Kế hoạch hoạt ðộng tuần 2 lớp Lá - Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về trường tiểu học, các đồ dùng chuẩn bị cho bé học lớp 1

- Cho trẻ chơi tự do theo nhóm. Luyện tập kỹ năng: thêu khung bằng bộ học cụ.

- Thể dục sáng với gậy theo nhạc bài hát “ yêu hà nội”

Khởi động theo nhạc bài: hoà bình cho bé. Đi kết hợp các kiểu chân: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm Về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.

- BTPTC:

 ĐT Tay: 2 tay đưa ra trước bằng vai, gập khuỷu tay trước ngực. (2l x 8n) “ Yêu Hà Nội .người cháu yêu”

 ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người. 2lx8n) “ Yêu bờ hồ .người cháu yêu”

 ĐT Chân: 2 tay đưa lên cao kết hợp kiễng gót chân, đưa 2 tay ra phía trước bằng vai kết hợp trùng gối 2 chân. (2l x 8n) “ Yêu Hà Nội .người cháu yêu”

 ĐT Bật: Tiến về phía trước 3 bước. 2lx8n) “ Yêu bờ hồ .người cháu yêu”

Hồi tĩnh: Đi vẫy tay nhẹ nhàng 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp”

-Điểm danh, báo ăn.

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt ðộng tuần 2 lớp Lá - Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ÐỘNG TUẦN 2: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
Thực hiện từ ngày:16 /5 đến 20/5/2016. 
Tên HÐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Ðón trẻ
 Thể dục sáng
Điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về trường tiểu học, các đồ dùng chuẩn bị cho bé học lớp 1
- Cho trẻ chơi tự do theo nhóm. Luyện tập kỹ năng: thêu khung bằng bộ học cụ. 
- Thể dục sáng với gậy theo nhạc bài hát “ yêu hà nội”
Khởi động theo nhạc bài: hoà bình cho bé. Đi kết hợp các kiểu chân: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm Về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.
- BTPTC:
 ĐT Tay: 2 tay đưa ra trước bằng vai, gập khuỷu tay trước ngực. (2l x 8n) “ Yêu Hà Nội.người cháu yêu”
 ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người. 2lx8n) “ Yêu bờ hồ..người cháu yêu”
 ĐT Chân: 2 tay đưa lên cao kết hợp kiễng gót chân, đưa 2 tay ra phía trước bằng vai kết hợp trùng gối 2 chân. (2l x 8n) “ Yêu Hà Nội.người cháu yêu”
 ĐT Bật: Tiến về phía trước 3 bước. 2lx8n) “ Yêu bờ hồ..người cháu yêu” 
Hồi tĩnh: Đi vẫy tay nhẹ nhàng 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp” 
-Điểm danh, báo ăn.
HÐ có chủ ðích.
KPKH:
Trò chuyện về Bác Hồ
Âm nhạc:
- Dạy vận động : Nhớ ơn Bác.
Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu
- Nghe hát: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
Sáng tác: Hoàng Lân
- Trò chơi: Những nốt nhạc xinh.
Toán:
Ôn chia nhóm có 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau
Vãn học: 
Thơ: Ảnh Bác.
Sáng tác: Trần đăng Khoa.
 Thể dục:
- VĐCB: Trườn sấp.
TCVĐ: Thi bật qua vòng.
Tạo hình:
- Xé dán ao cá Bác Hồ. (Mẫu)
HÐ ngoài trời.
- HĐCMĐ: Trò chuyện về Bác Hồ.
- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- QSCMĐ: Xem tranh ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- TCDG: Bịt mắt bắt dê.
- HĐLĐ: Nhặt cỏ vườn rau.
- QSCMĐ: Xem tranh trò chuyện về Lăng Bác Hồ.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do với đò chơi ngoài trời.
- HĐCMĐ: Ôn các bài hát, bài thơ trong chủ đề.
- TCVĐ: Ghép tranh Lăng Bác, Nhà sàn Bác Hồ.
- HĐLĐ: Nhặt lá sân trường.
- QSCMĐ: Xem tranh và trò chuyện về Bác Hồ.
- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
HÐ góc.
- Góc XD: Xây dựng Lăng Bác Hồ
Chuẩn bị: đồ chơi lắp ghép, các khối hình, gạch, thảm cỏ, cây các loại bằng nhựa.
Kiến thức : Trẻ biết nhiệm vụ trong vai chơi của mình, biết phân công công việc trong nhóm chơi, biết sử dụng các khối gỗ để tạo thành Lăng Bác, biết cách xây dựng tạo ra bố cục hợp lý.
Kỹ năng : Có kĩ năng lắp ghép, dùng khối gỗ để tạo thành Lăng Bác.
- Góc PV: Cửa hàng lưu niệm.Gia đình đi thăm lăng Bác. Thực hành kỹ năng : Cách mời trà, rửa cốc.
- Góc thư viện : Làm sách tranh truyện về những hình ảnh về Bác Hồ, đọc thơ, kể chuyện về Bác Hồ.
-Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về Bác Hồ.
- Góc học tập: nặn chữ cái, in và trang trí số.
Hoạt động chiều
Luyện tập kỹ năng: dọn bàn ăn, kê bàn ghế.
-Xem băng hình, tư liệu về Bác Hồ.
- Chơi góc xây dựng
-Tô màu vở toán
-Lau dọn đồ chơi ở các góc.
-Đọc các bài thơ về Bác Hồ.
-Chơi góc phân vai, góc thực hành cuộc sống.
Hoàn thiện những bài còn thiếu trong vở của trẻ
-Biểu diễn văn nghệ
- Xem chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
KẾ HOẠCH TUẦN II
Thứ 2, ngày 9 tháng 05 năm 2016.
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH:
Trò chuyện về Bác Hồ
1. Kiến thức:
- TrÎ biÕt Bác Hồ là một vị lãnh tụ cao nhất của nước ta. Khi còn sống, Bác luôn yêu thương, chăm sóc các cháu thiếu niên nhi đồng
 2. Kỹ năng: 
- Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kĩ năng vận động, biểu diễn âm nhạc, chơi trò chơi mạnh dạn, tự tin
3.Thái độ:
- Giáo dục trÎ yªu quý, kính trọng Bác Hồ
1. Đồ dùng của cô: 
- Hình ảnh Bác Hồ bế em bé. Bác hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi, Bác múa hát cùng các cháu thiếu nhi
- Đĩa nhạc bài hát “mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
- Trẻ thuộc bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác”.
1.Ổn định, gây hứng thú
-Cô cùng trẻ hát bài “Mơ gặp Bác Hồ”
-Các con vừa hát bài gì?
-Bài hát nói về điều gì?
2. Nội dung:
-Các con có biết ngày sinh nhật của Bác là ngày nào?
-Các con có biết gì về Bác ?
ðkhi còn sống, Bác Hồ là một vị lãnh tụ cao nhất của nước ta. Bác đã dành hết tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
Bác Hồ bế em bé:
-Đây là hình ảnh của ai?
-Bác đang làm gì?
Bác đã có câu: Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 (1941)
Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu:
-Bức ảnh này Bác đang làm gì?
-Bác chia kẹo cho ai?
-Bác là người như thế nào?
ðBác là người luôn quan tâm tới các cháu, Bác đã chia bánh kẹo cho các cháu nhân ngày 1/6, ngày Tết Trung Thu. Nếu không tới thăm được, Bác lại viết thư thăm hỏi các cháu thiếu niên nhi đồng.
Bác múa hát cùng các cháu thiếu nhi
-Bác Hồ đang làm gì?
ðKhi còn sống, Bác là một vị lãnh tụ cao nhất của nước Việt Nam, Người đã đưa nước ta đến độc lập, thống nhất. Đặc biệt, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng yêu mến và quí trọng Bác Hồ. Khi Bác qua đời, Lăng Bác được xây dựng tại thủ đô Hà Nội để Bác yên nghỉ tại đó, hàng ngày có rất nhiều người đã vào viếng Bác.
 Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng Bác, hôm nay lớp mình sẽ có một chương trình văn nghệ đặc biệt để dâng lên Bác Hồ kính yêu mừng ngày sinh nhật của Người (Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn bài “Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác”)
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét hoạt động.
- Cho trẻ theo nhóm về các góc làm album ảnh về Bác Hồ.
Âm nhạc:
NDTT:
- Dạy hát: Nhớ ơn Bác.
Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu
NDKH:
- Nghe hát: Nhớ giọng hát Bác Hồ.
Nhạc: Thanh Phúc
Lời: Tạ Hữu Yên.
- Trò chơi: Những nốt nhạc xinh.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hiểu nội dung, thuộc lời bài hát “ Nhớ ơn Bác”
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi, tình cảm của bài hát “ Nhớ ơn Bác”, tình cảm nhẹ nhàng của bài hát “ Nhớ giọng hát Bác Hồ”. Từ đó trẻ biết thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài hát.
2. Kĩ năng:
- Trẻ hát đúng nhạc, hát vui tươi, hồn nhiên, thể hiện tình cảm khi hát.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu mến, kính trọng Bác Hồ.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động. 
1. Đồ dùng của cô: 
- Tranh về Bác Hồ: Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi, Bác bế em bé, Bác múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
- Đĩa nhạc bài “Nhớ ơn Bác, Nhớ giọng hát Bác Hồ” 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
1.Ổn định, gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về tình cảm của Bác Hồ với Các cháu Thiếu nhi, cho trẻ xem hình ảnh Bác Hồ bế em bé, Bác chia kẹo....
- Các con thấy bác Hồ đối với các cháu như thế nào?
- Các con có yên quý Bác không?
- Các con phải làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
2. Nội dung:
*HĐ1: Dạy hát “Nhớ ơn Bác”
- Cô giới thiệu: “ Các con ạ, Bác hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành những tình cảm đạc biệt cho các cháu và các cháu thiếu nhi cũng rất yêu quý, kính trọng Bác. Có rất nhiều nhạc sĩ đã sáng tác thành công những bài hát hay để ca ngợi tình yêu thương bao la của Bác. Hôm nay cô sẽ hát tặng các con một trong số những bài hát đó. Các con cùng chú ý lắng nghe nhé.
- cô hát lần 1
- Cô giới thiệu về bài hát: Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát “Nhớ ơn Bác” của bác Phan huỳnh Điểu.
- Cô hát lần 2, hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
- Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác, các bạn nhỏ đã thầm hứa với Bác sẽ chăm ngoan, học giỏi để là những bông hoa đẹp kính dâng lên Bác Hồ.
- Hỏi cảm nhận của trẻ về bài hát. Trẻ nói lên tình cảm, cảm xúc của bài hát và thể hiện tình cảm của trẻ về bài hát.
- Cô hát lần 3: kết hợp múa minh hoạ.
- Cho cả lớp hát lần 1. Cô dẫn dắt: Nhạc sĩ Phan huỳnh Điểu đã viết bài hát với giai điệu vui tươi, hồn nhiên nhưng tình cảm rất tha thiết nên khi hát các con phải hát thật vui nhộn và tình cảm nhé.
- Cho cả lớp hát lần 2. Sau đó thi đua theo nhóm, cá nhân.
- Mời cá nhân lên hát( khi trẻ hát cô chú ý sủa sai về lời, giai điệu cho trẻ)
*HĐ 2: Nghe hát “ Nhớ giọng hát Bác Hồ”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát lần 1: Cô hát diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Cô gợi ý cho trẻ cảm nhận về giai điệu của bài hát, lời ca của bài hát. Trẻ thể hiện cảm nhận của mình sau khi nghe cô hát.
- Lần 2: Cô mở nhạc không lời của bài hát, cho trẻ nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
- Lần 3: cô cho trẻ nghe đĩa bài hát.
*HĐ 3: Trò chơi “Những nốt nhạc xinh”
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm, giới thiệu trò chơi và cách chơi: Mỗi nhóm lần lượt chọn một nốt nhạc và hát bài hát có nội dung trên nốt nhạc mà trẻ vừa mở ra. Nhóm nào thể hiện được bài hát thì được tặng một nốt nhạc.Kết thúc trò chơi, nhóm nào được nhiều nốt nhạc thì nhóm đó chiến thắng. 
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá cuối ngày: .
.
.
.
Thứ 3, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Nội dung
Mục đích, yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán: Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng
 ( THCS 
 1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách sắp xếp của 3 loại đối tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần theo một trình tự nhất định gọi là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
- Trẻ biết cách sắp xếp 3 loại đối tượng theo một trình tự nhất định và lặp lại.
-Trẻ nhận ra các mẫu sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đói tượng, biết sao chép lại các mẫu quy tác sắp xếp và xếp theo yêu cầu của cô. Biết tạo ra mẫu sắp xếp và sắp xếp theo ý thích.
2. Kỹ năng:
- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo trình tự sắp xếp nhất định của quy tắc.
- Trẻ phát hiện và nêu rõ ràng cách sắp xếp của quy tắc.
- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo mẫu cho trước. Sắp xếp các đối tượng theo quy tắc giáo viên yêu cầu.
- Trẻ tự tạo ra cách sắp xếp theo quy tác của 3 loại đối tượng theo ý thích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ phối hợp cùng bạn trong nhóm để tạo ra sảm phẩm.
Đồ dùng của cô:
- Máy tính và giáo án điện tử các slide để trẻ chơi trò chơi.
- Các bài hát “ tìm bạn thân, Nhớ ơn Bác, Em mơ gặp Bác Hồ, Gặp nhau giữa trời Thu Hà Nội”
- Các đồ dùng học tập để trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
*Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một hộp quà (bên trong có: hoa sen, quả táo, hộp quà và một tấm bìa.
- Mỗi tổ một cặp sách để trẻ trang trí.
- Các họa tiết (hoa sen, hoa hồng, ngôi sao).
1. Ổn định, gây hứng thú:
- Cô cho cả lớp hát vận động bài hát “Nhớ ơn Bác” Nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu. Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về ai?
+ Các con có biết gì về Bác ?
+ Các con có biết ngày sinh nhật của Bác là ngày nào?
ðKhi còn sống, Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta. Bác đã dành hết tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
2. Nội dung:
*HĐ 1: Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “Tìm bạn thân” khi nghe hiệu lệnh của cô thì đi về đúng tổ của mình đứng xen kẽ một bạn trai một bạn gái.
- Các con có nhận xét gì về đội hình của lớp?
- Lớp mình đã sắp xếp theo đội hình như nào? (một bạn trai một bạn gái lặp lại một bạn trai một bạn gái. Đây là cách sắp xếp theo quy tắc lặp đi lặp lại của 2 loại đối tượng mà các con đã được học).
- Sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi đấy, cô sẽ thưởng cho mỗi bạn một hộp quà, bạn trai hộp quà màu xanh, bạn gái hộp quà màu vàng và về đội hình 3 hàng ngang theo tổ để chúng mình cùng sắp xếp những món quà mừng sinh nhật Bác nhé.
- Các con để hộp quà trước mặt nào?
- Các con thấy hộp quà trong tổ của mình được sắp xếp như thế nào?
- Cách sắp xếp này là cách sắp xếp theo quy tắc của mấy loại đối tượng. 
- 1 hộp xanh 1 hộp vàng lặp lại 1 hộp xanh một hộp vàng là cách sắp xếp theo quy tắc lặp lại của 2 loại đối tượng.
* HĐ 2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng:
- Trẻ mở hộp quà và trả lời xem trong hộp quà có gì?
*Sắp xếp theo mẫu của cô:
+ Lần 1: 1 hoa sen - 1 quả táo – 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 1 quả táo – 1 hộp quà
Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp trên bảng của cô.(cho trẻ đọc cách sắp xếp của cô).
Cô nhắc lại cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
Cho trẻ cùng sắp xếp giống như trên.(cô bao quát sứa sai trẻ)
Cho trẻ nhắc lại quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng.
+ Lần 2: yêu cầu trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo yêu cầu: 1 hoa sen - 2 quả táo – 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 2 quả táo – 1 hộp quà .(cô kiểm tra kết quả của trẻ, sửa sai và giải thích cho cá nhân)
Cô gắn đối tượng lên bảng.
Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp này?
Vì sao các con biết đây là cách sắp xếp theo quy tắc?
Đây là cách sắp xếp theo quy tắc của mấy loại đối tượng?
Đối tượng là những gì?
Cả lớp đọc 1 hoa sen - 2 quả táo - 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 2 quả táo - 1 hộp quà. Đây cũng là 1 cách sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
Cô giải thích cho trẻ hiểu với 2 cách sắp xếp 3 loại đồ dùng học tập được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định của các loại đồ dùng thì gọi là sắp xếp theo quy tác của 3 loại đối tượng.
+ Lần 3: Cô xếp 2 hoa sen – 2 quả táo – 1 hộp quà.
Cho trẻ nhắc lại cách sắp xếp.
Hỏi trẻ cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng này thì tiếp theo phải xếp đến đối tượng nào? Gọi trẻ lên xếp tiếp, các bạn dưới lớp cùng xếp.
Cô bao quát, hướng dẫn và kiểm tra kết quả.
Cô nhấn mạnh: có rất nhiều cách sắp xếp theo quy tác của 3 loại đối tượng. Sự sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trình tự của 3 loại đối tượng gọi là sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
* Cho trẻ xếp theo ý thích.
- Trẻ tự sắp xếp 3 loại đồ dùng theo sự sáng tạo của mình.
- Cô bao quát, dành thời gian cho trẻ xếp.
- Cô hỏi cá nhân trẻ về cách sắp xếp của mình.(cô minh hoạ cách sắp xếp của trẻ lên bảng)
- Cô đọc từng cách sắp xếp theo ý thích của trẻ lên bảng và nói: Với 3 đối tượng các bạn đã có rất nhiều cách sắp xếp khác nhau, cách sắp xếp đó là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
- Cô hỏi trẻ: Thế nào là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng. Cô hỏi 2-3 trẻ.
- Cho trẻ cất đồ dùng.
-Cô và trẻ hát vận động bài: “Em mơ gặp Bác Hồ”.
*HĐ 3: Trò chơi luyện tập củng cố.
- TC: Ai thông minh.
Trẻ quan sát kỹ quy tắc sắp xếp và tìm loại đối tượng bị thiếu điền vào chỗ trống. cho trẻ chơi 2-3 lần.
- TC: Trang trí khung ảnh.
Cô chuẩn bị cho mỗi tổ một khung ảnh, cô đã trang trí sắp xếp 3 loại đối tượng. Nhiệm vụ của mỗi đội là thảo luận và tiếp tục trang trí trên khung ảnh sao cho tạo thành quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng.
Đội nào dán nhanh và tạo thành quy tác sắp xếp của 3 loại đối tượng thì đội đó chiến thắng.
Cô bật nhạc: Gặp nhau giữa trời thu Hà nội.
Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi .
Cô nhận xét kết quả chơi của từng tổ.
3.Kết thúc:
- Cho trẻ quan sát quanh lớp và tìm những đồ dùng được sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá cuối ngày: .
.
.
.
Thứ 4, ngày 11 tháng 05 năm 2016.
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Văn học: 
Thơ: Ảnh Bác.
Sáng tác: Trần Đăng Khoa.
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của mình qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ lắng nghe và trả lời rõ ràng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ kính yêu Bác hồ.
- Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu.
1. Chuẩn bị của cô:
- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh Bác Hồ xung quanh lớp.
- Đĩa nhạc bài hát: Nhớ ơn Bác.
2. Đồ dùng cho trẻ:
- Giấy, bút màu.
1. Ổn định tổ chức:
- Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật Bác.
- Các con có biết trong tháng 05 này có ngày lễ kỉ niệm gì không?(Ngày 19/5).
- Ngày 19/5 là ngày gì? ( Ngày sinh nhật Bác Hồ)
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Khi còn sống, Tuy Bác bận rất nhiều công việc của ðất nýớc nhýng Bác vẫn dành thời gian vui chõi với các bạn nhỏ. Bác ðã dành hết tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Để chuẩn bị ngày kỉ niệm sinh nhật Bác, cô 
con mình cùng hát bài “Nhớ ơn Bác” để tưởng nhớ đến Bác nào?
- Cô và trẻ cùng hát.
- Bác Hồ có một tình yêu bao la với cả dân tộc Việt Nam, Bác dành những tình cảm đặc biệt cho các em nhỏ. Mọi 
người ai ai cũng yêu quý, kính trọng Bác. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sáng tác bài thơ rất hay nói về tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ “Ảnh Bác” . Các con cùng chú ý lắng nghe cô đọc nhé.
2. Nội dung:
* HĐ 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc lần 1: diễn cảm.
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả?
- Cô đọc lần 2: kết hợp xem hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ trên màn hình.
- Cô giảng nội dung – đọc trích dẫn: thông qua bài thơ “ Ảnh Bác” nhà thơ muốn nói lên tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác.
- Cô đọc: “ Nhà em treo ảnh Bác hồ. 
 .Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà”
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Ai ai cùng yêu quý, kính trọng Bác, dù Bác đã đi xa nhưng hinh ảnh Bác vẫn sống mãi trong trái tim những con người Việt Nam và cả thế giới. Để tưởng nhớ đến Bác, nhà bạn nhỏ cũng treo ảnh Bác Hồ, hàng ngày dường như Bác vẫn dõi theo các cháu, ngắm nhìn các cháu chơi đùa.
- Cô đọc: “ Ngòai sân có mấy con gà.
 .Thấy tàu bay mĩ, nhớ ra hầm ngồi”
Khi nhìn ảnh Bác, bạn nhỏ như thấy Bác căn dặn mình không được đi chơi xa, biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình, khi đát nước còn chiến tranh , các bận nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giạc mĩ đấy. Ngày nay, chúng mình được sống trong cảnh hoà bình, được học hành vui chơi, chúng mình phải làm gì để Bác Hồ vui lòng nhỉ? 
Các con có hiểu “Hầm” có nghĩa là gì không? “Hầm” tức là nơi ẩn nấp, trú ẩn. Thời chiến tranh trong nhà ai cũng đào hầm để khi Máy bay mĩ đến ném bom thì mọi người cùng xuống hầm trú ẩn cho an toàn, khi máy bay mĩ đi thì mọi người lại ra khỏi hầm và làm việc bình thường.
Cô đọc: “ Bác lo bao việc trên đời
 Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”
Câu thơ nói lên tình cảm của Bác dành cho các em nhỏ, dù bận lo toan việc nước nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian để chơi đùa với các bạn nhỏ.
*HĐ 2: Đàm thoại
- Bài thơ nói vể điều gì?
- Bác Hồ yêu quý các cháu thiếu nhi như thế nào? 
- Bác đã căn dặn các cháu như thế nào? 
- Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù Bác bận bao việc trên đời?
- Các con có yêu quý Bác Hồ không?
- Yêu quý Bác thì các con phải phải làm sao?
* HĐ 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2 – 3 lần.
- Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ.
- Cho cả lớp đọc thơ nối tiếp.
- Khi trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai để cho trẻ đọc mạch lạc, diễn cảm thể hiện được đúng nhịp thơ.
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
* HĐ 4: Củng cố
- Hôm nay cô thấy lớp mình các bạn đọc thơ rất hay, to, rõ ràng và rất diễn cảm. Bây giờ cô xin mời các con về tổ của mình để vẽ những bông hoa thật đẹp kính dâng lên Bác nhân kỉ niệm 124 năm ngày sinh nhật Bác nào.
- Trẻ hát “ Nhớ ơn Bác” và đi về tổ mình để vẽ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.	 
Đánh giá cuối ngày: .
.
.
.
Thứ 5, ngày 12 tháng 05 năm 2016
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục:
- VĐCB: Trườn sấp.
TCVĐ: Thi bật liên tục qua 7 vòng hái hoa mừng sinh nhật Bác.
Kiến thức:
-Trẻ biết tên vận động cơ bản, biết cách thực hiện vận động trườn sấp.
- Trẻ biết cách bật qua vòng.
2. Kĩ năng:
-Trẻ biết cách trườn sâp, kết hợp tay nọ chân kia khi trườn.
- Trẻ biết bật qua vòng không chạm vào vòng.
3. Thái độ:
- Trẻ biết phối hợp, đoàn kết với các bạn khi tham gia hoạt động theo nhóm và chơi trò chơi.
1. Đồ dùng của cô:
- Xắc xô, nơ xanh, nơ đỏ.
- Vạch xuất phát, vạch đích.
- Nhạc bài hát: 
Nhớ ơn Bác, nhớ giọng hát BH.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phụ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_2_bac_ho_voi_cac_chau_thieu_nhi.docx
Giáo Án Liên Quan