Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với robot thông minh - Hoạt động bổ trợ: Trò chơi

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết và nhớ được tên của các khối đồ chơi thông minh. Biết công dụng của các khối đồ chơi đó.

- Trẻ biết lắp rắp được một số robot đơn giản.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.

- Rèn luyện khả năng khéo léo của trẻ

3. Thái độ

- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn.

- Trẻ thích thú, tích cực tham gia vào hoạt động chơi.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ

* Đồ dùng của cô

- Đồ chơi robot thông minh

- Ti vi, máy tính, hình ảnh một số trò chơi dân gian, hình ảnh một số mẫu robot.

* Đồ dùng của trẻ

- Đồ chơi robot thông minh, trang phục gọn gàng

 

docx3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với robot thông minh - Hoạt động bổ trợ: Trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI THÔNG MINH
Tên hoạt động: Làm quen với robot thông minh
Hoạt động bổ trợ: Trò chơi.
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết và nhớ được tên của các khối đồ chơi thông minh. Biết công dụng của các khối đồ chơi đó.
- Trẻ biết lắp rắp được một số robot đơn giản.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
- Rèn luyện khả năng khéo léo của trẻ
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn.
- Trẻ thích thú, tích cực tham gia vào hoạt động chơi.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô và trẻ
* Đồ dùng của cô
- Đồ chơi robot thông minh
- Ti vi, máy tính, hình ảnh một số trò chơi dân gian, hình ảnh một số mẫu robot.
* Đồ dùng của trẻ
- Đồ chơi robot thông minh, trang phục gọn gàng
2. Địa điểm
- Trong lớp học
III. Tổ chức hoat động
HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Kéo cưa lừa xẻ” và đàm thoại cùng trẻ
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì?
+ Đó là loại trò chơi gì? 
+ Ngoài trò chơi này con còn biết những trò chơi dân gian nào khác không?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh những trò chơi dân gian.
- Cô khái quát lại: Có rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay như: Trồng nụ trồng hoa, kéo co, chơi chuyền, rồng rắn lên mây,... đấy các con ạ. 
2. Giới thiệu bài
- Ngoài những trò chơi dân gian ra thì còn có rất nhiều những trò chơi khác nữa. Hôm nay, cô sẽ cùng các con làm quen với 1 trò chơi mới đó là trò chơi với robot thông minh
3. Hướng dẫn trẻ thực hiện
3.1. Hoạt động 1: Làm quen với robot
+ Để chơi được trò chơi này các con cùng cô tìm hiểu về một số khối cơ bản để có thể tạo thành 1 robot nhé.
- Cô giới thiệu cho trẻ một số khối cần dùng để tạo thành robot
* Khối tư duy: Khối nguồn: Gồm nút nguồn, đèn báo, cổng sạc và mặt liên kết. Khi muốn robot hoạt động phải bật nút nguồn
* Khối cảm biến :
+ Khoảng cách: Gồm các mặt liên kết, 2 mắt cảm biến khoảng cách. Khi có vật cản: hoạt động. Không có vật cản: không hoạt đông.
+ Ánh sáng: Các mặt liên kết, một mắt cảm biến ánh sáng. Khi có ánh sáng: hoạt động. Không có ánh sáng: không hoạt đông. 
+ Khối biến đổi: Gồm núm xoay, các mặt liên kết. Xoay theo chiều kim đồng hồ: tăng dần. Xoay ngược chiều kim đồng hồ: giảm dần.
* Khối hành động: 
+ Khối ánh sáng: Gồm đèn phát ra ánh ánh, các mặt liên kết. Giúp robot phát ra ánh sáng.
+ Khối xoay: Gồm mặt xoay, các mặt liên kết. Khối xoay giúp robot xoay được.
+ Khối di chuyển: Gồm bánh xe và các mặt liên kết. Giúp robot di chuyển được.
- Hỏi lại trẻ tên một số khối
** Mở rộng
- Cô giới thiệu thêm cho trẻ một số khối khác như: Khối hiển thị ( dùng để hiển thị mức độ mạnh yếu tín hiệu); khối nghịch đảo, khối ngưỡng, khối truyền, khối cản, khối blutooth.
3.2.Hoạt động 2: Bé tập ghép robot
a. Quan sát- đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát cô ghép robot đoàn tàu và đàm thoại cùng trẻ:
+ Robot đoàn tàu được cô ghép bằng những khối gì?
+ Khối này có tác dụng gì?
+ Cô ghép khối nào trước? Tiếp đến khối nào và sau cùng là khối gì?
+ Để robot đoàn tàu đi được cần phải làm gì?
- Cô khái quát – giáo dục : Robot đoàn tàu được ghép bằng khối nguồn, khối cảm biến ánh sáng và khối di chuyển. Để robot di chuyển được ta cần bật nút nguồn. Khi sử dụng các khối này các con nhớ giữ gìn đồ chơi, không tranh giành nhau và không để đồ chơi rơi vỡ nhé.
- Cô cho trẻ quan sát thêm một số mẫu robot khác.
b. Trẻ trải nghiệm
- Cô cho trẻ về ngồi theo nhóm và cho trẻ thực hiện lắp ghép robot theo ý thích của mình.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ hoàn thiện robot.
3.3. Hoạt động 3: Nhận xét
- Cô đến từng nhóm và trò chuyện với trẻ về cách ghép
+ Con ghép robot gì? Con sử dụng những khối gì để ghép được robot đó? 
- Cô khái quát lại và tuyên dương trẻ.
4/ Củng cố - giáo dục
- Cô hỏi trẻ hôm nay được tham gia hoạt động gì?
- Cô khái quát lại kết hợp giáo dục trẻ chơi đoàn kết, có ý thức khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi.
5/ Tuyên dương.
- Tuyên dương những nhóm bạn chơi tốt.
- Trẻ chơi cùng cô
- Kéo cưa lừa xẻ
- Trò chơi dân gian 
- Trẻ kể tên
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình
- Trẻ trả lời
- Bật nút nguồn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Làm quen với robot thông minh
- Trẻ lắng nghe
- Vỗ tay

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_12587972.docx