Kế hoạch tuần 03 - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé
-- Vệ sinh phòng lớp
- Nhắc trẻ để cặp đúng qui định.
- Trao đổi phụ huynh về kênh sức khỏe của trẻ thông qua kết quả
cân đo tháng 9
-- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé
-- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường.
- Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác:
Hai tay thả xuôi đưa ra trước bắt chéo trước ngực
- Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay dang ngang- Đưa 2 tay gập trước ngực - Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2
tay theo người.
- Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông,
nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước,
khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng.
KẾ HOẠCH TUẦN 03 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé ( Thời gian: 28/09- 02/10/2015) Thời gian Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Đón trẻ -- Vệ sinh phòng lớp - Nhắc trẻ để cặp đúng qui định. - Trao đổi phụ huynh về kênh sức khỏe của trẻ thông qua kết quả cân đo tháng 9 -- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé -- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường. Thể dục sáng - Hô hấp : Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi đưa ra trước bắt chéo trước ngực - Tay – vai : Đứng rộng bằng vai, hai tay dang ngang- Đưa 2 tay gập trước ngực - Đưa 2 tay dang ngang bằng vai- Hạ 2 tay xuống xuôi 2 tay theo người. - Bụng - lườn : Đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. Chân: Đứng thẳng, 2 tay chống hông, chân phải bước lên trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng. Điểm danh Mở chủ đề nhánh -- Trò chuyện về chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé - Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh. -- Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm ( hiện tại, quá khứ,tương lai) - - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ - Tâm trạng : Vui, buồn. - Thông tin: tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà Hoạt động học PTTC Tung và bắt bóng với người đối diện PTNT Tìm hiểu về ngôi nhà PTNN Thơ Em yêu nhà em PTTM Bài hát Nhà của tôi PTNT Toán Nhận biết chữ số 3, nhóm có 3 đối tượng Hoạt động ngoài trời - Quan sát Tranh các kiểu nhà - TCVĐ Tìm đúng nhà - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng. - Quan sát Một số đồ dùng trong gia đình -TCVĐ Tìm đúng nhà - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng - Quan sát Đồ dùng bằng điện - TCVĐ Tìm đúng nhà - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng - Quan sát Đồ dùng bằng gỗ - TCVĐ Tìm đúng nhà - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng - Quan sát Đồ dùng trong nhà bếp - TCVĐ Tìm đúng nhà - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - CTD: Tưới cây, cát nước, chơi với vòng Hoạt động góc - Thư viện: Sưu tầm cắt dán ảnh bạn trai, bạn gái - Xây dựng: Lắp ghép hình bạn trai, bạn gái - Nghệ thuật: Vẽ bàn tay, trang trí bánh sinh nhật. - Phân vai: Nấu ăn - Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng - Cô gợi cho trẻ thực hiện Đóng chủ đề nhánh Vệ sinh- Nêu gương Trả trẻ - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về. - Nêu gương bé ngoan - Trả trẻ HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Hoạt động điểm danh Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I- Mục đích yêu cầu: 1-Kiến thức - Cháu biết được tổng số bạn trong lớp, nhận biết và gọi tên được bạn vắng, trao đổi thông tin với bạn, biết nêu thời gian, quan sát được thời tiết và nêu lên tâm trạng của mình. - Cung cấp cho trẻ kiến thức sơ lược về nội dung của chủ đề mà trẻ sẽ được khám phá trong tuần. 2- Kĩ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, kĩ năng đếm số thứ tự và làm quen với số lượng, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. 3- Giáo dục - Giáo dục trẻ biết quan tâm đến bạn, giáo dục trẻ biết trả lời thưa cô, vâng dạ. II- Chuẩn bị: - ĐD của cô: Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, lịch, thời tiết,bảng tâm trạng của bé. - ĐD của trẻ: Các biểu tượng, băng từ, thẻ số, hình của trẻ. III- Tổ chức hoạt động: 1/ Mở chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Cho một vài trẻ đứng lên giới thiệu về ngôi nhà của trẻ đang ở. - Nhà của con như thế nào? Ngôi nhà của con làm bằng gì? - Nhà con có những đồ dùng gì? - Con thích nhất là đồ dùng nào? 2/ Điểm danh: - Cho trẻ hát “ Cả nhà thương nhau ” - Cô cho 3 tổ trưởng điểm danh, báo cáo - Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng - Chúng ta cùng xem các bạn đi học hôm nay như thế nào ? Cô cho 3 tổ trưởng (3 tổ trưởng kiểm tay bạn trong tổ báo cáo) - Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh 3/ Đàm thoại thời gian: Cho trẻ cùng hát “Lớp chúng mình” - Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai + Cho trẻ gắn băng từ, thẻ số + Cô dạy trẻ đọc theo cô + Cô hướng dẫn trẻ gắn băng từ vào bảng + Cho trẻ đọc lại 1 lần 4/ Theo dõi thời tiết: Hát “ trời nắng, trời mưa”. Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét) Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng 5/ Trò chuyện về thông tin: Cô thông tin với trẻ về chủ đề chơi trong ngày là gì? 6- Tìm hiểu tâm trạng Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? ( Thưa cô: vui) Vì sao? ( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi) 7/ Trò chuyện chủ đề ngày “Ai là em bé ngoan” - Chủ đề ngày hôm nay là “ Ai là em bé ngoan”. Vậy em bé ngoan thì phải làm sao? Trước khi chơi phải như thế nào? Trong khi chơi thì sao? Trong lúc chơi thì phải làm gì? Khi chơi xong thì phải như thế nào? - Vậy hôm cả lớp cùng chơi ngoan để được là em bé ngoan nhé! IV- Bổ sung: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Hoạt động ngoài trời Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I- Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ được quan sát tranh về một số kiểu nhà như: Nhà cao tầng, nhà bằng gỗ, nhà rông, nhà sàn. - Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, khả năng tìm hiểu khám phá về sở thích của bản thân, màu sắc của trang phục. - Thái độ: Yêu quý và giữ gìn những đồ dùng trong ngôi nhà. II- Chuẩn bị - Cô: Sân rộng, sạch, tranh các kiểu nhà. - Trẻ: Các lá cây khô, lá dừa, chai lọ, cống quặng . III- Tổ chức hoạt động 1. Quan sát – trò chuyện Cho trẻ hát “ Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì! Bài hát có nội dung về chủ đề gì ? - Cô hướng dẫn trẻ quan sát “Tranh các kiểu nhà” - C/c xem cô có chuẩn bị gì ? (Cá nhân trẻ trả lời) - C/c quan sát xem tranh có những hình ảnh gì ? (trẻ nhận xét theo hiểu biết) Cô hướng dẫn trẻ quan sát lần lượt từng kiểu nhà. - Nhà tranh thì nhìn như thế nào? Được làm bằng gì? (trẻ nhận xét ) - Nhà sàn thì sao ? (có nhiều màu sắc ) - Còn nhà cao tầng thì được làm bằng gì? Không gian nhà như thế nào ? (trẻ kể ..) + Giáo dục: Cô giáo dục trẻ yêu quý và giữ gìn những đồ dùng trong gia đình. 2. Trò chơi vận động “Tìm đúng nhà” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Giải thích luật chơi, cách chơi (Tài liệu “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca theo chủ đề trang 3) - Cho cả lớp tham gia chơi 4 – 5 lần 3. Trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Giải thích luật chơi, cách chơi (Tài liệu “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca theo chủ đề trang 15) - Cho cả lớp tham gia chơi 4 – 5 lần 4. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với lá cây khô, làm mũ bằng lá dừa Chơi với nước: trẻ đong nước. - Cô quan sát hướng dẫn và theo dõi qua trình chơi của trẻ. - Nhận xét kết quả chơi của trẻ. IV- Bổ sung: HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Hoạt động góc Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I- Mục đích yêu cầu - Trẻ biết chơi với đồ chơi ở các góc trong lớp, biết thể hiện đúng từng vai chơi - Rèn kỹ năng thể hiện từng vai chơi ở góc cho trẻ biết một cách phù hợp với nội dung chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn II- Chuẩn bị - Đồ dùng đồ chơi trong từng góc: Đồ chơi để nấu ăn, một số loại rau củ, thực phẩm. III- Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi Cho trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em ” - Trong lớp thì các con có những đồ chơi gì ? - Hàng ngày cô tổ chức cho các con chơi những góc chơi nào ? - Góc xây dựng các con sẽ làm gì? - Góc học tập thì sao? - Góc tạo hình sẽ làm gì? - Góc gia đình thì các con làm gì? - Góc thiên nhiên thì các con sẽ làm gì? + Hôm nay giờ hoạt động góc cô sẽ cho các con vào góc thể hiện vai chơi. - Trước khi vào góc chơi các con sẽ làm gì ? - Trong khi chơi các con phải làm sao? - Khi hết giờ chơi thì các con sẽ như thế nào? Hoạt động 2: Tiến hành chơi - Cô cho trẻ vào góc chơi - Trẻ chơi theo gợi ý cô đưa ra hoặc sáng tạo thêm trong quá trình chơi - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi Hoạt động 3: Nhận xét trẻ chơi - Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của góc làm được gì ? - Cô định hướng tiếp cho trẻ chơi tốt hơn lần sau - Giáo dục trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi giờ hoạt động hoặc sau khi chơi Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh : Ngôi nhà của bé - Các trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc chủ đề nhánh : Ngôi nhà của bé và chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh “ người bé yêu nhất ” vào tuần sau nhé. IV- Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Tung và bắt bóng với người đối diện Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết thực hiện vận động “ Tung và bắt bóng với người đối diện ”. - Kỹ năng: Trẻ biết thực hiện vận đông : Tung và bắt bóng với người đối diện bằng cách đứng tự nhiên tay cầm bóng đưa ra trước tung sang cho người đối diện và khi bạn tung lại thì phải biết bắt bóng. Biết chơi trò chơi “ Tìm đúng nhà”. - Thái độ: Giáo dục trẻ tập thể dục để có sức khỏe. Chuẩn bị: Cô: Phòng lớp sạch sẽ, 3 vạch chuẩn có chiều dài khoảng 3m. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn hát “Mừng sinh nhật” sau đó kết hợp các kiểu đi - chạy (trẻ thực hiện theo cô) Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung - Tay : Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. - Lưng, bụng : Đứng cúi người về trước. - Chân : Co duỗi từng chân -Bật: Bật lên trước, ra sau, sang hai bên (Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp * VĐCB “Tung và bắt bóng với người đối diện” - Hôm nay cô cho các con VĐCB “Tung và bắt bóng với người đối diện” (Trẻ nhắc lại đề tài) Cô làm mẫu lần 1 không giải thích (Trẻ chú ý) Lần 2 cô vừa thực hiện vừa giải thích: - TTCB: Nằm sát xuống sàn nhà trước vạch chuẩn. - TH: đứng tự nhiên tay cầm bóng đưa ra trước tung sang cho người đối diện và khi bạn tung lại thì phải biết bắt bóng. - Làm mẫu: Cho trẻ làm mẫu (2 trẻ) Lần lượt mỗi hàng 1 trẻ thực hiện (mỗi trẻ thực hiện 1 – 2 lần xong đi về cuối hàng đứng) Cô cho trẻ thực hiện theo hình thức thi đua 2 tổ (mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần) Cô quan sát sửa sai. - Cô vừa cho c/c thực hiện VĐCB gì ? * TCVĐ: Tìm đúng nhà Cô giải thích luật chơi và cách chơi (Tài liệu “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca theo chủ đề trang 3) Cho trẻ chơi (cả lớp chơi 3 – 4 lần) Cô quan sát, nhận xét trẻ Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng. - Cô giáo dục trẻ tập thể dục để có sức khỏe IV- Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Ba, ngày 29 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Khám phá ngôi nhà của bé Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I/ Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được mỗi vật liệu khác nhau sẽ xây cất lên những ngôi nhà khác nhau - Rèn trẻ chú ý quan sát và mạnh dạn nhận xét trong giờ hoạt động - Giáo dục trẻ dọn dẹp giử gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, không nghịch với các vật liệu II/ Chuẩn bị: - Cô: 1 số vật liệu làm nhà “gạch, sắt, xi măng, gỗ, lá ” - Trẻ: giấy vẽ, bút màu, mỗi trẻ 1 loại vật liệu xây nhà III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1 Cho trẻ hát: Nhà của tôi - Trò chuyện với trẻ về chủ đề ngôi nhà của gia đình tôi - Các con thường thấy những kiểu nhà nào ? (Trẻ kể theo suy nghĩ) - Những kiểu nhà con thấy làm bằng những vật liệu gì ? - Hôm nay cô có 1 số vật liệu chuẩn bị xây nhà c/c xem cô có vật liệu gì nhé ! Xem vật liệu đó sẽ xây thành ngôi nhà gì ? - Cô cho trẻ xem lần lượt từng vật liệu cô chuẩn bị và hỏi trẻ: + Vật liệu này là vật liệu gì ? + Nhà được xây dựng lên từ vật liệu này gọi là nhà gì ? + Muốn xây được ngôi nhà tường ngoài gạch ta còn cần có vật liệu gì nữa ? + Ngoài kiểu nhà tường còn kiểu nhà gì khác nữa ? (Nhà gỗ, nhà lá ) + Nhà gỗ được xây dựng từ vật liệu gì ? (Cây, ván ) + Nhà lá xây dựng từ vật liệu gì ? (Làm bằng lá . ) - Muốn nhà sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì ? (Dọn dẹp, làm vệ sinh ) - Cô giáo dục trẻ giử gìn vệ sinh nhà cửa để nhà thêm sạch đẹp Hoạt động 2 Cho mỗi trẻ cầm trên tay 1 vật liệu khác nhau. Nhà là hình vẽ các kiểu nhà tường, nhà lá, nhà gỗ. Trẻ cầm vật liệu nào sẽ về đúng kiểu nhà mà vật liệu đó xây dựng lên khi có hiệu lệnh (trẻ chơi 3 – 4 lần) Cô quan sát và cho trẻ đổi vật liệu sau mỗi lần chơi Hoạt động 3 Tất cả trẻ ngồi vào bàn “Vẽ ngôi nhà bé yêu thích”. Cô quan sát, nhận xét - Cô vừa cho c/c làm gì ? (trẻ trả lời) - Cô giáo dục trẻ dọn dẹp giử gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, không nghịch với các vật liệu IV-Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Tư, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Bài thơ “ Em yêu nhà em” Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I/ Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ “ em yêu nhà em”, tên tác giả của bài thơ là Đoàn Thị Lam Luyến. Trẻ hiểu nội dung thơ, thuộc thơ - Kỹ năng: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc các câu thơ trong bài Rèn trẻ đọc thơ rõ ràng và đọc đúng - Thái độ: Giáo dục trẻ dọn dẹp giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh II/ Chuẩn bị - Cô: Tranh minh họa nội dung thơ - Trẻ: Bút màu, giấy vẽ cho 3 nhóm trẻ III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Xem tranh, trò chuyện Cho trẻ hát “Nhà của tôi” - Nhà làm bằng vật liệu gì ? Có những kiểu nhà nào ? - Xung quanh nhà c/c có những gì ? - Cô có tập tranh c/c xem trong tranh vẽ gì nhé ! - Cho trẻ xem lần lượt từng tranh cô chuẩn bị, trò chuyện nội dung tranh + Trong tranh vẽ gì ? - Cô hỏi trẻ tên bài thơ (Trẻ nhắc lại tên bài thơ (3 – 4 lần) Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ Cô đọc lần 1 diễn cảm (Trẻ chú ý nghe) Lần 2 cô và trẻ cùng đọc thơ và minh họa Rèn tư khó: Bên thềm líu lo, hoa mơ, ngô bắng râu hồng (Mỗi từ trẻ đọc 2 lần) Giải nghĩa từ: chuối mật lưng ong, ngô bắp, chị tấm đợi chờ bóng lên * Đàm thoại - Trong bài thơ nhà em có những gì ? - Có tiếng kêu của những con vật gì ? - Dưới đầm, dưới ao có những gì ? - Khi đi xa thì em bé thấy như thế nào ? Cô cho trẻ đọc thơ (lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần. Mỗi tổ 1 lần, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân). Cô sữa sai nhắc trẻ đọc diễn cảm, kết hợp minh họa Hoạt động 3: Vẽ dụng cụ dùng để làm vệ sinh nhà Cho trẻ chia 3 nhóm ngồi vào bàn vẽ dụng cụ dùng để làm vệ sinh nhà Cô quan sát, khuyến khích trẻ vẽ nhiều dụng cụ để làm vệ sinh nhà ở sạch đẹp hơn - Cô vừa cho c/c đọc thơ gì ? (Cá nhân trẻ trả lời) - Giáo dục trẻ biết yêu thương và vâng lời người lớn dạy. IV- Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Năm, ngày 01 tháng 10 năm 2015 Chủ đề nhánh: Bài hát “ Nhà của tôi” Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 I/ Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài hát “ Nhà của tôi” và biết thể hiện cảm xúc khi nghe bài “Cả nhà thương nhau” -Kỹ năng: Trẻ biết hát đúng lời bài hát và biết kết hợp vận động minh họa động tác nhịp nhàng theo lời bài hát “ nhà của tôi” - Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm ngoan và vâng lời cha mẹ và người lớn dạy. II/ Chuẩn bị - Cô: Trống lắc, tranh các thành viên trong gia đình - Trẻ: Mũ chóp kín III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Hát, vận động “Hoa bé ngoan” Cho trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em” (Lớp đọc 1 lần) - Bạn nào kể cho cô biết về đặc điểm ngôi nhà của mình đang ở ? - Ngoài ra còn có những kiểu nhà nào ? Xung quanh nhà c/c có những gì ? - Cho trẻ xem tranh ngôi nhà. Đàm thoại nội dung tranh (Trẻ quan sát, nhận xét tranh)Cô giới thiệu tên bài hát “Nhà của tôi” Nhạc và lời: (Trẻ nhắc lại tên đề tài) - Cô hát lần 1 diễn cảm (Trẻ chú ý lắng nghe). - Lần 2 hát kết hợp vận động minh họa - Đàm thoại nội dung bài hát (Trẻ đàm thoại cùng cô) Cô hát cùng trẻ thuộc bài hát (Rèn trẻ yếu) - Cô cho trẻ tự do vận động minh họa theo bài hát (Cả lớp tự vận động 1 – 2 lần) * Trẻ múa minh họa - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. Lần 2 giải thích động tác vận động - Cô dạy lớp múa theo cô từng động tác (Lớp, tổ, cá nhân) - Cô vừa cho các con vận động bài hát gì ? Nhạc và lời bài hát của ai ? (Cá nhân trẻ trả lời) - Cô giáo dục trẻ dọn dẹp giử gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh Hoạt động 2: Nghe hát “Cả nhà thương nhau” Cho trẻ xem tranh các thành viên trong gia đình (Trẻ quan sát, nhận xét tranh) Cô giới thiệu tên bài hát “cả nhà thương nhau” Nhạc và lời: . (Trẻ nhắc lại) Cô hát lần 1 diễn cảm (Trẻ chú ý lắng nghe) - Giai điệu, sắc thái bài hát như thế nào ? (Trẻ trả lời theo hiểu biết) Giải thích từ khó: Tổ ấm, kí ức Đàm thoại nội dung bài hát (trẻ đàm thoại cùng cô) - Giáo dục trẻ yêu thương kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình Hoạt động 3: Chơi “Bao nhiêu bạn hát” - Cô giới thiệu tên trò chơi (Trẻ nhắc lại) Giải thích luật chơi, cách - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Cô quan sát nhận xét trẻ chơi. - Nhận xét chung. IV- Bổ sung: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Hai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của bé Tên hoạt động: Nhận biết chữ số 3, nhóm có 3 đối tượng Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Loan Điểm lớp: Chồi 3 Mục đích yêu cầu -Kiến thức: Trẻ nhận biết được chữ số 3, nhóm đồ vật có 3 đối tượng. -Kĩ năng: Trẻ đếm được đến 3, biết thêm và bớt để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đồ vật trong phạm vi 3. Rèn trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 3. - Thái độ: Trẻ biết thêm và bớt số lượng đồ dùng trong phạm vi 3. Chuẩn bị - Cô: 3 cái nón, 2 cái nơ, thẻ chữ số 2, số 3. Một số đồ dùng có số lượng 1 - 3 đặt xung quanh lớp: - Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng giống cô, kích thước nhỏ hơn Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Ôn nhận biết nhóm có số lượng 2, số lượng 3 Cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau” (Lớp hát 1 lần) - Trong bài hát các con vừa hát nói về ai ? - Gia đình của con có những thành viên nào nữa ? - Công việc của mẹ là gì ? - Cha làm những công việc gì ? - Ông bà thường làm gì ? - Hôm nay mẹ của bạn Nhung tặng cho lớp chúng ta rổ đồ chơi cả lớp mình cùng xem đó là đồ chơi gì nhé) + Cô lấy ra 3 cái nón và xếp thành hàng ngang. Cô hỏi trẻ có mấy cái nón ? ( 3 cái nón) - Cô lấy tiếp ra 2 cái nơ và cho trẻ đếm. Có mấy cái nơ? ( 2 cái nơ) Cô tặng cho mỗi cái nón 1 cái nơ. Vậy có mấy cái nón được tặng nơ? ( 2 cái nón) Có 1 cái nón chưa có nơ? Vậy để cái nón còn lại có nơ thì chúng ta phải làm sao? ( tặng thêm 1 cái nơ nữa) - Có cách khác mà không tặng nơ cho nón thì chúng ta làm cách nào? Cất bớt 1 cái nón. Vậy hiên giờ còn lại mấy cái nón, mấy cái nơ. Cùng bằng số lượng mấy? ( 2) Hoạt động 2: Nhận biết nhóm số lượng 3 Cô cho trẻ thực hành thêm bớt số lượng trong phạm vi 3. - Cô tổ chức cho trẻ chơi tạo nhóm đồ vật có số lượng 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Về đúng nhà - Cô giải thích cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần. -Nhận xét kết quả chơi Hoạt động 4: Xem ai thông minh Cô cho trẻ vào góc luyện tập khoanh tròn nhóm đồ vật có số lượng 3. - Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện. - Cô nhận xét kết quả trẻ thực hiện. IV- Bổ sung: DUYỆT CỦA BGH Giáo viên Nguyễn Thị Xuân Loan
File đính kèm:
- giao_an.doc