Khám phá khoa học: Trò chuyện các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng

I. Kết quả mong đợi:

+ Kiến thức:

- Trẻ biết gọi tên các bộ phận của cơ thể bé " Mắt, mũi, tai, miệng, tay.",

- Trẻ biết được tác dụng của các bộ phận đó đối với cơ thể con người.

+ Kỹ năng:

- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc gọi tên các bộ phận " Mắt, mũi, tai, miệng, tay.",

+ Thái độ:

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể khoẻ mạnh.

- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối.

II. Chuẩn bị

- Máy tính, máy chiếu, loa, đàn

- Giáo án điện tử các bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay.

- Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá theo nhóm, kẹo , bưởi, cafe, nước hoa.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá khoa học: Trò chuyện các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CHUNG
KPKH: 
Trò chuyện các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng
I. Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên các bộ phận của cơ thể bé " Mắt, mũi, tai, miệng, tay...", 
- Trẻ biết được tác dụng của các bộ phận đó đối với cơ thể con người.
+ Kỹ năng:
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc gọi tên các bộ phận " Mắt, mũi, tai, miệng, tay...",
+ Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể khoẻ mạnh.
- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu, loa, đàn
- Giáo án điện tử các bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay.
- Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá theo nhóm, kẹo , bưởi, cafe, nước hoa....
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cho trẻ nghe truyện" Mỗi người một việc"
+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì?
+ Câu chuyện nói về gì?
- Để biết được các bộ phận đó có tác dụng gì đối với chùng ta, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu và khám phá nhé.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ chơi trò chơi" Kết bạn"
- Kết cho cô mỗi nhóm có 5 bạn về các góc để khám phá.
- Nhóm 1 : Mắt để nh́ìn
+ Cho trẻ quan sát nhìn các đồ vật như: tranh truyện, vở, trang phục của bé, đồ chơi...
- Nhóm 2 : Mũi để ngửi
- Cô chuẩn bị các hộp đã đục lỗ ở nắpcó một số đồ vật có mùi như: cà phê, nước hoa, hành, tỏi, hoa
- Nhóm 3: Lưỡi để nếm
- Cô cho trẻ nếm các thức ăn thông dụng như: kẹo, bánh gạo, chanh, cà phê.
- Nhóm 4: Tai để nghe
- Cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau như: Tiếng nhạc đồ chơi, điện thoại, tiếng rót nước, trống, điện thoại đồ chơi.
-Nhóm 5: Tay để sờ
- Cho trẻ dùng tay sờ vào bên trong các hộp và vật trong hộp như: Quả trứng nóng, chai nước lạnh, gấu bông, khăn mặt ướt, viên gạch.
- Cho trẻ làm động tác " Ngửi hoa" về ngồi đội hình chữ U.
- Vừa rồi các nhóm đuợc khám phá đồ vật bằng các bộ phận trên cơ thể bây giờ chúng mình cùng nói cho cô và các bạn nghe những điều mình khám phá được nhé.
- Nhóm 1: Mắt để nhìn:
- Cho trẻ nhóm " Mắt" kể về những đồ vật vừa khám phá được.
+ Các con vừa khám phá được gì?
+ Để nhìn thấy những đồ vật đó cần có gì?
+ Các con nhắm mắt lại xem có nhìn thấy được không?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: " Đôi mắt"
+ Cô có hình ảnh gì nào?
- Cho trẻ phát âm:" Đôi mắt"
+ Mắt dùng để làm gì?
+ Mắt có gì đây nào?
+ Còn đây là gì?
- Lông mày, lông mi giúp ngăn nước và bụi đấy và con ngươi mắt giúp chúng ta nhìn được mọi vật
+ Chúng ta đếm xem có mấy con mắt?
- Mắt rất quan trọng với chúng ta, giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thứ: tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, thấy được cô, các bạn,các bạn học bài, múa hát. 
- Nhóm 2: Mũi để ngửi
- Vừa rồi chúng mình được các bạn nhóm 1 dùng mắt để nhận biết các đồ vật, bây giờ chúng mình lắng nghe các bạn nhóm 2 dùng gì để nhận biết đồ vật nhé.
+ Các con đã ngửi được mùi gì nào?
+ Các con ngửi được nhờ gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh: " Cái mũi"
+ Cô có hình ảnh gì đây?
- Cho trẻ phát âm: " Cái mũi"
+ Mũi dùng để làm gì?
- Đây là sống mũi, lỗ mũi bên trong có lông mũi giúp ngăn bụi khi chúng ta hít thở đấy.
- Mũi rất quan trọng giúp chúng ta thở, phát hiện mùi vị thức ăn, nhận biết nhiều thứ khác nữa.
- Cho trẻ đọc bài thơ " Miệng xinh" ngồi quanh cô
- Nhóm 3: Lưỡi để nếm 
- Chúng mình đến với nhóm 3 xem có gì mới lạ nhé xin mời nhóm 3 nào.
+ Các con đã nếm được mùi vị gì?
+ Nhờ vào gì để nhận biết được mùi vị các món ăn đó?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh " Miệng" 
+ Cô có hình ảnh gì?
- Cho trẻ phát âm " Miệng"
+ Miệng dùng để làm gì?
+ Còn đây là gì?
- Cho trẻ phát âm " Lưỡi"
+ Lưỡi dùng để làm gì?
- Miệng và lưỡi rất quan trọng, giúp chúng ta cảm nhận mùi vị thức ăn: Mặn, nhạt, chua, cay. Ngoài ra lưỡi giúp chúng ta nói, phát âm rõ ràng.
- Nhóm 4: Tai để nghe
 - Lắng nghe, lắng nghe nhóm 4 nói gì về những tiếng động nào?
+ Các con đã nghe được những tiếng động gì?
+ Các con nghe được nhờ gì?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: " Tai"
+ Các con nhìn xem trên màn hình có gì?
- Cho trẻ phát âm: " Tai"
+ Tai dùng để làm gì?
- Tai là một phận rất quan trọng đối với chúng ta, tai giúp nghe được tiếng động xung quanh như: Nghe nhạc, nghe người khác nói.....
- Nhóm 5: Dùng tay để sờ: 
- "Đoán xem "2 chúng mình hãy nghe nhóm 5 nói về những điều mình khám phá nhé.
+ Các con đã khám phá được gì?
+ Các con tìm được những đồ vật đó nhờ gì?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: " Bàn tay"
+ Đây là gì?
- Cho trẻ phát âm: " Bàn tay"
+ Tay dùng để làm gì?
- Cho trẻ đếm số bàn tay.
- Tay là một bộ phận trên cơ thể của chùng ta, nó giúp chúng ta cầm bút để vẽ, cầm thía để xúc cơm, cầm cốc uống nước...
+ Các con vừa được tìm hiểu và khá phá về những bộ phận nào trên cơ thể?
+ Ngoài ra cơ thể chúng ta có những bộ phận nào nữa?
+ Vậy các con phải làm gì để bảo vệ các bộ phận đó trên cơ thể của mình?
* Giáo dục trẻ: Vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ như tắm rửa, vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng, không chơi vật sắc nhọn và nhặt các vật nhỏ bỏ vào tai, mũi. Ngoài ra các con phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng , tập luyện thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối.
- Cho trẻ hát và vận động bài " Nào! chúng ta cùng tập thể dục" về đội hình 2 hàng dọc
* Trò chơi : "Cùng nhau trổ tài"
- Cô chia trẻ thành 2 tổ đứng theo hàng dọc
- Cô có 2 bức tranh bạn trai, bạn gái trong thời gian 1 bản nhạc đội nào tô được nhiều các bộ phận trên cơ thể bạn trai, bạn gái đội đó sẽ thắng.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Trò chơi: "Hình gì biến mất"
- Cô hướng dẫn cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân
- Lắng nghe
- Mỗi người một việc
- Các bộ phận trên cơ thể
- Chơi trò chơi
- Kết bạn và về các góc
- Làm động tác " Ngữi hoa về đội hình chữ U.
- Trẻ kể
- Mắt
- Không
- Quan sát
- Đôi mắt
- Phát âm
- Để nhìn
- Lông my
- Lông mày
- Trẻ đếm
- Trẻ kể
- Mũi
- Quan sát
- Cái mũi
- Phát âm
- Để thở, ngữi
- Đọc thơ
- Trẻ kể
- Lưỡi
- Quan sát
- Miệng
- Phát âm
- Trả lời
- Lưỡi
- Phát âm
- Nếm thức ăn
- Trẻ kể
- Tai
- Quan sát
- Tai
- Phát âm
- Nghe
- 2 tai
- Trẻ đếm
- Trẻ kể
- Tay
- Quan sát
- Bàn tay
- Phát âm
- Cầm bút, thìa...
- Trẻ đếm
- Mắt, mũi, miệng, tai, tay
- Trẻ kể
- Trả lời
- Hát và vận động
- Chia thành 2 tổ
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Nhận xét cùng cô
- Chơi trò chơi
- Nhẹ nhàng ra sân

File đính kèm:

  • docxKPKH.docx
Giáo Án Liên Quan