Kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ - Năm học 2017-2018
1. Đặc điểm tình hình
Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
- Có đủ tài liệu chương trình hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Bản thân là một giáo viên nhiệt tình, luôn học hỏi đồng nghiêp và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phụ huynh học sinh tin tưởng, quan tâm ủng hộ, có trách nhiệm, hỗ trợ nhiệt tình trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Khó khăn
- Trẻ nhỏ mới đi học nên vẫn còn hay khóc nhè, chưa ý thức được khả năng hoạt động học cũng như các hoạt động khác.
- Tình trạng sức khỏe của trẻ chưa được tốt, nhiều trẻ sức đề kháng còn kém, thường xuyên bị ốm vặt, qua khảo sát đầu năm còn 2 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 2 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Khả năng nhận thức của trẻ còn nhỏ trong lớp không đồng đều, một số trẻ khả năng tiếp thu còn chậm, rụt rè, nhút nhát.
- Một số ít phụ huynh chưa thực sự của trẻ quan tâm đến con cháu ở lớp.
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NHẠC KỲ LỚP NHÀ TRẺ 2 TUỔI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhạc Kỳ, ngày 22 tháng 10 năm 2017 KẾ HOẠCH Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Căn cứ thông tư số 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành Kèm theo Thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Căn cứ kế hoạch số 736/ PGDĐT – GDMN ngày 01 tháng 9 năm 2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018; 3. Căn cứ kế hoạch số 100/ KHMN ngày 25 tháng 8 năm 2017 kế hoạch thực hiện chương trình Giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018; 4. Căn cứ vào kế hoạch số 135/ KH – MNNK ngày 19 tháng 9 năm 2017 của trường Mầm non xã Nhạc Kỳ về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018; 5. Căn cứ vào kế hoạch số 136 KHCM ngày 9 tháng 9 năm 2017 kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2017 – 2018; 6. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học 2016-2017 và tình hình thực tế của lớp năm học 2017-2018. Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 như sau: I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018 1. Đặc điểm tình hình Thuận lợi: - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. - Có đủ tài liệu chương trình hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. - Bản thân là một giáo viên nhiệt tình, luôn học hỏi đồng nghiêp và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phụ huynh học sinh tin tưởng, quan tâm ủng hộ, có trách nhiệm, hỗ trợ nhiệt tình trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Khó khăn - Trẻ nhỏ mới đi học nên vẫn còn hay khóc nhè, chưa ý thức được khả năng hoạt động học cũng như các hoạt động khác. - Tình trạng sức khỏe của trẻ chưa được tốt, nhiều trẻ sức đề kháng còn kém, thường xuyên bị ốm vặt, qua khảo sát đầu năm còn 2 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 2 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi. - Khả năng nhận thức của trẻ còn nhỏ trong lớp không đồng đều, một số trẻ khả năng tiếp thu còn chậm, rụt rè, nhút nhát. - Một số ít phụ huynh chưa thực sự của trẻ quan tâm đến con cháu ở lớp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chung, chỉ tiêu. 2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ chung. - Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” - Tăng cường lấy tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số. - Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.2. Chỉ tiêu 2.2.1. Thực hiện có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và các phong trào thi đua - Ký cam kết không vi phạm đạp đức nhà giáo. - Tham gia viết bài gương người tốt, việc tốt để thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tham gia phong trào “Giáo viên giúp đỡ giáo viên, giáo viên giúp đỡ trẻ em” - Duy trì và phát huy kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống lồng ghép vào tổ chức các hoạt động giáo dục. Sưu tầm, tổ chức các trò chơi dân gian, ca dao, đồng dao; nghe hát Quốc ca, các làn điệu dân ca. 2.2.2. Quy mô nhóm, lớp mầm non * Quy mô nhóm, lớp, học sinh: - Duy trì ổn định sĩ số 16/16 trẻ từ đầu năm học 2.2.3. Thực hiện tốt chuyên đề “Xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn của phòng, của trường - Tham gia các phong trào, hội thi trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đạt hiệu quả cao để phục vụ chuyên đề. - Tham gia giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện đạt hiệu quả cao. - Lớp có đầy đủ tài liệu thực hiện cho chuyên đề. - Lớp có đầy đủ đồ dùng và điều kiện phục vụ tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. 2.2.4. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. * Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ - 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm học và theo dõi biểu đồ ( chiều cao và cân nặng) + Cân nặng bình thường: 14 /16 trẻ đạt 87,5% + Trẻ SDD thể nhẹ cân: 2 /16 trẻ đạt 12,5 % + Chiều cao bình thường: 14 /16 trẻ đạt 87,5% + Trẻ SDD thể thấp còi: 2/16 trẻ đạt 12,5% * Thực hiện ăn bán trú, học 2 buổi/ngày - Ăn bán trú, học 2 buổi/ngày: - Số trẻ ăn bán trú: 16/16 đạt 100% - 100% trẻ được bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. * Chất lượng giáo dục toàn diện : - Thực hiện chương trình GDMN mới: 16/16 trẻ đạt 100% - Đánh giá theo CTGDMN: 16/16 trẻ đạt 100% - 100% trẻ dân tộc thiểu số được chuẩn bị Tiếng Việt trước khi vào lớp 1 * Tỉ lệ bé ngoan, bé xuất sắc, bé chuyên cần: - Lớp nhà trẻ 2 tuổi : Tỷ lệ bé xuất sắc: 5/16 trẻ đạt 31,25 % % Tỷ lệ bé ngoan: 6/16 trẻ đạt 37,5 % Tỷ lệ bé chuyên cần: 14/16trẻ đạt 87,5 % * Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non - 100% kế hoạch của cá nhân được duyệt đúng thời gian quy định. - Xây dựng 100% các loại kế hoạch theo quy định - Tổ chức xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả tốt. - 100% trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp1; - 100% trẻ được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục theo Quyền trẻ em - 100% thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai tích hợp trong thực hiện Chương trình GDMN * Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non - Thu thập minh chứng cho các tiêu chí theo sự phân công của hội đồng đánh giá. 2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học * Phòng học, đồ dùng, thiết bị - Tham mưu với nhà trường bổ sung trang thiết bị đồ dùng theo thông tư 02 như: màu nước, phễu nhựa, bộ đồ chơi các con vật, bộ bác sỹ. - Tham gia phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp hấp dẫn trẻ, xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học phù hợp với chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 2.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè của phòng giáo dục, các lớp tập huấn chuyên môn của trường. - Tham gia bồi dường thường xuyên, thực hiện 120 tiết/giáo viên. - Cá nhân được đánh giá xếp loại viên chức khá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp khá. - Tham gia đầy đủ, tích cực các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn 2 lần/năm . - Phấn đấu đạt giáo viển giỏi cấp trường, cấp huyện. 2.2.7. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục - Tiếp thu 100% các văn bản chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là những văn bản liên quan đến GDMN. - Thực hiện đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bảo đảm yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ theo quy định tại Chương trình GDMN. 100% giáo viên được đánh giá theo hướng phát triển năng lực GV đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tiếp tục thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Dự giờ ít nhất 2 tiết/ tháng - Dự giờ đột suất mỗi giáo viên trong tổ 1 tiết/ 1 học kỳ. - Được kiểm tra đánh giá các chuyên đề đạt loại khá trở lên. 2.2.8. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non - 100% phụ huynh được tuyên truyền, phổ biến những quy định của trường, những kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - 100% phụ huynh được tuyên truyền về chương trình giáo dục mầm non mới, chuyên đề phát triển vận động cho trẻ - Tham gia các hoạt động tuyên truyền thông qua các Hội thi, hội thảo chuyên đề, các lễ hội. - Lớp có góc tuyên tuyền bố trí ở những nơi thuận tiện, với nội dung phong phú, được cập nhật, thay đổi hàng tuần, tháng. * Các chỉ tiêu thi đua : - Tập thể đạt lớp tiên tiến - Cá nhân: Lao động tiên tiến * Hoạt động công tác Đảng, đoàn thể - Tham gia đầy đủ các công tác đoàn, và các công tác đoàn thể. 2.3. Nhiệm vụ và giải pháp 2.3.1. Thực hiện có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và các phong trào thi đua - Lồng ghép có hiệu quả nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào các hoạt động của nhà trường và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Gương mẫu, thực hành lối sống giản dị, tiết kiệm, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, thương yêu, công bằng trong chăm sóc, giáo dục các cháu, tôn trọng phụ huynh và đồng nghiệp; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục một cách tự nhiên, không gây căng thăng cho trẻ - Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; huy động sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Tiếp tục sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian, bài hát dân ca, câu đố, hò, vè phù hợp với lứa tuổi mầm non để đưa vào các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ ... - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ (kĩ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt; kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân; mạnh dạn trong giao tiếp; thân thiện với bạn bè; lễ phép với người lớn tuổi ...). - Tham gia viết bài về gương “người tốt, việc tốt”, “Viết bài tìm hiểu pháp luật” và có kế hoạch kiểm tra cụ thể. 2.3.2. Quy mô nhóm, lớp mầm non - Tiếp tục huy động trẻ ra lớp bằng cách trang trí lớp học đẹp mắt, tạo cảnh quang sân trường xanh, sạch đẹp để thu hút trẻ đến trường. Giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ với phụ huynh, đông đốc phụ huynh đưa con đi học... - Động viên trẻ đi học đều, đến lớp đủ duy trì được sĩ số 16/16 trẻ đến cuối năm. - Tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các bậc phụ huynh đưa con đến trường khi trẻ đến tuổi được đi học. - Rà soát phổ cập trẻ trên địa bàn nếu còn thiếu sót trẻ chưa đến lớp thì cần phải đến gia đình trẻ để tìm hiểu nguyên nhân và động viên phụ huynh đưa con đến trường. - Thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh đưa con đi học đều, đúng giờ để đảm bảo duy trì sĩ số trẻ ra lớp. - Nếu trẻ ốm đau phải kịp thời thăm hỏi động viên để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và đi học bình thường 2.3.3. Giải pháp thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” - Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn. Trang trí môi trường trong lớp học và ngoài lớp học phù hợp với trẻ, bố trí các góc chơi phù hợp thuận lợi cho trẻ hoạt động. Mọi hoạt động đều hướng vào trẻ. - Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp hấp dẫn trẻ, để phục vụ trong các hoạt động của trẻ. - Tham gia đầy đủ hội thi giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện, để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân từ đó có thể vận dụng vào chuyên đề được tốt hơn. - Trang bị đầy đủ tài liệu liên quan đến chuyên đề, để giáo viên thực hiện được tốt hơn 2.3.4. Duy trì và nâng cao chất lượng GDMN - Làm tốt công tác động viên, tuyên truyền các bậc phụ huynh trong việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và công tác duy trì số lượng. - Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao sự hiểu biết của mình về vấn đề thực hiện công tác giáo dục mầm non 2.3.5. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 2.4. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ - Tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GDĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ: Giữ gìn môi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ đảm bảo sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. - Duy trì và phát huy hiệu quả của chương trình tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non, biết sử dụng đồ dùng cá nhân đúng ký hiệu nhằm hình thành thói quen, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy; biết rửa mặt, chải răng đúng cách; có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường... - Tổ chức các bữa ăn ở trường đúng giờ, đủ số lượng và chất lượng trong bữa ăn đảm bảo VSATTP. - Động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, quan tâm đến trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn - Tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. - Trẻ được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy 2 lần/ngày, rửa mặt bằng khăn riêng và được giặt sạch sẽ hàng ngày, thay khăn 3 tháng/lần - Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm và cân đo 3 tháng/ lần. * Giải pháp bồi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng: - Giờ ăn của trẻ cô phải quan tâm nhiều hơn đến những trẻ suy dinh dưỡng để động viên trẻ ăn - Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh để có biện pháp cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung và uống sữa dinh dưỡng để trẻ phát triển thể lực tốt 2.4.1. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non - Soạn bài, chuẩn bị đầy dủ đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề - Cung cấp đầy đủ các kiến thức kỹ năng theo từng lĩnh vực bài dạy, thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ vào hoạt động. - Làm đồ dùng, đồ chơi, nghiên cứu tài liệu, tham khảo đồng nghiệp, thiết kế các bài giảng hay thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ trong giờ học, hoạt động. - Tổ chức tốt các hoạt động trong ngày của trẻ. - Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi - Sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ. - Thực hiện nghiêm túc theo quy chế chuyên môn, hoàn thành các loại kế hoạch hồ sơ số sách của giáo viên - Sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi và các tài liệu chuyên môn. Thi chấm lớp trang trí đẹp - khoa học; tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học bằng nguyên vật lỉệu phế thải. - Tiếp tục lồng ghép nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện Chương trình GDMN - Giáo dục an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiê hiệu quả; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng trẻ; thể hiện cụ thể chủ đề, nội dung, thời lượng, hình thức thực hiện trong chương trình giáo dục, giáo án nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường và có những thói quen, hành vi phù hợp để góp phần giảm thiểu thảm họa thiên tai, tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp. 2.4.2. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục - Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng theo Thông tư 25/2014-TT-BGDĐT ngày 7/8/2014 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trong trường mầm non. 2.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02. - Giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để trang trí lớp và phục vụ cho hoạt động học. - Kết hợp với phụ huynh ủng hộ những phế liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi. 2.4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non - Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - Giáo viên luôn có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh. 2.4.5. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục - Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN mới được ban hành - Thực hiện đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bảo đảm yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ theo quy định tại Chương trình GDMN. 2.4.6. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng và xã hội , tăng cường bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền cho các cơ sở GDMN. - Tích cực phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ. - Xây dựng góc tuyên truyền về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2.4.7. Một số hoạt động khác trong năm học - Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại huyện và tự học tại trường - Học tập bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch và có bổ sung cụ thể theo từng giai đoạn - Tham gia các hội thi, phong trào do Phòng Giáo dục và các cơ quan ban ngành phát động - Tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức. III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG THÁNG (Từ ngày 10/10/2017 đến ngày 30/7/2018) Tháng, năm Nội dung Chỉ tiêu Kết quả thực hiện 10/2017 - Tổ chức lễ hội trung thu - Thực hiện chủ đề “Đồ chơi chơi của bé” - Khảo sát chất lượng đầu năm. - Họp hội đồng - Sinh hoạt chuyên môn - Dự giờ đồng nghiệp - 1 lần/tháng - 2 lần/ tháng. - Dự 2 tiết/ tháng 11/2017 - Duy trì sĩ số trẻ đi học đều - Soạn bài làm đồ dùng - Tham gia hội thi làm đồ dùng - Tham gia mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo 20/11. - Sinh hoạt chuyên môn - Dự giờ đồng nghiệp - Duy trì sĩ số 24/24 trẻ. - Làm 3-4 đồ dùng cho hội thi. - Tham dự lễ mít tinh. - 3 lần/tháng - 2 tiết /tháng 12/2017 - Duy trì sĩ số trẻ đi học đều - Soạn bài làm đồ dùng - Thi đua trang trí lớp chào mùng ngày thành lập quân đội nhân dân VN 22/12 - Họp hội đồng - Sinh hoạt chuyên môn - Cân đo trẻ, báo cáo - Dự giờ đồng nghiệp - Duy trì sĩ số 24/24 trẻ đến lớp. - Làm đồ dùng cho các tiết dạy. - 1 lần/ tháng - 3 lần/tháng - Cân đo lần 2 - Dự 2 tiết/tháng 01/2018 - Duy trì sĩ số trẻ đi học đều - Dự giờ đồng nghiệp - Họp hội đồng - Sinh hoạt chuyên môn - Họp phụ huynh giữa năm - Duy trì sĩ số 24/24 trẻ - Dự giờ 2t/ tháng. - 1 lần/ tháng. - 3 lần/ tháng. - Họp lần 2 02/2018 - Tiếp tục kiểm tra rèn nề nếp cho trẻ - Soạn bài đầy đủ theo quy định - Sinh hoạt chuyên môn - Họp hội đồng - Thăm lớp dự giờ - Thực hiện hàng ngày. - Có đầy đủ bài soạn. - 3 lần/ tháng. - 1 lần/tháng - 2 tiết/tháng 03/2018 - Soạn bài làm đồ dùng phục vụ dạy học - Thăm lớp dự giờ. - Thi đua chào mừng ngày QTPN 8/3 - Họp hội đồng - Sinh hoạt chuyên môn - Có đủ đồ dùng và bài soạn. - Dự 2 tiết/tháng. - 1 lần/ tháng. - 3 lần/ tháng. 04/2018 - Duy trì nề nếp rửa tay, rửa mặt cho trẻ. - Soạn bài làm đồ dùng - Khảo sát đánh giá trẻ cuối năm, báo cáo - Thăm lớp dự giờ. - Họp hội đồng - Sinh hoạt chuyên môn - Thực hiện cho trẻ hàng ngày. - 24/24 trẻ đạt. - 2 tiết/ tháng. - 1 lần/ tháng. - 3 lần/ tháng. 5/2018 - Soạn bài làm đồ dùng hoàn thành chương trình - Tổ chức họp phụ huynh cuối năm - Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách - Họp hội đồng, bàn giao tài sản - Tổng kết măm học, Tết thiếu nhi - Họp vào cuối năm học. - Hoàn thành vào cuối năm 6,7/2018 - Trực hè theo lịch phân công của BGH - Tham gia các buổi họp đột xuất - Trực hè theo sự phân công của BGH - Tham gia các hoạch động khác (nếu có) - Trực hè tháng 6, 7 Trên đây là kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục năm học 2017 – 2018 Rất mong được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện để Tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017- 2018. XÁC NHẬN CỦA BGH KÝ DUYỆT NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH Vương Thị Phương
File đính kèm:
- ke_hoach_thuc_hien_nhiem_vu_nam_hoc_2017_2018.docx