Làm thế nào để tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS có hiệu quả

HĐGD NGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông THCS. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.

 Mục tiêu không thể thiếu của HĐGD NGLL ở trường THCS là rèn luyện cho các em có các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự học, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, Đây cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS.

 Đổi mới phương pháp HĐGD NGLL ở các trường THCS hiện nay cũng định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Như vậy các HĐGD NGLL có một vai trò rất quan trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS (kỹ năng sống).

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỔ CHỨC TIẾT
 HĐGD NGLL NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS CÓ HIỆU QUẢ
********
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	HĐGD NGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông THCS. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.
	Mục tiêu không thể thiếu của HĐGD NGLL ở trường THCS là rèn luyện cho các em có các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự học, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,  Đây cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS.
	Đổi mới phương pháp HĐGD NGLL ở các trường THCS hiện nay cũng định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Như vậy các HĐGD NGLL có một vai trò rất quan trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS (kỹ năng sống).
	Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động chính là rèn luyện KNS cho học sinh.
	Một trong những nội dung quan trọng của HĐGD NGLL được lồng ghép vào các hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, hoặc tổ chức thành một hoạt động độc lập  đều nhằm giáo dục những KNS cơ bản cho học sinh.
	KNS liên quan đến mọi hoạt động của trường học. Vậy KNS là gì? 
	KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học, thế giới, bạn bè), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống.
	Như vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, HĐGD NGLL có mối quan hệ rất mật thiết đối với việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Thông qua tiết HĐGD NGLL, các KNS của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. Hay nói một cách khác, HĐGD NGLL đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học ở nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít giáo viên ít chú trọng đến HĐGD NGLL. Một số cho rằng nó không quan trọng bằng việc dạy các môn văn hóa. Một số khác thì không biết tổ chức như thế nào cho đúng cách. Và kết quả là các tiết HĐGD NGLL thường bỏ qua hoặc làm qua loa cho có lệ. Vậy làm thế nào để tổ chức một tiết HĐGD NGLL rèn luyện KNS cho học sinh có hiệu quả?
	Ở trường THCS TT Quy Đạt, tôi nhận thấy rằng, một số em học sinh rất nhút nhát, các em chưa thật mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra, khả năng quản lí và điều khiển lớp của một số cán bộ lớp còn yếu. Các em chưa biết cách tổ chức lớp sao cho hợp lý. Chính vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng, việc tạo ra sân chơi cho các em ngoài việc học văn hóa là rất cần thiết. Giáo viên, đặc biệt là GVCN nên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa thông qua các tiết HĐGD NGLL. Thông qua đó, những kỹ năng sống cơ bản của học sinh như: kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý, kỹ năng hợp tác, sẽ được hình thành và phát triển.
	 Đây cũng chính là lý do mà tôi nghiên cứu để làm sao tạo ra được một tiết HĐGD NGLL nhằm rèn luyện KNS cho các em một cách có hiệu quả. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các phương diện giáo dục từ mục tiêu, nội dung , phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung và cũng là mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học/ phương pháp tổ chức hoạt động ở trường phổ thông là tích cực hóa cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học tương tác, giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có tình cảm nhân văn và niềm vui, hứng thú trong học tập.
	Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) qui định, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Nghị Quyết TW 2 khóa 8 cũng khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh  ”
	Rõ ràng là, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay là một việc làm tất yếu. Nhà trường cần quán triệt đổi mới phương pháp giáo dục cả trong quá trình dạy học lẫn việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Có thể coi đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đặc biệt, thông qua HĐGD NGLL, các kỹ năng sống của học sinh sẽ được hình thành và phát triển.
	Qua 6 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy rằng, để tiến hành một tiết HĐGD NGLL, rèn luyện được cho các em những KNS cơ bản một cách có hiệu quả, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Đảm bảo tính khả thi:
	Việc thiết kế các HĐGD NGLL đặc biệt là lựa chọn các phương pháp/ hình thức tổ chức hoạt động không đòi hỏi những điều kiện vượt qua sự cố gắng và khả năng của đa số học sinh tham gia hoạt động cũng như vượt quá những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của trường lớp.
	Điều này có nghĩa là, tùy thuộc vào từng trường, từng điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện cụ thể để tiến hành hoạt động. Ví dụ như ở trường THCS TT Quy Đạt chúng tôi, ngoài những điều kiện vật chất có sẵn như trang thiết bị, đồ dùng học tập, sân chơi ra thì trường còn có máy Projector, màn hình lớn, tivi hỗ trợ cho việc soạn giảng bằng Power Point. Giáo viên có thể vận dụng việc soạn giáo án trên Power Point để soạn các hoạt động giáo dục NGLL. Bằng phương tiện này, chắc chắn sẽ tạo cho học sinh cảm giác thích thú khi tham gia. 
2. Tăng cường sự tham gia của học sinh:
	Chúng ta phải tạo điều kiện để các em được tham gia, được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được bàn bạc và quyết định trong các vấn đề có liên quan đến bản thân các em.
3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:
	Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng tham gia vào các HĐGD NGLL của học sinh. Sự tham gia của học sinh tạo điều kiện cho các em phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của tập thể. Chúng ta cần khắc phục tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là:
+     Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.
+     Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động.
4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:
	Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.
+        Nắm thật chắc nội dung hoạt động của từng chủ đề ở từng tháng. Từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, giáo viên cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần.
+        Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, của tháng.
+        Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 
Ngoài ra, vai trò của giáo viên và học sinh trong HĐGD NGLL cũng rất quan trọng. để tăng thêm tính hiệu quả của nó:
Ø      Về phía GV, đặc biệt là GVCN:
·        Xác định được mục tiêu một cách rõ ràng.
·        Có nội dung, chương trình hoạt động cụ thể.
·        Các nội dung hoạt động cụ thể phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
·        Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng khi tổ chức.
Ø      Về phía học sinh:
·        Cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham gia. 
·        Chủ động tổ chức và tự mình điều khiển các hoạt động tập thể dưới sự cố vấn của GV.  
·        Được trải nghiệm, được thể hiện, được rèn luyện thông qua các nội dung hoạt động cụ thể.
	Với kinh nghiệm ít ỏi của mình trong công tác chủ nhiệm, tôi xin được minh họa một tiết HĐGD NGLL mà tôi đã tiến hành ở lớp chủ nhiệm. Dù chưa phải là một tiết hoàn hảo, nhưng tôi nhận thấy nó cũng có hiệu quả nhất định. Đó là đem lại cho các em một không khí vui tươi cùng với các hoạt động sôi nổi nhưng cũng đầy ý nghĩa. Đồng thời cũng góp một phần vào việc rèn luyện KNS cho các em.
Tiết dạy minh họa:
Tháng 11	Chủ điểm: 	TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
	Tuần 13:	Nội dung:	CÂU LẠC BỘ 20-11
I/ Mục đích giáo dục: Giúp các em
-        Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
-        Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
-        Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
-        Rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể.
-        Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
1.      Nội dung hoạt động
·        Tổng kết phong trào thi đua giữa các tổ đã được phát động cách đây 1 tháng (từ 20/10 đến 20/11/ 2009).
·        Các bài thuyết trình về chủ đề 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam.
·        Những sáng tác tự biên, tự diễn của học sinh.
2.      Hình thức hoạt động:
·        Chúc mừng thầy giáo, cô giáo.
·        Tuyên dương, phát thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích cao trong phong trào thi đua.
·        Thi hùng biện.
·        Thi văn nghệ.
·        Thi đố vui chủ đề 20/11.
III/ Chuẩn bị hoạt động
Phương tiện hoạt động
-        Các bản tổng kết phong trào thi đua giữa các tổ do các tổ trưởng tổng kết và gửi cho GVCN.
-        Lời chúc mừng và hoa tươi tặng thầy cô giáo – Ban chỉ huy chi đội phụ trách (................................ )
-        Một số bài hát, bài thơ, tiểu phẩm – mỗi tổ 1 tiết mục
-        Các câu hỏi thi đố vui. – GVCN đưa ra.
o       Ngày Nhà giáo Việt Nam chính thức có từ ngày tháng năm nào? (20-11-1982)
o       Em/ bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ nói về Ngày nhà giáo Việt Nam.
o       Em/ bạn hãy nêu 3 câu ca dao, tục ngữ nói về người thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư/ Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy/ )
o       Em/ bạn hãy cho biết tên của 3 nhà giáo ưu tú trong thời phong kiến mà em biết (Chu Văn An, Nguyễn Khuyến, Lê Quí Đôn, )
o       Em/ bạn hiểu như thế nào về câu Tiên học lễ, hậu học văn?
o       Em/ bạn dự định sẽ làm gì để chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam?
-        Các bài thuyết trình, mỗi tổ cử 1 học sinh viết và trình bày.
Tổ chức
* Về phía GVCN:
+        Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
+        Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp.
* Về phía học sinh:
+        Họp tổ, chia nhóm thực hiện các công việc cụ thể.
+        Phân công người điều khiển chương trình, em Nguyễn Thị Thúy Hằng, lớp trưởng và là chi đội trưởng.
+        Phân công thư ký _ em Nguyễn Thị Thương, ban giám khảo (mỗi tổ cử 1 học sinh), Nguyễn Công Tân (tổ 1), Nguyễn Thị Minh Hương (tổ 2), Đoàn Thị Như Ý (tổ 3), Lê Thạch Thảo (tổ 4)
+        Phân công học sinh trang trí phòng học.(10 học sinh nam của lớp)
+        Mời Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và đại diện ban phụ huynh học sinh. Chi đội trưởng phụ trách.
IV/ Tiến hành hoạt động
Khởi động
Người dẫn chương trình (Nguyễn Thị Thúy Hằng) tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Ban giám hiệu, đại diện CMHS, các thầy cô giáo bộ môn) và giới thiệu chương trình ngoại khóa của lớp.
·        Đại biểu có:
+ Về phía nhà trường:
      Cô Phạm Thị Phương Mai	- Hiệu trưởng
      Cô Trần Thị Tùng 	- Hiệu Phó
      Thầy Lê Anh Đồng	- Hiệu Phó
      Các thầy cô giáo bộ môn và đại diện các lớp của khối sáng
+ Về phía Đại diện CMHS
    Ông Lê Văn Hường	- trưởng BĐD CMHS của lớp
    Bà Lê Thị Nhi	- phụ huynh em Nguyễn Lê Tuấn Anh
·        Chương trình gồm có 2 phần:
      Tổng kết phát thưởng phong trào thi đua giữa các tổ.
      Sinh hoạt câu lạc bộ 20/11.
Chúc mừng các thầy cô giáo
-               Nguyễn Thị Thúy Hằng đọc lời chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 
-               Cao Thị Diệu Anh tặng hoa cho các thầy cô về tham dự buổi ngoại khóa nhân ngày 20-11.
-               Ông Lê Văn Hường Đại diện CMHS phát biểu ý kiến chúc mừng các thầy cô giáo.
3.      Tổng kết phong trào thi đua giữa các tổ do GVCN phát động 1 tháng vừa qua, từ 20-10 đến 20-11-2009.
-                    Người dẫn chương trình đọc bản báo cáo tổng kết do các tổ trưởng gửi lên về thành tích thi đua.
Ø      Về tập thể tổ: giải nhất tổ: 1	Giải nhì: tổ 3 	Giải ba: tổ 2, 4
Ø      Về cá nhân:
·        Xuất sắc toàn diện: Em Nguyễn Thị Thúy Hằng
·        Phát biểu xây dựng bài nhiều nhất: Em Cao Thị Diệu Anh
·        Chấp hành nội qui tốt nhất: Em Nguyễn Thị Tình
Ø        Bông hoa điểm 9, điểm 10:
1. Tấn Quin
2. Thu Nguyệt
3. Viết Thoại
4. Diễm hương
5. Công Tân
6. Lê Thu Thảo
7. Thị Thương
8. Tài Linh
9. Sương Xuân
10. Hồng Phúc
11. Thị Tình
12. Thu Khanh
-                    Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc lần lượt lên nhận thưởng.
-                    Người dẫn chương trình mời đại biểu lên phát thưởng cho tập thể tổ và cá nhân.
4. Câu lạc bộ 20-11
-                    Người dẫn chương trình (Nguyễn Thị Thúy Hằng) giới thiệu nội dung của câu lạc bộ 20-11.Gồm 3 phần:
+ Thi đố vui.
+ Thi hùng biện
+ Thi văn nghệ
-                    Người dẫn chương trình (Nguyễn Thị Thúy Hằng) thông qua thể lệ cuộc thi.
-                    Giới thiệu thành phần ban giám khảo, thư ký, qui định chấm điểm.
-                    Người dẫn chương trình (Nguyễn Thị Thúy Hằng) sẽ lần lượt điều khiển màn hình (máy Projector) để giới thiệu các phần thi giữa các tổ.
a)      Thi đố vui: (10đ)
o       Mỗi tổ sẽ cử 2 bạn tham gia phần thi này.
o       Mỗi tổ lựa chọn câu hỏi trên màn hình.
o       Người dẫn chương trình sẽ click chuột vào câu hỏi.
o       Đại diện tổ trả lời câu hỏi.
o       Ban giám khảo nghe và cho điểm.
o       Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
o       Nếu đội nào trả lời sai, đội khác sẽ trả lời.
b)      Thi hùng biện (10đ)
o       Mỗi tổ sẽ cử ra 1 bạn tham gia phần thi này.
ü      Tổ 1: Cao Thị Diệu Anh
ü      Tổ 2: Đặng Thị Sương Xuân
ü      Tổ 3: Huỳnh Thị Bảo My
ü      Tổ 4: Nguyễn Thị Thúy Hằng
o       Mỗi đội sẽ trình bày bài thuyết trình của đội mình về chủ đề 20-11 trong vòng 2 phút.
o       Nếu quá 2 phút thì sẽ bị trừ điểm.
o       Ban giám khảo nghe và chấm điểm.
c)      Thi văn nghệ (10đ)
o       Các tổ sẽ bốc thăm thứ tự trình diễn các tiết mục văn nghệ của tổ mình.
o       Ban giám khảo cho điểm và công bố kết quả.
-                    Sau khi các phần thi được tiến hành song, ban giám khảo sẽ hội ý và đưa ra kết quả cuối cùng.
-                    Thư ký tổng hợp và công bố kết quả.
§  Giải nhất: 	Tổ 4	Tổng điểm: 28,5
§  Giải nhì: 	Tổ 2	Tổng điểm: 27
§  Giải ba: 	Tổ 3	Tổng điểm: 26
§  Giải tư: 	Tổ 1	Tổng điểm: 24,5
-                    Người dẫn chương trình mời các tổ đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích lên nhận thưởng.
-                    Người dẫn chương trình mời đại biểu lên phát thưởng.
-                    Người dẫn chương trình tổng kết buổi sinh hoạt của câu lạc bộ 20-11; đồng thời một lần nữa chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
V/ Kết thúc hoạt động
	Lớp phó văn thể mỹ bắt cho tập thể lớp hát bài về ngày nhà giáo, về các thầy cô giáo.
C. HIỆU QUẢ
	Từ việc nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tế trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những suy nghĩ nêu trên, chúng tôi đã thực hiện trong những năm học vừa qua. Thực tế đã cho thấy, các em học sinh từ chỗ nhút nhát, ít tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường nay đã mạnh dạn hơn. Các em đã biết cách tự tổ chức các hoạt động và các kỹ năng sống của các em như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,  đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt. Đầu năm các em còn lúng túng, ít tham gia nhưng đến cuối năm thì hầu hết đều tham gia một cách hào hứng.
* Kết quả là:
Lớp
Đầu năm học
Tỷ lệ
Cuối năm học
Tỷ lệ
6/2
2006 - 2007
35%
2006 - 2007
65%
7/3
2007 - 2008
54%
2007 - 2008
87%
8/5
2008 - 2009
72%
2008 - 2009
98,5%
* Cụ thể từ tiết dạy minh họa
	Riêng đối với năm học 2009- 2010, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9/4. Tôi đã vạn dụng những biện pháp để tiến hành tiết HĐGD NGLL một cách có hiệu qủa như trên, tôi nhận thấy một điều rằng 100% học sinh hào hứng tham gia.
	Từ những biện pháp để tổ chức một tiết HĐGD NGLL, tôi đã vận dụng và tiến hành tổ chức một HĐGD NGLL thông qua buổi ngoại khóa kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Tôn Sư Trọng Đạo”. Sau khi kết thúc buổi ngoại khóa, tôi nhận thấy rằng:
	Ngoài việc giáo dục cho các em có những nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, lòng biết ơn và kính trọng thầy cô giáo, các em còn được vui chơi, được tự mình rèn luyện những kỹ năng tập thể như: biết cách tổ chức, biết cách điều khiển, biết cách hướng dẫn, biết cách thể hiện và đặc biệt các em có sự hợp tác trong nhóm, trong đội,  
v     Học sinh thi phần đố vui, trả lời các câu hỏi của Ban Giám Khảo
v     Học sinh thi phần hùng biện 
v     Học sinh thi phần văn nghệ 
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay là một vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL lại là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, trong nhà trường THCS nói riêng.
	Kinh nghiệm cho thấy rằng, lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ 11 đến 15, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là lứa tuổi thiếu niên có những thay đổi phức tạp về cả tâm lý và sinh lý. Các em thường được coi là khó bảo, vì 

File đính kèm:

  • docKinh nghiem day hoc(1).doc