Kế hoạch tuần I - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ

THỂ DỤC SÁNG:

1. Yêu cầu:

- Trẻ biết tập các động tác cùng cô, nhịp nhàng theo nhịp bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân”.

- Có ý thức trong khi tập

- Trẻ thích thú khi được chơi trò chơi.

- Biết xếp hàng nhẹ nhàng về lớp

2. Chuẩn bị:

- Sân tập phẳng, sạch sẽ.

- Đầu tóc, quần áo,giày dép gọn gàng, ngăn nắp.

3. Tổ chức hoạt động:

a) Khởi động:

- Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn dàn hàng dãn cách đều, tập các động tác làm mềm dẻo các khớp: khớp cổ, khớp tay-vai, khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân

b) Trọng động:

- Tập kết hợp bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” với các động tác: Tay, chân, bụng, bật.

c)Hồi tĩnh:

Cho trẻ xếp hàng đi nhẹ nhàng về lớp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần I - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ DỊCH VỤ
Thời gian thực hiện: 1/ 12 đến 5/12/ 2014
THỂ DỤC SÁNG:
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác cùng cô, nhịp nhàng theo nhịp bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Có ý thức trong khi tập
- Trẻ thích thú khi được chơi trò chơi.
- Biết xếp hàng nhẹ nhàng về lớp
2. Chuẩn bị:
- Sân tập phẳng, sạch sẽ.
- Đầu tóc, quần áo,giày dép gọn gàng, ngăn nắp.
3. Tổ chức hoạt động:
a) Khởi động: 
- Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn dàn hàng dãn cách đều, tập các động tác làm mềm dẻo các khớp: khớp cổ, khớp tay-vai, khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân 
b) Trọng động: 
- Tập kết hợp bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” với các động tác: Tay, chân, bụng, bật. 
c)Hồi tĩnh:
Cho trẻ xếp hàng đi nhẹ nhàng về lớp.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Dự kiến nội dung
- Góc xây dựng: Xây cửa hàng.
- Góc phân vai: Cô giáo.
- Góc tạo hình: Dán trang trí quang cảnh trường mầm non. 
Góc học tập: Chọn và phân loại tranh lô tô theo nghề.
Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các hoạt động của các cô giáo.
2.Yêu cầu:
- Thỏa mãn nhu được vui chơi của trẻ.
- Bước đầu trẻ biết phối hợp cùng nhau trong khi chơi.
- Trẻ biết chơi đoàn kết.
- Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Góc xây dựng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng cửa hàng.
- Góc phân vai: Trẻ biết nhận vai và thể hiện được một số hành động của vai: Cô giáo dạy các em học sinh hát múa, đọc thơ... 
- Góc tạo hình: Trẻ biết dán thêm hoa lá, cây, cỏ cho cửa hàng thật đẹp...
- Góc học tập: Trẻ biết phân loại lô tô theo từng ngành nghề. Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán.
- Góc thư viện: Trẻ hứng thú xem tranh ảnh, sách chuyện về các cô giáo, tập kể chuyện về các cô.
3. Chuẩn bị:
 - Góc xây dựng: Vật liệu xây dựng: Gạch sỏi, các loại cây cỏ....
 - Góc phân vai: Một số đồ dùng của cô giáo, xắc xô, các loại tranh chuyện, tranh thơ...
 - Góc tạo hình: Các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, kéo, giấy màu, hồ dán,. . . 
 - Góc học tập: Lô tô đồ dùng sản phẩm các nghề...
 - Góc thư viện: Các loại sách báo, tranh ảnh về các hoạt động của cô giáo...
4. Hướng dẫn:
a) Thoả thuận trước khi chơi:
- Cô giới thiệu các góc chơi, trò chuyện với trẻ về các góc chơi: Cho trẻ kể tên một số nghề mà trẻ biết. Nghề đó làm công việc gì?
- Hôm nay cô cùng các con sẽ đóng vai các nghề trong xã hội.
	+ Cho trẻ hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. Ai thích làm các cô chú công nhân xây dựng để xây dựng nhiều cửa hàng thật đẹp nào? Ai thích làm nghề như bạn? Trẻ nhận vai.
	+ Có cửa hàng rồi, thế ai muốn làm cô bàn hàng?
	+ Bạn nào thích làm hoạ sĩ? Các hoạ sĩ tí hon sẽ vẽ và tô màu, dán trang trí thêm cho quang cảnh sân trường thêm đẹp nhé. Ai thích làm hoạ sĩ nào?
	+ Cô còn có rất nhiều lô tô, tranh vẽ về nhiều ngành nghề khác nhau, bạn nào giỏi sẽ phân loại lô tô theo từng ngành nghề.
	+ Ở góc thư viện còn có rất nhiều cuốn sách hay, tranh ảnh đẹp đang chờ các con khám phá đấy. 
- Cho lần lượt cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi.
b) Quá trình chơi: 
- Khi trẻ về góc chơi cô quan sát và dàn xếp góc chơi sao cho số trẻ ở các góc hợp lí.
- Nếu chưa thấy hợp lí thì bằng những câu hỏi gợi ý, cô dẫn dắt trẻ sang nhóm khác một cách khéo léo, tránh áp đặt trẻ.
- Cô quan sát vàgiúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết.
 - Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi khác với nhau.
c) Nhận xét sau khi chơi:
Cuối buổi chơi cô lắc xắc xô báo hiệu giờ chơi đã hết, cô cho trẻ tham quan ở các góc và về góc xây dựng và nhận xét buổi chơi.
Cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* Nội dung:
+ Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh .
+ Trò chơi:
- Trò chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột ”
- Trò chơi dân gian: “ Bịt mắt bắt dê ”
+ Hoạt động tự chọn
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết được trong trường có rất nhiều các lớp học, có nhiều cô giáo cùng giảng dạy trong trường, các lớp học có rất nhiều bạn... Giáo dục trẻ yêu quí trường, lớp, cô giáo, bạn bè...
- Biết và thích chơi các trò chơi.
- Rèn luyện tính hợp tác khi chơi với bạn.
- Qua trò chơi luyện cho trẻ phản xạ nhanh khéo léo. Phát triển thính giác và khả năng địmh hướng trong không gian.
2. Chuẩn bị:
Sân trường sạch sẽ, rộng rãi.
Hai khăn bịt mặt.
Nhắc nhở trẻ ngoan khi đi thăm quan.
3. Tổ chức hoạt động:
a) Quan sát có chủ đích: Thăm quan, quan sát các lớp học trong trường.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ hát”Trường chúng cháu là trường mầm non” 
- Trẻ hát
- Cô cho trẻ đến quan sát các lớp học 
- Trẻ đi theo hàng để thăm quan, trò chuyện.
+ Các con có nhận xét gì về các lớp? Có nhiều hay ít lớp học? Các lớp học có đẹp không? Có gì khác với lớp của chúng mình? 
- Nhận xét về các lớp học, có nhiều lớp học trong trường, các lớp được trang trí rất đẹp...
+ Trong lớp học có những ai?
- Có cô giáo và nhiều bạn....
+ Cô giáo đang làm gì? 
- Cô giáo đang dạy học....
+ Các bạn đang làm gì?
- Các bạn đang học. đang chơi....
+ Chúng mình có yêu các lớp học của chúng mình không? Yêu thì phải làm gì?
- Giữ lớp sạch sẽ...
+ Đến lớp học có nhiều các bạn các con có thấy vui không? Các bạn chơi với nhau phải ntn?
- Rất vui, chơi đoàn kết....
b) Trò chơi vận động: : “ Mèo đuổi chuột”
- Cách chơi: Cô xếp trẻ đứng thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu. Cô chọn 2 trẻ có sức khỏe tương đương nhau: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”, 2 trẻ đúng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh bắt đầu thì chuột chạy và mèo đuổi chuột. Chuột chui qua lỗ nào thì mèo phải đuổi theo qua lỗ ấy. Mèo bắt được chuột thì coi như mèo thắng cuộ, nếu không bắt được chuột thì coi như mèo bị thua. Mỗi lần chơi không nên để trẻ chạy qua 1 phút, sau đó đổi vai chơi. 
c) Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”
- Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Cô chọn 2 trẻ, 1 trẻ đóng vai “dê”, 1 trẻ đóng vai người bắt dê. Cô bịt mắt cả 2 trẻ lại. Trong khi chơi cả 2 cùng bò, trẻ làm “dê” vừa bò vừa kêu “ Be, be, be”. Còn trẻ kia phải chú ý lăng nghe tiếng kêu để định hướng và tìm bắt được dê, nếu bắt được dê là trẻ đó thắng cuộc. Trò chơi lại tiếp tục với 2 trẻ khác.
d) Chơi tự do: Cô cho trẻ tự chọn những đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích , cô cùng chơi với trẻ. Trẻ biết chơi đoàn kết. Chơi xong biết giúp cô cất dọn đồ chơi về đúng nơi quy định.
Thứ hai , ngày 1 tháng 12 năm 2014
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón trẻ - Hoạt động tự chọn - Thể dục sáng - Điểm danh 
- Đón trẻ nhẹ nhàng tình cảm, tạo cảm giác cho trẻ muốn ở lại khi bố mẹ ra về.
- Trao đổi phụ huynh với trẻ về chủ đề trong tuần và nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp, 
- Thể dục sáng: + Trẻ tập với các bài tập phát triển chung, với các động tác: Tay, chân, bụng, bật.
 + Tập các bài tập lời ca với chủ đề nghề nghiệp bài "Cô và mẹ"
- Điểm danh: Nhằm giúp trẻ nhớ thứ tự tên mình, tên bạn, nắm được sĩ số trẻ hay vắng mặt và chuyên cần.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
LV: PTTC.
THỂ DỤC
ĐT: Bật tại chỗ
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kíên thức:
- Trẻ biết nhún bật tại chỗ, biết tên vận động.
 b. Kĩ năng
- Phát triển cơ chân,rèn luyện sự khéo léo cho trẻ. 
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ nề nếp học tập, chú ý làm theo hiệu lệnh của cô
2. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng
- Bướm giấy.
4. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1. Gây hứng thú:
Chúng mình có thích làm quả bóng nẩy không, chúng mình sẽ cùng làm những quả bóng nẩy cao nhé.Nhưng để nẩy thật cao chúng mình sẽ cùng khởi động để cơ thể dẻo dai nhé.
Hoạt động 2.Nội dung trọng tâm:
a.Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiễng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom lưng -> đi dậm chân -> chạy chậm -> chạy nhanh -> nhanh hơn -> về đội hình hàng dọc -> hàng ngang tập Bài tập phát triển chung.
b. Trọng động:
Bài tập phát triển chung: 
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, hai tay đưa lên cao.
- Động tác chân: Ngồi xuống đứng lên liên tục
- Động tác bụng lườn: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên vai, nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác bật nhảy: Bật tại chổ.
Vận động cơ bản: “Bật tại chỗ”
c/ Kết thúc:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp tay đưa ngang, hạ xuống xuống làm “Chim bay về tổ”
- Trẻ đọc theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi theo các kiểu cùng cô.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ thực hiện tập theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ nhẹ nhàng vận động ra sân
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Hoạt động có chủ đích: Thăm quan, quan sát các lớp học trong trường.
+ Trò chơi:
- Trò chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột ”
- Trò chơi dân gian: “ Bịt mắt bắt dê ”
+ Hoạt động tự chọn
LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
* Làm quen với từ :Cô giáo; bảng; dạy học.
1. Mục đích:
- Trẻ biết nghĩa các từ: Cô giáo; bảng; dạy học.
- Trẻ trả lời được câu hỏi và có thể đặt câu hỏi đơn giản: Đây là ai? Đang làm gì? Làm gì?
2. Chuẩn bị:
- Bảng, đồ dùng sẵn có ở lớp.
- Chọn từ cũ để sử dụng vào việc dạy từ mới; cỏ thể chọn từ: Tóc, màu đen, màu trắng, áo, hát.
- Tìm các từ trẻ đã biết để ghép với từ mới giúp trẻ dễ thực hiện nói thành thạo: Cô giáo mặc áo trắng; cô đang hát; bạn đang hát; cái bảng đen/bảng đen/cái bảng; cô lau bảng/ Bạn đảng lau bảng; bạn mặc áo màu đen, màu trắng...
3. Tiến hành:
- Cô vừa nói vừa chỉ vào mình: cô giáo. Cho trẻ nhắc lại 3 lần. Cô chỉ vào mình và hỏi: Đây là ai? Cho trẻ trả lời.
- Hỏi: Cô giáo làm gì? Cho trẻ trả lời: Cô giáo dạy học.
- Cô vừa nói vừa chỉ vào bảng: Bảng, cái bảng. Cho trẻ nhắc lại 3 lần. Cô chỉ và hỏi: Bảng làm gì? (Bảng để cô giáo viết bài dạy học). Cho trẻ trả lời.
- Cô làm động tác lau bảng và hỏi trẻ: Cô đang làm gì? – Cô lau bảng.
- Gọi một trẻ làm động tác lau bảng, hỏi cả lớp "Banị đang làm gì?" để cả lớp trả lời; sau đó hỏi trẻ đã lau bảng "Bé/ con làm gì?", trẻ đó phải trả lời "Con lau bảng".
- Chơi trò chơi: Hãy nói cùng tôi – Cô vừa nói (gần giống như hát) vừa vỗ tay, vận động tự do, trẻ làm theo cô.
Này các bạn ơi
Lớp mình rất vui
Có cô giáo hiền
Có nhiều đồ chơi
Ô tô và bóng...
Có cài bảng đen
Để cô giáo viết
Chúng em học bài.
Cô có thể tự sáng tác thêm cho phù hợp thực tế của mình, cốt yếu là khuyến khích trẻ hào hứng, dễ nói và nói được nhiều hơn. 
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Vệ sinh cá nhân trẻ
- Hoạt động tự chọn.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trong ngày.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Đón trẻ - Hoạt động tự chọn - Thể dục sáng - Điểm danh 
- Đón trẻ nhẹ nhàng tình cảm, tạo cảm giác cho trẻ muốn ở lại khi bố mẹ ra về.
- Trao đổi phụ huynh với trẻ về chủ đề trong tuần và nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp, nghề giáo viên ngày nhà giáo việt nam.
- Thể dục sáng: + Trẻ tập với các bài tập phát triển chung, với các động tác: Tay, chân, bụng, bật.
 + Tập các bài tập lời ca với chủ đề nghề nghiệp bài "Cô và mẹ"
- Điểm danh: Nhằm giúp trẻ nhớ thứ tự tên mình, tên bạn, nắm được sĩ số trẻ hay vắng mặt và chuyên cần.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ BÉ BIẾT
I.YÊU CẦU:
	- Trẻ biết một số nghề phổ biến trong xã hội như: Nghề y, dạy học, nghề xây dựng. Biết được trong xã hội có nhiêu nghề khác nhau.
	- Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ, ràng, mạch
	 - Giáo dục trẻ biết yêu quí và tôn trọng những người lao động, yêu lao động. Nghề nào cũng có ích cho con người.
II. CHUẨN BỊ:
 *Cô:	+ Tranh một số nghề: Nghề y, day học, nghề thợ xây,	
 + Một số hình ảnh về dụng cụ của nghề.
*Trẻ: + Mỗi trẻ có lô tô về sản phẩm của các nghề: Nghề y, dạy học, nghề thợ xây,
	+ Một số đồ dùng đồ chơi về 1 số nghề.
 - Tích hợp: 
	+ Âm nhạc, toán
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú 
- Lớp hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Trong bài hát chú công nhân làm gì?
- Còn cô công nhân làm công việc gì?
- Ngoài các nghề trên các con còn biết trong xã hội còn có những nghề nào nữa?
- Các con biết không trong xã hội thì có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau nữa vậy hôm nay cô và các con chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nghề phổ biến nhé!
*HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến
* NGHỀ Y: 
- Các con có biết khi mọi người bị bệnh, bị ốm thì người ta phải đi đến đâu để khám và điều trị? 
- Ai sẽ là người khám bệnh cho bênh nhân?
- Xem đây là ảnh của nghề gì?
- Trong tranh có ai? Bác sĩ thường làm những công việc gì?
- Các con thấy bác sĩ mặc đồ gì ?
- Để khám chữa bệnh thì Bác sĩ cần có những dụng cụ gì?
- Các con thấy nghề bác sĩ có cần thiết không? Vì sao lại cần thiết?
- Ngoài bác sĩ ra còn ai làm nghề y nữa?
* GIÁO DỤC: Đúng rồi, nghề y rất cần thiết cho chúng ta, giúp chúng ta khỏi bệnh, đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình. Vì vậy, các con phải yêu mến và biết ơn các Bác sĩ, y tá đã chữa khỏi bệnh cho mọi người.
* NGHỀ DẠY HỌC: 
- Cô đọc câu đố về: Cô giáo:
 " Ai dạy bé hát
 Chải tóc hàng ngày
 Ai kể chuyện hay
 Khuyên bé đừng khóc"
- Là ai vậy các con?
- Vậy cô giáo làm nghề gì vậy các con?
+ Nghề dạy học có những dụng cụ gì ?
- Cô đưa ra tranh dụng cụ nghề giáo viên: Bút, giáo án, sách vở, .
+ Con hãy nói tên từng dụng cụ cho cả lớp cùng nghe được không ? 
+ Cô làm nghề gì nào? 
Cô giáo là người thay cho các bà mẹ chăm sóc các con nên người. Cô lúc nào cũng hết lòng yêu thương và chăm sóc các con vậy các con có yêu cô giáo của mình không nào? 
- Cô giáo dục phải ngoan, vâng lời cô, giờ học phải chú ý lên cô..
* NGHỀ THỢ XÂY: 
- Nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Chú thợ xây, xây dựng làm nghề gì vậy các con?
- Vậy nghề thợ xây có những dụng cụ nào?
- À, đúng rồi nhờ có các chú thợ xây mà chúng ta có trường để học, có nhà ở, có những công trình giúp ích cho xã hội đó các con.
- Vậy các có yêu quí các chú thợ xây không?
- Cô mở rộng cho trẻ xem một số nghề: Nghề lái xe, thợ điện, buôn bán
- Các con biết không trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau đều có ích cho xã hội. Vậy bạn nào cho cô biết lớn lên con thích làm nghề gì?
- À, muốn lớn lên làm được nghề mình thích giúp ích cho xã hội thì bây giờ các con phải ngoan, cố gắng học..
*HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi 
* Trò chơi 1: “Hãy nói nhanh”:
- Cách chơi: Cô nói tên dụng cụ thì trẻ đoán xem đó là dụng cụ của nghề nào và nói tên nghề đó hoặc cô nói tên nghề thì trẻ kể tên các dụng cụ.
- Cô tổ chức chơi
*Trò chơi 2: “Tam sao thất bản”
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được lấy một đồ chơi để vào rổ đội mình, ai để sai sẽ thuộc về đội bạn.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, cô nói nhỏ với ba bạn đầu hàng lấy 1 đồ dùng của 1 nghề, thì trẻ về nói với bạn của đội mình và truyền tin đến hết bạn. 
	+ Bạn cuối cùng, lên lấy 1 đồ dùng mà cô đã nói như lúc đầu, rồi về đầu hàng đứng. 
	+ Bạn cuối hàng tiếp tục chạy lên để lấy tin từ cô là đội mình lấy đồ chơi gì?
	+ Khi nào cô nói hết giờ thì tất cả dừng lại.
+ Cô và trẻ cùng kiểm tra xem đội nào lấy đúng và nhanh thì đội đó thắng.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Xây nhà
- Dệt may áo mới
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bác sĩ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Áo Blu trắng
- Trẻ trả lời
- Cô giáo
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Dạy học
- Nghề thợ xây
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi cùng cô
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Hoạt động có chủ đích: Thăm quan, quan sát các lớp học trong trường.
- Trò chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột ”
- Trò chơi dân gian: “ Bịt mắt bắt dê ”
+ Hoạt động tự chọn
LÀM QUEN VƠI TIẾNG VIỆT
* Làm quen với từ : Ống nghe, bệnh viện, trường học.
1. Mục đích:
- Trẻ biết và hiểu nghĩa các từ: Ống nghe, bệnh viện, trường học.
- Trẻ nghe hiểu và nói dược câu: Ống nghe để khám bệnh, bệnh có bác sỹ chữa bệnh, trường học có cô giáo; các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi bác sỹ.
- Tranh/ hình ảnh trường học, bệnh viện.
- Chọn từ dễ sử dụng vào việc dạy từ mới: cô giáo, bạn trai, bạn gái, bác sĩ, khám bệnh, chữa bệnh...
3. Tiến hành:
- Cô chỉ vào tranh/ đồ vật ống nghe và nói: "Ống nghe". Cô giải thích cho trẻ hiểu: ống nghe là đồ dùng của bác sĩ để khám bệnh nhân. Cô làm động tác giống bác sĩ đang khám bệnh bằng ống nghe. Cô nhắc lại từ "ống nghe" và yêu cầu trẻ nói.
- Cô cầm tranh, ống nghe giơ trước mặt từng trẻ hỏi: "Đây là gì?" – cho trẻ trả lời "Đây là ống nghe".
- Cô nói với trẻ: Bệnh viện là nơi chữa bệnh cho người ốm; ở bệnh viện có bác sĩ khám bệnh, có y tá tiêm thuốc cho người ốm. Chỉ vào tranh và nói từ "bệnh viện"; cho trẻ tự hỏi và trả lời nhau.
- Tương tự như trên, dậy trẻ từ "trương học"; Trường học là nơi các học sinh đến để học, ở trường có các thầy, cô giáo dậy học.
- Trường mẫu giáo có cô giáo, có các bạn nhỏ và có nhiều đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Vệ sinh cá nhân trẻ
- Hoạt động tự chọn.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trong ngày.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012
Đón trẻ - Hoạt động tự chọn - Thể dục sáng - Điểm danh 
- Đón trẻ nhẹ nhàng tình cảm, tạo cảm giác cho trẻ muốn ở lại khi bố mẹ ra về.
- Trao đổi phụ huynh với trẻ về chủ đề trong tuần và nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp, nghề giáo viên ngày nhà giáo việt nam.
- Thể dục sáng: + Trẻ tập với các bài tập phát triển chung, với các động tác: Tay, chân, bụng, bật.
 + Tập các bài tập lời ca với chủ đề nghề nghiệp bài "Cô và mẹ"
- Điểm danh: Nhằm giúp trẻ nhớ thứ tự tên mình, tên bạn, nắm được sĩ số trẻ hay vắng mặt và chuyên cần.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Hoạt động : Âm nhạc
Dạy hát : “Cô giáo”
- Nghe hát: “Cô nuôi dạy trẻ”.
- Trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát là "Cô giáo". Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát "Cô giáo" sáng tác Đổ Mạnh Thường. 
b. Kĩ năng:
- Trẻ lắng nghe bài "Cô nuôi dạy trẻ" của Nguyễn Văn Tý sáng tác
- Trẻ hát sôi nổi hào hứng ,nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi hứng thú.
c. Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quí và kính trong cô giao.
2. Chuẩn bị:
- Máy, đĩa
3. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cả lớp đọc thơ: “Cô giáo em”
- Cô trò chuyện với trẻ về nghề dạy học
- Sắp đến ngày 20/11 các con làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo?
- Cháu làm gì giúp đở cô?
b/ Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Dạy hát “ Cô giáo”
- Có một bài hát rất hay về cô giáo các con cùng nghe nhé?
- Cô hát cho các cháu nghe 
- Cô vừa hát bài gì ? Do ai sáng tác?
- Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về tình yêu thương của cô giành cho trẻ, cô là người mẹ thứ hai để dạy dỗ các con ở trường để trở thành những người con, trò giỏi. 
- Cô dạy trẻ hát từng câu một. 
- Cô mời cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
- Cô mời tổ ,cá nhân nhiều cháu hát.
- Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, cả lớp cùng hát theo cô.
Hoạt động 2: Nghe hát “Cô nuôi dạy trẻ”
- Lần 1: C

File đính kèm:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12548325.doc