Kế hoạch lớp mầm chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ điểm: Động vật

I-Lĩnh vực phát triển thể chất

- Thực hiện tự tin, khéo léo một số vận động cơ bản:

- Có thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật

- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khoẻ của con người

- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể mình để thực hiện các bài tập thể dục như chuyền bắt bóng dưới chân từ sau ra trước, đi khuỵu gối một cách nhịp nhàng

- Rèn luyện cho trẻ tập đúng, khéo léo các kỹ năng

- Luyện tập một số thao tác sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Biết tránh xa một số con vật gây nguy hiểm cho trẻ. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với các con vật nuôi. Biết rửa tay sạch sẽ khi sờ hoặc cho các con vật ăn.

- Biết ăn nhiều món ăn chế biến từ thịt động vật

- Biết sử dụng đồ dùng phục vụ trong ăn uống hàng ngày của trẻ

- Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết như quàng khăn, đi tất

- Trẻ biết không được dụi tay bẩn lên mắt gây đau mắt

- Biết đi tránh vũng nước, ao hồ có thể gây nguy hiểm cho trẻ

- Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

-Quan sát các món ăn được chế biến bằng thực phẩm

 

doc49 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp mầm chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ điểm: Động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐIỂM ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN 4 TUẦN
TỪ NGÀY 21/12/2015 ĐẾN 22/01/2016
A MỤC TIÊU
I-Lĩnh vực phát triển thể chất
- Thực hiện tự tin, khéo léo một số vận động cơ bản: 
- Có thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật
- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khoẻ của con người
- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể mình để thực hiện các bài tập thể dục như chuyền bắt bóng dưới chân từ sau ra trước, đi khuỵu gối một cách nhịp nhàng
- Rèn luyện cho trẻ tập đúng, khéo léo các kỹ năng
- Luyện tập một số thao tác sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Biết tránh xa một số con vật gây nguy hiểm cho trẻ. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với các con vật nuôi. Biết rửa tay sạch sẽ khi sờ hoặc cho các con vật ăn.
- Biết ăn nhiều món ăn chế biến từ thịt động vật
- Biết sử dụng đồ dùng phục vụ trong ăn uống hàng ngày của trẻ
- Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết như quàng khăn, đi tất
- Trẻ biết không được dụi tay bẩn lên mắt gây đau mắt
- Biết đi tránh vũng nước, ao hồ có thể gây nguy hiểm cho trẻ
- Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
-Quan sát các món ăn được chế biến bằng thực phẩm 
II-Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Biết so sánh để nhận thấy sự giống và khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng như hình dáng, vận động, tiếng kêu, thức ăn, sinh sản, nơi sống
- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với con người và môi trường
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật và môi trường sống (Thức ăn, sinh sản, vận động.. của chúng)
- Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc các con vật gần gũi sống quanh trẻ
- Biết phân nhóm các con vật và tìm dấu hiệu chung
III-Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi trẻ
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi với người lớn và các bạn
- Kể được truyện về một số con vật gần gũi xung quanh trẻ qua tranh ảnh, quan sát con vật
- Biết xem sách, tranh ảnh về các con vật
IV-Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
- Yêu thích các con vật nuôi
- Có ý thức bảo vệ môi trường và các con vật 
- Biết bảo vệ vật nuôi sống gần gũi trong gia đình trẻ
- Quý trọng người chăn nuôi
- Tập cho trẻ một số phẩm chất và kỹ năng phù hợp: mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao
- Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc các con vật gần gũi sống quanh trẻ
V-Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Cháu cảm nhận được vẻ đẹp của con vật qua đặc điểm về màu sắc, hình dáng. 
- Cảm nhận được giai điệu bài hát.
- Cháu cảm nhận, bài thơ trong chủ điểm
B MẠNG NỘI DUNG
-Tên gọi của các con vật sống dưới nước
-Đặc điểm ổi bật, sự giống và khác nhau về (cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ)
-Mối quan hệ về cấu tạo, sự vận động với môi trường sống
-Íc lợi
-Tên gọi của các con vật nuôi trong gia đình
-Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của một số con vật nuôi trong gia đình.
-Ích lợi, tác hại của một số con vật
-Mối quan hệ giữa môi trường sống với vận động, kiếm ăn.
-Cách tiếp xúc với con vật (an toàn) và giữ vệ sinh
-Quá trình phát triển, cách chăm sóc và bảo vệ động vật
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CÔN TRÙNG
CHIM
ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
-Tên gọi của một số côn trùng và chim
-Đặc điểm, sự giống nhau và khác nhau giữa một số côn trùng- chim về: Cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn. Thói quen kiếm mồi.
-Ích lợi
-Bảo vệ
-Tên gọi của các con vật sống trong rừng
-Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau của một số con vật sống trong rừng
-Quá trình phát triển
-Ích lợi/ tác hại của một số con vật
-Mối quan hê giữa môi trường sống với cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn và thói quen của một số con vật
C MẠNG HOẠT ĐỘNG
-So sánh to – nhỏ
- Thơ “Mèo đi câu cá”
-Một số con vật sống trong rừng
- Hát “Đố bạn”
-Nhận biết “Con Cá con Tôm”
- Truyện “Chú Dê đen”
-Tìm hiểu về một số côn trùng
-Thơ “Đàn kiến
-Đi kiễng gót liên tục 3m
-Ném xa bằng một tay
-Đi trong đường hẹp
-Bật liên tục qua 4-5 vòng
-Thơ “Đàn gà con”
-Truyện “Gà trống kêu căng”
-Thơ “Gấu qua cầu”
-Truyện “Khỉ, Rùa và Chó”
-Thơ “Rong và Cá”
- Đồng dao “Con Cua con Cá”
-Thơ “Ong và Bướm”
-Hát “Con Chuồn Chuồn”
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
-Quan sát trò chuyện một số con vật nuôi trong nhà
-Hát “Con gà trống”
-Một số con vật sống trong rừng
-Đồng dao “Con Vỏi con Voi”
-Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước
-Truyện “Cá Diếc con”
-Một số loài chim
-Vè loài vật
-Dạy hát “Ai cũng yêu chú mèo”
Nghe hát “Gà trống mèo con và cún con”
-Thơ “Chú bò tìm bạn”
-Hát và vận động “Đố bạn”
Nghe hát “Chú voi con ở bản đôn”
-Tô màu con gấu
-Dạy hát “Cá vàng bơi”
Nghe hát “Bà còng”
- Tô màu con cá
-Hát và vận động “Con Chim Non”
Nghe hát “Con Cào Cào”
- Nặn con sâu
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG NHÀ
THỰC HIỆN TỪ NGÀY 21-25/12/2015
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
-Cô đón trẻ ,cất đồ dùng cho trẻ.
-Trò chuyện về những con vật nuôi trong nhà của bé.
THỂ DỤC SÁNG
* Bài thể dục : Gà trống
**Khởi động:
-Trẻ đi vòng quanh lớp vừa đi vừa hát bài “con gà trống” (hát 2,3 lần) rồi xếp thành vòng tròn.
**Trọng động
-Động tác 1: Gà gáy
-Động tác 2: Gà vỗ cánh
-Động tác 3: Gà mổ thóc
-Động tác 4: Gà tìm giun
-Động tác 5: Gà bay
-Bật :Bật tại chỗ kết hợp với tay dang ngang, vừa bật vừa đập hai tay xuống hai bên hông và nói :gà bay” (bật 3 đến 4 lần).
Kết thúc:Cho trẻ đi nhẹ nhàng 3-4 vòng quanh lớp trong thời gian 1-2 phút “gà về chuồng”.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM
-Dạy hát” Ai cũng yêu chú mèo”
Nghe hát “Gà trống, mèo con và cún con”
PTTCKNXH
-Quan sát trò chuyện một số con vật nuôi trong nhà.
PTNT
-So sánh to – nhỏ
PTNN
-Thơ “Đàn gà con”
PTTC
-Đi kiễng gót liên tục 3m
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Thơ “Chú bò tìm bạn”
-Hát “Con gà trống”
-Hát và vận động: Trời nắng trời mưa
-Truyện “Gà trống kêu căng”
-Thơ “Con trâu”
TRẢ TRẺ
-Nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của trẻ
-Chào cô trước khi ra về
Thứ hai 21/12/2015
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
DẠY HÁT : AI CŨNG YÊU CHÚ MÈO 
NGHE HÁT: GÀ TRỐNG, MÈO CON VÀ CÚN CON
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát là "Ai cũng yêu chú mèo"
2. Kĩ năng:
- Phát triển thính giác và ngôn ngữ.
- Rèn cho kĩ năng vỗ tay theo phách cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ không đùa nghịch trong giờ học, phải luôn yêu quí các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị: 
-Nhạc bài hát: “Ai cũng yêu chú mèo”, “Gà trống, mèo con và cún con”
- Hình ảnh 1 số con vật nuôi trong gia đình.
III. Tiến hành:
1. Gây hứng thú:
- Cho trẻ quan sát tranh về con mèo.
- Đây là con gì?  (Con mèo)
- Con mèo là vật nuôi ở đâu? Con mèo có đặc điểm gì? (trẻ trả lời)
- Các con yêu quý con mèo không? Vì sao? (trẻ trả lời)
- Có một bài hát nói về một bạn rất yêu quý con mèo nhà mình đó là bài hát: Ai cũng yêu chú mèo 
-Cô mời nhóm mình hát cùng cô nhe? (dạ)
2. Dạy hát: “Ai cũng yêu chú mèo”
-Cô hát mẫu lần 1
- Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? (trẻ trả lời)
- Bài hát nói về điều gì?(trẻ trả lời)
- Bài hát nói về vẻ đẹp của chú mèo và bạn nhỏ rất yêu quý con mèo nhà mình.
-Cô hát lại lần 2
- Cho cả nhóm hát cùng cô 2-3 lần.
- Mời nhóm, cá nhân trẻ hát. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-Để thể hiện lòng yêu quý con mèo các con cần phải làm gì?(trẻ trả lời)
-Các con phải biết cho mèo ăn, chăm sóc và bảo vệ mèo nhé!
3 Nghe hát “Gà trống, mèo con và cún con”
- Nhóm mình hôm nay hát bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 bài hát đó là bài “Gà trống, mèo con và cún con” - 
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1:
- Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Bài hát nói về 1 số con vật nuôi trong gia đình, mỗi con vật đều có vẻ đẹp và sự đáng yêu riêng vì vậy các con phải biết yêu quý và bảo vệ chúng.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2
- Cô hát cho trẻ nghe lần 3: Khuyến khích trẻ hát cùng cô.
.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THƠ “CHÚ BÒ TÌM BẠN”
I Mục đích yêu cầu
-Trẻ thuộc và yêu thích bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ.
-Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
II Chuẩn bị
-Cô thuộc bài thơ
-Tranh minh họa bài thơ
III Tiến hành
-Cô giới thiệu bài thơ “chú Bò tìm bạn”
-Cô đọc cho trẻ nghe lần 1
-Cô đọc trẻ nghe lần 2 kết hợp xem tranh
-Đàm thoại
-Dạy trẻ đọc thơ
-Cho trẻ đọc thơ theo tổ và từng cá nhân trẻ.
-Cô sửa sai lỗi phát âm cho trẻ.
Thứ ba 22/12/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG: QUAN SÁT TRÒ CHUYỆN 
MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ
I Mục đích yêu cầu 
1 Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của 1 số con vật nuôi trong nhà ,
2 Kỹ năng
- Rèn cháu cách trả lời trọn câu 
3 Thái độ
- Biết lợi ích của chúng , yêu thương và không trêu chọc , biết chăm sóc con vật.
II Chuẩn bị :
- Tranh vịt , gà , lợn , chó.
- Mổi trẻ 1 tranh các con vật chưa tô màu .
III Tiến hành
1 Ổn định gây hứng thú
- Nhạc : “Đàn vịt con “ trẻ hát và thể hiện điệu bộ làm động tác minh hoạ .
- Các con vừa hát xong bài hát nói về con gì ? (Con vịt )
2 Quan sát và trò chuyện
-Cô đưa tranh con vịt lên và hỏi : Đây là con gì ? (Đúng rồi , đây là con vịt ) 
-Vậy bạn nào giỏi lên chỉ cho cô và các bạn xem đâu là phần đầu con vịt.
-Trên phần đầu vịt có gì ? (trẻ trả lời)
-Bạn nào lên chỉ đâu là mình vịt ? Trên mình vịt có gì ? Vịt có mấy chân ? Mấy cánh ?
Vịt đẻ ra gì ? Vịt ăn gì? (trẻ trả lời)
-Người ta nuôi vịt để làm gì? (lấy thit, lấy trứng)
-Trời tối  đi ngủ .Trời sáng : ò ó oTiếng của con gì vừa gáy? (gà trống)
-Thế các con xem cô có tranh con gì ? (gà mái)
-Cháu nào biết trên đầu nó có gì? Gà có mấy chân ? Mấy cánh ? Gà mái ăn gì ? Đẻ ra gì ? 
-Người ta nuôi gà để làm gì? (lấy thịt, lấy trứng)
-Các con biết không . Người ta nuôi gà để lấy thịt và lấy trứng .
-Lắng nghe , lắng nghe . Nghe cô đố nhe “Con gì ăn no bụng to mắt híp? Mồm kêu ụt ịt nằm thở phì phò.”
-Đúng rồi ! Đây là con heo .Con heo có mấy phần (đầu, mình , chân). 
-Đầu heo có gì? 
-Heo có mấy chân? Heo ăn gì ? Đẻ ra gì?
-Nuôi heo để làm gì ? 
-Thịt heo ăn rất ngon , heo cho ta chất đạm và chất béo nữa đấy.
-Bây giờ bạn nào đoán đúng con vật sẽ được cô tuyên dương .
-Cô đọc câu đố:
“Thường nằm đầu hè , giữ nhà cho chủ .
Người lạ nó sủa , người quen nó mừng”.( đó là con gì?)
-Cô cũng đàm thoại tương tự như các con vật trên .
-Nuôi chó để làm gì ?
-Ở nhà các con có nuôi chó không?
-Nuôi các con vật các con phải làm gì ?
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HÁT “CON GÀ TRỐNG”
I Mục đích yêu cầu
-Trẻ thuộc được bài hát. Biết tên bài hát và tên tác giả.
-Trẻ biết được con gà trống là con vật nuôi trong nhà để lấy thịt.
II Chuẩn bị
Nhạc không lời “Con gà trống”
Tranh con gà trống
III Tiến hành
-Cô giới thiệu bài hát “Con gà trống”
-Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
-Cô hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả?
-Cô hát lần 2 và đàm thoại
+Trên đầu con gà trống có gì? (mào đỏ)
+Chân gà trống có gì? (có cựa)
+Gà trống gáy như thế nào? (ò ó o)
-Cô hát lần 3 và mời trẻ cùng hát.
Thứ tư 23/12/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: SO SÁNH TO – NHỎ
I Mục đích yêu cầu 
1 Kiến thức
- Trẻ biết được đặc điểm các con vật, biết so sánh được con nào to hơn con nào? Nhận biết được màu sắc của các con vật.
2 Kỹ năng
-Rèn cháu biết so sánh và thao tác đồ dùng nhanh 
3 Thái độ
- Giáo dục trẻ so sánh chính xác.
II Chuẩn bị :
-Con bò to hơn con gà.
-Một trại chăn nuôi.
-Con trâu to hơn con mèo.
-Mỗi cháu có 1 đĩa có các con vật to và các con vật nhỏ.
III Tiến hành
1 Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài và chuyển đội hình chữ U ngồi trước trại chăn nuôi.Cô và các con cùng đến đâu đây ?
- Các con xem trong trại chăn nuôi có những con gì nè?
- Gọi nhiều trẻ trả lời.
2 So sánh to – nhỏ
-Các con xem con bò và con gà con nào to hơn con nào nhỏ hơn? Cho trẻ trả lời.
- Cô đặt con gà gần con bò để trẻ dễ so sánh.
- Cô và trẻ cùng đọc : Con bò to hơn con gà, gọi các cá nhân đọc.
-Bạn nào giỏi cho cô biết con bò có màu gì? Con gà có màu gì ? Con gà và con bò là động vật sống ở đâu ? Thế còn những con vật gì sống trong nhà nữa ? (Trẻ tư trả lời)
- Con gì đây ? - Cô chỉ con heo . Con gì đây ? - Cô chỉ con vịt . Bạn nào giỏi cho cô biết con heo và con vịt con nào to hơn con nào nhỏ hơn ? (Con heo to hơn con vịt).Cho trẻ đồng thanh đọc 
- Gọi cá nhân : Con heo có màu gì ? Con vịt có màu gì ?.
- Con gì đây? Cô chỉ vào con trâu và con mèo .Rồi cho trẻ so sánh.Con nào to hơn con nào nhỏ hơn?
- Những con vật này con nào thuộc nhóm gia cầm ? Con nào thuộc nhóm gia súc.
- Nhạc “Thương con mèo” trẻ hát và vào lấy đồ dùng và vào ghổ ngồi ngay ngắn đội hình chữ U.
 3 Làm theo cô nói 
-Các con cùng chơi với cô nhé !
- Các con hãy xếp cho cô 3 con vật to, đếm có mấy con vật to. 
-Xếp tiếp cho cô nhóm con vật nhỏ hơn có số lượng là 3.
-Các con thi nhau làm đúng yêu cầu của cô
 + Cô nói : “to” các con đưa con vật to lên.
+ Cô nói : “nhỏ” Các con đưa con vật nhỏ lên.
- Thi đua 3 tổ :
-Tổ 1 : Xếp cho cô 1 nhóm con vật nhỏ.
-Tổ 2 : Xếp cho cô 1 nhóm con vật to
-Tổ 3 : Xếp cho cô nhóm con vật có 2 chân.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THƠ “MÈO ĐI CÂU CÁ”
I Mục đích yêu cầu
-Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Anh em nhà mèo không chịu câu cá, người này ỉ vào người kia cuối cùng hai anh em không có cá để ăn và nhịn đói.
-Trẻ thể hiện được âm điệu của bài thơ.
II Chuẩn bị
Tranh minh họa nội dung bài thơ
III Tiến hành
-Cô đọc bài thơ trẻ nghe lần 1
-Hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả?
-Cô đọc lần 2 và xem tranh
-Đàm thoại
-Dạy trẻ đọc thơ
-Cho trẻ đọc theo nhóm, tổ và cá nhân trẻ đọc thơ.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Thứ năm 24/12/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: THƠ “ĐÀN GÀ CON”
I Mục đích yêu cầu
1 Kiến thức
-Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung của bài thơ , biết tên bài thơ và tên tác giả.
2 Kỹ năng
-Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, rèn ngôn ngữ nói mạch lạc. Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
3 Thái độ
-Giáo dục cháu biết chăm sóc , bảo vệ và yêu thương con vật.
II Chuẩn bị:
-1 tranh vẽ nội dung bài thơ
-Mỗi trẻ 1 album, 1 số con gà , chân , mỏ
III Tiến hành
1 Ổn định gây hứng thú
-Trò chơi : Quạ đen và đàn gà
-Cô làm gà mẹ , các cháu giả làm gà con. 1 cháu đóng vai quạ đen.Gà con đang tìm thóc ăn , khi gà mẹ nhìn thấy quạ đen xuất hiện thì liền kêu cục cụccụctác tất cả gà con chạy nhanh vào cánh của gà mẹ.
2 Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cháu mình vừa chơi trò chơi nói về gì ?
- Có bài thơ nói về đàn gà con rất hay
- Cô mời các con nghe bài thơ.
- Tóm ý : Các con vừa nghe cô đọc bài thơ “Đàn gà con” do chú Phạm Hổ sáng tác, chú Phạm Hổ đã nói về 1 gà mẹ đã ngày đêm ấp ủ những quả trứng tròn , nay đã nở thành những chú gà con , nhờ có lòng trắng lòng đỏ thì mới thành mỏ, thành chân; và đặc biệt lông gà mát diệu, còn mắt thì đen và sáng nên ai cũng yêu chú gà.
-Cô đọc lần 2 
 * Đàm thoại trích dẫn : 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác ? 
- Các con xem tranh vẽ về gì ? Cháu nào đọc được những câu thơ nói về gà mẹ ấp ủ ? Thế gà mẹ ấp ủ bao nhiêu trứng ?
- Một trứng gà nở đuợc mấy con gà?
- Lòng trắng lòng đỏ hình thành bộ phận gì ?
- Bạn nào đọc được nững câu thơ nói về mỏ, thân, chân gà ?
- Vậy các con có yêu gà không?
-Cô cho trẻ đọc thơ theo từng tổ từng cá nhân.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TRUYỆN “GÀ TRỐNG KÊU CĂNG”
I Mục đích yêu cầu
-Trẻ hiểu được nội dung câu truyện
-Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
II Chuẩn bị
-Tranh minh họa câu truyện
-Truyện trên máy tính
III Tiến hành
-Cô giới thiệu câu truyện “Gà trống kêu căng”
-Cô kể cho trẻ nghe lần 1.
-Cô kể lần 2 kết hợp xem tranh
-Đàm thoại
-Cô kể lại lần 3
-Cho trẻ xem truyện trên máy tính
Thứ sáu 25/12/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC “ĐI KIỄNG GÓT LIÊN TỤC 3M”
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
-Trẻ biết cách đi kiễng gót, đi đúng và không hạ gót xuống đất .
2-Kỹ năng
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn chân.
- Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì sự khéo léo dẻo dai của đôi chân và biết cách giữ thăng bằng khi đi kiễng gót.
3-Thái độ
-Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh .
II-Chuẩn bị
-Nơi tập sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát.
-Hai vạch kẻ song song để trẻ đi.
III-Tiến hành
1-Ổn định
-Cô lắc trống cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Mẹ yêu không nào”.
-Cho trẻ về xếp thành hai hàng ngang
2-Trọng động
* Bài tập phát triển chung: 
-Tay: Xoay cổ tay
-Bụng: Gió thổi cây nghiêng
-Chân: Giậm chân tại chổ
-Bật: Bật tại chổ
3-Vận động cơ bản
-Hôm nay cô dạy các con bài tập “Đi kiểng gót liên tục 3m”
-Bạn nào cho cô biết đi kiểng gót liên tục là đi như thế nào? Cô mời 1 vài bạn lên đi kiểng gót theo cách của trẻ.
-Cô cũng có cách đi kiễng gót của riêng cô các con xem có giống bạn hay không nha!
-Cô làm mẫu lần 1
-Cô làm mẫu lần 2, giải thích:
-Chuẩn bị: Cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, người thẳng mắt nhìn về phía trước, cô kiễng gót và bước về đến đích sau đó đi về cuối hàng 
- Mời 1 bạn lên thực hiện lại cho nhóm xem.
-Cho lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện đến khi hết nhóm.
4-Kết thúc
-Hôm nay cô dạy các con bài tập gì? (Đi kiểng gót liên tục 3m)
-Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể chúng ta như thế nào?(Dạ giúp chúng ta khỏe mạnh)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THƠ “CON TRÂU”
I Mục đích yêu cầu
 Trẻ biết được con trâu dùng để cày ruộng, là con vật nuôi trong gia đình
II Chuẩn bị
Thơ con trâu, hình ảnh con trâu cày ruộng.
III Cách tiến hành: 
-Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả.
- Cô đọc thơ lần 1
-Hỏi trẻ con trâu dùng để làm gì? (Cày ruộng)
-Cô đọc thơ lần 2 và cho trẻ đọc thơ cùng cô
KẾ HOẠCH TUẦN 2
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
THỰC HIỆN TỪ NGÀY 28/12/2015-01/01/2015
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
-Cô đón trẻ ,cất đồ dùng cho trẻ.
-Trò chuyện về những con vật sống trong rừng
THỂ DỤC SÁNG
* Bài thể dục : Gà trống
**Khởi động:
-Trẻ đi vòng quanh lớp vừa đi vừa hát bài “con gà trống” (hát 2,3 lần) rồi xếp thành vòng tròn.
**Trọng động
-Động tác 1: Gà gáy
-Động tác 2: Gà vỗ cánh
-Động tác 3: Gà mổ thóc
-Động tác 4: Gà tìm giun
-Động tác 5: Gà bay
-Bật :Bật tại chỗ kết hợp với tay dang ngang, vừa bật vừa đập hai tay xuống hai bên hông và nói :gà bay” (bật 3 đến 4 lần).
Kết thúc:Cho trẻ đi nhẹ nhàng 3-4 vòng quanh lớp trong thời gian 1-2 phút “gà về chuồng”.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM
-Hát và vận động “Đố bạn”
Nghe hát “Chú voi con ở bản đôn”
PTTCKNXH
-Một số con vật sống trong rừng
PTNT
-Một số con vật sống trong rừng
PTNN
-Thơ “Gấu qua cầu”
PTTC
-Bật liên tục qua 4-5 vòng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Tô màu con gấu
-Đồng dao “Con Vỏi con Voi”
-Hát “Đố bạn”
-Truyện “Khỉ, Rùa và Chó”
-Hát “Ta đi vào rừng xanh”
TRẢ TRẺ
-Nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của trẻ
-Chào cô trước khi ra về
Thứ hai 28/12/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức 
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số con vật sống trong rừng.
2 Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3 Thái độ
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những con vật nguy hiểm.
II Chuẩn bi 
- Đồ dùng của cô: Tranh con Voi, con Hổ, con Khỉ, con Nai.
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô một số con vật sống trong rừng.
III Tiến hành:
1 Ổn định gây hứng thú
 - Cô cho trẻ hát bài hát “ Đố bạn” 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát và về 
chủ đề
2 Quan sát, đàm thoại 
 - Cô đọc câu đố về con Voi:
 “ Bốn chân như bốn cột nhà
 .
 Trong rừng thích sống với nhau thành đàn”. 
 - Cô đưa tranh con Voi ra cho trẻ quan sát và đàm thoại:
 + Cô có tranh con gì đây? 
 + Con Voi có mấy phần, đó là những phần nào?
 + Phần đầu có những gì? ( mắt, tai, vòi, ngà)
 + Phần mình có gì? ( Chân)
 + Đuôi của voi thế nào?
 + Thức ăn của voi là g

File đính kèm:

  • docDONG_VAT_LOP_3_TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan