Kế hoạch Phòng chống suy dinh dưỡng, thấp còi và thừa cân béo phì - Năm học 2018-2019 - Trường Mầm non Mỹ Hưng
1. Thuận lợi
- Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Oai luôn quan tâm, tạo điều kiện cho nhà trường về cơ sở vật chất, trường duy trì trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ1.
- Trường có phòng Y tế được trang bị đủ về cơ sở vật chất để chăm sóc sức khỏe cho CBGVNV và học sinh của nhà trường.
- Được Ban chỉ đạo Y tế học đường huyện Thanh Oai và Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai chỉ đạo sát sao về công tác Y tế trường học và tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế nhà trường.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho công tác y tế trường học hoạt động tốt.
- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm, được phụ huynh tin tưởng.
2 2. Khó khăn
- Nhân viên y tế nhà trường chưa linh hoạt khi sử lý công việc.
- Một số phụ huynh do công việc không ổn định, kinh tế còn khó khăn nên chưa thực sự quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ.
- Số học sinh SDD nhẹ cân, SDD thấp còi thừa cân đầu năm học chiếm tỷ lệ cao.
3. Tình hình sức khỏe trẻ đầu năm
* Kết quả cân, đo tháng 9/2018
- Số trẻ cân, đo : 485/485 Tỷ lệ:100%
- Cân nặng bình thường : 462/485 Tỷ lệ: 95%
- Chiều cao bình thường : 467/485 Tỷ lệ : 94,8%
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân : 13/485 Tỷ lệ: 3 %
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi : 18/485 Tỷ lệ: 4%
- Thừa cân, béo phì : 10/485 Tỷ lệ: 2%
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN MỸ HƯNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 182b /KH-MNMH Thanh Oai, ngày 12 tháng 10 năm 2018 KẾ HOẠCH Phòng chống suy dinh dưỡng, thấp còi và thừa cân béo phì Năm học 2018 - 2019 Thực hiện Hướng dẫn số 3611/SGDĐT-GDMN ngày 28/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2018 - 2019 và Hướng dẫn số 3613/SGDĐT-GDMN ngày 28/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế chuyên môn cấp học Mầm non năm học 2018 - 2019; Thực hiện Kế hoạch 437/GD&ĐT- GDMN ngày 29/08/2018 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 -2019 Giáo dục mầm non; Thực hiện Kế hoạch số 72/KH - BCĐ ngày 25 /9/ 2018 của Ban chỉ đạo Y tế học đường huyện Thanh Oai về Kế hoạch triển khai công tác Y tế học đường năm học 2018 - 2019; Thực hiện Kế hoạch số 141 /KH-MNMH ngày 30/8/2018 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của trường mầm non Mỹ Hưng; Căn cứ đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường. Trường mầm non Mỹ Hưng xây dựng kế hoạch phòng chống SDD, thấp còi và thừa cân béo phì trong nhà trường như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi - Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Oai luôn quan tâm, tạo điều kiện cho nhà trường về cơ sở vật chất, trường duy trì trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ1. - Trường có phòng Y tế được trang bị đủ về cơ sở vật chất để chăm sóc sức khỏe cho CBGVNV và học sinh của nhà trường. - Được Ban chỉ đạo Y tế học đường huyện Thanh Oai và Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai chỉ đạo sát sao về công tác Y tế trường học và tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế nhà trường. - Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho công tác y tế trường học hoạt động tốt. - Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm, được phụ huynh tin tưởng. 2 2. Khó khăn - Nhân viên y tế nhà trường chưa linh hoạt khi sử lý công việc. - Một số phụ huynh do công việc không ổn định, kinh tế còn khó khăn nên chưa thực sự quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ. - Số học sinh SDD nhẹ cân, SDD thấp còi thừa cân đầu năm học chiếm tỷ lệ cao. 3. Tình hình sức khỏe trẻ đầu năm * Kết quả cân, đo tháng 9/2018 - Số trẻ cân, đo : 485/485 Tỷ lệ:100% - Cân nặng bình thường : 462/485 Tỷ lệ: 95% - Chiều cao bình thường : 467/485 Tỷ lệ : 94,8% - Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân : 13/485 Tỷ lệ: 3 % - Suy dinh dưỡng thể thấp còi : 18/485 Tỷ lệ: 4% - Thừa cân, béo phì : 10/485 Tỷ lệ: 2% II. MỤC TIÊU - 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. - Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học từ 1,5 - 2% và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì. - Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi Nhà trẻ, Mẫu giáo. Chú trọng chế biến, phối hợp món ăn hợp lý đảm bảo yêu cầu tối thiểu. Tổ chức tốt các buổi ăn tự chọn giúp tăng cường kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường. - Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm đầy đủ. Thực hiện tốt công tác phòng, chống các dịch bệnh trong trường, công tác tiêm chủng và vệ sinh môi trường. - Thực hiện tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, chú trọng việc rèn trẻ các kỹ năng thao tác vệ sinh như: Lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng nước muối sau khi ăn. - Thực hiện nghiêm túc Chương trình sữa học đường năm học 2018 – 2019 đối với trẻ mẫu giáo theo văn bản hướng dẫn của các cấp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo nhất là trẻ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Y tế học đường Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Y tế học đường năm học 2018-2019, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên trong ban chỉ đạo. Phối hợp với cán bộ y tế xã Mỹ Hưng trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng dịch bệnh cho trẻ, chỉ đạo CBGVNV nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác phòng, chống SDD, giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và hạn chế trẻ thừa cân béo phì. 2. Xây dựng kế hoạch - Căn cứ vào Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2018-2019; Kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 Giáo dục mầm non Thanh Oai; Kế hoạch số của Ban chỉ đạo Y tế học đường huyện Thanh Oai về Kế hoạch triển khai công tác Y tế học đường năm học 2018 - 2019. - Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019, căn cứ vào kết quả cân, đo đợt 1 ( tháng 9/2018) và thực tế số trẻ SDD, thấp còi và trẻ thừa cân, béo phì để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Phân công nhiệm vụ thực hiện 3.1. Ban giám hiệu - Xây dựng kế hoạch phòng, chống SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và thừa cân béo phì năm học 2018-2019. - Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông trên trang Web, trên các bảng tin của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt quy chế CS-ND trẻ, phối hợp với phụ huynh học sinh lưu ý để có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với thể trạng của từng trẻ SDD mức độ nhẹ, SDD thấp còi hay trẻ thừa cân mức béo phì góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD, trẻ thấp còi và hạn chế trẻ thừa cân béo phì. - Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, đảm bảo đủ dinh dưỡng và phong phú các loại thực phẩm. - Thực hiện tốt Chương trình sữa học đường năm học 2018 – 2019 đối với trẻ mẫu giáo để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo nhất là trẻ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi. Làm tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ về Đề án và kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, theo Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 3- 5 tuổi (giai đoạn 2016 - 2020), mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày của viện dinh dưỡng. - Thường xuyên nắm bắt thông tin diễn biến trên đài, vô tuyến, internet, báo chí, cập nhật các thông tin mới, hữu ích trong việc chăm sóc, nuôi dạy và phòng chống SDD, thấp còi và thừa cân béo phì. 4 3.2. Nhân viên y tế - Phụ trách công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường. Đảm bảo tốt việc cân, đo 3 lần/năm, khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh 1 lần/ năm theo quy định.. Đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên ngoài việc đo chiều cao, cân nặng còn đo huyết áp, nhịp tim và thị lực. Thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. Hàng tháng cân trẻ SDD nhẹ cân, trẻ thừa cân béo phì. - Mở sổ theo dõi học sinh SDD, thấp còi và thừa cân béo phì. Phối hợp với giáo viên theo dõi và chăm sóc trẻ SDD, thấp còi và thừa cân béo phì trong toàn trường. Phối hợp với giáo viên thay đổi nội dung góc tuyên truyền của trường, của các lớp phong phú, phù hợp với từng thời điểm trong năm. - Phụ trách công tác phòng dịch bệnh trong nhà trường, tham gia kiểm tra vệ sinh trường lớp, khu bếp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn. Phối hợp với CBGVNV nhà trường thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh. 3.3. Giáo viên - Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục 1 ngày phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo quy chế CS-ND trẻ, phối hợp với nhân viên y tế cân, đo và chấm biểu đồ tăng trưởng cho học sinh trong lớp. - Phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc về ăn uống, tập luyện đối với trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi hay trẻ thừa cân béo phì góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD, trẻ thấp còi và hạn chế trẻ thừa cân béo phì của lớp, của trường. - Thực hiện tốt sổ nhật ký lớp theo dõi sức khoẻ hàng ngày, góc tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh phòng chống dịch bệnh, nội dung được thay đổi thường xuyên phù hợp với từng thời điểm trong năm. - Làm tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ về Chương trình sữa học đường năm học 2018 - 2019 và kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, theo Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 3-5 tuổi (giai đoạn 2016- 2020), mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày của viện dinh dưỡng. Thực hiện cho trẻ uống sữa đúng thời gian quy định, quan tâm động viên trẻ SDD, thấp còi uống sữa đầy đủ. - Đảm bảo vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi, thường xuyên rèn kỹ năng trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy đúng quy định và hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng sau khi ăn xong. Phối hợp làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường. 3. 4. Nhân viên - Thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi Nhà trẻ, Mẫu giáo. Chế biến, phối hợp món ăn hợp lý đảm bảo yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối thiểu 5-7 loại thực phẩm và bao gồm các món: Cơm, mặn, canh, xào. Thực hiện bữa chính cóp trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3-5 loại rau, củ và bao gồm các món Cơm, mặn, canh, xào và tráng miệng( 2l/tuần). Tổ chức các buổi ăn tự chọn 2 tháng/1lần giúp tang cường kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường - Đảm bảo bữa ăn cân đối các chất, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: Đối với lứa tuổi Nhà trẻ tỷ lệ các chất: P: 13-20%; L: 30-40%; G: 47-52% Đối với lứa tuổi Mẫu giáo tỷ lệ các chất: P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60% ( đảm bảo tỷ lệ L động vật là 70%, thực vật là 30%). Đảm bảo Ca đối với trẻ 1- 3 tuổi:350mg/ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi:420mg/ngày/trẻ; B1 đối với trẻ 1-3 tuổi:0.41mg/ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi:0.52mg/ngày/trẻ - Phối hợp thực hiện tốt chương trình sữa học đường năm học 2018-2019. - Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Phối hợp với giáo viên chăm sóc giờ ăn của trẻ hang ngày, đặc biệt quan tâm đến trẻ suy dinh dơ]ơngx, thấp còi và trẻ thừ cân báo phì. 3.5. Phụ huynh học sinh - Thực hiện tốt các nội quy và quy định của nhà trường, của lớp. Luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe của con em mình, hang ngày trao đổi các thông tin về sức khỏe của trẻ với giáo viên của lớp. - Phối hợp với nhà trường, với nhân viên y tế và giáo viên ở lớp trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt lưu ý để có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với trẻ SDD nhự cân,SDD thấp còi hay trẻ thừa cân góp phần giảm tỷ lệ SDD, trẻ thấp còi và hạn chế trẻ thừa cân. - Quan tâm, theo dõi các thong tin trên Web, trên bẳng tin, bằng truyền hình, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình sức khỏe của trẻ khi ở nhà. - Nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng, giũ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống khi ở gia đình. Khi đi ra ngoài cho trẻ đeo khẩu trang để bảo vệ cho trẻ và cộng đồng. Trên đây là kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, thấp còi và thừa cân béo phì năm học 2018-2019 của trường Mầm non Mỹ Hưng. Đề nghị toàn thể CBGVNV nghiêm túc thực hiện Nơi nhận: Ban chỉ đạo y tế học đường; Các tổ chuyên môn; CBGVNV; Lưu HIỆU TRƯỞNG Nhữ Thị Thủy
File đính kèm:
- ke_hoach_phong_chong_suy_dinh_duong_thap_coi_va_thua_can_beo.docx