Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài: Vòng đời phát triển của con bướm
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi , đặc điểm của con bướm gồm đầu, ngực, bụng, có 6 chân nối với phần ngực, có cánh, có 2 râu
- Trẻ biết nơi sống,cách đi chuyển của con bướm.
- Trẻ biết bướm thuộc nhóm côn trùng.
- Trẻ biết lợi ích của con bướm trong đời sống.
-Trẻ biết được vòng đời phát triển của con bướm được trải qua 4 giai đoạn : bướm trưởng thành đẻ trứng, từ trứng trở thành sâu non, sâu già nhả kén thành nhộng,nhộng thành bướm con.
2. Kỹ năng:
- Trẻ quan sát, phán đoán,suy luận.
- Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc sự hiểu biết của mình về đặc điểm của con bướm.
- Trẻ nói được vòng đời phát triển của bướm.
- Sử dụng đúng các từ: Trứng,sâu, nhộng,bướm
- Trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt , đoàn kết với các bạn khi tham gia trò chơi
PHÒNG GD- ĐT HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON LIÊN CHÂU GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Vòng đời phát triển của con bướm Đối tượng: trẻ 5 tuổi A1 Thời gian : 30- 35 phút Giáo viên: Đào Thị Bích Vân Năm học: 2016- 2017 GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA CON BƯỚM Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi A1 Thời gian: 30-35p Giáo viên: Đào Thị Bích Vân MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi , đặc điểm của con bướm gồm đầu, ngực, bụng, có 6 chân nối với phần ngực, có cánh, có 2 râu - Trẻ biết nơi sống,cách đi chuyển của con bướm. - Trẻ biết bướm thuộc nhóm côn trùng. - Trẻ biết lợi ích của con bướm trong đời sống. -Trẻ biết được vòng đời phát triển của con bướm được trải qua 4 giai đoạn : bướm trưởng thành đẻ trứng, từ trứng trở thành sâu non, sâu già nhả kén thành nhộng,nhộng thành bướm con. 2. Kỹ năng: - Trẻ quan sát, phán đoán,suy luận. - Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc sự hiểu biết của mình về đặc điểm của con bướm. - Trẻ nói được vòng đời phát triển của bướm. - Sử dụng đúng các từ: Trứng,sâu, nhộng,bướm - Trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt , đoàn kết với các bạn khi tham gia trò chơi 3. Thái độ - Trẻ hứng thú với hoạt động khám phá - Không bắt bướm, hái hoa. II. CHUẨN BỊ - Bài giảng điện tử - Tranh lô tô các giai đoạn phát triển của bướm - Một chiếc bảng to. III.TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I.Ổn định tổ chức Cô cho trẻ lại gần cô Cô giới thiệu khách Cô cho trẻ hát bài gọi bướm II.Phương pháp, hình thức tổ chức 1.Đặc điểm của con bướm - Bướm có những đặc điểm gì? Cô cho trẻ lên chỉ con bướm và nói đặc điểm. - Bướm di chuyển bằng cách nào? Tại sao bướm lại bay được? - Bướm thường sống ở đâu? - Tại sao bướm lại hay sống ở những nơi có rất nhiều hoa? - Bướm được xếp vào nhóm con vật gì? - Bướm được xếp vào nhóm côn trùng có lợi hay có hại? vì sao? Các con ơi loài bướm rất có ích khi chúng hút mật hoa và bay từ hoa này sang hoa kia thụ phấn cho hoa và làm đẹp cho thiên nhiên ,nhưng nếu các bạn nhỏ bắt Bướm để chơi thì lại có hại cho sức khỏe vì cánh Bướm có lớp phấn bụi các bạn nhỏ hít vào sẽ không tốt cho sức khỏe . 2.Vòng đời phát triển của con bướm Vậy bướm được sinh ra như thế nào? Cô cho trẻ xem clip vòng đời phát triển của bướm. Cô cho trẻ nói về vòng đời phát triển của bướm theo ý hiểu của trẻ. Cô đàm thoại làm rõ ý. - Bướm đẻ ra gì? -Trứng bướm nở ra con gì? - Con sâu có giống con bướm không? -Chúng khác nhau ở điểm nào? -Sâu non ăn gì để lớn lên? -Khi sâu già thì sâu sẽ làm gì? -Khi những cái kén khô lại thì điều kì diệu gì xảy ra? Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con, khi sâu già sẽ đóng kén nằm trong tổ gọi là nhộng. Tổ kén khô đi nứt vỏ ra và 1 chú bướm chui ra hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh. + Vậy để trở thành con bướm xinh đẹp thì bướm phải trải qua mấy giai đoạn? ( 4 giai đoạn) 3.Trò chơi củng cố TC1. Ai thông minh hơn Cách chơi: các con hãy chú ý quan sát các giai đoạn phát triển của con bướm và xem giai đoạn phát triển nào biến mất. TC2. Chung sức Thấy chúng mình học rất ngoan và chăm chú nghe giảng cô thưởng chúng mình trò chơi” chung sức” Cách chơi như sau: các con sẽ bật qua 3 vòng lên tìm hình ảnh và sắp xếp cho đúng theo vòng đời phát triển của bướm. Mỗi lần chơi các con chỉ được tìm cho mình một hình ảnh. Luật chơi: chơi theo hình thức tiếp sức, bạn nào giẫm vào vòng sẽ phải bật lại. III. Kết thúc Cô củng cố lại kiến thức đã học (cho một trẻ nhắc lại quá trình phát triển của con bướm) Cô nhận xét, tuyên dương khen thưởng trẻ Cô chuyển hoạt động khác. Trẻ lại gần cô. Trẻ chào khách Trẻ hát và biểu diễn bài gọi bướm Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời Trẻ chú ý theo dõi Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chơi Trẻ chơi Trẻ trả lời
File đính kèm:
- KHAM_PHA_VONG_DOI_PHAT_TRIEN_CUA_BUOM.doc