Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Những con vật đáng yêu

I. MỤC TIÊU

1 Phát triển thể chất

* Phát triển vận động

- Giữ được thăng bằng trong vận động đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.

- Phối hợp được tay, chân cơ thể.

- Phối hợp được cử động bàn chân: Đi bước vào các ô

- Phối hợp được cử động bàn tay: Xếp chồng được 5-6 khối.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân: Tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự cầm cốc uống nước, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi đến gần một số con vật.

2 Phát triển nhận thức

- Nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc.

- Biết lợi ích của một số con vật.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá xung quanh, bước đầu hình thành các kĩ

doc21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Những con vật đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
I. MỤC TIÊU
1 Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
- Giữ được thăng bằng trong vận động đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
- Phối hợp được tay, chân cơ thể.
- Phối hợp được cử động bàn chân: Đi bước vào các ô
- Phối hợp được cử động bàn tay: Xếp chồng được 5-6 khối.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân: Tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự cầm cốc uống nước, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi đến gần một số con vật.
2 Phát triển nhận thức
- Nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc.
- Biết lợi ích của một số con vật.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá xung quanh, bước đầu hình thành các kĩ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ.
- Nhận biết được các con vật to nhỏ.
- Nhận biết được màu sắc của con vật ( Đỏ- vàng- xanh).
3 Phát triển ngôn ngữ
- Gọi được tên và nói được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc.
- Biết nói lên những điều quan sát được, những hiểu biết của mình về các con vật quen thuộc bằng các câu nói đơn giản.
- Biết lắng nghe và bắt trước tiếng kêu của các con vật.
- Đọc được một số câu đố, bài thơ, bài hát, kể chuyện về các con vật.
4 Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
- Biết yêu quý các con vật.Thích được chăm sóc con vật nuôi.
- Có cảm xúc khi nghe hát, đọc thơ, kể chuyện về các con vật
 II. MẠNG NỘI DUNG
- Trẻ biết tên gọi.
- Đặc điểm nổi bật : Hình dạng, màu 
sắc, tiếng kêu , các bộ phận chính của con vật.
- Trẻ biết tiếng kêu của con vật, biết 
thức ăn của chúng.
- Biết lợi ích, nơi sống và thức ăn của chúng.
Những con vật nuôi trong GĐ
(có 2 chân)
- Biết được đặc điểm chính của các con vật này là đều có 2 chân.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của chúng.
- Biết được hình dạng, màu sắc, tiếng kêu ,các bộ phận chính...
- Biết được thức ăn, vận động, và ích lợi của chúng..
- Biết được các con vật này đều có 4 chân.
Những con vật nuôi trong GĐ
(có 4 chân)
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Một số con vật sống trong rừng
Những con vật sống dưới nước
- Trẻ biết tên của một số con vật 
biết bay như các loại chim, bươm bướm và chuồn chuồn...
- Một số đặc điểm nổi bật của 
chúng như có cánh, biết bay.
- Các bộ phận chính trên cơ thể
- Màu sắc, nơi sống và lợi ích của chúng
 - Trẻ biết được tên gọi của một số con vật sống dưới nước như cá, tôm, cua...
 - Biết được một số đặc điểm nôỉ bật : Màu sắc, các bộ phận chính của chúng.
 - Biết được kính thước,ích lợi, thức ăn và nơi sống của chúng.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
*Phát triển vận động .
- Thể dục sáng : Thổi bóng.
- Vận động cơ bản : chạy nhanh - chậm theo hiệu lệnh của cô, đi kết hợp với chạy, chạy theo hiệu lệnh.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
- Dạy trẻ tự xúc cơm ăn, cầm cốc uống nước.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi đến gần các con vật sống trong rừng.
- Quan sát tranh con vật, trò chuyện và trả lời các câu hỏi về những bộ phận chính , những đặc điểm nổi bật, nơi sống của các con vật.
- Nhận biết phân biệt : Con vật to-con vật nhỏ, hình tròn màu xanh hình tròn màu vàng.
- Nhận biết tập nói : Con gà con vịt, con chó con mèo, con voi con hổ, con cá con cua.
- Chơi trò chơi : Bắt trước dáng đi của con gấu, nghe tiếng kêu đoán tên con vật.
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Phát triển tình cảm xh tm
Phát triển ngôn ngữ
- Trò chuyện và trả lời câu hỏi về tên gọi, đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật ( Qua tranh, ảnh, quan sát con vật thật).
- Đoán một số câu đố đơn giản về các con vật.- Nghe kể chuyện : Chó vàng , đôi bạn nhỏ.- Nghe đọc thơ : Em voi, Con cávàng...
 - Trò chuyện về những con vật mà bé yêu thích.
 - Dán những con vật yêu thích.
 - Nghe hát và vận động đơn giản theo bài Chim mẹ chim con , thỏ đi tắm nắng.
 - Tô màu con vật yêu thích ; nặn thức ăn cho con vật ; xé dán, xếp hình con vật.
 CHỦ ĐỀ : NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU.
 Tuần 1 : Con vật nuôi trong GĐ ( có 2 chân ).
Thời gian thực hiện từ 21/12 đến 26/12/2015
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Đón trẻ - Thể dục sáng
- Giáo dục trẻ biết chào hỏi bố mẹ và cất đồ đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình ( có 2 chân ) như : con gà , con mèo , con vịt , con ngan
- Điểm danh.
- Thể dục sáng “ Chim sẻ ”
Hoạt động chơi tập
HĐVĐV :
Nặn thức ăn cho gà vịt
PTNN :
Thơ : Gà gáy
NBTN :
Con Gà - con Vịt 
Âm nhạc :
Dạy hát : Đàn gà con
Nghe hát : Gà gáy le te
 NBPB :
Con vật to -con vật nhỏ.
Tiết ôn luyện :
Phân biệt được con vật to - con vật nhỏ.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát 
Bầu trời
Trò chơi : Trời nắng trời mưa.
Quan sát Hình ảnh Con gà
Trò chơi : Mèo và chim sẻ.
Quan sát 
Cây hoa giấy
Trò chơi :
Ai về đúng nhà
Quan sát Con chó
Trò chơi :
Cáo và thỏ
Quan sát Cây trên sân trường
Trò chơi : Lộn cầu vồng
Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
Hoạt động góc
Góchoạt động với đồ vật : Xếp chuồng cho các con vật.
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình.
Góc nghệ thuật : Xem sách , tranh về các con vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động chiều
- Xem tranh ảnh về các con vật .
- Chơi các trò chơi dân gian : Con bọ rùa,nu na nu nống
- Chơi với đất nặn.
- Vệ sinh, trả trẻ
- Trò chuyện về chủ đề.
- Đọc thơ Con cá vàng
- Vệ sinh, trả trẻ .
- Hát và nghe một số bài hát trong chủ đề.
- Vệ sinh trả trẻ
- Sinh hoạt cuối tuần
Phát bé ngoan
- Vệ sinh, trả trẻ
- Chơi các trò chơi dân gian.
- Vệ sinh, trả trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách chơi
Góc hoạt động với đồ vật
Trẻ biết xếp chuồng cho các con vật bằng các khối.
Đồ dùng đồ chơi bằng nhựa, các khối hình đủ cho trẻ xếp chuồng cho các con vật.
- Cô hướng trẻ vào vai chơi
- Khuyến khich động viên trẻ khi chơi trò chơi.
Trò chơi thao tác vai
Trẻ biết nhập vai người bán hàng để mời mua hàng.
Các loại con vật bằng nhựa như : con gà , vịt , lợn , trâu , hổ
- Cô hướng dẫn trẻ vào các vai người bán hàng để mời khách mua hàng.
Góc Nghệ thuật
Xem tranh ảnh về các con vật
- Tranh các con vật , đất nặn
- Cô hướng dẫn trẻ xem tranh , nặn các con vật.
THỂ DỤC SÁNG
CHIM SẺ
I. Mục đích yêu cầu
Giúp trẻ tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khă năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô
Trẻ tự tin trong khi luyện tập
II. Chuẩn bị
Bóng đủ cho số trẻ
Chỗ tập rộng rãi thoáng mát
III. Tiến hành
a. Khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn 1-2 vòng đi các kiểu chân kết hợp chạy chậm, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập
b. Trọng động
ĐT1: Thổi bóng
Trẻ hít thật sâu, rồi thở ra từ từ kết hợp 2 tay giang rộng ra
ĐT2 Đưa bóng lên cao
Hai tay cầm bóng đưa thẳng lên cao
ĐT3: 
Trẻ cúi xuống cầm bóng đưa lên cao ngang ngực
ĐT4: Bóng nẩy
 Trẻ bật nhảy tại chỗ, vừa nhảy vừa nói bóng nảy
c. Hồi tĩnh
Trẻ giang tay vẫy nhẹ nhàng 2-3 vòng sân hít thở thật sâu
 Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015.
Hoạt dộng chơi tập
 HĐVĐV: NẶN THỨC ĂN CHO GÀ VỊT 
1. Mục đích yêu cầu
*Kiến thức: 
- Trẻ biết cách chơi với đất nặn:chia nhỏ đất, nhào đất...
*Kỹ năng: 
- Dạy kỹ năng nhào đất, chia đất, chơi với đất nặn cho trẻ	
 *Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2, Chuẩn bị
- Đất nặn, khăn lau tay, bàn ghế , bảng, khay đựng đủ cho số trẻ.
3, Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài : Đàn gà con
- Cô trò chuyện với trẻ về bài hát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn.
- Cô mang ra đất nặn, giỏ và giới thiệu với trẻ về các thức ăn cô đã nặn mẫu
+ Nhưng để nặn được chúng mình phải chia đất nhỏ ra và làm mềm đất bằng cách cầm đất vào lòng bàn tay và bóp đất tới khi đất mềm
+ Cô chia đất cho trẻ để trẻ cùng cô bóp làm mềm đất
- Cô nặn một số mẫu thức ăn cho gà vịt cho trẻ quan sát
- Cô giới thiệu với trẻ kĩ năng để nặn là xoay tròn đất và lăn dọc 
+ Cô hướng dẫn trẻ nặn: Cô để đất lên bảng sau đó dùng lòng bàn tay phải xoay tròn viên đất trên bảng cho tới khi viên đất tròn sau đó cô lăn viên đất cho dài ra thành hình con giun. Vậy là cô đã làm được con giun cho gà, vịt ăn rồi 
Cô cho trẻ nặn, cô quan sát giúp đỡ trẻ
 Hoạt động 3: Nhận xét – kết thúc
- Cô hỏi lại trẻ vừa được làm gì?
- Trẻ chơi cuốc đất trồng cây.
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát và nghe cô giới thiệu
Trẻ quan sát cô làm
- Trẻ thực hiệnvà nói theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QUAN SÁT : BẦU TRỜI
TC : TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
1. Mục đích yêu cầu
- Giúp trẻ biết trời nắng hay râm, nóng hay lạnh
- Trẻ biết mình phải ăn mặc cho phù hợp với thời tiết mùa đông
2. Chuẩn bị
-Chỗ quan sát 
-Trò chơi cho trẻ
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô chuẩn bị quần áo giầy dép cho trẻ
Xếp hàng dẫn trẻ tới địa điểm quan sát
Hoạt động 2: Quan sát
- Dẫn trẻ tới địa điểm quan sát
- Hỏi trẻ đang đứng ở đâu
- Hôm nay chúng mình thấy trời nắng hay mưa?
- Trời râm chúng mình có thấy rễ chịu không ?
- À thời tiết mùa đông nên lạnh lắm đấy, chúng mình nhớ mặc áo ấm nhé, trời lạnh không được cởi tất ra này nếu không sẽ ốm đấy
Hoạt động 3: TCVĐ: Trời nắng trời mưa
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi với trẻ 
Cô chơi cùng trẻ 
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 4: Chơi tự do
Cho trẻ chơi đu quay cầu trượt 
Cho trẻ chơi với cát, lá cây 
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góchoạt động với đồ vật : Xếp chuồng cho các con vật.
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình.
Góc nghệ thuật : Xem sách , tranh về các con vật nuôi trong gia đình, nặn và dán các con vật.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Xem tranh ảnh về các con vật.
Cô cho trẻ xem tranh ảnh theo nhóm.
Cô hỏi trẻ về đặc điểm của các con vật trong gia đình ( hình dáng , màu sắc tiếng kêu)
Giáo dục trẻ biết yêu thương các con vật , biết chăm sóc các con vật.
Chơi các trò chơi dân gian : Nu na nu nống , con bọ rùa
Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, vừa chơi vừa hát các bài hát theo lời đồng giao.
Cô chơi cùng trẻ , chú ý bao quát trẻ khi chơi.
E. Đánh giá cuối ngày
....
 Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2015.
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNN: Thơ: Gà gáy
I. Mục Đích - Yêu Cầu.
1. Kiến Thức.
 - Trẻ biết được tên bài thơ, biết được nội dung của bài thơ.
2. Kĩ năng.
 - Phát triển ngôn ngữ của trẻ.
 - Phát triển tai nghe và khả năng giao tiếp của trẻ.
 3. Thái độ. 
 - Trẻ hứng thú tham gia nhiệt tình vào tiết học.
 - Trẻ biết yêu quí các con vật.
II. Chuẩn bị.
- Tranh thơ
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức,gây hứng thú 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề 
* Hoạt động 2 : Dạy trẻ đọc thơ: Gà gáy ( Phạm Hổ)
- Cô đọc lần 1: (Thấy trời đã sáng/ Gà gáy ó o/ Đua nhau gà gáy/ Gà gáy thật to/ ò ó o o...)
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp tranh thơ 
- Bài thơ nói về con gì?
- Cô cùng trẻ đọc thơ 2-3 lần 
- Chia tổ,nhóm,cá nhân đọc thơ 
- Thi đua giữa các tổ 
- Khi đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ 
- Cô và cả lớp cùng đọc lại bài thơ 
* Hoạt động 3 : Đàm thoại 
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có nhắc đến con gì?
- Thấy trời sáng thì gà làm gì?
- Gà gáy như thế nào?
- Chúng mình cùng làm chú gà gáy nào
- Chúng mình phải biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nhé
=>Kết thúc : Cô nhận xét và tuyên dương các bạn khá ,bạn nào chưa đọc được cố gắng hơn 
-Trẻ nói 
-Trẻ kể 
-Trẻ nghe 
-Trẻ đọc 
-Trẻ trả lời 
-Trẻ nghe 
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát : Hình ảnh con gà
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ gọi được tên con voi và biết 1 số đặc điểm nổi bật của sư tử
- Biết trả lời đúng câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật
2. Chuẩn bị
- Hình ảnh con gà, các câu hỏi đàm thoại
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích
- Cho trẻ hát bài đi chơi dẫn trẻ ra sân. 
- Hỏi trẻ chúng mình đang đứng ở đâu?
- Trên sân trường hôm nay có những gì?
- Chúng mình nhìn xem hình ảnh con gì đây?
- Cho trẻ phát âm từ con sư tử nhiều lần
- Ai có nhận xét gì về con gà này? - Con gà có gì nữa? (Đầu, mình, thân, chân)
- Con gà sống ở đâu? 
- Ngoài gà ra chúng mình biết con gì sống trong gia đình nữa?
* Hoạt động 2: trò chơi vận động : Hái quả
- Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt, chơi với lá và phấn
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi an toàn
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc hoạt động với đồ vật : Xếp chuồng cho các con vật.
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình.
Góc nghệ thuật : Xem sách , tranh về các con vật nuôi trong gia đình, nặn và dán các con vật.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 * Chơi với đất nặn
- Cô chuẩn bị đất nặn và khăn lau tay cho trẻ.
- Cho trẻ nặn theo ý thích của mình.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ khi nặn.Giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
- Kết thúc - nhận xét sản phẩm
- Vệ sinh - trả trẻ.
E. Đánh giá cuối ngày
....
 Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2015.
Hoạt động chơi tập
NBTN: CON GÀ - CON VỊT
I.Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của con gà – con vịt
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị	
- Tranh con gà – con vịt
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài Con gà trống
- Trò chuyện về nội dung bài hát
2. Hoạt động 2: NBTN: Con gà- con vịt:
a. Con gà:
- Cô đưa tranh con gà ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Cô cầm bức tranh con gì đây?
+ C/m biết gì về con gà? Tiếng con gà kêu ntn nhỉ?
+ Con gà được nuôi ở đâu nhỉ? để làm gì?
- Con gà được nuôi ở trong gia đình 
+ C/m nhìn xem con gà có những gì? Cô chỉ vào từng bộ phận của con gà và cho trẻ tập nói theo cô
- Bây giờ c/m hãy làm những chú gà con đi ngủ nào
b. Con vịt:
- Cô đưa ra bức tranh con vịt ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
+ Đây là con gì? Vậy trong lớp mình có nhà bạn nào nuôi con vịt không
+ Vậy bạn nào giỏi cho cô biết con vịt thường sống ở đâu các con, bạn nào biết nào
Con vịt được nuôi ở trong các gia đình và gọi là vật nuôi trong gia đình đấy
+ Vậy c/m nhìn xem con vịt có những gì? Cô chỉ vào từng bộ phận và cho trẻ tập nói theo cô
- Cô đưa cả 2 bức tranh con gà – con vịt lên, cô chỉ vào từng tranh và cho trẻ nói tên con vật đó
- Cô cho trẻ nói theo tập thể, cá nhân và lưu ý những trẻ chậm nói, ít nói tập nói nhiều hơn
- Cô chỉ vào từng bộ phận của con vật rồi cho cá nhân trẻ lên nói tên từng bộ phận đó
* Giaó dục: C/m học rất là giỏi rồi, c/m phải biết yêu quý, chăm sóc và bảovệ các con vật nuôi. C/m nhớ chưa nào
3. Hoạt động 3: Củng cố
Cô tổ chức cho trẻ chơi: Ai nhanh nhất 
- Tìm con vật theo tên gọi
- Tìm con vật theo tiếng kêu
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài: Một con vịt
Trẻ hát
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cá nhân trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nói
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Cá nhân trả lời
Cá nhân trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nói
Trẻ nói
Trẻ nói theo cô
Cá nhân nói
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ hát
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QUAN SÁT : CÂY HOA GIẤY
 TC : HÁI QUẢ
1. Mục đích yêu cầu
- Giúp trẻ nhận biết tên, đặc điểm của cây hoa giấy
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây. 
2. Chuẩn bị
- Cây hoa giấy có trong sân trường
- Chuẩn bị trò chơi vận động cho trẻ
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Quan sát 
- Chơi trò chơi: Bóng tròn to
- Cô và trẻ vừa hát , vừa chơi” Bóng tròn to”
- Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn và chơi.
- Các con vừa chơi có vui không?
- Các con cùng xem trước mặt c/m là cây gì?
- Hoa giấy có màu gì ?
- Lá cây có màu gì?
- Muốn cây hoa giấy luôn xanh tốt và ra nhiều hoa thì chúng mình phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ không hái lá bẻ cành , biết yêu quí và chăm sóc cây
* Hoạt động 2: trò chơi : Hái quả
- Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt, chơi với lá và phấn
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi an toàn
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc hoạt động với đồ vật : Xếp chuồng cho các con vật.
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình.
Góc nghệ thuật : Xem sách , tranh về các con vật nuôi trong gia đình, nặn và dán các con vật.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện về chủ đề
- Cho trẻ hát bài: Một con vịt
Cô cho trẻ quan sát tranh về các con vật 
Hỏi trẻ đặc điểm , bộ phận , tiếng kêu của con vật
Cô cho trẻ kể tên các con vật khác mà mình biết.
Giáo dục trẻ biết yêu thương , chăm sóc các con vật.
Đọc thơ: Gà gáy
Cô cho trẻ đọc theo tổ , nhóm
Chú ý sửa sai cho trẻ
Khuyến khích , động viên trẻ khi đọc thơ
* Đánh giá cuối ngày
....
 Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2015.
A. Hoạt động chơi tập
ÂM NHẠC
Dạy hát : Đàn gà con
Nghe hát : Gà gáy le te.
TCAN : Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
1. Mục đích yêu cầu.
*Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc bài hát.
* Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng ca hát , phát triển kỹ năng nghe hát nghe nhạc của trẻ
* Thái độ : 
- Trẻ chú ý tham gia hoạt động, hào hứng tham gia vào trò chơi.
2. Chuẩn bị
- Đĩa hát 
- Xắc xô
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Cho trẻ gần cô.
- Hôm nay cô có một món quà muốn dành tặng cho các con đấy chúng mình xem nhé.
- Là gì nào các con ?
- Con gà con kêu như thế nào?
- Cô cho trẻ giả làm tiếng gà con kêu.
- Cô biết có một bài hát rất là hay nói về đàn gà con đấy, bài hát có tên “Đàn gà con”, các con cùng ngồi ngoan lắng nghe cô hát bài hát này nhé.
Hoạt động 2: Dạy hát
*Cô hát lần 1: Không nhạc
- Cô vừa hát bài hát gì?
*Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con vật gì?
- Đàn gà con có lông màu gì?
- Bây giờ cả lớp cùng hát với cô bài hát này nhé.
- Cô hát cùng trẻ 2-3 lần.
- Cho trẻ hát theo tổ.
- Cho trẻ hát theo nhóm
- Mời cá nhân trẻ lên hát biểu diễn.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ hát.
Hoạt động 3 : Nghe hát “ Gà gáy le te ”.
- C/m hát rất là hay rồi, hôm nay cô có một bài hát cũng rất hay muốn hát tặng cho lớp c/m đấy. 
- Bài hát có tên là : Gà gáy le te
- C/m cùng lắng nghe nhé !
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
- Hát xong hỏi trẻ cô vừa hát bài hát gì? 
- Trong bài hát có nhắc đến con vật gì?
- C/m cùng cô hát thật hay bài hát “ Gà gáy le te ” nhé.
- Cho cả lớp hát lại bài Đàn gà con 2-3 lần 
- Trẻ gần cô
- Bức tranh con vịt 
- Cạp cạp
- Trẻ thực hiện
- Vâng ạ
- Bài một con vịt
- Trẻ trả lời.
- Con vịt ạ
- Cạp cạp
- Vâng ạ
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT :
HÌNH ẢNH CON CHÓ
. Mục đích yêu cầu
- Trẻ gọi được tên con Chó và biết 1 số đặc điểm nổi bật của con chó.
- Biết trả lời đúng câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động . Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật.
2. Chuẩn bị
- Hình ảnh con chó, các câu hỏi đàm thoại.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Quan sát 
- Cho trẻ hát bài đi chơi dẫn trẻ ra sân. Hỏi trẻ chúng mình đang đứng ở đâu?
- Trên sân trường hôm nay có những gì?
- Chúng mình nhìn xem hình ảnh con gì đây? Cho trẻ phát âm từ con chó nhiều lần
- Con chó có gì đây? (Đầu, tai, thân, chân)
- Con chó sống ở đâu? Ngoài chó ra chúng mình biết con gì sống trong gia đình nữa?
- Muốn các con vật mau lớn chúng mình phải làm gì?
*Hoạt động 2: Trò chơi : Chi chi chành chành
- Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi
- Cô chơi cùng trẻ .Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi đu quay cầu trượt 
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góchoạt động với đồ vật : Xếp chuồng cho các con vật.
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình.
Góc nghệ thuật : Xem sách , tranh về các con vật nuôi trong gia đình, nặn và dán các con vật.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hát một số bài hát trong chủ đề
Cô mở nhạc cho trẻ hát.
Trò chuyện về nội dung của bài hát
Hát và gõ phách với các dụng cụ âm nhạc
Cho trẻ hát thi đua giữa các tổ , nhóm.
Cô khuyến khích trẻ khi hát.
E. Đánh giá cuối ngày
....
Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2015.
A. Hoạt động chơi tập
NBPB: CON VẬT TO - CON VẬT NHỎ
I. Mục đích yêu cầu
- Ki

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc