Kế hoạch tuần 3 - Chủ đề: Bé vui đón tết trung thu

Đón trẻ: Trò chuyện về ngày trung thu, về hoạt động ngày trung thu, cảm xúc của trẻ về ngày tết trung thu

- Chơi với các đồ chơi trong lớp

- Thể dục buổi sáng: tập theo cô và tập với bài hát cháu đi mẫu giáo

- Hoạt động điểm danh:

+ Điểm danh : Giaùo duïc chaùu quan taâm đến bạn

+ Trò chuyện thời gian: Cháu biết thời gian , hôm nay, hôm qua, ngày mai.

+ Trò chuyện thời tiết: Giáo dục cháu biết bảo vệ sức khỏe

+ Thông tin sự kiện

 

doc17 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần 3 - Chủ đề: Bé vui đón tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3
Chủ đề: BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU
Thời gian: Từ ngày 24/09/2018- 28/ 09/ 2018
I. Lịch hoạt động tuần:
Thứ
Thời gian 
/Hoạt động 
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng, điểm danh
- Đón trẻ: Trò chuyện về ngày trung thu, về hoạt động ngày trung thu, cảm xúc của trẻ về ngày tết trung thu 
- Chơi với các đồ chơi trong lớp 
- Thể dục buổi sáng: tập theo cô và tập với bài hát cháu đi mẫu giáo 
- Hoạt động điểm danh: 
+ Điểm danh : Giaùo duïc chaùu quan taâm đến bạn
+ Trò chuyện thời gian: Cháu biết thời gian , hôm nay, hôm qua, ngày mai.
+ Trò chuyện thời tiết: Giáo dục cháu biết bảo vệ sức khỏe
+ Thông tin sự kiện
Hoạt động học
LVPTTM Dạy vđ “ Rước đèn dưới ánh trăng”
LVPTNT Trò chuyện về lễ hội trăng rằm
LVPTTC
Bò theo hướng thẳng
LVPTTM Trang trí lồng đèn (ĐT)
LVPTNN
Thơ “Trăng sáng”
Chơi, hoạt động ở các góc 
- Góc xây dựng: Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm, như: xây vườn hoa
- Góc sách: chọn, xem sách, tranh, kể chuyện theo tranh, Xem tập thơ “ Trăng sáng” 
- Góc gia đình: Đóng vai chị Hằng- chú cuội
- Góc KPKH: Khám phá vật chìm vật nổi
- Góc NT: Hát, múa, vận động theo nhạc về những bài hát về Tết Trung Thu
+ Hát các bài hát theo chủ đề.
- Góc HT: Nhận biết màu. Cháu biết màu vàng
Chơi ngoài trời 
* Quan sát: Hoa mười giờ, cây phát tài, Hoa cẩm tú, Hoa lan, Hoa huệ
* Chơi trò chơi: Bắt bướm , kéo cưa lừa xẻ, chuyền bóng, nu na nu nóng, Tạo dáng
* Chơi tự do
- Thí nghiệm vật chìm – vật nổi. 
- Vẽ, viết nguệch ngoạc trên sân, trên cát 
- Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...) 
Ăn, ngủ
- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “chúc ngủ ngon” “ mời bạn” khi đi ngủ, khi vào bàn ăn cơm; 
- Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn 
+ Giáo dục cháu biết một số quy định của trường, lớp, biết để đồ chơi đúng chỗ, trật nhật khi ăn, khi ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích 
- Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt. 
- Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu bài hát “rước đèn dưới trăng đọc bài thơ “Trăng sáng”
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ 
- Dọn dẹp đồ chơi. 
- Giáo dục trẻ phải rửa tay bằng xà phòng.
- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về. 
- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “chào các bạn” “ tạm biệt”, chào cha, chào mẹ
THỂ DỤC SÁNG 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên bài vận động, biết cách thực hiện đúng động tác cùng cô.
- Phát triển các cơ toàn thân.
- Trẻ hứng thú tập trung, tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Cô: Sân tập thoát mát, an toàn, sạch sẽ
- Trẻ : Trang phục gọn gàng.
- Địa điểm: ngoài sân
- Đội hình: 3 hàng ngang
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cháu xếp 3 hàng dọc, so hàng, di chuyển thành vòng tròn
- Cho cháu kết hợp các kiểu đi: Đi bằng mũi chân, gót chân, chạy châm, chạy nhanh, đi bình thường., về đội hình 3 hàng dọc.
* Hoạt động 2: Trọng động
- Kết hợp nhạc thể dục: Trường chúng cháu là trường mầm non
+ Tập với: Nơ
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : Hai cánh tay đanh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Bụng Lườn : Đứng quay người sang bên.
- Chân : Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang.
- Bật : Bật chân trước chân sau
* Mỗi động tác 2 lần 4 nhịp
* Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Cô và trẻ đi vòng tròn kết hợp vươn vai, hít thở nhẹ nhàng.
	- Cô nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, đặc điểm,..của hoa mười giờ
- Rèn trẻ có thói quen khi ra sân hoạt động và trả lời đúng câu hỏi của cô .
- Trẻ tích cực hoạt động cùng cô cùng bạn, trật tự, chơi không tranh giành đồ chơi.Giáo dục cháu biết chăm sóc và bảo vệ hoa
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Chậu hoa mười giờ
- Đồ dùng của cháu: Đồ chơi ngoài trời: cát, nước ,khăn , bóng, vòng
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trước khi ra sân
- Hát: Hoa trường em
- Hôm nay cô cháu chúng ta cùng nhau ra sân quan sát hoa mười giờ. Các con hãy quan sát thật kĩ đặc điểm của hoa mười giờ nhé!
+ Hoa mười giờ có đặc điểm như thế nào ?
- Hôm nay hoa mười giờ có gì đặc biệt nha các con?
* Hoạt động 2 : Tiến hành hoạt động chơi ngoài trời.
- TCVĐ: Bắt bướm
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho cháu.
- Luật chơi: bạn nào bị bắt sẽ làm con vịt nha.
- Cô cho cháu chơi thử.
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét.
+ Khám phá thiên nhiên xung quanh
- Các con đã tìm được hoa mười giờ chưa nè, có quan sát đặc điểm của hoa mười giờ chưa?	
- Cô khuyến khích cháu nói đặc điểm theo phân công của cô trước khi ra sân.
- Cô mở rộng cho cháu biết thêm về lơi ích của hoa mười giờ
+ Chơi với các đồ chơi ngoài trời
- Cô chuẩn bị đồ chơi với cát, nước, cầu trượt, đu quay.
- Cô dặn dò trẻ khi chơi không được chạy giỡn quá mức, phải biết giữ gìn cơ thể, chơi phải biết nhường nhịn nhau, không chen lấn xô đẩy nhau
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô ra hiệu tập trung trẻ lại
- Gợi ý cho trẻ nói lên cảm xúc của mình sau buổi hoạt động đó.
- Cô nhận xét và cho cháu dọn dẹp đồ chơi
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết thể hiện vai chơi, chơi đúng góc, thực hiện bài tập các góc.
- Cháu biết liên kết góc chơi.
- Giáo dục cháu chơi đúng góc, giữ trật tự khi chơi.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: đồ dùng các góc sắp xếp gọn gàng.
1. Góc xây dựng: Xây vườn hoa
- Nội dung chơi: Xem tranh về vườn hoa, Làm album về chủ đề các loại hoa
- Chuẩn bị đồ chơi: Gạch, hoa, hàng rào....
2. Góc sách:
- Nội dung chơi: Xem tranh về lễ hội trung thu, Làm album về chủ đề
- Chuẩn bị đồ chơi: Tranh ảnh, giấy màu, tranh rỗng
 3. Góc nghệ thuật:
- Tạo hình:
+ Nội dung chơi: Trang trí lồng đèn
+ Chuẩn bị đồ chơi: giấy màu, chì màu, kéo, hồ, keo
- Âm nhạc: 
- Nội dung chơi: Hát và vận động bài hát đã học: rước đèn dưới trăng
- Chuẩn bị đồ chơi: Mũ mão, nhạc, chống
4. Gia đình:
- Nội dung chơi: Góc đóng vai: Chị hằng và chú cuội
- Gia đình tổ chức làm bánh in
- Bán hàng: bán các loại nước giải khác.Chuẩn bị đồ chơi: quần áo, bột bánh in, các loại nước giải khát...
5. Góc học tập: 
- Nội dung chơi: Tìm màu sắc
- Chuẩn bị đồ chơi: giấy có nhiều màu có hình tròn
6. Góc thiên nhiên :
- Nội dung chơi: Chăm sóc cây, Thử nghiệm: “Vật chìm vật nổi”
- Chuẩn bị đồ chơi: Dụng cụ chăm sóc cây, đá, xốp làm thử nghiệms
* Đồ dùng của trẻ: nguyên vật liệu mỡ 
III. Tiến hành: 
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và thỏa thuận trước khi chơi.
- Cho trẻ hát và vận động “ Cháu đi mẫu giáo”
- Đã đến giờ chơi các con đã chọn góc chơi buổi sáng rồi,cô sẽ cho các con vào góc chơi 
- Cô giới thiệu đồ dùng đồ chơi trong góc chơi
- Cô nhắc nhở cháu nội quy khi tham gia buổi chơi: phải biết thỏa thuận vai, không được tranh giành đồ chơi. 
- Giáo dục cháu các con chơi phải trật tự và phải biết chia sẽ đồ chơi cho bạn
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cô quan sát, hỗ trợ trẻ chơi từng góc, nhắc nhỡ trẻ chơi trật tự, giúp đỡ trẻ liên kết góc chơi.
- Cháu vừa chơi cô quan sát giúp đỡ cháu, nhắc nhỡ cháu liên kết góc chơi.
- Quá trình trẻ chơi cô nhận xét góc và nhắc nhỡ cháu sắp xếp gọn gàng đồ chơi và vệ sinh sau khi chơi
* Hoạt động 3: Nhận xét và kết thúc buổi chơi.
- Nhận xét từng góc chơi
- Nhận xét góc trọng tâm, giới thiệu sản phẩmgóc trọng tâm trẻ làm được gì và như thế nào.
- Cô cho cả lớp hát bài hát “ Vui đến trường”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu tham gia thực hiện các hoạt động cùng cô và bạn. 
- Cháu thực hiện khéo léo và có sáng tạo hơn, mạnh dạn trong hoạt động 
- Giáo dục cháu chú ý trong hoạt động và tích cực tham gia vào hoạt động. 
II. Chuẩn bị :
- Một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động.
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng cháu
- Hát vận động “Rước đèn dưới ánh trăng”
- Cho trẻ nhắc lại bài dạy buổi sáng.
* Hoạt động 2: Ôn luyện 
- Cho cháu nhắc lại nội dung bài dạy buổi sáng và cho trẻ yếu thực hiện tiếp,cháu khá gợi ý cháu sáng tạo thêm.
- Cho cháu hát cô gợi ý về nội dung và quan sát, sửa sai cho cháu khi thực hiện.
* Hoạt động 3: Chơi các góc:
- Cô cho cháu nhắc lại các góc chơi.
- Cô nhắc lại vai chơi, sau đó cho cháu vào các góc chơi.
- Giáo dục cháu chơi không tranh giành quăng ném đồ chơi,biết thu dọn sau khi chơi xong..
- Cháu vào góc chơi cô quan sát nhắc nhỡ cháu chơi cùng bạn.
+ Giáo dục cháu phải biết vâng lời ông bà cha mẹ. Đến lớp phải biết chào cô, chào cha mẹ. Phải cắt ngắn móng tay trước khi đến lớp.
- Kết thúc nhận xét
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
LQ ÂM NHẠC: DẠY VĐ: RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, nhớ giai điệu và lời ca của bài hát.
- Trẻ  hát rõ lời đúng nhịp, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát. Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát Rước đèn dưới ánh trăng, Chiếc đèn ông sao.Một số đèn ông sao, đèn lồng,
- Đồ dùng của cháu: Mũ mão cho cháu.Chỗ ngồi phù hợp
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Dạy vận động bài: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ “Quà trung thu” và gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác? Bài thơ nói về gì? Các cháu đã bao giờ nhận được quà trung thu chưa?Đó là những món quà gì? Những món quà đó dùng để làm gì?
- Ngoài bài thơ nói về trung thu các con còn biết bài hát gì nói về ngày trung thu. Đúng rồi đó là bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” nhạc và lời của chú Phạm Tuyên
- Cô mở một đoạn nhạc bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” cho trẻ nghe và hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa nghe đoạn nhạc của bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô mở nhạc và mời cả lớp cùng cô vừa hát vừa nhún nhảy theo lời bài hát (2 lần )
- Cô hát và hướng dẫn trẻ các động tác vận động minh họa theo lời bài hát.
- Đoạn 1: Tùng dinh dinh dinh, cắc tùng dinh dinh dinh.
+ Động tác: 2 tay đưa ra 2 bên, lòng bàn tay mở đưa ra đưa vào theo nhịp câu hát.
- Đoạn 2: Rước vuirồi phá cỗ linh đình.
+ Động tác: 2 tay đưa ra phía trước, tay cao tay thấp và cuộn tay theo nhịp câu hát.
- Đoạn 3: Kìa ông trời mây bao la.
+ Động tác: 2 tay đưa lên trên đầu cuộn và nhún chân theo nhịp câu hát.
- Đoạn 4: Ánh trăng vàngsáng sân nhà.
+ Động tác: Vỗ tay và đá lần lượt từng chân về phía trước theo nhịp câu hát.
- Cô mời trẻ đứng dậy tập cùng cô động tác từng câu cho đến hết bài hát. 
- Cô dạy tổ nhóm cá nhân
- Cô chú ý sữa sai cho cháu
* Hoạt động 2: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”.
- Giới thiệu với trẻ về tên bài hát “ Chiếc đèn ông sao”, của tác giả Phạm Tuyên. 
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Vừa hát vừa sử dụng đèn ông sao biểu diễn cho trẻ xem. 
- Cô tóm tắt nội dung bài hát: Một bài hát luôn vang lên trong các bữa tiệc trông Trăng của nhiều thế hệ thanh thiếu niên.
- Lần 2: Cô mời trẻ đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô 
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tiếng hát của ai”
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, 
- Sau đó cô nhắc lại.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
	- Cho cháu chơi 3-4 lần
* Nhận xét:
Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPXH: TRÒ CHUYỆN VỀ LỄ HỘI TRĂNG RẰM
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngày tết trung thu vào thời gian nào ? ý nghĩa tết trung thu
- Trẻ biết một số bài thơ, bài hát về tết trung thu.
- Trẻ biết chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị :
- Đồ dùng của cô:Tranh vẽ về tết trung thu, hình ảnh Mâm ngũ quả, bánh Pía, bánh dẻo, bánh Trung Thu, đèn ngôi sao.
- Đồ dùng của cháu: Giấy A4, chì màu
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Cô và trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng ”
- Các con có biết sắp đến ngày gì không ?
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết trung thu.(còn gọi là ngày lễ hội trăng rằm)
* Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày lễ hội trăng rằm
- Trời tối – trời sáng
* Cho cháu quan sát tranh lồng đèn
- Cô có bức tranh vẽ gì đây ? Vì sao con biết?
- Trong bức tranh này có gì ?
- Có mấy chiếc đèn ông sao ? chúng ta cùng đếm nào?
- Đèn ông sao có màu gì nhỉ ?Ở giữa bức tranh có gì ?( Đó là mâm ngũ quả ngày tết trung thu đấy, các con xem có những loại quả gì nào?
- Các con ạ ngày tết trung thu của các bạn nhỏ được tổ chức vào đêm rằm tháng 8 âm lịch hàng năm đấy.
* Cho cháu xem tranh:
- Có rất nhiều đồ chơi như mặt nạ, mũ, đèn ông sao,khi chơi các con phải chơi như thế nào?
- Ngoài đồ chơi ra các con còn được ăn gì trong ngày tết trung thu nè?(bánh dẻo, bánh pía, bánh trung thu, bánh in..)
- Vào ngày trung thu thường được tổ chức vào buổi tối để tất cả các em thiếu niên nhi đồng trên cả nước đón trăng đấy.
* Hoạt động 3: Trãi nghiệm
- Trò chơi “ Bé vui ca hát”
+ Cô cho từng tổ lên hát về tết trung thu”
+ Cả lớp hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
+ Cả lớp đọc bài thơ “ Trăng sáng”
- Trò chơi “ Ai khéo tay”
+ Cho cháu tô màu lồng đèn, tô màu bánh về ngày tết trung thu
+ Cho cháu vào bàn tô
- Cô quan sát hướng dẫn cháu thêm
- Giáo dục cháu biết nhớ và yêu quí về các ngày lễ tết truyền thống của dân tộc
- Nhận xét chung
* Nhận xét:
........
Thứ tư, ngày 26 tháng 9 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC: BÒ THEO HƯỚNG THẲNG
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết phối hợp tay nọ chân kia bò trườn theo hướng thẳng đứng một cách chính xác
- Rèn kỹ năng bò trườn theo hướng thẳng đứng, rèn sự khéo léo và phối hợp nhịp nhàng của bàn tay, cẳng chân
- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Phòng tập sạch sẽ, trang phục cô gọn gàng. Hai đường thẳng: rộng 35-40cm, dài 3m. Cô thuộc các động tác chính xác
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục trẻ gọn gàng. Hai đường thẳng: rộng 35-40cm, dài 3m.
- Đội hình: 2 hàng dọc
- Địa điểm: Phòng thể chất
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cháu xếp 3 hàng dọc, so hàng, di chuyển thành vòng tròn
- Cho cháu kết hợp các kiểu đi: Đi bằng mũi chân, gót chân, chạy châm, chạy nhanh, đi bình thường., về đội hình 3 hàng dọc.
* Hoạt động 2: Trọng động : Chuyển đội hình 3 hàng ngang
BTPTC:
- Tay : Hai cánh tay đanh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Chân : Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang.
- Bụng Lườn : Đứng quay người sang bên.
- Bật : Bật chân trước chân sau
Mỗi động tác tập 2 lần 4 nhịp
- Để cơ thể khỏe mạnh mình phải làm gì?Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất, và cũng phải tập thể dục, rèn luyện cơ thể, hít thở khí trời thì cơ thể mình mới thật sự khỏe mạnh, hôm nay cô sẽ dạy các con một vận động cơ bản mới đó là “Bò theo hướng thẳng”
 +VĐCB : Bò theo hướng thẳng
- Cô thực hiện cho các cháu xem 
+ Lần 1: không giải thích
- Lần 2: Vừa làm vừa giải thích
+ TTCB: Cô đứng đầu hàng đi đến vạch chuẩn lòng bàn tay và cẳng chân áp sát sàn. Khi có hiệu lệnh cô bò phối hợp chân nọ tay kia một cách nhịp nhàng trong khi bò đầu ngẩng mắt nhìn về phía trước, cô bò khéo léo không chạm vào vạch và không bò ra ngoài vạch kẻ, bò xong cô đứng dậy đi về cuối hàng.
- Giáo dục cháu khi các con thực hiện các con xếp thành hai hàng và thay phiên nhau, chờ đến lượt mình rồi thực hiên không được xô đẩy, tranh giành, làm té bạn.
* Trẻ thực hiện : 
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện thử cho bạn xem
- Lần lượt cho trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.
- Củng cố: Các vừa thực hiện vận động gì? 
*TCVĐ: Đội nào chiến thắng
- Cô chia làm 2 đội, mỗi đội sẽ bật qua vật cản và đem về những đồ dùng đồ chơi, đội nào đem nhiều đồ chơi thì đội đó sẽ thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ( bật nhạc không lời) 
- Cô bao quát động viên trẻ trong quá trình chơi
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
Cô cho cháu đi tự do hít thở nhẹ nhàng.
* Nhận xét: 
.......
....
Thứ năm ngày 27 tháng 09 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
LQ TẠO HÌNH: TRANG TRÍ LỒNG ĐÈN (ĐT)
I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết thể hiện hình ảnh về lồng đèn qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ
- Trẻ biết dán 1 cách sáng tạo, cân đối, phối hợp nhiều hình,màu sắc khác nhau để trang trí chiếc lồng đèn
- Giáo dục cháu chú ý trong giờ học, yêu quí các sản phẩm làm ra
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Lồng đèn, mẫu trang trí
- Đồ dùng của cháu: Giấy màu, bút chì, kéo, hồ..
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Cho cháu hát “ Bé chơi trung thu”
- Trò chuyện về nội dung bài hát- Bài hát nói về điều gì?
- Hôm nay cô cháu chúng ta cùng nhau trang trí lồng đèn lớp mình cho thật đẹp nhe
- Cho cháu nhắc lại đề tài “ Trang trí lồng đèn”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn kỹ năng
- Quan sát lồng đèn hình ngôi sao
+ Các con thấy lồng đèn có mấy cánh (5 cánh)
+ Chiếc lồng đèn này to hay nhỏ?
+ Các con thấy chiếc lồng đèn này có màu gì?
+ Phía trên lồng đèn cô có dán gì đây? ( Hình ngôi nhà và 1 bông hoa)
- Ngoài lồng đèn có trang trí hình ngôi nhà và hoa các con nhìn xem lồng đèn này như thế nào nhe?
- Mặt trước của chiếc lồng đèn được trang trí như thế nào đây? (Hình ngôi sao nhỏ)
- Xung quanh cánh lồng đèn được trang trí những bông hoa nhỏ thật đáng yêu.
- Cô hỏi ý định của trẻ sẽ dán lồng đèn như thế nào? 
+ Vậy các con thích trang trí chiếc lồng đèn ra sao?
+ Muốn trang trí đẹp các con phải làm gì?
+ Giáo dục cháu không giành đồ cùng bạn, dán hồ vừa đủ không lem ra ngoài.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cho cháu đọc thơ “ Trăng sáng” và vào bàn thực hiện 
- Cho cháu thực hiện cô quan sát và giúp đỡ cháu và nhận xét sản phẩm cháu vừa làm và cho cháu nêu kĩ năng mình vừa làm.
- Cô qui định thời gian cho trẻ thực hiện
- Giáo dục cháu khi thực hiện xong phải biết thu dọn đồ dùng gọn gàng và không vức rác bừa bãi và cháu biết tiết kiệm hò khi dán lồng đèn.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cô thông báo hết thời gian
- Cho cháu mang sản phẩm lên trưng bày
- Cho cháu nhận xét sản phẩm đẹp, vì sao đep?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nhận xét:
Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 LQ VĂN HỌC: THƠ “ TRĂNG SÁNG”
I. Mục đích yêu cầu
- Dạy trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ
- Đọc thuộc bài thơ, thể hiện âm điệu dịu dàng của bài thơ
- Trẻ yêu vẻ đẹp của trăng, yêu vẻ đẹp của đất nước
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Tập tranh minh họa. Nhạc không lời
- Đồ dùng của cháu: Giấy vẽ, bút màu
III.Tiến hành
* Hoạt động 1 : Tạo hứng thú
- Cho trẻ hát bài “ Bé chơi Trung Thu”
- Bài hát nói về ngày gì? Đúng rồi! Ngày tết trung thu là ngày hội của thiếu nhi cả nước, các con đã được đi vui Tết trung thu chưa?
- Ngày Tết trung thu các con được xem múa, hát rất là vui, được rước đèn, phá cổ dưới ánh trăng sáng ngời, và sáng nhất trong năm. Và nhà thơ “ Nhược Thủy đã sáng tác bài thơ “ Trăng sáng” Hô nay cô sẽ dạy cho các con bài thơ này nhe
* Hoạt động 2 : Dạy đọc thơ
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1: Diễn cảm
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ Trăng sáng của tác giả Nhược Thủy.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp tranh
+ Bài thơ cho chúng ta thấy vẻ đẹp của ánh trăng thiên nhiên, vào ngày rằm thì trăng rất sáng và tròn, soi sáng chúng ta rước đèn phá cổ. Song ngày rằm qua đi thì trăng lại giống như con thuyền bồng bềnh giữa trời mây.
- Giải thích từ khó: " Lơ lững" Nói trăng ở trên không gian, mắt nhìn lên thấy giống cái đĩa nhưng không rơi ở lưng chừng trên trời.
- Dạy cháu đọc thơ
+ Cho trẻ đọc thơ: cả lớp, từng nhóm, cá nhân trẻ đọc
+ Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.
* Hoạt động 3: Giáo dục đàm thoại
- Trong bài thơ nói sân nhà em như thế nào?
- Trăng tròn được ví như thế nào? Còn trăng khuyết thì sao?
- Vậy khi bé đi thì trăng như thế nào?
- Các con có thấy ánh trăng có đẹp không?
- Vậy các con có yêu quí ánh trăng không
- Các con ơi, ánh trăng thật đẹp nhờ có ánh trăng mà chúng ta được rước đèn, phá cỗ vào đêm trung thu, chúng ta được ngắm cảnh thiên nhiên, cảnh làng quê vào buổi tối tuyệt đẹp. Vì vậy các con phải biết yêu quí ánh trăng hòa bình, yêu thiên nhiên tươi đẹp
* Hoạt động 4: Tạo sản phẩm
- Hôm nay các con học rất ngoan cô sẽ cho các con vào góc nặn, vẽ, tô màu tranh ảnh về bài thơ.
- Cho trẻ vào bàn thực hiện.
- Cô quan sát trẻ, hướng dẫn trẻ yếu.
- Cô nhận xét lớp, cá nhân.
* Nhận xét:
 Xuân Thắng, ngày 28 tháng 9 năm 2018
 BGH Duyệt TKT GVCN
 Nguyễn Ph. Tườ

File đính kèm:

  • docLop 3 tuoichu de truong mam non_12573649.doc
Giáo Án Liên Quan