Kế hoạch hoạt động khối Lá - Giáo án Âm nhạc dạy vận động theo tiết tấu chậm: Cháu yêu bà - Nghe hát: Bàn tay mẹ - Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng

I. MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức

- Trẻ hát thuộc bài hát và vận động theo tiết tấu chậm Cháu yêu bà.

- Lắng nghe cô hát và biết hưởng ứng bài hát nghe cùng cô.

- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc

2. Kỹ năng

- Rèn luyện khả năng chú ý và cách thể hiện vận động theo nhịp của trẻ. 70- 90% trẻ đạt yêu câu.

- Nhớ luật chơi, cách chơi trò chơi âm nhạc.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ và mọi người trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

- Sắc xô, phách cho cô và trẻ.

- Loa, máy tính có chứa nhạc bài hát cháu yêu bà, Bàn tay mẹ.

- 6- 8 vòng thể dục.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Giáo án Âm nhạc dạy vận động theo tiết tấu chậm: Cháu yêu bà - Nghe hát: Bàn tay mẹ - Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy vận động theo tiết tấu chậm: Cháu yêu bà 
Nghe hát: Bàn tay mẹ
TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng 
Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức
- Trẻ hát thuộc bài hát và vận động theo tiết tấu chậm Cháu yêu bà.
- Lắng nghe cô hát và biết hưởng ứng bài hát nghe cùng cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng chú ý và cách thể hiện vận động theo nhịp của trẻ. 70- 90% trẻ đạt yêu câu.
- Nhớ luật chơi, cách chơi trò chơi âm nhạc.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ và mọi người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Sắc xô, phách cho cô và trẻ.
- Loa, máy tính có chứa nhạc bài hát cháu yêu bà, Bàn tay mẹ.
- 6- 8 vòng thể dục.
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
GHI CHÚ
HĐ 1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ nghe bản nhạc không lời hoặc xướng âm “La” cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả.
( Trẻ đoán đúng tên bài hát, tên tác giả)
À! Đúng rồi đó chính là bài hát Cháu yên bà sáng tác của chú Xuân Giao đấy.
- Bài hát được viết theo nhịp 2/4 nói về tình cảm của cháu dành cho người bà thân yêu của mình.
- Bây giờ các con cùng hát bài này nhé!
( Cô cho trẻ hát 1-2 lần)
- Các con ạ! Bài này sẽ hay hơn khi kết hợp với vận động, hôm nay cô sẽ dạy các con vận động theo nhịp bài Cháu yêu bà.
HĐ 2: Dạy vận động theo nhịp
- Cô vận động mẫu lần 1 cho trẻ xem không phân tích.
- Cô vận động lần 2 và phân tích cách vận động.
Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm. 
v v v ngh v v v ngh 
 Tóc bà trắng, màu trắng như mây.
 V v v ngh v v v ngh
( v: Vỗ tay, ngh: Nghỉ không vỗ tay)
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô 2- 3 lần.
- Cô lần lượt cho từng tổ vận động.
- Nhóm- cá nhân vận động
( Cô khuyến khích trẻ hát vỗ tay bằng phách, sắc xô theo tiết tấu chậm)
* Cô hỏi trẻ còn biết cách vận động nào khác?
- Cô cho trẻ vận động theo các cách khác 1-2 lần.
* Cô cho cả lớp vận động lại theo tiết tấu chậm 1 lần.
HĐ 3: Nghe hát
- Cô giới thiệu hấp dẫn bài hát nghe.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 cô múa minh họa .
( Giáo dục trẻ theo nội dung bài hát)
HĐ 4: TCAN
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
 cho trẻ chơi 2-4 lần.
HĐ 5: Kết thúc: (Hoạt động chuyển tiếp)
 Cho trẻ về các góc vẽ bà
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chú ý xem cô vận động.
- Lớp vận động 1- 2 lần.
- Mỗi tổ vận động 1-2 lần.
- Nhóm- cá nhân vận động.
- 1-2 trẻ kể.
- Trẻ vận động theo ý trẻ.
- Lớp vận đọng lại 1 lần.
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng cùng cô.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi 2-4 lần.
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy hát: Múa cho mẹ xem
NDKH: Nghe Ba ngọn nến lung linh
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
I. Mục đích
1. Kiến thức:
-Trẻ hát đúng lời, hát vui tươi, hồn nhiên theo giai điệu bài hát: “Múa cho mẹ xem”.
- Trẻ chăm chú nghe cô hát bài hát: “ Ba Ngọn nến lung linh”với tình cảm tha thiết. Biết hưởng ứng cảm xúc khi nghe cô hát.
Nhớ luật chơi, cách chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng 
- Trẻ hát rõ, lời đúng nhạc bài hát: “Múa cho mẹ xem”.
 - Chơi trò chơi âm nhạc một cách thành thạo.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu thương gia đình thông qua bài hát.
- Biết cách múa hát làm cho mẹ vui lòng.
- Hứng thú tham gia hoạt động.
 II. Chuẩn bị
- Sắc xô của cô, Loa, Máy tính có chứa nhạc các bài hát Múa cho mẹ xem, Ba ngọn nến lung linh.
- Một số đồ dùng trong gia đình để trẻ chơi trò chơi Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
HĐ 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bai Bài Tay mẹ
Trò chuyện qua về nội dung bài hát.
=> Mẹ là người rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Khi còn nhỏ mẹ là người chăm sóc nâng lưu từ bữa ăn giấc ngủ cho các con
- Thế các con phải như nào để mẹ vui lòng?
- Có một bài hát nói về bạn nhỏ dùng đôi tay của mình để múa cho bạn xem đấy!
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
HĐ 2: Dạy hát
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe 1 lần chậm rõ lời.
+ Cô vừa hát cho các con bài hát gì? Ai sáng tác?
(- Cô giảng giải nội dung bài hát)
- Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp đệm đàn.
+ Đàm thoại với trẻ giúp trẻ hiểu nội dung bài hát.( Ví dụ: Hai bàn tay của các con dùng để làm gì? Hai bàn tay của con được ví như con gì?....)
=> Giáo dục trẻ yêu quý cha mẹ và những người thân yêu của mình.
* dạy trẻ hát: 
- Cô cho lớp hát.
- Cô cho từng tổ hát.
- Hát nâng cao.
- Nhóm- cá nhân hát.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
* Củng cố: - Cô hỏi lại trẻ tên bài hát, tác giả.
- Cô cho cả lớp hát lại 1 lần.
HĐ 3: Nghe hát
- Cô giới thiệu vào bài hát nghe.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (3) thể hiện minh họa theo lời bài hát.
=> Giáo dục trẻ theo nội dung bài hát.
HĐ 4: Trò chơi âm nhạc
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Lớp hát 1 lần.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe.
- Lớp hát 2-3 lần.
- Mỗi tổ hát 1-2 lần.
- Trẻ hát nối 1-2 lần.
- Nhóm, cá nhân hát.
Cả lớp hát lại 1 lần.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng cùng cô.
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi 2-4 lần.
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy hát: Cả nhà thương nhau
NDKH: Nghe Ba ngọn nến lung linh ( hoặc: Chỉ có một trên đời)
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy vận động theo nhịp: Cả nhà thương nhau
NDKH: Nghe Ba ngọn nến lung linh ( hoặc: Chỉ có một trên đời)
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
( Hoặc TC: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng)
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy vận động minh họa: Múa cho ttrer xem
NDKH: Nghe Ba ngọn nến lung linh ( hoặc: Chỉ có một trên đời)
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
( Hoặc TC: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng)
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy hát: Hoa bé ngoan- NVL: Hoàng văn Yến
NDKH: Nghe Chỉ có một trên đời
TCAN: Tai ai tinh ( Đoán tên dụng cụ âm nhạc)
Đối tượng: Trẻ 4-5 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Vỗ tây theo tiết tấu chậm: Cháu yêu bà- ST: Xuân Giao
NDKH: Nghe Bàn tay mẹ ( hoặc: Chỉ có một trên đời)
TCAN: Tìm nhà
Đối tượng: Trẻ 4-5 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
NNTT: Dạy hát: Cùng đi đều- NVL: Kim Hữu
NDKH: Nghe Bố là tất cả
TCAN: Nghe tiếng hát thỏ nhảy vào vòng
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ cái ấm pha trà (Mẫu)
Đối tượng: Trẻ 5-6 Tuổi
Chủ đề: Gia đình
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Biết vẽ các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ.
- Củng cố kiến thức về các chất liệu bằng sứ, bằng thủy tinh, bằng gốm và các hình dạng khác nhau của ấm. Nắm được cấu tạo của ấm gồm các bộ phận chính: thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm.
 - Trẻ biết vẽ bức tranh có bố cục hợp lí.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, năng lực chú ý, ghi nhớ, khả năng tri giác đồ vật.
- Củng cố cho trẻ kĩ năng phối hợp các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ.
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tô màu đẹp, không lem ra ngoài.
- Hình thành thói quen, nề nếp học tập cho trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết cẩn thận giữ gìn ấm khi sử dụng.
- Giáo dục trẻ khéo léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu vẽ ấm pha trà của cô.
- Khung tranh để vẽ mẫu, bút dạ màu đen cho cô.
- Máy tính, đoạn nhạc không lời.
- Góc tạo hình để trưng bày sản phẩm, ghim kẹp sản phẩm.
- Bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ.
- Giấy vẽ, bút chì, sáp màu đủ cho mỗi trẻ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
HĐ 1: Gây hứng thú
Cô cho trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi” của nhạc sĩ Thu Hiền
- Cô và các con (c/c) vừa cùng nhau hát bài gì đó c/c?
- C/c nhớ xem trong nhà c/c có những đồ vật gì nào?
 ( Bàn, ghế, bát,đĩa, cốc chén).
* Cô có một câu đố về một trong những đồ vật có trong nhà c/c đấy !
Tên tôi chẳng lạnh bao giờ
Pha trà, đựng nước phải cần đến tôi
Là cái gì ?
- Cô: C/c có biết ấm này dùng để làm gì không?
- Ấm pha trà thường được làm bằng gì?
HĐ 2: Quan sát- Đàm thoại 
- Cô treo tranh vẽ ấm pha trà cho trẻ QS- NX
+ Tranh vẽ gì đây?
 + Các con quan sát xem cái ấm pha trà gồm có những bộ phận nào?
Cô khen trẻ đã trả lời đúng và nhắc lại cho trẻ nghe các bộ phận của một cái ấm pha trà.
- Bạn nào có thể lên chỉ và nói tên cho cô xem các bộ phận của chiếc ấm pha trà trong bức tranh này?
- Thân ấm được vẽ như nào?
- Vòi ấm, nắp âm, Quai ấm được vẽ các nét gì?
- Và để thêm đẹp thì người ta còn tô màu và trang trí cho ấm trà nữa đấy.
- Bây giờ cô và c/c sẽ cùng nhau vẽ những chiếc ấm pha trà giống như chiếc trong bức tranh để mang về nhà tặng cho ông bà, bố mẹ nhé!”
* Cô vẽ mẫu:
- Cô vừa vẽ vừa phân tích mẫu vẽ: Đặt ngang tờ giấy vẽ, cô sẽ vẽ cái ấm pha trà vào chính giữa khung giấy. Để vẽ một cái ấm pha trà, trước tiên cô vẽ thân ấm. Thân ấm được vẽ bởi hai nét cong: 1 nét cong trái và 1 nét cong phải, ở phía dưới cô vẽ một nét hơi cong làm đế ấm, ở phía trên cô vẽ một nét cong dưới làm miệng ấm.
- Phía trên phần thân ấm là bộ phận nào của ấm c/c ?
 ( Phía trên phần thân ấm là nắp ấm)
- Để vẽ nắp ấm, trước tiên cô vẽ một nét cong trên. Phía bên trái thân ấm cô vẽ quai ấm: quai ấm được vẽ bởi 2 nét cong phải: 1 nét cong phải ở phía ngoài lớn hơn nét cong phải ở phía trong.
 - C/c nhìn xem cô đã vẽ xong 1 cái ấm pha trà chưa nào?
 ( Chưa. Vì còn thiếu vòi ấm)
- Vòi ấm được vẽ bởi 2 nét cong lượn. Ở giữa hai nét cong lượn đó cô vẽ 1 vòng tròn nhỏ để là chỗ cho nước chảy ra. Cuối cùng là ở trên nắp ấm cô vẽ một nét cong nhỏ làm núm ấm.
- Vậy là cô đã vẽ xong hình cái ấm pha trà. Để cho ấm thêm đẹp chúng ta phải làm gì nữa?
 - C/c có thể trang trí lên ấm những cây hoa, ông mặt trời
- Sau khi trang trí chúng ta sẽ làm gì?
- C/c nhớ là phải tô màu không được lem ra ngoài.
* Cô để lại hình vẽ trên bảng và đặt câu hỏi cho trẻ nói lại cách vẽ:
+ Cô: Bạn nào nhắc giúp cô để vẽ ấm pha trà chúng ta cần vẽ những bộ phận nào?
 ( Vẽ thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm)
+ Để vẽ thân ấm chúng ta vẽ như thế nào?
 ( Vẽ hai nét cong: 1 nét cong trái và một nét cong phải, ở phía dưới vẽ một nét hơi cong làm đế ấm, ở phía trên vẽ một nét cong dưới làm miệng ấm).
+ Nắp ấm vẽ thế nào?
 (Vẽ một nét cong trên làm nắp).
+ Quai ấm vẽ ra sao?
( Vẽ 2 nét cong phải: 1 nét cong phải ở phía ngoài lớn hơn nét cong phải ở phía trong).
+ Còn vòi ấm vẽ như thế nào?
(Vòi ấm được vẽ bởi 2 nét cong lượn và một vòng tròn nhỏ ở giữa hai nét cong đó để là chỗ để trà chảy ra).
- Cuối cùng là ở trên nắp ấm cô vẽ một nét cong nhỏ làm núm ấm.
HĐ 3: Trẻ tạo hình
- Cô phát giấy vẽ, bút chì và sáp màu đủ cho mỗi trẻ. Nhắc trẻ cách ngồi và cách cầm bút.
- Cho trẻ vẽ, cô chú ý bao quát nhắc nhở trẻ vễ giống mẫu của cô. 
( Cô mở bài nhạc nhẹ làm nền khi trẻ vẽ)
HĐ 4: Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ tự mang tranh lên trưng bày trên giá treo sản phẩm.
- Cô cho trẻ tự đánh giá, nhận xét bài của trẻ và bài của bạn trẻ: Con thích bức tranh nào ? Vì sao con thích ? 
- Cô nhận xét một cách cụ thể, khách quan, chính xác những bài vẽ giống mẫu của cô.
- Động viên khuyến khích những bài chưa hoàn thiện.
* Kết thúc: Cô cho trẻ mang về cho ông bà, bố mẹ xem để ông bà bố mẹ vui. 
=> Giáo dục trẻ ấm pha trà thường làm bằng gốm, sứ hoặc thủy tinh nên dễ vỡ, c/c phải giữ gìn cẩn thận khi sử dụng.
( Cái ấm dùng để pha trà cho ông, bà, bố, mẹ uống ạ!).
- Cô: Cái ấm pha trà này của cô được làm bằng chất liệu gì? ( Ấm pha trà gồm có thân ấm, nắp ấm, quai ấm và vòi ấm).

File đính kèm:

  • docGiao_an_am_nhac.doc
Giáo Án Liên Quan