Kế hoạch lớp mầm - Hoạt động làm quen với Toán - Đếm đến 3, nhận biết số lượng 3, nhận biết chữ số 3
Kiến thức:
-Trẻ đếm đến 3, nhận biết các nhóm có số lượng là 3, nhận biết chữ số 3.
- Trẻ nắm được nguyên tắc lập số 3, nhận biết chữ số 3.
- Trẻ ôn đếm, nhận biết số lượng 1-2.
* Kỹ năng:
- Trẻ đếm thành thạo từ 1-3.
- Trẻ tìm và tạo được nhóm có số lượng từ 1 – 3 theo yêu cầu của cô.
- Luyện kĩ năng tạo nhóm, xếp tương ứng 1-1.
- Khả năng ghi nhớ có chủ đích
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LQVT Đếm đến 3, NB số lượng 3, NB chữ số 3. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: -Trẻ đếm đến 3, nhận biết các nhóm có số lượng là 3, nhận biết chữ số 3. - Trẻ nắm được nguyên tắc lập số 3, nhận biết chữ số 3. - Trẻ ôn đếm, nhận biết số lượng 1-2. * Kỹ năng: - Trẻ đếm thành thạo từ 1-3. - Trẻ tìm và tạo được nhóm có số lượng từ 1 – 3 theo yêu cầu của cô. - Luyện kĩ năng tạo nhóm, xếp tương ứng 1-1. - Khả năng ghi nhớ có chủ đích *Thái độ: - Trẻ hứng thú học - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi * Đồ dùng của cô: - Một rổ đồ dùng gồm 3 quần, 3 áo, thẻ số 3 to hơn của trẻ - Máy tính, giáo án điện tử. - Bài hát theo chủ đề. - Trò chơi câu đố. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm 3 quần, 3 áo, thẻ số 3. * Đồdùng để chơi trò chơi. 1.Ổn định tổ chức - Cô giới thiệu hội thi Ai thông minh hơn 2.Phương pháp và hình thức tổ chức: * Ôn số lượng 2. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” - Cô gõ bao nhiêu tiếng trống trẻ chọn thẻ chấm tròn tương ứng giơ lên và ngược lại. * Đếm, nhận biết nhóm có 3 đối tượng, nhận biết chữ số 3. - Các con chơi rất giỏi, cô thưởng cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng - Trẻ xếp hết áo ở trong rổ ra thành hàng ngang. - Để có một bộ quần áo trẻ lấy 1 cái quần xếp dưới 1 cái áo. Cho trẻ xếp 2 quần dưới 3 áo - Cho trẻ đếm số quần, số áo +Số áo và số quần ntn với nhau? +Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu? +Nhóm nào có số lượng ít hơn? Ít hơn bao nhiêu? +Muốn số lượng áo bằng sooa lượng quần, ta làm thế nào? + Vậy 2 thêm 1 là mấy? - Lớp, tổ, cá nhân đếm + Bây giờ các con có mấy cái áo, mấy cái quần? +Vậy số lượng áo và số lượng quần ntn với nhau? Cùng bằng mấy? - Để biểu thị số lượng 3 cái áo, cô đặt thẻ số 3. - Để biểu thị số lượng 3 cái quần, cô cũng đặt thẻ số 3 - Cô giới thiệu chữ số 3 cho trẻ biết và cho trẻ đọc số 3. - Cho trẻ vừa đếm vừa cất số áo, số quần vào rổ - Cô xếp lại số áo không thẳng hàng và cho trẻ đếm. *Củng cố: Cho trẻ tìm nhóm đồ vật có số lượng là 3 trên máy tính. * Luyện tập: - Trò chơi : kết bạn + Cô nói cách chơi, cho trẻ kết theo yêu cầu của cô +Trẻ chơi và nhận biết được nhóm có số lượng 2, 3. - Trò chơi :Về đúng nhà 3. Kết thúc. - Cô nhận xét tuyên dương - Chuyển hoạt động Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LQVT So sánh thêm, bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ nhớ được cách xếp tương ứng 1-1 Trẻ nhớ được các dấu hiệu nhận biết mối quan hệ nhiều bằng nhau * Kỹ năng: - Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 - Khả năng ghi nhớ có chủ đích * Thái độ: -Trẻ hứng thú học + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò * Đồ dùng của cô: - Một rổ đồ dùng gồm 3 áo, 3 quần, thẻ số 1,2, 3to hơn của trẻ - Máy tính, giáo án điện tử. - Bài hát theo chủ đề. - Trò chơi câu đố. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm 3 áo, 3 quần, thẻ số 1, 2, 3. * Đồ dùng để chơi trò chơi (lô tô, thẻ số...) 1.Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Đếm tay” 2.Nội dung * Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 3: - Cô cho trẻ tìm những nhóm đồ vật có số lượng là 3 và đặt thẻ số 3 tương ứng. * Hình thành mối quan hệ: - Cho trẻ xếp 3 áo trong rổ ra ngoài - Xếp tương ứng 2 quần dưới 3 áo - Đếm số áo, số quần, đặt thẻ số tương ứng. - Số áo ntn với số quần? Nhiều hơn là mấy? - Số quần như thế nào với số áo? Ít hơn là mấy? - Nhóm 3 áo như thế nào so với nhóm 2 quần? - Nhóm 2 quần như thế nào so với nhóm 3 áo? - Nhóm 3 áo nhiều hơn nhóm 2 quần, vậy số 3 như thế nào so với số 2? - Số 3 lớn hơn số 2 thì số 3 đứng ở phía nào của số 2? - Cô kết: Nhóm có 3 áo nhiều hơn nhóm có 2 quần nên số 3 lớn hơn số 2. Vì vậy số 3 đứng sau số 2. - Nhóm 2 quần ít hơn nhóm 3 áo, vậy số 2 ntn so với số 3? - Số 2 nhỏ hơn số 3 thì số 2 đứng ở phía nào của số 3? - Cô kết: nhóm có 2 quần ít hơn nhóm có 3 áo n ên số 2 nhỏ hơn số 3. Vì vậy số 2 đứng trước số 3 - Làm thế nào để số áo bằng số quần? * Luyện tập: Trò chơi " nhanh mắt nhanh tay” - Cho trẻ chơi trên máy tính, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3 - Ai nhanh và đúng 3. Kết thúc: - Nhận xét và khen ngợi trẻ Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LQVT Tách gộp nhóm có 3 đối tượng Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: -Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có số lượng 3, nhận biết số 3. - Trẻ biết tách nhóm có 3 đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn theo nhiều cách và nêu kết quả - Trẻ biết gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có số lượng bằng 3. * Kỹ năng: -Phát triển kĩ năng đếm đúng thứ tự - Phát triển tư duy, ghi nhớ, so sánh, kĩ năng phân nhóm. - Biết sử dụng đúng các từ chỉ số lượng của các nhóm về số lượng và kết quả thực hiện * Thái độ: - Trẻ hứng thú học - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi * Đồ dùng của cô: -Một rổ đồ dùng gồm 3 áo, 3 quần, thẻ số 1,2, 3 to hơn của trẻ - Máy tính, giáo án điện tử. - Bài hát theo chủ đề. - Trò chơi câu đố. * Đồ dùng của trẻ: -Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm 3 áo, 3 quần, thẻ số 1,2, 3. 1.Ổn định tổ chức - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề. 2.Phương pháp và hình thức tổ chức * Ôn đếm, nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 3. - Cô cho trẻ xếp số áo trong rổ ra, đếm và đặt thẻ số tương ứng - Cả lớp đếm, và đọc chữ số tương ứng. * Tách nhóm có số lượng 3 ra thành các nhóm nhỏ bằng nhiều cách khác nhau. - Trẻ xếp hết áo ở trong rổ ra thành hàng ngang. - Cho trẻ tách theo ý thích: Các con hãy lấy số áo chia thành 2 phần theo ý thích của mình và đặt thẻ số tương ứng với số lượng từng nhóm. - Hỏi trẻ cách chia tách của mình - Chia theo yêu cầu của cô + 1 nhóm có 1 áo, 1 nhóm gồm số áo còn lại +1 nhóm có 2 áo, 1 nhóm gồm số áo còn lại - Cô khái quát: tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ, các con có thể tách thành 1nhóm có 1 áo – 1 nhóm có 2 áo, hoặc 1 nhóm có 2 áo -1 nhóm có 1 áo. - Cô kết luận: khi tách 1 nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm thì có nhiều cách để tách, mỗi cách tách cho 1 kết quả khác nhau. Tất cả các cách các con tách đều đúng. * Gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có số lượng 3. - Trẻ đếm số lượng áo mỗi nhóm - Gộp 2 nhóm vào thành 1 nhóm, đếm số lượng áo của nhóm, đặt thẻ số tương ứng - Cô kết: Có nhiều cách khác nhau để gộp 2 nhóm thành 1 nhóm, tất cả các cách các con làm đều đúng. * Luyện tập: - Cho trẻ chia tách, gộp nhóm có 3 quần. - Trò chơi : Ngón tay xinh: các con giơ 2 bàn tay của mình lên phía trước, khi cô nêu yêu cầu tạo nhóm trong phạm vi 3, các con hãy làm theo yêu cầu của cô + Tay phải giơ 1 ngón tay, tay trái giơ 2 ngón tay. Đếm số ngón tay giơ +Tay phải giơ 2 ngón tay, tay trái giơ 1 ngón tay. Đếm số ngón tay giơ - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc. - Cô nhận xét tuyên dương Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LQVT Phân biệt phía phải, phía trái của bản thân trẻ. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ hiểu được tay phải – tay trái của bản thân trẻ. - Trẻ hiểu cách xác định được phía phải – phía trái của bản thân. - Trẻ nhớ, hiểu được các đồ vật xung quanh ở phía nào của mình. * Kỹ năng: -Trẻ phân biệt được phía trái, phải của bản thân. - Khả năng ghi nhớ có chủ đích * Thái độ: - Trẻ hứng thú học - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi * Đồ dùng của cô: - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng to hơn. - Máy tính, giáo án điện tử. - Bài hát theo chủ đề. - Trò chơi câu đố. - Các đồ dùng để xung quanh lớp * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một đồ chơi cầm tay 1. Ổn định tổ chức. - Cô và cả lớp cùng hát bài hát “ Bàn tay nắm lại” 2. Phương pháp và hình thức tổ chức * Ôn xác định tay phải tay trái của bản thân - Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh. + Bàn tay của chúng mình rất đẹp. Chúng mình có thể múa này, vẽ này và còn để làm gì nữa nhỉ? + Vậy khi ăn cơm, tay phải chúng mình làm gì? Còn tay trái thì làm gì? + Vậy khi vẽ chúng mình dùng tay nào để vẽ nhỉ? Tay trái sẽ làm gì đây? ( Sau mỗi lần trẻ giơ tay cô kiểm tra xem trẻ giơ đúng chưa ) - Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh Cô nói tay nào trẻ giơ tay đó lên và nói tay đó dùng để làm gì. ( Sau mỗi lần cô nhận xét sửa sai cho trẻ) *Dạy trẻ xác định và phân biệt phía phải -phía trái của bản thân trẻ - Cho trẻ xác định các bộ phận (tay, chân, mắt) trên cơ thể cùng phía với tay phải – tay trái của trẻ. Bằng cách chơi trò chơi: - Cô và các con cùng làm các chú thỏ (cô và trẻ để tay cạnh tai giả làm tai thỏ). Sau đó vừa nói vừa làm các động tác sau : Dậm chân phải, dậm chân trái, vẫy tay phải, vẫy tay trái, bịt mắt phải, bịt mắt trái, nghiêng người sang phải – sang trái, quay đầu sang phải – sang trái. Cho trẻ đi lấy đồ chơi và đi về đội hình 3 hàng ngang. - Các con hãy cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên + Các con đặt đồ chơi xuống cạnh mình. + Đồ chơi ở phía tay nào của con? + Đồ chơi ở phía nào của con? - Các con cầm đồ chơi bằng tay trái giơ lên ( Làm như với tay phải ) * Cho trẻ quan sát vùng không gian về bên tay phải, tay trái trẻ xem có ai hoặc có cái gì: + Con hãy đặt tay lên vai bạn ngồi bên phải + Con hãy đặt tay trái lên vai bạn ngồi bên trái - Các con hãy quay đầu sang phải ( sang trái ) xem có những đồ vật gì ở bên phải ( bên trái ) của trẻ - Cô hỏi trẻ: Cửa ra vào ở phía nào của con? - Tương tự cô hỏi các đồ vật khác để trẻ trả lời. - Cô chính xác hóa kết quả của trẻ và kết luận: + Phía phải là phía bên tay phải. + Phía trái là phía bên tay trái * Ôn luyện- trò chơi * Trò chơi 1: Tai ai tinh - Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, 1 bạn lên gõ xắc xô. Bạn đội mũ chóp kín sẽ đoán xem bạn kia gõ xắc xô theo phía nào của mình. * Trò chơi 2: Chèo thuyền. + Cô cho trẻ ngồi xuống 2 tay đặt lên vai bạn 2 chân mở rộng. Cô nói sóng xô bên nào thì các con hãy nghiêng về bên đó. 3. Kết thúc: - Nhận xét và khen ngợi trẻ - Chuyển hoạt động Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC VĐ: Bò zích zắc qua 5 điểm TC: Cướp cờ. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động và hiểu cách tập vận động - Nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi * Kỹ năng: - Trẻ biết phối hợp chân, tay khi bò - Trẻ biết bò zích zắc qua 5 điểm mà không làm đổ cột trụ * Thái độ: - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động,mạnh dạn tự tin, có tính kỷ luật trong giờ học. * Đồ dùng của cô: - Nhạc bài: Trường chúng cháu là trường Mầm Non. - 10 cột trụ, 2 lọ cờ. - Sân tập bằng phẳng. - Vạch chuẩn. - Quần áo cô gọn gàng. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một túi cát. - Quần áo trẻ gọn gàng. 1.Ổn định tổ chức: Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. Cô kiểm tra tình hình sức khoẻ của trẻ: Lớp mình hôm nay có bạn nào bị ốm, mệt cần được nghỉ ngơi không? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Khởi động. Cho trẻ đi thành vòng tròn đi kết hợp các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường. Về đội hình 2 hàng dọc. Điểm danh-tách hàng * Trọng động. *BTPTC. - ĐT tay: 2 tay đưa ra trước lên cao ( 6L-4N) - ĐTChân: Ngồi khụy gối( 6L-4N) -ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao gập bụng về phía trước(4L-4N) - ĐT Bật: Bật chân trước chân sau.( 4L-4N) Cô hô các hiệu lệnh: Quay phải, quay trái dồn hàng cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau - VĐCB: Bò zích zắc qua 5 điểm. - Với những đồ dùng này các con có thể sử dụng vào những bài tập gì ko? - Cô làm mẫu: Giới thiệu tên vận động: “Bò zích zắc qua 5 điểm” +L1. Cô làm mẫu không giải thích +L2. Cô làm mẫu giải thích VĐ: Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát, chống 2 bàn tay 2 đùi gối xuống sàn. Khi có hiêu lệnh bò thì bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, bò dích dắc qua các đi không chạm chướng ngại vật, khi bò hết chướng ngại vật đi về cuối hàng. Bạn kế tiếp lên thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Từng trẻ lên thực hiện - Hai đội cùng thực hiện. + Lần 3: Nâng cao yêu cầu: cho trẻ bò zích zắc qua nhiều điểm hơn. - TCVĐ: Cô giới thiệu TC “Cướp cờ ” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần * Hồi tĩnh Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Kết thúc. Cô nhận xét chung cả lớp Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC VĐ: Bò chui qua cổng TC: Nhảy bao bố. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ nắm được kỹ thuật động tác thể dục bò chui qua cổng. - Nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi * Kỹ năng: - Trẻ biết bò nhịp nhàng phối hợp chân nọ tay kia. - Phát triển cơ chân , tố chất khéo léo và khả năng định hướng trong không gian * Thái độ: - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn tự tin * Đồ dùng của cô: - Nhạc bài: Em đi mẫu giáo. - Cổng chui, vạch chuẩn, bao bố. - Sân tập bằng phẳng. - Quần áo cô gọn gàng. * Đồ dùng của trẻ: - Quần áo trẻ gọn gàng. 1. Ổn định tổ chức: - Cô giới thiệu chương trình” Bé vui khỏe” và dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a. Hoạt động 1. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn đi kết hợp các kiêu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, về đội hình 2 hành dọc. - Điểm danh - tách hàng b. Hoạt động 2. Trọng động. *BTPTC. - ĐT tay: 2 tay gập trước ngực đưa sang ngang ( 6L-4N) - ĐTChân: Hai chân giận tại chỗ kết hợp vung tay (6L - 4N) - ĐT Bụng – lườn: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang bên phải, bên trái (4L - 4N) - ĐT Bật: Bật chân trước chân sau.( 4l - 4N). Cô hô các hiệu lệnh: Quay phải, quay trái dồn hàng cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau *VĐCB: Bò chui qua cổng - Với những đồ dùng này các con có biết hôm nay chúng mình sẽ tập bài tập gì không? - Cô làm mẫu + L1. Cô làm mẫu không giải thích + L2. Cô làm mẫu giải thích VĐ: Cô đứng trước vạch xuất phát 2 bàn tay và 2 cẳng chân đặt lên sàn nhà, khi có hiệu lênh” bắt đầu” chúng mình sẽ bò bằng bàn tay và cẳng chân mắt nhìn thẳng bò chui qua cổng, khi bò hết cổng đứng dậy trở về cuối hàng. + Lần 3: Cô thực hiện nhấn mạnh động tác *Trẻ thực hiện. - Từng trẻ lên thực hiện - Thi đua 2 đội - Lần 3: Nâng cao yêu cầu: Cho trẻ đi đoạn đường dài hơn (Cô nối nhiều cổng chui tạo thành hình vòng cung) Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ *TCVĐ: Nhảy bao bố. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi và cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng, tập khiêu vũ 2-3 phút 3. Kết thúc. Cô nhận xét khen ngợi trẻ Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC VĐ: Bật liên tục vào 5 ô TC: Lộn cầu vồng. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động và biết đứng chụm chân bật liên tục vào 5 ô. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bật chụm chân - Biết dùng sức chân để nhún bật và đồng thời chạm đất bằng 2 chân, khi bật không chạm vào vòng. - Phát triển cơ chân cho trẻ * Thái độ: - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn tự tin *Đồ dùng của cô: - 10 vòng thể dục, vạch chuẩn. - Nhạc bài hát: Cô và mẹ. - Sân tập bằng phẳng - Quần áo cô gọn gàng * Đồ dùng của trẻ: - Quần áo trẻ gọn gàng. 1.Ổn định tổ chức: - Cô giới thiệu chương trình “Bé khỏe bé ngoan” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Khởi động. Cho trẻ đi thành vòng tròn đi kết hợp các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, về đội hình 2 hàng dọc. Điểm danh-tách hàng * Trọng động. - BTPTC. - ĐT tay: 2 tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay ( 4L-4N) - ĐT Chân: Chân co duỗi về phía trước(6L-4N) -ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao gập bụng về phía trước(4L-4n) - ĐT Bật: Nhảy bật tại chỗ.( 6L-4N) - Cô hô các hiệu lệnh: Quay phải, quay trái dồn hang cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau - VĐCB: Bật liên tục vào 5 ô. + Với những đồ dùng này các con có thể sử dụng vào những bt gì ko? + Cô giới thiệu tên vận động “ Bật liên tục vào 5 ô”. + Cô làm mẫu: L1. Cô làm mẫu không giải thích L2. Cô làm mẫu giải thích VĐ: Cô đứng chụm chân trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng về phía trước, khi có hiệu lệnh “ bật” cô dùng sức của 2 chân nhún bật liên tục vào các ô, chạm đất đồng thời bằng 2 chân. Khi bật chú ý không chạm vào vòng. Bật xong cô nhẹ nhàng về cuối hàng đứng. L3: cô thực hiện nhấn mạnh động tác - Trẻ thực hiện. + Từng trẻ lên thực hiện + 2 đội cùng thực hiện + Thi đua 2 đội + Lần 3: Nâng cao yêu cầu: Cho trẻ bật đoạn đường dài hơn. Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ - TCVĐ: - Cô giới thiệu TC “Lộn cầu vồng” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần * Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Kết thúc. - Cô nhận xét chung cả lớp Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC VĐ: Bật xa 30- 50 cm TC: Kéo co. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành * Kiến thức: - Trẻ biết dùng sức chân để nhún bật, chạm đất đồng thời bằng 2 chân - Biết chơi trò chơi * Kỹ năng: - Trẻ biết bật xa 30- 50 cm đúng kỹ thuật, không dẵm vạch - Có phản ứng nhanh nhẹn, tự tin. * Thái độ: - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động,mạnh dạn tự tin *Đồ dùng của cô: - Vạch chuẩn, dây thừng. - Nhạc bài hát: Em yêu cây xanh. - Sân tập bằng phẳng - Quần áo cô gọn gàng * Đồ dùng của trẻ: - Quần áo trẻ gọn gàng. 1.Ổn định tổ chức: - Cô giới thiệu chương trình “Bé khỏe bé ngoan” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Khởi động. Cho trẻ đi thành vòng tròn đi kết hợp các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, về đội hình 2 hàng dọc. Điểm danh-tách hàng * Trọng động. - BTPTC. - ĐT tay: 2 tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay ( 4L-4N) - ĐT Chân: Chân co duỗi về phía trước(6L-4N) -ĐT Bụng: 2 tay đưa lên cao gập bụng về phía trước(4L-4n) - ĐT Bật: Nhảy bật tại chỗ.( 6L-4N) - Cô hô các hiệu lệnh: Quay phải, quay trái dồn hang cho trẻ ngồi thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau - VĐCB: Bật xa 30- 5- cm. + Với không gian của lớp mình hôm này các con biết chúng mình sẽ tập bt gì ko? + Cô giới thiệu tên vận động “Bật xa 30-50 cm”. + Cô làm mẫu: L1. Cô làm mẫu không giải thích L2. Cô làm mẫu giải thích VĐ: TTCB Cô đứng trước vạch xuất 2 tay đưa về phía trước, khi cô nói sẳn sàng thì hạ 2 tay xuống phía dưới dọc theo 2 bên thân người và đưa ra sau đồng thời khụy gối, khi có hiệu lệnh bật thì nhún người bật về phía trước tiếp đất bằng 2 đầu bàn chân, tiếp đến cả bàn chân và đưa tay về trước để giữ thăng bằng. L3: cô thực hiện nhấn mạnh động tác - Trẻ thực hiện. + Từng trẻ lên thực hiện + 2 đội cùng thực hiện + Thi đua 2 đội Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ + Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập, mời 2 trẻ khá lên tập bật cho cả lớp xem. - TCVĐ: - Cô giới thiệu TC “Kéo co” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần * Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Kết thúc. - Cô nhận xét chung cả lớp Lưu ý Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Chỉnh sửa
File đính kèm:
- giao_an_toan_so_3.docx