Kế hoạch tuần chủ đề: Cô giáo của bé
Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Cho trẻ chơi tự do dưới sư bao quát của cô.
Thể dục sáng: *Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh – chậm, nhấc cao chân.
Trẻ đứng thành vòng tròn.
* Trọng động: Bài “ Tay em”.
- Động tác1:Giấu tay ( 4 – 5 lần).TTCB:Trẻ đứng chân ngang vai,tay sau lưng.Cô nói “ tay đẹp đâu?”trẻ đưa tay ra phía trước.
- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải.
- Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần).
TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên.
- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).
TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.
* Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.
KẾ HOẠCH TUẦN Chủ đề :Cô giáo của bé Thời gian:từ ngày :07 đến 11/09/2015 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ. Cho trẻ chơi tự do dưới sư bao quát của cô. Thể dục sáng: *Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh – chậm, nhấc cao chân. Trẻ đứng thành vòng tròn. * Trọng động: Bài “ Tay em”. - Động tác1:Giấu tay ( 4 – 5 lần).TTCB:Trẻ đứng chân ngang vai,tay sau lưng.Cô nói “ tay đẹp đâu?”trẻ đưa tay ra phía trước. - Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần). TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải. - Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần). TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên. - Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ. * Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô. HĐ ngoài trời - Quan sát các công việc quen thuộc của các cô, bác trong trường MN. - Trò chơi : “Lộn cầu vồng”. - Chơi theo ý thích : chơi với đồ chơi ngoài trời, nhặt lá. HĐVC HĐVĐV: Xếp hàng rào cho trường bé. Trò chơi thao tác vai: Tập làm cô giáo Chơi- tập có chủ đích Nghỉ lễ 2/9 PTNT NBTN Nhận biết cao, hơn thấp hơn PTNN Thơ “Cô giáo của em” PTTC-XH Truyện :Món Quà của cô giáo PTTM Dạy hát “Cô giáo” VS ăn trưa,ngủ trưa - Rửa tay cho trẻ trước khi ăn. - Trước khi ăn phải mời cô và các bạn - Động viên trẻ ăn hết suất.Cho trẻ ngủ đủ giấc. HĐ theo ý thích - Cho trẻ ăn bữa phụ chiều - Xem tranh ảnh về hình ảnh cô giáo. - Xâu vòng, xếp hình, nghe kể chuyện : “Lời chào buổi sáng” - Chơi trò chơi tự do .Biểu diễn văn nghệ. Bình cờ Trả trẻ - Vệ sinh trẻ sạch sẽ - Trả đồ đạc cá nhân cho trẻ - Trả trẻ khi phụ huynh đón. Duyệt của chuyên môn Người lên kế hoạch HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.Mục đích yêu cầu: Trẻ biết được những công việc của cô giáo Trẻ biết kính trọng yêu quý cô giáo của mình. 2.Chuẩn bị : Sân chơi rộng rãi, thoáng mát, Phấn , giấy, lá cây,.. 3.Cách tiến hành: *Dạo chơi: Cho trẻ đi thành vòng tròn rồi về ngồi xuống, Cho trẻ quan sát bầu trời, Cô đưa tranh cô giáo đang làm việc cho trẻ xem và đàm thoại về bức tranh. Trò chơi: Cô cho trẻ chơi trò chơi lộn cầu vồng. Cô hướng dẫn trẻ chơi,trong quá trình chơi cô bao quát trẻ. Cách chơi: Từng cặp trẻ đứng đối mặt nhau, cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng Khi đọc đến tiếng cuối cùng, cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay để trở về tư thế ban đầu. Trò chơi tự do;Cho trẻ chơi với phấn, lá cây , giấy, trẻ xếp thành những con vật trẻ thích. HOẠT ĐỘNG GÓC 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết xếp hàng rào cho trường bé. - Trẻ biết đóng vai tập làm cô giáo ,các trẻ khác đóng vai làm người học sinh. 2.Chuẩn bị: - Các đồ dùng để xếp như hàng rào, cây xanh, mô hình trường học, cổng.. - Bàn ghế, bảng, thước, các đồ dùng học tập. 3. Tiến trình chơi: Cô thỏa thuận cùng trẻ,giới thiệu các góc chơi cho trẻ biết. Trẻ thích chơi ở góc chơi nào thì về góc chơi đó. *Quá trình chơi: Cô đến từng góc chơi chơi cùng với trẻ, cô hướng dẫn trẻ chơi. Cô bao quát xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ chơi. Khen động viên kịp thời những trẻ chơi tốt, trẻ nào còn lúng túng cô hướng dẩn giúp trẻ. *Kết thúc chơi: Cô đến từng góc chơi để nhận xét tuyên dương trẻ. Sau đó tập trung về góc chơi chính để nhận xét chung. Hướng dẩn trẻ thu dọn đồ dùn Thứ 3 Ngày 08 tháng 09 năm 2015 LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài :NB Cao hơn thấp hơn I. Mục đích: - Kiến thức: Trẻ nhận biết cao hơn, thấp hơn của đồ chơi. - Kỹ năng: + Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên. - Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, thể hiện tình cảm biết ơn cô. -.Phương pháp :quan sát,thực hành II. Chuẩn bị: - Búp bê cao hơn thấp hơn. - Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. III. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: Các con ơi lại đây với cô nào? - Buổi sáng khi đến lớp các con gặp ai? -Cô thường làm công việc gì? -Các con có yêu quý cô giáo của mình không? -Yêu quý thì các con phải làm gì? -Hôm nay cô dạy các con nhận biết cao hơn thấp hơn. Hoạt động 1: Cô cho trẻ quan sát 2 bạn búp bê,một bạn cao hơn một bạn thấp hơn. -Cho trẻ nhận xét về 2 bạn búp bê. -Bạn nào cao hơn: bạn trai Cho trẻ đọc :bạn trai,cao hơn. -Bạn nào thấp hơn :bạn gái Cho trẻ đọc :Bạn gái thấp hơn. Luyện tập : Cho từng cặp bạn ở trong lớp lên đo xem bạn nào cao hơn ,bạn nào thấp hơn. -Cô với bạn Nam thì như thế nào? -Ai cao hơn ai thấp hơn? -Trong rổ trẻ có 2 búp bê cao hơn thấp hơn. -Cô nói cao hơn :trẻ tìm bạn búp bê tóc ngắn. -Cô nói thấp hơn :trẻ tìm búp bê tóc dài. Hoạt động 2: Trò chơi : “Cái túi bí mật” Trong túi có búp bê cao hơn thấp hơn,trẻ lên tìm trong túi rồi nói ai cao hơn ai thấp hơn. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: THỨ TƯ ( Ngày 09 tháng 09 năm 2015) LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ “ Cô giáo của em”. I. Mục đích: - Kiến thức: + Trẻ biết tên bài thơ. + Trẻ thuộc bài thơ. - Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ. + Phát triển ngôn ngữ ,tăng vốn từ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ biết giúp đỡ bạn bè, chơi đoàn kết với các bạn -Phương pháp:đàm thoại,thực hành II. Chuẩn bị: - Tranh về cô giáo. III. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: - Trẻ quan sát tranh cô giáo. - Bức tranh vẽ về ai? -Cô giáo đang làm gì? -Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài thơ nói về cô giáo. Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ: Cô đọc thơ “Cô giáo của em” Lần 1: Cô đọc lần 1 kết hợp tranh minh họa bài thơ. -Cô giới thiệu về tên bài thơ,tên tác giả. Cô vừa đọc bài thơ gì? Cho trẻ xem tranh cô giáo đang dạy hát dạy múa. GD: khi cô dạy các con phải ngoan không nói chuyện,nghe lời cô giáo. Tiến hành cho trẻ đọc thơ cùng cô. -Cho trẻ đọc thơ từng câu theo cô -Cho lớp đọc,tổ đọc,cá nhân đọc từng câu theo cô. -Cô giảng nội dung bài thơ: Cô giáo là người dạy các con biết nhiều điều :cô dạy hát ,dạy múa ,dạy đọc thơ,kể chuyện và cả dạy chơi trò chơi nữa.Ngoài dạy học ra cô còn dạy các con nhiều điều trong cuộc sống.Bố mẹ các con yên tâm để đi làm. Hoạt động 2: HoẠT động2 Đàm thoại về bài thơ: -Các con vừa đọc bài thơ gì? -Trong bài thơ nói về ai? -Cô dạy các con điều gì? Các con có yêu quý cô không? Hôm nay cô thấy ai cung ngoan cô khen các con giỏi nào. Hoạt động 3: Cô cho trẻ nhẹ nhàng thu dọn đồ chơi và đi vệ sinh. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: THỨ NĂM ( Ngày 10 tháng 09 năm 2015) LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN TC-XH Đề tài :Truyện “Món quà của cô giáo” I. Mục đích: - Kiến thức: + Trẻ biết tên truyện + Trẻ nhớ các nhân vật trong câu truyện. - Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ. + Phát triển ngôn ngữ ,tăng vốn từ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ biết giúp đỡ bạn bè, chơi đoàn kết với các bạn -Phương pháp:đàm thoại,thực hành II. Chuẩn bị: - Tranh về câu truyện :Món quà của cô giáo. III. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: - Trẻ quan sát tranh cô giáo. - Bức tranh vẽ về ai? -Cô giáo đang làm gì? -Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu truyện : “Món quà của cô giáo”,cả lớp chú ý lắng nghe nhé. Hoạt động 1: Cô kể cho trẻ nghe: Lần 1:Cô kể từ đầu câu chuyện cho đến hết câu chuyện Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa câu truyện. -Cô giới thiệu về tên câu truyện sau đó đàm thoại về câu truyện: -Trong câu truyện có những ai? -Gấu Xù có ngoan không? -Gấu Xù biết nhận ra lỗi của mình,xứng đáng được quà của cô giáo. GD: Khi chơi các con không được xô đẩy nhau.Có lỗi thì nói sự thật và xin lỗi lần sau sữa lỗi. Hoạt động 2: Trò chơi:Nặn vòng tay tặng cô giáo Cô phát cho mỗi trẻ một hộp đất nặn,trẻ sẻ chọn màu đất nặn nặn thành cái vòng tay để tặng cô giáo Cô bao quát lớp. Cô cho trẻ nhẹ nhàng thu dọn đồ chơi và đi vệ sinh. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: THỨ SÁU ( Ngày 11 tháng 09 năm 2015) LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài :Dạy hát “ Cô giáo”. I. Mục đích: - Kiến thức: Trẻ hát từng câu theo cô Trẻ hát theo cô cả bài hát. - Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ. + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ,trẻ hát to, - Giáo dục: Trẻ biết vâng lời cô, ngồi ngoan trong lớp học múa hát với cô. -Phương pháp:thực hành II. Chuẩn bị: - Đĩa nhạc bài hát “ Cô giáo”, - Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. III. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: Các con ơi:Cô đâu? Lại đây với cô nào. Các con có thích được cùng múa hát với các bạn không? - Khi chơi với các bạn chúng mình phải làm sao nhỉ? - Chúng mình ngồi trong lớp để làm gì? Hôm nay cô có 1 bài hát rất hay, cô cháu mình sẽ cùng nhau học hát bài hát này nhé! Hoạt động 1: Dạy hát “Cô giáo”. * Cô hát cho trẻ nghe:Giới thiệu tên bài hát,tên tác giả. Lần 1: Cô hát không nhạc. Cô vừa hát bài gì? Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc, biểu diễn minh họa, giảng giải nội dung:Bài hát nói về cô giáo,khi ở nhà thì mẹ của mình chăm sóc dạy dỗ các con giống như cô giáo.Khi đến lớp cô giáo quan tâm yêu thương chăm sóc các con giống như mẹ của mình.Vậy các con có yêu quý cô giáo của mình không? Yêu quý thì các con phải làm gì? Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? Bài hát nói về ai? * Dạy trẻ hát: - Tập thể hát. - Cho nhóm trẻ hát ( nhóm bạn trai, bạn gái) - Cá nhân trẻ hát ( nếu trẻ không hát được thì cho trẻ hát cùng cô). Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khen ngợi, động viên trẻ. Hoạt động 2: Nghe hát: “ Mẹ của em ở trường” Lần 1: Cô hát không nhạc Lần 2: Cô hát, biểu diễn minh họa Cô hát, cả lớp hưởng ứng theo cô Cô giảng nôi dung: Bài hát nói về cô giáo luôn yêu thương chăm sóc dạy dỗ các em nên người,cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ.Trẻ rất yêu quý cô giáo như mẹ của mình. Cho trẻ nghe nhạc lại một lần nữa. Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng rồi nghỉ. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: \ KẾ HOẠCH TUẦN Chủ đề :Các bác trong trường bé Thời gian:từ ngày :14 đến 18/09/2015 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ thể dục sáng Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với phụ huynhveef tình hình của trẻ. Cho trẻ chơi tự do dưới sư bao quát của cô. Thể dục sáng: * Khởi động: Cho trẻ làm động tác chèo thuyền, chèo thuyền nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô. * Trọng động: BTPTC: Bài “Gà con”. - Động tác 1:Gà vỗ cánh( 3lx 2n). Đưa sang ngang hạ xuống. - Động tác 2: Gà nhảy múa(2lx2n).Đứng lên ngồi xuống. - Động tác 3: Gà bật nhảy(2lx2n). * Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô. HĐ ngoài trời Quan sát các bức tranh về các cô các bác trong trường mầm non. -Trò chơi vận động:Tung bóng -Trò chơi tự do: Chơi với lá,bóng HĐVC Góc:HĐVĐV:Xâu vòng tặng cô. Góc thao tác vai: Bế búp bê Hoạt động Học PTTC Bò chui qua cổng PTNT :Trò chuyện về các cô các bác trong trường bé. ” PTNN Thơ “giờ chơi” PTTC_XH Câu chuyện về giấy kẻ PTTM Dạy hát “Vui tới trường” Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa - Rửa tay cho trẻ trước khi ăn. - Trước khi ăn phải mời cô và các bạn - Động viên trẻ ăn hết suất. - Cho trẻ ngủ đủ giấc. Hoạt động theo ý thích - Cho trẻ ăn bữa phụ chiều - Trò chơi học tập :Chuẩn bị bữa ăn . - Chơi trò chơi tự do ở các góc - Biểu diễn văn nghệ - Bình cờ Trả trẻ - Vệ sinh trẻ sạch sẽ - Trả đồ đạc cá nhân cho trẻ - Trả trẻ khi phụ huynh đón. Duyệt của chuyên môn Người lên kế hoạch HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.Mục đích yêu cầu: Trẻ biết được những công việc của các bác trong trường bé. Trẻ biết kính trọng yêu quý các bác trong trường của mình. 2.Chuẩn bị : Sân chơi rộng rãi,thoáng mát, Phấn ,giấy,lá cây,.. 3.Cách tiến hành: *Dạo chơi: Cho trẻ đi thành vòng tròn rồi về ngồi xuống,Cho trẻ quan sát bầu trời, Cô đưa tranh các bác cấp dưỡng đang làm việc cho trẻ xem và đàm thoại về bức tranh. Trò chơi vận động:Cô cho trẻ chơi trò chơi tung bóng. Luật chơi: Trẻ phải ném bắt bóng bằng 2 tay.Trẻ nào làm rơi bóng 2 lần liền phải ra ngoài một lần chơi. Cách chơi: Cô chia trẻ thành từng nhóm,mỗi nhóm 1 quả bóng.Cô cho trẻ đứng theo vòng tròn.Một trẻ trong nhóm chơi cầm bóng tung cho trẻ đứng bên cạnh mình,trẻ bắt bóng xong lại tung cho trẻ bên cạnh.Vừa tung bóng trẻ vừa đọc: Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Bạn tung em đỡ Tung cao cao nữa Em bắt rất tài. Cô hướng dẫn trẻ chơi,trong quá trình chơi cô bao quát trẻ. Trò chơi tự do;Cho trẻ chơi với phấn, lá cây , giấy trẻ xếp thành những con vật trẻ thích. HOẠT ĐỘNG GÓC 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết biết xâu những hạt cườm vào dây. - Trẻ biết bế búp bê vào lòng của mình. 2.Chuẩn bị : - Dây cước,dây dù.Hột,hạt có lỗ. - Búp bê. * Tiến trình chơi: Cô thỏa thuận cùng trẻ,giới thiệu các góc chơi cho trẻ biết. Trẻ thích chơi ở góc chơi nào thì về góc chơi đó. *Quá trình chơi: Cô đến từng góc chơi chơi cùng với trẻ, cô hướng dẫn trẻ chơi xâu vòng bằng hột,hạt xen kẽ màu sắc khác nhau. Khi trẻ xâu xong cho trẻ đeo vào tay cô,bác cấp dưỡng. Cô hướng dẫn trẻ cách bế búp bê,cách cho búp bê ăn,uống nước,cách ru búp bê ngủ. Cô bao quát xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ chơi.Khen động viên kịp thời những trẻ chơi tốt,trẻ nào còn lúng túng cô hướng dẩn giúp trẻ. *Kết thúc chơi: Cô đến từng góc chơi để nhận xét tuyên dương trẻ. Sau đó tập trung về góc chơi chính để nhận xét chung. Hướng dẩn trẻ thu dọn đồ dùng. THỨ HAI ( Ngày 14 tháng 09 năm 2015) CHỦ ĐỀ : CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG BÉ LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài:Bò chui qua cổng I.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết bò chui qua cổng. - Kỹ năng: + Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo. + Phát triển cơ chân, cơ tay. - Giáo dục: Rèn luyện thói quen tập TDTT, trẻ biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ vui vẻ tập luyện. -.Phương pháp :Quan sát,thực hành. II. Chuẩn bị: - Xắc xô. - Phòng tập sạch sẽ, 2 cổng chui, cục tẩy - Quần áo cô giáo và trẻ gọn gàng III. Cách thức tiến hành: Gây hứng thú : Cả lớp đọc thơ : “Giờ chơi” Trò chuyện về bài thơ Các con vừa đọc xong bài thơ gì? -Trong bài thơ các bạn chơi như thế nào? -Các bạn có ngoan không? -Các con có muốn giống các bạn trong bài thơ không? -Vậy các con phải nghe lời cô giáo,chơi không tranh dành đồ chơi của nhau nhé. * Khởi động: Cô và trẻ cầm cờ, đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( nhanh – chậm, nhấc cao chân). Trẻ đứng thành vòng tròn. * Trọng động: BTPTC: Bài “ Tập với cờ”. - Động tác 1: vẫy cờ ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi. Cô nói “ vẫy cờ”, trẻ giơ cao lên vẫy vẫy. - Động tác 2: Trẻ cúi người gõ cán cờ xuống đất. - Động tác 3: Trẻ ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất. VĐCB: Bò chui qua cổng. Có một bạn nhỏ đi chơi xa bị lạc, để về nhà các con phải chui qua một cái cổng các con phải cố gắng để về nhà nhé! - Cô làm mẫu: Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích. Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp với phân tích các thao tác. ( Ở TTCB cô đứng trước vạch xuất phát, Khi có hiệu lệnh xuất phát cô bò khéo bằng 2 bàn tay và 2 cẳng chân không nhón ngón chân lên cao, tới cổng cô cúi xuống bò khéo léo qua cổng mà không làm đổ cổng. Lần 3: Cô làm mẫu nhấn mạnh những điểm cần lưu ý - Trẻ thực hiện vận động: + 1 trẻ lên thực hiện vận động. + Cả lớp lên thực hiện vận động. ( Tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần, khi trẻ chơi cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ). + Từng tổ lên thực hiện vận động. TCVĐ: Đuổi bóng Cô cho trẻ đứng về một phía,cô tung cho bóng lăn phía trước mặt trẻ và trẻ phải đuổi theo bóng.Khi nào bóng dừng lại thì trẻ mới được dừng lại để bắt bóng,sau đó lại tiếp tục chơi. Cô hướng dẫn trẻ chơi, đồng thời chơi cùng trẻ. Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô nhận xét và khen trẻ. * Hồi tĩnh: Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: THỨ BA ( Ngày 15 tháng 09 năm 2015) LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài:Trò chuyện về công việc của các bác, các cô trong trường I. Mục đích: - Kiến thức: Trẻ biết trong trường có những ai , các công việc của các bác ở trường. - Kỹ năng: + Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên. + Phát âm rõ ràng, + Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ. - Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, thể hiện tình cảm biết ơn các bác, các cô trong trường. -Phương pháp :Trò chuyện,đàm thoại II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các công việc hằng ngày của cô, bác ở trường. - Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. IV. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: Cô ngồi cùng với trẻ hát bài : “cô giáo”. -Bài hát nói về ai? Cô giáo thì làm những việc gì? - Ở trường chúng mình có rất nhiều các cô, các bác. Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về công việc của các bác, các cô nhé! Hoạt động 1: Trẻ làm quen với tranh vẽ các công việc của các bác, các cô ở trường. Cô nói cho trẻ biết trong trường có bác cấp dưỡng nấu cơm cho các con ăn. +Cho trẻ đọc : bác cấp dưỡng . Ngoài ra trong trường còn có rất nhiều cô giáo nữa,mai sau các con lớn các con sẽ được học các cô. Trường mình còn có bác bảo vê,các cô các bác cấp dưỡng. Giáo dục: Các con nhớ phải ngoan, nghe lời cô giáo, khi ăn phải ăn hết suất ăn của mình, không vứt rác ra sân trường, có như vậy các bác , các cô cũng sẽ rất yêu chúng mình. Hoạt động 2: Trò chơi: Lộn cầu vồng. Từng cặp trẻ đứng đối mặt nhau,cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng Khi đọc đến tiếng cuối cùng,cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau,cầm tay nhau hạ xuống dưới,tiếp tục đọc,vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay để trở về tư thế ban đầu. IV.Đánh giá kết quả thực hiện: 1.Sức khỏe : 2.Kiến thức- kĩ năng : 3.Thái độ,hành vi : 4.Lưu ý đề xuất: THỨ TƯ ( Ngày 16 tháng 09 năm 2015) LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài :Thơ “ Giò chơi”. I. Mục đích: - Kiến thức: + Trẻ biết tên bài thơ. + Trẻ thuộc bài thơ. - Kỹ năng: + Phát triển khả năng chú ý lắng nghe của trẻ. + Phát triển ngôn ngữ ,tăng vốn từ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ biết giúp đỡ bạn bè, chơi đoàn kết với các bạn -Phương pháp:đàm thoại,thực hành II. Chuẩn bị: - Tranh về bài thơ. III. Cách thức tiến hành: *Gây hứng thú: - Trẻ quan sát tranh cô giáo. - Bức tranh vẽ về ai? -Cô giáo đang làm gì? -Cô giáo dạy các con rất nhiều điều, cô dạy đọc thơ, cô dạy hát ,ngoài ra cô dạy các con chơi những trò chơi nữa đấy. -Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài thơ nói về cô giáo. Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ: Cô đọc thơ “Giờ chơi” Lần 1: Cô đọc lần 1 kết hợp tranh minh họa bài thơ. -Cô giới thiệu về tên bài thơ,tên tác giả. Cô vừa đọc bài thơ gì? Cho trẻ xem tranh các bạn đang chơi trong giờ chơi. GD:Khi chơi các con không được tranh dành đồ chơi của nhau khi cô dạy các con phải ngoan không nói chuyện,nghe lời cô giáo. Tiến hành cho trẻ đọc thơ cùng cô. -Cho trẻ đọc thơ từng câu theo cô -Cho lớp đọc,tổ đọc,cá nhân đọc từng câu theo cô. -Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về các bạn nhỏ chơi trong giờ chơi,chơi xong cất đồ chơi gọn gàng và sạch sẽ.. Hoạt động 2: Hoạt động 2 Đàm thoại về bài thơ: - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ nói về ai? - Các bạn chơi như thế nào? - Các con có yêu quý các bạn không? - Yêu quý thì phải như thế nào?Hôm nay cô thấy ai cung ngoan cô khen các con giỏi nào. Hoạt động 3: Trò chơi “Xếp hình” Cách chơi: Cô chuẩn bị nhiều đồ chơi xếp hình, nhiệm vụ của các bạn là xếp thành những con vật hoặc đồ chơi mà
File đính kèm:
- Truong_mam_non.doc