò chuyện
2.1. Trò chuyện với trẻ về trường Hoa Ngọc Lan của bé
- Cô đố các con : Các con đang học ở trường nào?
-Có bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết trường mình có tên là gì?
- Hỏi trẻ 'cô hiệu trưởng tên gì ?làm việc ở đâu ? 
- Trước mặt văn phòng có gì ? Sân chơi có đồ chơi gì ? 
- Các con học lớp nào ? Cô giáo lớp mình có những ai ? Cô tên gì ? 
- Ngoài hai cô giáo lớp mình các con còn biết những cô giáo nào nữa ? 
- Ngoài lớp mình các con còn biết lớp nào nữa ? 
+Cô tóm lại-Giáo dục trẻ: ? => Ngoài cô giáo mình ra trong trường còn có các cô hiệu trưởng, hiệu phó, các bác cấp dưỡng, chú bảo vệ nữa đấy.Các con nhớ lễ phép,kính trọng những người lớn đang làm việc ở trong trường và khi gặp phải biết lễ phép chào hỏi 
b.Trò chuyện với trẻ về lớp ch của bé
Cô treo tranh lớp học và đàm thoại cùng trẻ .
- Cô có bức tranh gì đây ? 
- Các con thấy lớp mình như thế nào ? Trong lớp mình có những gì ? 
- Lớp con tên gì ? 
- Công việc nhàng ngày của các con là gì ? 
- Lớp chúng mình có những bạn nào?
=> Lớp chúng mình có rất đông bạn vì vậy các con phải chơi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau các con nhớ chưa?
- Trong lớp mình có những góc chơi nào?
=> Trong lớp mình có rất nhiều góc chơi như: Góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập
- Vậy các con thích chơi ở góc nào?
- Cô và các con vừa cùng nhau trò chuyện về gì nào? 
=> Đúng rồi cô con mình vừa cùng nhau trò chuyện về trường lớp mầm non của chúng mình đấy.
- Các con có yêu trường lớp của chúng mình không?
=>yêu trường,yêu lớp thì các con phải biết giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên trường và lớp học sạch sẽ không vứt rác bừa bãi,không bẻ cây ,ngắt hoa để cho trường mình luôn trong sạch và luôn đẹp nhé.ben cạnh đó các con phải biết lễ phép với những người lớn trong trường mình nha.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất”
-Cách chơi: Cô sẽ là người chỉ vào bất cứ vị trí phòng học hay đồ vật naò trong lớp học .Trẻ sẽ nói nhanh tên phòng học đó và tên đồ vật nào đó một cách nhanh nhất
-Luật chơi:Bạn nào nói sai sẽ bị phạt
 Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ ra ngoài chơi
Đánh giá trẻ cuối ngày:
Thứ 3 ngày 12 tháng 09 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VẬN ĐỘNG: ĐI KIỄNG GÓT
 I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện bài vận động đi kiễng gót và có khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể 1 cách mạnh dạn và tự tin.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể khéo léo, nhanh nhẹn qua trò chơi
- Luyện và phát triển kỹ năng vận động  và phản ứng kịp thời với hiệu lệnh
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia các vận động
- Giáo dục trẻ tinh thần kỷ luật trong giờ học, biết thực hiện nhiệm vụ theo hiệu lệnh của cô.
II- CHUẨN BỊ
- Hoa, giỏ đựng hoa
- Các bài hát trong chủ đề
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1:  Khởi động.
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các tư thế chân: Đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng gót chân – đi thường – đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh ( Trên nền nhạc bài Trường chúng cháu là trường mầm non )
- Chuyển đội hình thành 3 hàng dọc theo tổ:Xoay các khớp
 Hoạt động 2: Trọng động.
2.1Bài tập phát triển chung: 
- Hô hấp: Thổi bóng.(4l x4n)
 -  Động tác tay: Hai tay lên cao, đưa ra trước ( 2l x 8n )
TTCB: Đứng tự nhiên, 2 thả xuôi, đầu không cúi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang bên rộng bằng vai, 2 tay cầm gậy đưa lên cao
+ Nhịp 2: Hai tay đưa thẳng ra  phía trước
+Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao như nhịp 1.
+ Nhịp 4:  Thu về chân về,về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.
-  Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao nghiêng người sang 2 bên  ( 2l x 8n)
TTCB: Đứng thẳng tay
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang bên, 2 tay đưa lên cao
+Nhịp2:Nghiêng người sang bên phải
+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.
-  Động tác chân: Ngồi khuỵu gối ( 2l x 8n )
TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi chân rộng bằng vai
+ Nhịp 1: Hai tay đưa ra  phía trước     
 + Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối tay , tay trái đưa sang ngang, lòng bàn tay sấp
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
-  Nhịp 4: về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: Tương tự đổi tay và thực hiện như trên.
-  Động tác bật: Bật tại chỗ  lên cao ( 3l x 8n )
TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi, đầu thẳng không cúi
+ Nhịp 1, 2, 4,5,6,7,8: Hay tay thả xuôi: Bật nhảy lên cao
 + Nhịp  2,2,3,4,5,6,7: Hai đưa ra phía: Bật nhảy lên cao
 + Nhịp 3,2, 3,4,5,6,7,8 : Hai tay lên cao: bật nhảy tại chỗ.
2.2 Vận động cơ bản “Đi kiễng gót.”
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Đứng trước vạch xuất phát, 2 tay thả xuôi, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, hai gót chân cô đưa lên cao khỏi mặt đất, lúc này cô chỉ chạm đất bằng hai mũi bàn chân và bắt đầu bước đi. Đầu tiên đi kiễng gót khoảng 1.5 – 2m sau đó chuyển sang đi thường khoảng 2m  rồi lại đi kiễng gót chân, cuối cùng chuyển sang đi thường rồi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập thử.
- Cho cả lớp lần lượt thực hiện. (cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời).
- Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
  Hoạt động 3: Trò chơi: Bé nào nhanh
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội. Xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh của cô trẻ  lên đi kiễng gót  hái hoa mang về cho đội của mình
Luật chơi: Trong thời gian một bài hát, Đội nào hái nhiều hoa nhất thì đội đó chiến thắng sẽ được cô và cả lớp hát tặng một bài hát, đội nào chưa chiến thăng sẽ nhảy lò cò.
 Hoạt động 3:  Hồi tĩnh.
 Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2  vòng  sân, hít thở sâu, thả lỏng tay chân
Đánh giá trẻ cuối ngày:
.
Thứ 4 ngày 13 tháng 09 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ”BẠN MỚI”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.
-Đọc được bài thơ” Bạn mới”
2.Kĩ năng
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi cho trẻ.
-Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
-Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
3.Giáo dục
-Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, cô giáo và bạn bè
-Biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
-Tìm hiểu nội dung bài thơ 
-Câu hỏi đàm thoại
-Tranh minh họa.
2. Đồ dùng của trẻ
-3 bài thơ “ Bé đến lớp”
-3 que chỉ, 3 bông hoa có gắn số 3,4,5
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Gây hứng thú 
 Cô và trẻ cùng vận động hát bài : “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Các con vừa hát bài gì?
-Trong bài hát bạn nhỏ vui như thế nào khi được đi đến trường?
Hoạt động 2:Đọc diễn cảm:
-Cô đọc lần 1
+Nói tên bài thơ,tên tác giả
+Bài thơ “Bạn mới” của tác giả Nguyệt Mai.
+Bài thơ nói về điều gì?
+Bài thơ nói về sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn trong một lớp khi có một bạn mới đi học.
-Cô đọc lần 2+xem tranh minh họa
Hoạt động 3:Đàm thoại-Trích dẫn
-Các con vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác?
-Trong bài thơ nhắc đến ai?
-Bạn nhỏ mới tới trường thì cảm thấy như thế nào?
-Vậy các bạn trong lớp đã làm gì?
-Cô giáo thấy như vậy thì sao?
=> Ở trong 1 lớp phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau, phải biết đoàn kết
Hoạt động 4:Dạy trẻ đọc thơ
-Cho cả lớp đọc cùng cô
- Cho trẻ đọc thi đua theo tổ.
- Cho Trẻ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh của cô
- Nhóm bạn nam đọc. Nhóm bạn nữ đọc
- Cá nhân trẻ đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Giải thích từ khó: “Nhút nhát”- nghĩa là rụt rè, sợ sệt, không dám tiếp xúc với mọi người. Nên các con cần nói chuyện với bạn, chơi với bạn, giúp đỡ bạn khi lớp mình có bạn mới đi học nhé các con.
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ
- Hôm nay cô dạy các con bài thơ gì?
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
Kết thúc tiết học
Đánh giá trẻ cuối ngày:
Thöù 5,ngaøy 14 thaùng 09 naêm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT SỰ GIỐNG NHAU CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG
I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết được sự giống nhau của 2 đối tượng 
- Biết chỉ ra xung quanh bé hai đồ vật, đồ chơi có điểm giống nhau.
2. Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng tô màu 
3. Thái độ.
    - Giáo dục trẻ tình yêu trường lớp mầm non, và biết quý trọng mọi người.
II. CHUẨN BỊ.
-Một số đồ dùng đồ chơi 
- Giáo án giảng dạy .
- Tranh mẫu của cô về các đồ chơi trong sân trường ( đu quay , cầu tuột, ghế đá ...)
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Ổn định lớp.
- Chơi trò chơi 'trời tối trời sáng 'cho trẻ xem bức tranh về các đồ chơi trong trường mầm non .
- Cô có bức tranh gì đây ? 
- Trong bức tranh của cô có những gì ? 
- Các con thấy những đồ chơi này ở đâu ? 

File đính kèm:

  • docxlop 3 tuoi GIAO AN_12250266.docx