Kế hoạch soạn giảng tuần 4 lớp lá

1- Phát triển nhận thức:

- Phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết,óc quan sát, so sánh về đặc điểm của bản thân mình. Trẻ biết được tên mình, tên bạn, biết mình là trai hay gái, mình bao nhiêu tuổi?

- Biết được tác dụng của các giác quan.

2- Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ biết sử dụng từ ngữ để diễn đạt về đặc điểm của Bản thân; nêu được trên cơ thể gồm có các bộ phận: đầu, mắt, mũi, miệng,cổ, mình, tay, chân thuộc một số bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, vè về chủ đề Bản Thân.

- Rèn trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình vui chơi, trao đổi, trò chuyện, kể chuyện.

3- Phát triển thể lực:

- Trẻ thực hiện thành thạo một số vận động cơ bản: Đi trên băng ghế đầu đội túi cát trẻ biết tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân, biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị mệt, bị ốm.

- Trẻ cảm nhận được sự sảng khoái, vui vẻ, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành.

 

doc24 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng tuần 4 lớp lá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC 7
 Töø ngaøy 26 / 9 ñeán 30 / 9 
 Chủ đề : BẢN THÂN
 Chủ đề nhánh: TÔI LÀ AI? 
Giáo Viên: Phan Thị Thu Hiền
 Lớp: Lá 4
Chủ đề : BẢN THÂN
Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 26-9 đến 14-10- 2011 )
* MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ :
1- Phát triển nhận thức:
- Phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết,óc quan sát, so sánh về đặc điểm của bản thân mình. Trẻ biết được tên mình, tên bạn, biết mình là trai hay gái, mình bao nhiêu tuổi? 
- Biết được tác dụng của các giác quan.
2- Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết sử dụng từ ngữ để diễn đạt về đặc điểm của Bản thân; nêu được trên cơ thể gồm có các bộ phận: đầu, mắt, mũi, miệng,cổ, mình, tay, chân  thuộc một số bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, vè về chủ đề Bản Thân.
- Rèn trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình vui chơi, trao đổi, trò chuyện, kể chuyện.
3- Phát triển thể lực:
- Trẻ thực hiện thành thạo một số vận động cơ bản: Đi trên băng ghế đầu đội túi cát trẻ biết tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân, biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị mệt, bị ốm.
- Trẻ cảm nhận được sự sảng khoái, vui vẻ, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành.
4- Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ nhận thấy được vẻ đẹp cân đối của cơ thể mình và các bạn.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp hài hoà về bố cục tranh, về màu sắc qua các sản phẩm mô tả về bản thân.
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát.
5- Phát triển tình cảm- xã hội:
 - Cảm nhận được trạng thái, cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác qua lời nói,cử chỉ. 
 - Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, biết giữ gìn và BVMT. Thực hiện nề nếp ở trường, ở nhà và nơi công cộng. 
MẠNG CHỦ ĐỀ
BẢN THÂN
3 tuần( Lá)
Từ 26/09 đến 14/10/2010
TUẦN 4
TÔI LÀ AI?
TỪ 26/09à30/09
TUẦN 5
CƠ THỂ TÔI
TỪ 03/10à07/10
TUẦN 6
TÔI CẦNGÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH
TỪ 10/10à14/10
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH : TÔI LÀ AI? 
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển nhận thức
-Phát triển óc quan sát, so sánh, phân loại, nhận xét về các đặc điểm giống và khác nhau của mình với các bạn khác về: hình dáng, sở thích, họ tên, ngày tháng sinh, khả năng hoạt động.. 
- Nhận biết được số lượng 2, đếm đến 2, nhận biết chữ số 2.
- Trẻ phân biệt những điểm giống và khác nhau của trẻ và các bạn.
- Ôn số lượng 2, đếm đến 2 và nhận biết chữ số 2.
- Biết tiết kiệm điện nước khi sử dụng.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa bé và các bạn.
- Ôn số lượng 2 , nhận biết chữ số 2.
Phát triển ngôn ngữ 
 - Biết một số đặc điểm nổi bật của mình so với các bạn. 
- Trẻ phát âm to, rõ chữ a-ă-â.
- Trẻ kể lại chuyện được theo yêu cầu của cô.
- Đọc các bài thơ , câu đố , ca dao , đồng dao có liên quan đến chủ đề bản thân.
- Nghe và kể lại các câu chuyện về chủ đề bản thân. 
- Thơ : nụ cười xinh, tâm sự của cái mũi
- Truyện : gấu con bị đau răng
Phát triển thể lực 
- Thực hiện đúng một số vận động cơ bản : bò , đi, chạy , nhảy  
- Có khả năng phối hợp vận động và phát triển khả năng đi thăng bằng cho trẻ.
Tập luyện các bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, hứng thú tham gia trò chơi vận động 
Đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát .
- Trò chơi : tổ nào nhanh, giúp cô tìm bạn 
Phát triển tình cảm- xã hội .
-Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình đúng trong từng trường hợp: khi vui, buồn, .
-Trẻ cảm nhận được những cảm xúc khác nhau khi tiếp xúc với mọi người.
GD trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Giữ VS chung, để đồ chơi đúng nơi quy định.
- Tham gia hoạt động chăm sóc cây kiểng , cây dây leo ở xung quanh trường , lớp mầm non . 
- Kể gương bạn tốt cho cô và các bạn nghe 
- Thể hiện tình cảm với cô và các bạn qua các hoạt động 
- Cháu cùng cô và các bạn làm vệ sinh lớp học, chăm sóc cây cảnh trong lớp và vườn trường. 
- Cháu chơi tốt các vai chơi trong góc chơi, hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ
Phát triển thẩm mỹ
- Thể hiện cảm xúc ,tình cảm của bé qua các tranh vẽ , bài hát . Múa , vận động theo nhạc ... 
Vẽ bạn trai, bạn gái
- Hát , vận động theo nhạc , múa các bài hát về chủ đề bản thân 
- Vẽ bạn trai, bạn gái
- Hát VĐ : tìm bạn thân, càng lớn càng ngoan, bé tí ti, bé quét nhà,..
Nghe hát : cái mũi, bé khỏe bé ngoan,. 
KẾ HOẠCH TUẦN 4
Hoạt động
Thứ hai
26/09
Thứ ba
27/09
Thứ tư
28/09
Thứ năm
29/09
Thứ sáu
30/09
-Đón trẻ
-Trò chuyện với trẻ và phụ huynh.
-Điểm danh.
-Vệ sinh lớp.
-Trò chuyện với phụ huynh những điều cần thiết về sức khoẻ, ăn uống học tập, cách ăn mặc của trẻ.
-Trò chuyện với trẻ về bạn trai, bạn gái trong lớp. Cho trẻ soi gương, trò chuyện về hình ảnh của trẻ trong gương.
-Cho trẻ xem tranh các hình ảnh về bạn bè trong lớp – chơi tự do.
-Trao đổi, vận động phụ huynh hổ trợ phế liệu – phế phẩm để làm một số đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi.
-Điểm danh theo từng tổ, tổ trưởng phát hiện bạn vắng báo lại với cô.
Thể dục sáng
-Thở 1, tay 2, bụng lườn 2, chân 1, bật 1.
Hoạt động học tập
KPKH – XH:
THMT: Phân biệt những điểm giống và khác nhau của bé với các bạn về hình dáng, sở thích, họ tên, ngày sinh, khả năng hoạt động
PTTC:
-TD: Đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát.
-TCVĐ: tự chọn.
PTNT:
-LQVT: Ôn số lượng 2, đếm đến 2. Nhận biết chữ số 2. (Trang 6,7)
PTNN:
-LQVH: 
Kể chuyện : Gấu con bị đau răng
PTNT và PTTM:
-Tạo hình : vẽ bạn trai, bạn gái
-HĐAN: hát VĐ bài: “Tìmbạn thân; Càng lớn càng ngoan; Bé tí ti; Bé quét nhà”
PTNT:
-LQCV: a – ă – â ( Tiết 1)
Hoạt động ngoài trời
Chơi: Giúp cô tìm bạn.
-Thơ: Nụ cười xinh
Hát : em bé khỏe, em bé ngoan
Thơ: Tâm sự của cái mũi.
Trò chuyện về khả năng của bé.
Chơi và hoạt động góc
-Góc phân vai: Chơi gia đình tổ chức sinh nhật
BTLNT: Pha nước chanh (T4 – T6).
-Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
-Góc học tập: So sánh cao thấp, tạo nhóm có cùng đặc điểm: cao thấp, mập ốm, trai gái
Chơi máy vi tính: Giái quyết rắc rối trong ngôi nhà Fucco ( Thingking’s Thing 3)
-Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn bạn trai, bạn gái.
Góc thiên nhiên: Xếp lá cây, hột hạt thành hình bạn trai, bạn gái.
-Vệ sinh.
-Ăn – ngủ trưa
-Ăn chiều
-Vệ sinh cá nhân trước khi ăn : rửa mặt, rửa tay .
-Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa, GD dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
-Vệ sinh saukhi ăn: chải răng, rửa mặt, lau mặt
-Ngủ trưa: không gian thoáng mát, yên tĩnh.
-Vệ sinh, ăn chiều.
-Hoạt động chiều
Dạy TTVS: “đánh răng – súc miệng”
- LĐVS : Rửa ĐDĐC trong lớp.
- Dạy trò chơi : “ Xỉa cá mè”
Tạo hình ngoài tiến học.
Tổng vệ sinh lớp học.
-Thực hành sách bé học đọc, học viết chữ a, ă.
-Nêu gương- Trả trẻ
-Vệ sinh cá nhân, đầu tóc,quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
-Nêu gương bé ngoan ( thứ 6 tổ chức nêu gương cuối tuần, tuyên dương và khen thưởng hoa bé ngoan).
-GD đức tính trung thực, chăm ngoan, biết vâng lời ông bà, chamẹ và cô giáo.
-Trả trẻ: cho trẻ xem tranh và trò chuyện về những điều đả học trong ngày.
-Trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thíêt: học tập – sức khoẻ của trẻ.
Chủ đề: TÔI LÀ AI ?
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết phân biệt những điểm giống nhau của bé với các bạn trong lớp, biết được mình là ai? Là trai hay là gái?
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chuyện, đàm thoại về bản thân của bé.
- Phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi vận động.
- Trẻ thấy được vẻ đẹp về hình dáng, sở thích, họ tên, ngày sinh, khả năng hoạt động.
- GD trẻ yêu thương kính trọng ba mẹ, cô giáo, bạn bè và biết giữ gìn trường, lớp của mình. Trẻ biết tự phục vụ cho bản thân mình và giữ vệ sinh chung. Đi học đều và chăm ngoan, biết bảo vệ cây xanh, giữ vệ sinh chung quanh lớp cũng như trong sân trường.
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh thể dục sáng:
1. Đón trẻ:
- Cô mở cửa, vệ sinh thông thoáng lớp học sạch sẽ. 
- Trò chuyện với phụ huynh những điều cần thiết về sức khỏe, ăn uống học tập của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.
- Cho trẻ xem tranh về hoạt động trong ngày tại lớp học, chơi trò chơi kidsmart.
- Trao đổi, vận động phụ huynh hổ trợ phế liệu – phế phẩm để làm một số đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi.
2. Thể dục sáng: 
- Chuẩn bị:Sân rộng sạch, an toàn
- Khởi động: ( 3p) vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh chậm. 
- Trọng động: (5p)
* Thở 1: Gà gáy Ò ó o..(4 lần)
* Tay 2: Tay đưa ra trước, lên cao (4l x 8n)
*Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên (4l x 8n).
* Chân 1: Đứng đưa chân lên cao
(3 đổi chân). (4l x 8n)
* Bật 1: Bật tiến về phía trước.(4l x 8n )
- Hồi tĩnh: ( 3p) đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
3. Điểm danh và tiêu chuẩn bé ngoan: nắm sĩ số trẻ vắng trong ngày
- Điểm danh theo từng tổ, tổ trưởng phát hiện bạn vắng báo lại cho cô.
* Tiêu chuẩn bé ngoan: 
- Đi đứng nhẹ nhàng, lễ phép.
- Trẻ biết vào đúng góc chơi.
- Làm vệ sinh không văng nước. 
4. Hoạt động ngoài trời: 
 * Chuẩn bị: Sân rộng sạch, an toàn, thoáng mát
 * Hướng dẫn:
- Hát bài:“ càng lớn càng ngoan ”.
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động.
- Cho trẻ biết địa điễm quan sát.
- Nhắc nhở các cháu đi đứng nhẹ nhàng, không chen lấn xô đẩy bạn.Chú ý cô.
 * Hướng dẫn quan sát:
+ Thứ 2:
- Quan sát hoa chiều tím
- Chơi: giúp cô tìm bạn
- Chơi “ lộn cầu vồng ”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 3: 
- Quan sát đồ chơi trong sân trường
- Thơ : nụ cười xinh
- Chơi : “rồng rắn lên mây”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 4:
- Quan sát cây hoa dừa cạn
- Hát : em bé khỏe, em bé ngoan
- Chơi: “mèo bắt chuột ”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 5: : 
- Quan sát cây hoa chuỗi ngọc
- Thơ : tâm sự của cái mũi
- Chơi “thỏ đổi lồng ”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 6: 
- Quan sát bầu trời, cây cảnh trong vườn trường.
- Trò chuyện về khả năng của bé
- Chơi : tìm bạn thân
- Chơi theo ý thích.
5 . Hoạt động vui chơi:
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết được trong gia đình có những ai? Vai trò từng thành viên trong gia đình làm gì?
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình một cách rõ ràng để giao tiếp trong quá trình chơi.
- Cháu thể hiện được vai chơi của những người thân trong gia đình, biết quá trình tổ chức sinh nhật phải làm gì?
 - Biết ứng dụng kiến thức vào hành động chơi, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra SP khi chơi.
- Biết thỏa thuận vai chơi,biết rủ bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, không ồn ào, biết thu dọn sau khi chơi xong.
- Cháu biết cùng bạn chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.
Nội dung
Phân vai
Xây dựng 
Học tập
Nghệ thuật
Thiên nhiên
Tên trò chơi
Chơi gia đình tổ chức sinh nhật
BTLNT: Pha nước chanh.
Xây nhà của bé
- So sánh cao-thấp, tạo nhóm có cùng đặc điểm: cao thấp, mập ốm, trai gái,
-Giải quyết rắc rối trong ngôi nhà Fucco (thingking’s thing 3)
- Vẽ, nặn bạn trai, bạn gái
Xếp lá cây, hột hạt thành hình bạn trai, bạn gái.
Chuẩn bị
1 số đồ dùng, đồ chơi gia đình, bánh sinh nhật.
Dụng cụ BTLNT
Cổng, hàng rào, gạch, ghế đá, cây xanh, hoa, cỏ,
Đồ dùng rời cho trẻ so sánh.
Đĩa TC Kidsmart.
Tập, bảng con, bút chì, màu sáp, đất nặn.
Các loại hột hạt, các loại lá cây.
Gợi ý hoạt động
Cô giới thiệu cho trẻ quan sát các đồ chơi có trong góc.
Trẻ thỏa thuận vai chơi và nội dung chơi.
Những đồ dùng của bé tập làm nội trợ.
Trẻ thể hiện được vai chơi.
GD trẻ tính nhường nhịn lẫn nhau.
Cô tham gia chơi cùng trẻ để gợi ý cho trẻ chơi tốt hơn.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh nơi chơi.
Chơi xong biết cắt đồ chơi đúng nơi qui định.
Trẻ phát triển được ngôn ngữ trong quá trình chơi.
Cô tọa đàm cùng trẻ về những gì trẻ thấy xung quanh nhà của bé ở
Cháu thể hiện được vai chơi công nhân xây dựng.
Cháu sắp xếp phù hợp và có trật tự.
Trẻ biết dùng xốp, gạch làm hàng rào.
Rèn luyện cho trẻ sự quan sát sắp xếp mô hình cân đối.
Trẻ biết trao đổi bằng ngôn ngữ trong quá trình chơi.
Cô giới thiệu với trẻ về các đối tượng trẻ cần so sánh, giải thích yêu cầu trẻ so sánh.
Cô gợi ý cho trẻ để trẻ trao đổi ngôn ngữ khi so sánh.
Cho trẻ chơi trò chơi kidsmart.
Hướng dẫn trẻ cách di chuyển con chuột và mở,tắt máy. Hướng dẫn trẻ mua bán các đồ dùng trong trò chơi Thinking’s Thing.
 Trẻ tích cực vẽ sáng tạo các đồ chơi trong lớp, vẽ trường mầm non.
Trẻ biết sữ dụng những kỷ năng đã học để nặn được các đồ chơi.
Biết sáng tạo trong sản phẩm của mình.
Trẻ hứng thú tạo SP và biết giữ gìn SP do mình làm ra.
Cháu biết sử dụng các hột hạt, lá cây để xếp thành hình bạn tra, bạn gái.
Trẻ biết giữ vệ sinh góc chơi và biết thu dọn gọn gàng ở góc chơi sau khi chơi xong.
II/ Hướng dẫn chung:
- Cho cháu hát, vận động: bài “ bé ti ti ” cháu đi quan sát các ĐDĐC ở các góc để trẻ khám phá ra chủ đề, góc trọng tâm.
- Cô giới thiệu nội dung, yêu cầu của từng góc chơi. Nhấn mạnh góc trọng tâm:
 + Xây dựng(T2): Hát bài: em bé khỏe em bé ngoan. Cô đàm thoại với trẻ về bài hát, giới thiệu các nguyên vật liệu và cách xây dựng nhà của bé, thỏa thuận vai chơi. Muốn xây nhà chúng ta cần những gì? Xây như thế nào? GD trẻ đoàn kết, cùng nhau hoàn thành công việc của mình.
	+ Phân vai (T3): Hát: càng lớn càng ngoan. Cô đàm thoại với trẻ về các đồ dùng trong lớp học. Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, thỏa thuận vai chơi? Muốn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho một thành viên trong gia đình cần phải làm như thế nào? Cô tạo tình huống để trẻ trao đổi ngôn ngữ một cách sáng tạo. Gd trẻ biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi, cùng nhau chơi.
	+ Nghệ thuật (T4): Hát bài: bé quét nhà. Cô trò chuyện gợi ý với trẻ về cách vẽ, nặn thành hình bạn trai, bạn gái. Trò chuyện về các đặc điểm khác nhau của bạn trai và bạn gái.
	+ Học tập ( T5): Hát: tìm bạn thân, trò chuyện với trẻ về bài hát. Trao đổi với trẻ về cách so sánh các đồ dùng, chú ý để trẻ dùng đúng thuật ngữ toán học.
	Trò chơi Kidsmart: Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô hướng dẫn trẻ cách mở, tắt, cách di chuyển con chuột và hướng dẫn trẻ cách chơi. GD trẻ chú ý lắng nghe và giải quyết rắc rối trong ngôi nhà Fucco.
	+ Thiên nhiên(T6): Hát: cái mũi. Trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu ở góc và yêu cầu trẻ xếp hột hạt, lá cây thành hình bạn trai, bạn gái. 
=> GD trẻ đoàn kết, cùng nhau chơi ở các góc và luân phiên trao đổi giữa các góc với nhau.
- Cho cháu về góc chơi. Cô bao quát mở rộng vai chơi, hành động chơi. Cô chú ý nhiều hơn ở góc trọng tâm. Phát triển vai chơi hành động cho trẻ và tạo tình huống để trẻ trao đổi ngôn ngữ trong quá trình chơi.
- Báo sắp hết giờ- hết giờ. Nhận xét góc chơi, buổi chơi.
- Thu dọn đồ dùng sau khi chơi xong.
6. Lao động vệ sinh ăn ngủ :
- Củng cố thao tác vệ sinh “ rửa tay”
- Dạy thao tác vệ sinh “ đánh răng – súc miệng ”.
- Dạy cháu biết giữ gìn mặt mũi, tay chân, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Biết xếp giày, dép, cặp, nón đúng nơi qui định.
- Nhắc cháu tiêu tiểu đúng nơi qui định.
I/ Yêu cầu:
- Củng cố cho trẻ thao tác: “ Rửa Tay”. Nhắc nhở cháu “ Rửa Tay” đúng thao tác.
- Cháu nhớ được cách thực hiện thao tác “ đánh răng – súc miệng”
- Chủ động “ Rửa Tay” đúng thao tác trong giờ vệ sinh.
- GD trẻ có thói quen giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân trẻ. Biết đánh răng – súc miệng sau khi ăn xong.
II/ Chuẩn bị: 
Kem đánh răng, bàn chải, khăn
III/ Hướng dẫn:
- Hướng dẫn, nhắc nhở các cháu “ Rửa Tay” đúng thao tác.
- Cô theo dõi giờ LĐVS trước khi ăn và sữa sai kịp thời.
- Hướng dẫn trẻ “ Đánh răng súc miệng” sạch sẽ sau khi ăn xong.
- Nhắc cháu tiêu tiểu đúng nơi qui định.
- Đưa vào tiêu chuẩn thi đua trong tuần.
Phân công tổ trực kê dọn bàn ăn.
Rèn nề nếp ăn, ngủ đưa vào tiêu chuẩn thi đua trong tuần.
7. Hoạt động nêu gương :
Nêu gương cuối ngày.
Nêu gương cuối tuần.
Yêu cầu:
- Trẻ đạt 3 tiêu chuẩn trong ngày nhận được 1 cờ đỏ. Trong tuần đạt 4 cờ đỏ nhận được 1 phiếu bé ngoan.
Chuẩn bị: cờ, bảng bé ngoan, sổ bé ngoan, phiếu bé ngoan, hồ dán
 Hướng dẫn:
Nêu gương cuối ngày.
Lớp hát 1 bài hát.
Lớp đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
Cá nhân nhắc lại.
Từng tổ đứng lên nhận cờ (nhận xét – ưu – khuyết).
Cô phát cờ cho cháu cắm vào ô cờ.
Nêu gương cuối tuần.
Lớp biểu diễn văn nghệ.
Cho trẻ cắm cờ cuối ngày.
Sau đó gọi tên những trẻ đạt 4, 5 cờ trong tuần lên nhận phiếu bé ngoan.
Lớp vỗ tay tuyên dương xong cho về chỗ ngồi.Sau đó mời cả lớp dán phiếu.
Đối với những trẻ chưa đạt cô động viên cố gắng trong tuần sau.
Kết thúc
Thứ 2, ngày 26/09/2011
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
THMT: PHÂN BIỆT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU 
CỦA BÉ VỚI CÁC BẠN ( hình dáng, sở thích, họ tên,
 ngày sinh, khả năng hoạt động, )
NDTH: Xem hình ảnh, âm nhạc
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết những điểm giống và khác nhau của bản thân với các bạn : họ tên, ngày sinh, hình dáng, giới tính, sở thích,
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để tham gia trò chuyện, đàm thoại.
- Trẻ mạnh dạn tham gia phát biểu, trả lời câu hỏi to rõ, tròn câu.
- Phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ yêu quý và chơi thân ái với các bạn.
II/ CHUẨN BỊ: 
Các hình ảnh về bạn trai, bạn gái
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Hát bài “ tìm bạn thân ”
+ C/c vừa hát bài hát gì? 
+ Các con đến trường gặp được những ai?
- Cho trẻ xem tranh, hình ảnh bạn trai, bạn gái và cho trẻ phát biểu tự do.
- Cô đàm thoại với trẻ : 
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Bạn trai có những đặc điểm gì?
+ Bạn gái có những đặc điểm gì?
- Cho trẻ quan sát 2 bạn ( 1 bạn trai, 1 bạn gái) trong lớp và hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm của bạn, hỏi bạn về sở thích, ngày sinh của bạn.
Hoạt động 2: Cho trẻ so sánh những đặc điểm của bạn trai, bạn gái.
Khác nhau: tên gọi, hình dáng bên ngoài, sở thích, khả năng vận động,..
GD trẻ: yêu quý bạn bè, biết vâng lời người lớn.
 TC : tìm bạn thân
 + Cô nêu cách chơi – luật chơi
 + Nhận xét – tuyên dương.
Kết thúc hoạt động.
..
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 THỂ DỤC: ĐI THĂNG BẰNG TRÊN BĂNG GHẾ ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
TCVĐ: TIẾP CỜ
 NDTH: ÂM NHẠC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát. Biết cách đi giữ thăng bằng trên ghế để túi cát không rơi xuống, đúng phương pháp.
- Trẻ tích cực tham gia luyện tập theo hướng dẫn của cô.
- Phát triển sự mềm dẻo khéo léo khi phối hợp giữa đầu, tay, chân và thân mình. Qua hoạt động giúp trẻ phát triển tốt các cơ nhất là cơ chân, thân hình.
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật, kiên trì và tinh thần thi đua trong học tập. Trẻ thấy được ích lợi của việc tập thể dục đối với sức khoẻ con người.
- Trẻ mạnh dạn chơi trò chơi “ tiếp cờ ” tự tin trao đổi cùng cô về cách chơi, tham gia trò chơi nhiệt tình có tinh thần đoàn kết với nhau.
II/ CHUẨN BỊ:
Băng ghế, túi cát
Cờ, Vạch chuẩn
III/ TIẾN HÀNH: 
a.Khôûi ñoäng: (5’) Ñi,chaïy caùc kieåu.
- Tập hợp 3 hàng dọc.
- Chuyển đội hình vòng tròn.
- Luân phiên đi chạy các kiểu chân.
- Chuyển đội hình thanh 3 hàng ngang.
b.Troïng ñoäng:(5’).
Thở 1: Gà gáy ( 3x8)
Tay 2: Tay đưa ra trước, lên cao. (4x8)
Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên. (2x8)
Chân 1: Đứng đưa chân lên cao. (4x8)
Bật 1: bật tiến về trước.( 4x8)
Vận động cơ bản: ( 15’)
Các con ơi! Các con có ai đã được ba mẹ dẫn đi xem xiếc chưa?
Các con có xem tiết mục đi thăng bằng trên dây chưa?
Các cô chú đi trên dây rất thăng bằng, rất hay phải không? 
Các con có muốn đi thăng bằng một lần để biết xem các cô chú đó đã đi thăng bằng như thế nào không? 
Hôm nay, cô sẽ dạy cho các con “ Đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát” nha.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích + lần 2 giải thích.
- TTCB: Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, trước băng ghế. Lần lượt từng trẻ ở 2 hàng cầm túi cát để lên đầu bước lên băng ghế đi về phía trước.
Khi đi 2 tay chống hông hoặc đưa ngang, đầu không cúi đội túi cát. Đi đến hết băng ghế bước xuống về cuối hàng đứng, đến trẻ tiếp theo thực hiện. 
- Sau đó gọi 2 trẻ khá lên làm mẫu cho cả lớp xem.
- Cô nhận xét => lớp tiến hành tập ( mỗi trẻ 2 lần) 
- Cô mời 2 trẻ khá, 1 trẻ yếu lên thực hành.
- TCVĐ: Tiếp cờ
Cách chơi: chia thành 2 đội, mỗi đội 6 bạn. Xếp thành hàng dọc trước băng ghế. Trẻ đứng đầu hàng sẽ cầm 1 cây cờ. Khi nghe hiệu lệnh của cô “ bắt đầu”, thì trẻ đầu hàng sẽ đi đến hết băng ghế rồi vòng về chuyển cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Cứ như vậy, đội nào hết lượt trước là thắng cuộc.
Luật chơi: Đội nào chuyển cờ nhanh nhất

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc
Giáo Án Liên Quan