Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ năm 2017 - Chủ đề: Ngày tết vui vẻ

I. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động:

- Trẻ khoẻ mạnh, có khả năng thực hiện và vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Bò, đi, chạy.)

- Có một số tố chất vận động ban đầu: Nhanh nhẹn khéo léo, cân bằng cơ thể.

- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động của bàn tay, ngón tay.

* Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ:

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau

- Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống.

- Luyện một thói quen ngủ1giấc trưa.

- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.

- Trẻ tập tự xúc cơm, uống nước, mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.

- Trẻ tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Trẻ tập một số theo tác đơn giản trong rửa mặt, rửa tay, lau mặt.

- Nhận biết và tránh một số vận dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc không được đến gần. Không chơi đồ chơi sắc nhọn (dao, kéo,.), Không đút, nhét hột hạt, đất nặn vào mồm, mũi, tai.

- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

 

doc93 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ năm 2017 - Chủ đề: Ngày tết vui vẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : ngày têt vui vẻ
 Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 2/01/2017 đến 27/ 01/2017
I. Mục tiêu các lĩnh vực phát triển:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
- Trẻ khoẻ mạnh, có khả năng thực hiện và vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Bò, đi, chạy.)
- Có một số tố chất vận động ban đầu: Nhanh nhẹn khéo léo, cân bằng cơ thể.
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động của bàn tay, ngón tay.
* Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ :
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau
- Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống.
- Luyện một thói quen ngủ1giấc trưa.
- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.
- Trẻ tập tự xúc cơm, uống nước, mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
- Trẻ tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Trẻ tập một số theo tác đơn giản trong rửa mặt, rửa tay, lau mặt.
- Nhận biết và tránh một số vận dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc không được đến gần. Không chơi đồ chơi sắc nhọn (dao, kéo,..), Không đút, nhét hột hạt, đất nặn vào mồm, mũi, tai..
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
2. Phát triển nhận thức: 
- Luyện tập và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
- Nhận biết và gọi được tên một số các món ăn cổ chuyền dân tộc, các bông hoa có trong ngày tết, trẻ biết ngày tết cùng bố mẹ sắm tết.
- Nhận biết gọi tên một số mầu cơ bản: (đỏ, xanh, vàng); hình dạng (tròn, vuông) kích thước (to - nhỏ).
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Nghe, nói và hiểu được các từ câu đơn giản và trẻ lời được các câu từ đơn giản.
- Nghe các bài thơ các câu chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô qua các câu chuyện, đọc và thuộc các bài thơ về chủ đề “Ngày tết vui vẻ”
- Biết lắng nghe và lễ phép với mọi người.
4. Phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
- Biết yêu quý và bầy tỏ tình cảm với những người thân trong gia đình khi xum họp trong ngày tết.
- Biết vâng lời và làm theo các yêu cầu đơn giản của người lớn.
- Biết yêu thích cái đẹp có khả năng cảm thụ cái đẹp qua các hoạt động tạo hình, thơ chuyện, xâu vòng, xếp dán, xem tranh....
- Thích tham gia các hoạt động hát múa, và thuộc một số bài hát về chủ đề “Ngày tết vui vẻ”
- Thực hiện một số hành vi văn hoá và giao tiếp: Vâng, dạ, cảm ơn, xin lỗi, chào tạm biệt.
ii.Mạng nội dung:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số hoa như: Hoa đào, hao mai, hoa hồng, hoa huệ
- Trẻ biết ích lợi của các loại hoa trong ngày tết.
- Trẻ biết yêu quý các loài hoa nói chung.
- Trẻ biết được tên gọi , đặc điểm đặc trưng của một số món ăn như: Bánh trưng, giò,chả, tôm cuốn.
- Trẻ biết các món ăn và ích lợi của các món ăn trong ngày tết.
- Biết được một số món ăn đặc trưng trong ngày tết.
 Ngày têt bé làm gì?
Các món ăn trong ngày tết
Mâm ngũ quả trong ngày tết
Ngày tết vui vẻ
Những bông hoa trong ngày tết
- Bé đi chúc tết.
- Trẻ biết mặc quần áo đẹp đi chúc tết.
- Trẻ biết cắm hoa trong ngày tết .
- Trẻ biết đi mua sắm cùng gia đình chuẩn bị cho ngày tết.
- Tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số loại quả, đặc điểm màu sắc của một số loại quả trong ngày tết. 
- Trẻ biết một số ích lợi khi ăn các loại quả.
- Trẻ biết bày quả lên đĩa.
III. Mạng hoạt động:
* Phát triển vận động
- BTPTC: Bài tập với quả, tập với cành hoa, tập với dây nơ, bé tập thể dục, 
- VĐCB: Bật qua các vạch kẻ - Đi có mang vật trên tay, bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay. Chạy theo hướng thẳng - Lăn bóng trúng đích, đi có mang vật trên đầu,
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng, 
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
- Trẻ biết giữ dìn vệ sinh sạch sẽ và hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ, giữ dìn sức khoẻ.
- Trẻ biết một số món ăn trong ngày tết.
Phát triển thể chất
*Trò chơi: Bong bóng xà phòng, nu na nu nống, múa hát bóng tròn to, thả đỉa ba ba, trời nắng trời mưa. dung dăng dung, con bọ dừa, tập tầm vông, lộn cầu vồng, con sên, con muỗi, chi chi chành chành, bịt mát bắt dê, bé tập tắm cho em. 
* Luyện giác quan: 
- Xâu vòng, xếp hàng dào vườn hoa, bàn bày quả, bánh kẹo, nặn quả cam
 - nhặt lá cây, tưới nước, xâu vòng, xếp khối gỗ, xé lá, xé giấy, vẽ phấn, chơi với cát, nước,trồng hoa chơi tết.
* Nhận biết:
- Chọn quả, hoa có màu đỏ, màu vàng, chọn bánh
 to – bánh nhỏ 
 - Trẻ nhận biết phân biệt được màu sắc đỏ, xanh, vàng, kích thước to nhỏ, hình tròn, vuông, hình chữ nhật. 
- Món ăn trong ngày tết: Bánh chưng, giò, quả bưởi, quả chuối, hoa mai, hoa đào, bé đi chúc tết.
* Quan sát: Hoa mai, đào, cúc, quả cam, táo, mâm ngũ quả, cây quất, bánh chưng, đĩa bánh quy, mâm cơm trong ngày tết, cả gia đình bé đang chúc tết ông bà, ông bà mừng tuổi cho bé, Cả gđ Lan đang ăn cơm trong ngày tết qua tranh.
* Trò chơi: Chiếc túi kỳ diệu
Phát triển nhận thức
Ngày tết vui vẻ
PT tình cảm XH, thẩm mỹ
Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề Nhánh 1: Mâm ngũ quả trong ngày tết
(Thực hiện 1 tuần từ 2/01/2017 đến ngày 6/ 01/2017)
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các bài tập về các cơ hô hấp, vận động tay, chân, bụng. 
- Trẻ biết tập bài tập BTPTC: Tập với quả; Biết: Bật xa bằng 2 chân - Đi có mang vật trên tay.
- Trẻ nhận biết, gọi tên, một số loại quả: chuối, cam, quýt, quất, bưởi.
- Rèn sự khéo léo của các nhóm cơ tay, ngón tay( Xếp hình, xâu vòng, nặn.)
- Trẻ biết yêu quý các các loại quả.
- Trẻ thích nghe kể chuyện: Cây táo, trả lời một số câu hỏi của cô .
- Trẻ thích nghe hát, thuộc các bài hát, các bài thơ trong chủ đề. 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh chuyện :Cây táo
- Quả quan sát: cây quất, quả cam, mâm ngũ quả (bằng đồ chơi hoặc quả thật)
- Tủ bày một số quả trong ngày tết: Chuối, cam, đu đủ, bồng bồng, na, quýt. 
- Bình tưới cây, hoa để trồng, đồ dùng trồng hoa, chậu cảnh
III. Kế hoach tuần:
 Thứ
ND
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ-
TDS
 * Đón trẻ: trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh. Trao đổi về nội dung học tập của trẻ ở trong tuần. Trao đổi về các loại đồ dùng học liệu mà phụ huynh cần cung cấp cho trẻ.
 * TDS: Bài tập: Tập với quả
+ Đtác1: “ Hít thở: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay khum trước miệng
 1. Hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ. 2. Về tư thế chuẩn bị
+ Đtác 2: “Kheo quả”: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm quả dấu sau lưng.
 1. “Quả đâu” hai tay đưa ra phía trước và nói đây rồi.
 2. “Mất Rồi” Về TTCB 
+ Đtác3: “Vờ nhặt quả”: 
 1. Cúi xuống vờ nhặt quả.
 2. Ngẩng lên 
+ Đtác4: “Hái quả”: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 quả, ngồi xuống, đúng lên nói ” Hái quả” 
Trò chuyện
- Trò chuyện cùng trẻ: Về mâm ngũ quả trong ngày tết: Thế mâm ngũ quả bày tết nhà con có những quả gì? (Chuối, cam ,quýt, đu đủ, na) Con quan sát mâm ngũ quả cho cô biết có quả gì đây? (Quả cam) Quả có màu gì? (Màu vàng) quả cam có gì đây? (Lá ạ)
Chơi tập có chủ định
TDVĐ
- BTPTC: Tập với quả
- VĐCB: Bật xa bằng 2 chân - Đi có mang vật trên tay.
Âm nhạc:
- Nghe hát: Sắp đến tết rồi
- Dạy hát: Quả
Kể chuyện Cây táo
NB
 Quả bưởi, quả chuối 
Xâu vòng
 Xâu vòng quả.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát: Cây quất Chơi TT: TC: Bong bóng xà phòng, hát: Sắp đến tết rồi
Chơi theo ý thích: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, ghế,xé lá, xé giấy 
Quan sát: Cây quất 
Chơi TT: TC: Nu na nu nống, hát bài: Quả. 
Chơi theo ý thích: 
Nhặt lá cây, tưới nước cho cây, Xâu vòng, vẽ phấn 
Quan sát:
Quả cam, quả chuối 
Chơi TT: TC: Bóng tròn to.
Hát: Sắp đến tết rồi
Chơi theo ý thích: 
Xâu vòng, tưới cây, Chơi với cát nước.. 
Quan sát: Mâm ngũ quả 
Chơi TT: TC: Con sên, Hát: Cùng múa vui.
Chơi theo ý thích: 
Chơi với cát, nước, xé lá, xé giấy, Xem tranh về các loại quả 
Quan sát: Mâm ngũ quả 
Chơi TT: TC: Tập tầm vông, Hát: Ngày tết quê em
Chơi theo ý thích: 
Chơi với cát, nước, xếp bàn, xâu vòng, vẽ phấn 
Chơi hoạt động góc
I. Gây hứng thú (2- 3 phút): 
- Xúm xít xúm xít! Các con lại đây cùng cô. Cô cùng trẻ chơi Tc “ Gieo hạt” Khen trẻ đã reo được một vườn cây ăn quả thật là ngon rồi. Giới thiệu cho trẻ đến thăm lề hội quả mùa xuân. 
- Cô cùng trẻ đến quan sát lễ hội quả hỏi trẻ tên gọi, đặc điểm màu sắc của một số quả trong lễ hội: Quả cam, dúa, đào, quýtgiới thiệu ở lễ hội còn có rất nhiều trò chơi: 
II. Giới thiệu góc chơi, cho trẻ chơi (18– 20 phút).
1. Góc xâu vòng, xếp bàn bày quả, nặn quả 
 + Yêu cầu: Trẻ biết cách xâu vòng bằng các loại quả và biết xếp các khối gỗ xếp chồng lên nhau thành bàn mà trẻ thích. Trẻ biết cách xoay tròn để tạo thành quả. 
+ CB: Dây sâu, quả xốp để xâu. Đất nặn, bảng, đĩa, khăn, bàn ghế, chiếu các khối gỗ vuông, khối chữ nhật có 3 màu xanh, đỏ, vàng...
+ Gợi ý: Cô giới thiệu góc chơi cho trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ và đặt câu hỏi gợi mở. Con làm gì? (Xâu vòng) xâu gì? (Xâu quả) xâu như thế nào? (Luồn đầu sợi dây qua lỗ nhỏ) Xếp gì? (Bàn ạ) xếp như thế nào? (Xếp chồng)...
2. Góc vận động: Chơi với vòng, túi cát, 
+ Yêu cầu: Trẻ biết chơi c cùng cô giáo và các bạn, 
+ Chuẩn bị: Phòng chơi rộng rãi, thoáng mát, vạch chuẩn, vòng, túi cát, xô vạch chẩn.
+ Gợi ý: Cô giới thiệu góc chơi, cho trẻ chơi, tham gia chơi cùng trẻ. Các bạn đang chơi Tc gì vậy Cho cô chơi với
3. Góc thao tác vai: Bán hàng một số quả bày mâm ngũ quả: Na, táo, cam, bòng, chuối.
+ Yêu cầu: Trẻ biết bắt trước người lớn đi mua sắm một số quả chuẩn bị ngày tết.
+ CB : Tủ bày một số quả trong ngày tết: Na, táo, cam, bòng, chuối.
+ Gợi ý: Cô giới thiệu góc chơi cho trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ và đặt câu hỏi gợi mở. 
 Bác ơi bác bán cho tôi 1 nải chuối? (Của bác đây) 2 quả cam này bao nhiêu tiền? (2 tiền) Bác mua gì? (Tôi mua quả đu đủ).
4.Góc xem tranh: Một số loại quả trong ngày tết
+ Yêu cầu: - Trẻ xem tranh biết được tên gọi đặc điểm đặc trưng của một số loại quả
+ CB: Các loại tranh ảnh họa báo về chủ đề như như quả chuối, quả đào, quả hồng, bòng, na, cam, quýt, quất, đu đủ.
+ Gợi ý: Cô giới thiệu góc chơi cho trẻ chơi. Cô hỏi trẻ con xem tranh gì? (Tranh quả ạ) Đây là quả gì? (Qua đào) 
 Thế còn đây là quả gì? (Đu đủ) Quả đu đủ có màu gì? (Màu vàng) Thế còn đây là nải gì? (Nải chuối ạ) .
 Giáo dục trẻ bảo vệ và chăm sóc không được bứt là bẻ cành để cho cây ra hoa kết trái 
III. Kết thúc buổi chơi (1- 2 phút):
- Cô đến từng góc nhận xét và khen trẻ. Sau đó cô cùng trẻ tới góc 
“Thiên nhiên” Nhận xét, khen và giáo dục trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi đúng về nơi quy định theo sự hướng dẫn 
Chơi tập buổi chiều
- Chơi tc dân gian: Chi chi chành chành
- Chơi tcvđ: Bong bóng xà phòng.
- Chơi ý thích ở góc
- Xếp bàn bầy quả
- Bóng tròn to.
- Chơi ý thích ở góc
- Ôn chuyện
Cây táo
- Chơi tc dân gian: nu na nu nống
- Chơi ý thích ở góc
- Dạy trẻ nặn quả cam
- Chơi tc dân gian: Lộn cầu vồng.
- Chơi ý thích ở góc
- Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi, Quả
- Chơi tc dân gian: Lộn cầu vồng
- Chơi ý thích ở góc
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2017.
I. Chơi tập có chủ định 
 TDVĐ: BTPTC: Tập với quả
 VĐCB: Bật xa bằng hai chân
 đi có mang vật trên tay
 1. Yêu cầu: 
- Trẻ nhớ tên vận động “Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay” ; biết bật xa bằng hai chân và biết cách đi có mang vật trên tay, không làm rơi vật.Trẻ biết tập đúng nhịp các động tác của BTPTC
- Rèn sự khéo léo nhanh nhẹn, kết hợp giữa các bộ phận trên cơ thể để không làm rơi vật trên tay và rèn luyện khả năng thực hiện nhún bật tại chỗ - đi có mang vật trên tay theo yêu cầu của cô.
- Trẻ có ý thức trong khi tập, tích cực tham gia vào vận động; 
2. Chuẩn bị: 
- Máy tính có lời bài hát “ Quả ” hình ảnh mọi người đi sắm tết, 1 số các loại quả có trong ngày tết
- Mô hình mâm ngũ quả.
- Hai rổ đựng các loại quả : Cam 10 quả, Xoài 20 quả, Na 20 quả.
- Vạch chuẩn.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hđ của trẻ
a. Gây hứng thú, khởi động (2- 3 phút)
- Các con ơi! các con lại đây cùng cô nào! Cô và các con cùng chơi đố về các loại quả nhé: Cô đọc câu đố về Qủa chuối, quả quất... hỏi trẻ là quả gì? 
- Cô cho trẻ biết đó là những quả thường bày mâm ngũ quả trong ngày tết: 
- Thế nhà con đã bày mâm ngũ quả để đón tết chưa? 
- Trên mâm có những quả gì? 
 (Hỏi 2- 3 trẻ) Khen trẻ. 
- Các con ơi! Hôm nay trường mầm non Ninh Xuân có tổ chức hội thi “Bé vui khoẻ” cho tất cả các bạn trong trường tham gia. 
- Để thi được tốt, các con cho cô biết 
- Có ai bị đau tay không? 
- Có ai bị đau chân không? 
- Có ai bị sổ mũi, nhức đầu không? 
- Cô thấy ai cũng khoẻ mạnh, các con hãy đến tham dự hội thi cùng cô nào.
b. Bài mới: (10 -12 phút)
* Khởi động: - Cô cùng trẻ đi thường - đi nhanh - đi nhanh hơn - chạy chậm - chạy nhanh hơn - đi chậm dần - đứng thành vòng tròn kết hợp với lời bài hát “Quả”
- Đã đến hội thi “Bé vui khoẻ” rồi. Cô xin trân trọng giới thiệu trong hội thi ngày hôm nay có . (giới thiệu đại biểu về dự) 
- Các con đã sẵn sàng để thể hiện tài năng của các con chưa? 
* Trọng động: 
* BTPTC: Tập với quả
- Phần thi đầu tiên “Đồng diễn thể dục” bắt đầu 
+ Đtác 1: “Kheo quả”: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm quả dấu sau lưng.
1.“Quả đâu” hai tay đưa ra phía trước và nói đây rồi.
2. “Mất Rồi” Về TTCB 
+ Đtác2: “Vờ nhặt quả”: 
1. Cúi xuống vờ nhặt quả.
 2. Ngẩng lên 
+ Đtác3: “Hái quả”: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 quả, ngồi xuống, đứng lên nói ” Hái quả” 
* VĐCB: Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
+ Cô làm mẫu: Cô làm mẫu 2 lần, lần 2: Nói rõ cách thực hiện cho trẻ quan sát: Cô đi từ chỗ ngồi lên đến sát mép vạch tư thế chuẩn bị cô đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh 2/3 đầu gối cô hơi khuỵ người hơn khom, tay vung về phía sau cô lấy đà bật nhún 2 chân bật mạnh về phía trước qua vach kẻ, cô bật cùng 1 lúc 2 chân. Khi bật song cô đi đến bên rổ quả cô chon cho mình một quả sau đó cô cầm quả đến mâm ngũ quả để bày. 
- Hỏi trẻ cô vừa làm gì? 
+ Trẻ thực hiện:
 - Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu lại, chú ý sửa sai cho trẻ. 
- Con vừa làm gì? 
- Cho trẻ thực hiện lần lượt theo từng cá nhân trẻ 1-2 lần. 
- Con vừa thực hiện bài tập gì? 
 (Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý động viên, khích lệ trẻ thực hiện đúng cách, sửa sai cho trẻ).
- Chia lớp ra làm 2 tổ trẻ thực hiện 1-2 lần. 
- Con vừa thực hiện bài tập gì? 
- Cho 2- nhóm trẻ lên thực hiện mỗi nhóm 2- 3 trẻ.
- Các con vừa làm gì? 
 - Cô cho cả lớp thực hiện lại (nếu còn thời gian) 
- Hỏi trẻ các con vừa làm gì? 
- Giáo dục trẻ năng tập thể dục cho khoẻ, khen trẻ.
c. Hồi tĩnh (1 - 2phút):
- Khe trẻ. Chương trình “Bé vui khỏe” đến đây là hết rồi! Xin chào và hẹn gặp lại các bé vào chương trình lần sau. Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng rồi ra chơi
- Bên cô bên cô! Lắng nghe cô đố trả lời
- Nải chuối, cam, quýt, đu đủ.
- Trẻ kiểm tra sức khoẻ
- Không ạ!
- Không ạ!
- Không ạ!
- Trẻ đi theo cô
 - Trẻ vỗ tây theo lời giới thiệu của cô giáo
- Rồi ạ!
- Trẻ tập thể dục theo cô giáo
 - Trẻ chú ý q/s cô làm mẫu
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
- Trẻ thựchiện.
- 2 trẻ đại diện lên thực hiện cho cả lớp quan sát 
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
- Trẻ thực hiện lần lượt theo từng cá nhân trẻ 1-2 lần
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
 - 2 tổ cho trẻ lần lượt thực hiện 
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
- 2 nhóm trẻ thực hiện mỗi nhóm 2-3 trẻ
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay
- Trẻ thực hiện tập thể 1lần nữa (Nếu còn thời gian)
- Bật xa bằng 2 chân - đi có mang vật trên tay 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 lần xung quanh phòng tập và ra chơi
II. Hoạt động ngoài trời
 Quan sát: Cây quất 
 VC TT: Bong bóng xà phòng, hát: Sắp đến tết rồi
 Chơi theo ý thích: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, ghế,xé lá, xé giấy 
1. Yêu cầu: 
- Trẻ quan sát gọi được tên và đặc điểm đặc trưng của cây quất. Biết tham gia vui chơi tập thể và chơi theo ý thích của mình.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy và khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ biết chơi ở các góc chơi, vui chơi đoàn kết cùng bạn.
2. Chuẩn bị: 
- Cây quất. ống thối nước xà phòng 
- Thảm ngồi đủ cho cô và trẻ.
- Cát, bộ xâu vòng, các khối gỗ, giấy, lá cây.
3. Tiến hành:
* QS: Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? có nắng không? Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé. 
- Sau đó cô cùng trẻ quan sát: Cây quất. Hỏi trẻ tên gọi, một đặc điểm đặc trưng của cây quất. Đây là cây gì? (Cây quất) Cây quất có gì đây? (Lá ạ) Thế lá quất màu gì? (Màu xanh) Thế còn đây là gì? (Quả quất) Quả quất này màu gì? (Màu vàng) Thế quả quất này màu gì? (Màu xanh) Bạn nào giỏi cho cô biết thế sao quả quất này màu xanh mà quả bên này màu vàng? (Quả màu xanh vì chưa chín) Đúng rồi quả quất màu xanh là vì quất chưa chín còn quả màu vàng thì quất đã chín đấy các con ạ! (Hỏi tập thể, 3- 5 trẻ) Muốn cho cây quất luôn ra quả nhiều thì các con phải làm gì? (Chăm sóc cho cây) Gd trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây để cây ra quả làm đẹp trong ngày tết. Khen trẻ 
* VC TT: Cho trẻ chơi TC: “Bong bóng xà phòng” 2- 3 lần, hỏi trẻ tên TC,
 Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi” 2-3 lần, hỏi trẻ tên bài hát
* Chơi theo ý thích: Co hướng cho trẻ chơi theo ý thích của mình: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, ghế,xé lá, xé giấy. Qua trình trẻ chơi cô quan sát giúp đỡ trẻ, đặt câu hỏi gợi mở ở trẻ: Con đang chơi gì? Con có thích không?
* Kết thúc: Cô nhận xét và khen trẻ, cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
II. Chơi tập buổi chiều
 Chơi tc dân gian: Chi chi chành chành
 Chơi tcvđ: Bong bóng xà phòng.
 Chơi ý thích ở góc
1. Yêu cầu: 
- Trẻ nhớ tên TC, biết chơi TC và chơi ý thích ở các góc.
- Rèn sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ
- Giáo dục tích cực tham gia hoạt động, chơi đoàn kết biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- ống thổi, nước xà phòng.
- Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành: 
- Cho trẻ xúm xít bên cô cùng chơi bắt trước tiếng còi của ô tô, xe máy, chuông xe đạp. Khen trẻ. Hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Chi chi chành chành” 
- Cô nói cách chơi cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi TC: “Bong bóng xà phòng” 2- 3 lần, hỏi trẻ tên TC
- Trong khi trẻ chơi cô khuyến khích- sửa sai - hỏi tên TC	
- Cho trẻ chơi ý thích ở góc, cô động viên trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét và khen trẻ.
 Đánh giá sự phát triển của trẻ
* Tình trạng sức khoẻ:.. 
* Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ:..
.. 
* Kiến thức và kỹ năng của trẻ:.
..
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2017
I. Chơi tập có chủ định 
 Âm nhạc: Nghe hát: Quả
 Dạy hát: Sắp đến tết rồi 
1. Yêu cầu: 
- Trẻ chú ý nghe cô hát, nhớ tên bài hát, nhún theo nhịp bài “Quả” hát đúng giai điệu của bài hát, hát thuộc bài “Sắp đến tết rồi” được cùng cô và các bạn
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng quan sát. 
- Giáo dục trẻ biết ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc.
2. Chuẩn bị: 
- Sắc xô, phách tre, soong loan 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hđ của trẻ
a. Gây hứng thú (2 - 3 phút): 
- Xúm xít xúm xít! Hôm nay cô thấy con nào cũng ngoan, - Sắp tết rồi ở nhà bố mẹ đã sắm những gì để đón tết nào? - Có mua quần áo đẹp cho các con không? 
- Có nhiều quả để bày mâm ngũ quả không? 
- Có những quả gì? 
- Khen trẻ. Các con ơi, hôm nay trường mầm non Ninh Xuân có tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc mừng xuân mới dành cho tất cả các con, cô cháu mình cùng đi tham dự chương trình nào.
b. Bài mới (10 -12 phút): 
- Mở đầu chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay là một bài hát “Sắp đến tết rồi” rất hay cô mời các con về chỗ để cùng đến với giai điệu bài hát nhé!
+ Dạy hát: “Sắp đến tết rồi”	
 - Cô hát cho trẻ nghe 1- lần. Giới thiệu tên bài hát.
- Cho trẻ hát tập thể 1-2 lần, sử dụng nhạc cụ.
- Chia lớp làm 2 tổ trẻ hát. 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cho 2 - 3 nhóm trẻ hát. 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cho 2 - 3 cá nhân trẻ lên hát có sử dụng nhạc cụ âm nhạc. 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong khi trẻ hát cô khuyến khích động viên trẻ.
- Cô thấy các con rất ngoan. Và tiếp theo chương trình còn giành tặng các con một bài hát “Quả”
+ Nghe hát: “Quả”
 - Lần 1 cô hát. Giới thiệu tên bài hát.
 - Lần 2 cô hát kết hợp sử dụng xắc xô 1-2 lần. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_thang_1.doc
Giáo Án Liên Quan