Kế hoạch hoạt động khối Lá - Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát Cô giáo miền xuôi - Nghe hát: Cô đi nuôi dạy trẻ - Trò chơi: Tai ai tinh, tay ai khéo

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết hát kết hợp vận động theo tiết tấu chậm bài hát: “Cô giáo miền xuôi” nhịp nhàng và nhớ tên bài hát, tên tác giả, tên vận động.

- Trẻ hứng thú nghe cô hát bài: “ Cô đi nuôi dạy trẻ” và biết hư¬ởng ứng cùng cô.

- Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi “Tai ai tinh, tay ai khéo”

2. Kỹ năng

- Luyện kỹ năng hát và vận động theo tiết tấu chậm đều đúng, nhịp nhàng kết hợp với lời ca.

- Trẻ vận động với tiết tấu chậm theo nhiều cách khác nhau .

- Phát triển năng khiếu âm nhạc, phát triển tai nghe và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích âm nhạc, thích ca hát.

- Thông qua bài hát giáo dục trẻ biết ơn cô giáo, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn cô giáo nhân ngày lễ 20/11.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát Cô giáo miền xuôi - Nghe hát: Cô đi nuôi dạy trẻ - Trò chơi: Tai ai tinh, tay ai khéo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THỂ NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: 
Hoạt động âm nhạc
Chủ đề: Ngày hội của cô 20/11
Đề tài: 
NDTT: Dạy vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Cô giáo miền xuôi”, 
nhạc và lời: Mộng Lân
NDKH: Nghe hát “Cô đi nuôi dạy trẻ”, sáng tác: Nguyễn Văn Tý
 Trò chơi “Tai ai tinh, tay ai khéo”
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người soạn và dạy: Lê Thị Thiết
Ngày dạy: 15/11/2016
Mục đích yêu cầu
 Kiến thức
 Trẻ biết hát kết hợp vận động theo tiết tấu chậm bài hát: “Cô giáo miền xuôi” nhịp nhàng và nhớ tên bài hát, tên tác giả, tên vận động.
Trẻ hứng thú nghe cô hát bài: “ Cô đi nuôi dạy trẻ” và biết hưởng ứng cùng cô.
Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi “Tai ai tinh, tay ai khéo”
Kỹ năng
Luyện kỹ năng hát và vận động theo tiết tấu chậm đều đúng, nhịp nhàng kết hợp với lời ca.
Trẻ vận động với tiết tấu chậm theo nhiều cách khác nhau .
Phát triển năng khiếu âm nhạc, phát triển tai nghe và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
Thái độ
Trẻ yêu thích âm nhạc, thích ca hát.
Thông qua bài hát giáo dục trẻ biết ơn cô giáo, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn cô giáo nhân ngày lễ 20/11.
Chuẩn bị
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Nhạc các bài hát “ cô giáo miền xuôi”, “Cô đi nuôi dạy trẻ”; nhạc trò chơi “Tai ai tinh, tay ai khéo”
- Trang phục áo dài
- Lẵng hoa
- Giá tạo hình 1 cái
- Trang phục váy áo
- Mũ múa hoa hồng, hoa cúc, hoa lan. 
- Một số nhạc cụ âm nhạc: Sỏi, phách tre, xắc xô.
- Tranh tô màu bưu thiếp chúc mừng ngày 20/11, bút sáp màu mỗi trẻ 2 cái.
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức, giới thiệu bài (2-3 phút)
- Cô chào tất cả các con! Cô thấy hôm nay bạn nào cũng rất xinh xắn, đáng yêu. Vườn hoa lớp 5A của chúng mình nở những bông hoa rực rỡ.
- Sắp đến ngày hội, ngày lễ gì mà trông các con vui tươi, phấn khởi như vậy?
- Ngày Nhà giáo Việt nam là ngày tết của ai?
=> Ngày 20/11 là ngày tết, ngày có ý nghĩa rất đặc biệt của các thầy cô giáo, vì thế hôm nay lớp mình được chào đón rất nhiều cô giáo về tham dự, các con hãy học thật ngoan, thật giỏi để giành tặng các cô món quà thật ý nghĩa nhân ngày tết của các cô nhé! 
- Đề chào đón các cô về với lớp mình, các con hãy ca vang bài hát “Cô giáo miền xuôi”, nhạc và lời của chú Mộng Lân.
2. Nội dung (22 - 25 phút)
2.1. Hoạt động 1: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cô giáo miền xuôi”
- Cô hỏi trẻ: các con vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai?
- Các con đã hát bài này đúng rồi. Theo các con với bài hát này thì chúng mình có thể kết hợp được với những vận động nào?
- Để bài hát được hay hơn thì các con có thể kết hợp vừa hát vừa vận động theo nhiều hình thức mà các con đã kể nhưng theo cô thì vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm sẽ là hình thức vận động phù hợp với bài này nhất đấy! Các con có thích không?
- Cô vận động mẫu
- Cô hướng dẫn từng động tác cho cả lớp vận động cùng ( không nhạc) – trong quá trình trẻ vận động cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên vận động.
- Bài hát sẽ sinh động hơn nếu các con vỗ tay kết hợp với nhạc cụ.
- Cho trẻ hát và đi lấy nhạc cụ.
- Tổ chức cho trẻ thi đua tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô tổ chức cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm theo một số hình thức khác nhau: cuộn tay, đưa tay sang hai bên
- Cho cả lớp hát, vận động và đi cất nhạc cụ.
2.2. Hoạt động 2: Nghe hát “Cô đi nuôi dạy trẻ”
- Trường mầm non Bình Sơn chúng mình được đón chào các cô giáo ở khắp mọi nơi về đây công tác. Các cô không quản ngại khó khăn, vất vả. Cô yêu thương các con, mong muốn các con luôn được khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lớn lên thành người có ích.
Tình cảm chân thành ấy của cô được gửi gắm qua bài hát “Cô đi nuôi dạy trẻ”, sáng tác Nguyễn Văn Tý.
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát, phong cách vui tươi, giao lưu với trẻ.
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào? 
- Bài hát nói lên điều gì nhỉ?
- Bài hát sẽ thật ý nghĩa khi các con hưởng ứng cùng với cô.
- Lần 2: Cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tai ai tinh, tay ai khéo”
- Cô hướng dẫn trò chơi:
 Mỗi trẻ sẽ có một tấm thiệp chúc mừng 20/11 in hình rỗng và 2 cái bút sáp màu. Yêu cầu các con phải vừa tô màu vừa nghe nhạc: khi nhạc chậm thì các con tô chậm, khi nhạc nhanh thì các con tô nhanh và khi nhạc dừng lại thì các con phải dừng lại nếu bạn nào phạm một trong các yêu cầu đó là thua cuộc và phải dừng cuộc chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 
- Kết thúc trò chơi cô tổ chức cho trẻ treo sản phẩm của mình lên giá cô đã chuẩn bị sẵn. 
- cô nhận xét kết quả chơi
3. Kết thúc (1- 2 phút)
- Cô và trẻ cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cô giáo miền xuôi” kết thúc tiết học.
-Trẻ thể hiện thái độ vui tươi.
-Ngày nhà giáo VN
- Ngày tết của các thầy cô giáo
-Trẻ hát
-Bài hát “Cô giáo miền xuôi”, N&L chú Mộng Lân
- Trẻ kể một số vận động kết hợp với bài hát mà trẻ biết
-Có ạ
-Trẻ chú ý cô làm mẫu
-Trẻ trả lời
-Trẻ hát và đi lấy nhạc cụ
-Trẻ vận động dưới sự hướng dẫn của cô
-Trẻ đứng vòng tròn vận động.
-Trẻ thực hiện
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ lắng nghe cô hát
-Bài hát “Cô đi nuôi dạy trẻ” của nhạc sỹ Nguyễn văn Tý.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
-Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
-Trẻ đi lấy đồ dùng và tham gia trò chơi
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét và đưa thiệp lên gắn tặng cô giáo.
-Trẻ hát và vận động.

File đính kèm:

  • docGiao_an_am_nhac.doc
Giáo Án Liên Quan