Kế hoạch hoạt động giáo dục - Đề tài: Bé tìm hiểu về không khí
I) Mục đích,yêu cầu:
Trẻ biết được không khí có ở xung quanh chúng ta, nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định, ích lợi của không khí với đời sống.
Phát triển khả năng quan sát, phán đoán , suy luận logic.
Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.
II) Chuẩn bị:
Bong bóng, nước nóng, nước lạnh, chai nước.
Đèn cầy, ly thủy tinh lớn, ly thủy tinh nhỏ, bật lửa.
Nắp dạng van, đĩa CD, keo,bong bóng.
Đá khô, bình nhựa, xà phòng, nước ấm.
III) Tiến hành hoạt động:
1) Hoạt động mở đầu:
Cô và trẻ cùng hát bài “ Điều kì diệu quanh ta”
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Đề tài: Bé tìm hiểu về không khí Mục đích,yêu cầu: Trẻ biết được không khí có ở xung quanh chúng ta, nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định, ích lợi của không khí với đời sống. Phát triển khả năng quan sát, phán đoán , suy luận logic. Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ. Chuẩn bị: Bong bóng, nước nóng, nước lạnh, chai nước. Đèn cầy, ly thủy tinh lớn, ly thủy tinh nhỏ, bật lửa. Nắp dạng van, đĩa CD, keo,bong bóng. Đá khô, bình nhựa, xà phòng, nước ấm. Tiến hành hoạt động: Hoạt động mở đầu: Cô và trẻ cùng hát bài “ Điều kì diệu quanh ta” Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về không khí, các con có thích không nào? Bạn nào cho cô biết không khí có ở đâu? Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta đúng không? Thế các con có nhìn thấy không khí không? Có sờ vào không khí được không? Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định nên chúng ta không nhìn thấy cũng không sờ vào không khí được đấy các con. Hoạt động 2: Thí nghiệm về không khí Thí nghiệm 1: Không khí cần cho sự sống Không khí rất cần thiết cho sự sống của chúng ta đấy các con. Để biết được các con hãy cùng cô tiến hành thí nghiệm đầu tiên với đèn cầy. Cô chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận một khay đồ dung. Các con nói to những thứ có trong khay cho cô nào.( 3 cây đèn cầy, ly thủy tinh lớn, ly thủy tinh nhỏ) Bây giờ các con hãy thắp 3 cây đèn của nhóm mình lên, sau đó úp ly lớn và ly nhỏ lên hai cây đèn cầy, quan sát có hiện tượng gì xảy ra.( cây đèn cầy trong ly nhỏ tắt trước, trong ly lớn tắt sau, cây đèn cầy không bị úp ly vẫn cháy không bị tắt) Trong không khí có 78% là khí N2, 21% là khí O2, 1% còn lại là khí CO2, bụi và các khí khác. Trong đó chỉ có khí O2 là có khả năng duy trì sự cháy vì vậy khi úp ly lại ngọn lửa sử dụng hết khí O2 có trong ly nên đèn cầy tắt, trong ly lớn có nhiều khí O2 hơn trong ly nhỏ nên đèn trong ly nhỏ tắt trước , đèn trong ly lớn tắt sau. Thí nghiệm 2: Sự giãn nở của không khí Tiếp theo các con sẽ làm thí nghiệm về sự dãn nở của không khí. Đầu tiên mỗi bạn hãy chọn cho mình một quả bóng sau đó đặt miệng của quả bóng vào đầu chai. Đặt chai vào tô nước nóng và xem hiện tượng gì xảy ra.(quả bóng phình lên) Khi bỏ chai vào nước nóng không khí trong chai nở ra làm cho quả bóng phình lên. Các con đặt chai vào tô nước lạnh, xem có hiện tượng gì xảy ra?(quả bóng xẹp xuống) Khi bỏ chai vào nước lạnh không khí trong chai co lại nên quả bóng xẹp xuống đấy. Thí nghiệm 3: Sức mạnh của không khí Các con có muốn biết không khí có sức mạnh như thế nào không? Vậy thì chúng ta cùng làm tiếp một thí nghiệm để biết sức mạnh của không khí như thế nào nhé. Mỗi bạn hãy chọn cho mình bóng và thổi không khí vào trong nào. Tiếp theo các con đặt miệng quả bóng vào nắp van có gắn đĩa sau đó mở nắp xem có hiện tượng gì?(cái đĩa xoay tròn) Chỉ với một ít không khí trong quả bóng đã làm cho cái đĩa xoay tròn rồi, khi khối khí càng lớn thì sức mạnh của nó càng lớn đấy các con. Thí nghiệm 4: Phép thuật bong bóng khí Các con có thích bong bóng không nào? Vậy thì chúng mình hãy cùng nhau tiến hành một thí nghiệm mới nào. Trong thí nghiệm này cô giới thiệu với các con đây là đá khô CO2, các con phải dùng găng tay nếu không sẽ bị bỏng lạnh vì đá khô có nhiệt độ rất thấp -78,5 0C. Bắt đầu thôi, các con hãy đổ nước ấm vào bình sau đó cho đá khô vào đậy nắp lại. Cầm ống gắn ở thân bình đưa vào chén xà phòng xem có hiện tượng gì xảy ra?(tạo ra rất nhiều bong bóng khí) Đá khô chứa CO2 ở nhiệt độ cực thấp, khi gặp nước ấm sẽ hóa hơi thành khí thoát ra theo ống, gặp hỗn hợp nước xà phòng sinh ra bong bóng chứa khói bên trong.
File đính kèm:
- thi_nghiem_ve_khong_khi_cho_be.docx