Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số
Trong năm gần đây tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng vạn người và thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Trong số vụ tai nạn trên thì tai nạn giao thông chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ, có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em. Nguyên nhân là do mọi người, mọi nhà và đặc biệt là các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến luật ATGT, còn xem nhẹ, còn chưa nắm vững luật an toàn giao thông cơ bản.
Để ngăn ngừa những tai nạn giao thông trước hết phải giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho đối tượng học sinh trong đó có trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Các cô giáo, các bậc cha mẹ là người có nhiều cơ hội gần gũi chăm sóc trẻ nhiều hơn ai hết. Những kiến thức kĩ năng về an toàn giao thông ở trẻ sẽ được củng cố và bền vững nếu được cô giáo và các bậc cha mẹ luôn nhắc nhở trẻ thực hiện và làm gương cho trẻ học tập.
Giáo dục an toàn giao thông là vấn đề thiết thực của toàn xã hội nói chung, đối với trẻ em và lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này, nó góp phần cho trẻ hiểu biết luật lệ giao thông từ đó trẻ nhận thức được tầm quan trọng của những luật lệ giao thông, giúp trẻ có ý thức về văn minh trật tự khi qua đường. Qua đó trẻ biết được các tín hiệu đèn giao thông, cách đi qua ngã tư, đi bộ bên phải, bên lề đường, đi trên vỉa hè, khi ngồi trên thuyền. Để đảm bảo an toàn cho trẻ về tai nạn giao thông.
A. đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Trong năm gần đây tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng vạn người và thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Trong số vụ tai nạn trên thì tai nạn giao thông chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ, có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em. Nguyên nhân là do mọi người, mọi nhà và đặc biệt là các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến luật ATGT, còn xem nhẹ, còn chưa nắm vững luật an toàn giao thông cơ bản. Để ngăn ngừa những tai nạn giao thông trước hết phải giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho đối tượng học sinh trong đó có trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Các cô giáo, các bậc cha mẹ là người có nhiều cơ hội gần gũi chăm sóc trẻ nhiều hơn ai hết. Những kiến thức kĩ năng về an toàn giao thông ở trẻ sẽ được củng cố và bền vững nếu được cô giáo và các bậc cha mẹ luôn nhắc nhở trẻ thực hiện và làm gương cho trẻ học tập. Giáo dục an toàn giao thông là vấn đề thiết thực của toàn xã hội nói chung, đối với trẻ em và lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này, nó góp phần cho trẻ hiểu biết luật lệ giao thông từ đó trẻ nhận thức được tầm quan trọng của những luật lệ giao thông, giúp trẻ có ý thức về văn minh trật tự khi qua đường. Qua đó trẻ biết được các tín hiệu đèn giao thông, cách đi qua ngã tư, đi bộ bên phải, bên lề đường, đi trên vỉa hè, khi ngồi trên thuyền....... Để đảm bảo an toàn cho trẻ về tai nạn giao thông. B.nội dung I - Thực trạng Thạch giám là một xã vùng đặc biệt khó khăn nằm trên quốc lộ 7A, nhưng địa bàn khá phức tạp, bản cách bản khá xa điều đặc biệt hơn nữa là có 4/8 bản phải qua sông, nguời dân nhận thức về ATGT cho trẻ còn rất hạn chế nên tỉ lệ bị tai nạn giao thông trong những năm gần đây là rất lớn. Qua điều tra số trẻ bị tai nạn trong độ tuổi mầm non cho thấy: Năm Số trẻ bị tai nạn Số trẻ bị tử vong 2005-2006 4 2 2006-2007 3 0 Tổng 7 2 Qua số liệu cũng cho ta thấy được cần phải giáo dục LLATGT cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non vì qua khảo sát thực trạng cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến số trẻ bị tai nạn. II.Nguyên nhân - Phụ huynh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên nhận thức về LLATGT còn kém. Qua cuộc điều tra cho thấy: Nội dung Số lượng Tỉ lệ Nắm và thực hiện được LLATGT 6/24 25% Đã có hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông 14/24 58,3% Chưa hiểu biết về LLATGT 4/24 16,7% - 100% phụ huynh làm nghề nông nghiệp là chính nên việc đưa đón trẻ là rất ít vì thế mà trẻ tự đi học. - Địa bàn phức tạp nhiều suối ,trẻ thường hay chơi gần sông suối nên rất dễ xẩy ra tai nạn. - Trẻ ít được thấy các phương tiện giao thông đi lại, ít được đi dạo chơi, tham quan. - Các cấp, các nghành cũng chưa quan tâm đến vấn đề ATGT của người dân nói chung và trẻ mầm non nói riêng. - Sự đầu tư về cơ sở vật chất cho GD LLATGT là chưa lớn. - Chưa đi sâu vào thiết kế môi trường GD LLATGT cho trẻ hoạt động. - Có đưa chuyên đề ATGT vào dạy nhưng chưa đề ra kế hoạch cụ thể. Từ những nguyên nhân đó mà tôi làm một cuộc khảo sát đầu năm cho thấy: NĂM Nội dung số lượng(trẻ) Tỷ lệ đạt (%). 2005-2007 Kĩ năng thực hành về GDLLATGT 4/24 17% Nắm được kiến thức cơ bản về ATGT 7/24 29% Chưa nắm được kiến thức về ATGT 14/24 58% An toàn khi tham gia giao thông 17/24 71% Mất an toàn khi tham gia giao thông 7/24 29% Do nguyên nhân sự hiểu biết về GD LLATGT của phụ huynh còn kém nên dẫn đến số trẻ mất an toàn cao, trẻ bị tai nạn chủ yếu là ở nhà, ngoài giờ học: Có trường hợp trẻ theo mẹ đi chợ do không đội mũ bảo hiểm bị ngã dẫn đến thương tật, có vụ thì trẻ đi thả cá cùng mẹ sa chân nên bị chết đuối,...Nhận thức được tầm quan trọng của việc GD LLATGT cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số là việc làm không thể thiếu được trong trường mầm non với lòng say mê yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của bản thân luôn mong muốn cho các cháu được hiểu biết về LLATGT và không để xẩy ra các tai nạn đáng tiếc đối với các cháu nên tôi đã cố gắng tìm tòi và luôn học hỏi những đồng nghiệp đi trước, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc tuyên truyền và phổ biến luật lệ an toàn giao thông áp dụng vào trường mầm non mang lại kết quả tốt trong giảng dạy.Sau đây là những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cao trong GD chuyên đề ATGT cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số. II. Những biện pháp 1 - Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và xây dựng kế hoạch GD ATGT cho lớp a) Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân - Tham gia các lớp tập huấn chuyên đề hè ở phòng, ở trường từ đó áp dụng các kiến thức chuyên đề vào dạy trẻ phù hợp với độ tuổi, vùng miền . - Sưu tầm các tài liệu về GD LLATGT để lựa chọn nội dung dạy trẻ phù hợp với độ tuổi Ví dụ: + Bé với LLATGT + Trò chơi, câu đố về LLATGT + ATGT cho trẻ mầm non. + Tài liệu hội thảo ATGT cho trẻ mầm non ở trường và ở nhà + Băng đĩa về GDATGT cho trẻ MN +Tham gia dự thi đồ dùng đồ chơi tự tạo: ảnh dự thi đô dùng đồ chơi - Bồi dưỡng các tiết dạy ATGT. + Tham gia dự giờ các tiết dạy mẫu. + Chuẩn bị các tiết dạy để BGH dự giờ và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. b) Xây dựng kế hoạch ATGT cho lớp Tôi đề ra một kế hoạch cụ thể đưa chuyên đề GDLLATGT vào các chủ điểm cho lớp mình. TT Chủ điểm Thời gian Nội dung lông ghép GDLLATGT vào chủ điểm 1 Trường mầm non Thạch Giám Từ 7/9-2/10 Bé với chiếc mũ bảo hiểm 2 Gia đình bé Từ 5/10-30/10 Gia đình bé tham gia giao thông 3 Bé chọn nghề gì Từ 3/11-28/11 Bé quan sát chú cảnh sát giao thông chỉ huy hiệu lệnh 4 Bé tham gia giao thông 30/11-31/12 Chiến dịch ATGT + Tuyên truyền với phụ huynh + Đưa vào hoạt động chung: LLATGT; một số phương tiện giao thông + Lồng ghép tích hợp ở mọi lúc, mọi nơi 5 Tết và mùa xuân 29/12-30/1 An toàn cho bé đi chơi tết 6 Hoa thơm quả ngọt 1/2-28/2 Cây xanh bên đường 7 Thế giới động vật 1/3-2/4 Vịt con chấp hành LLATGT 8 Bác Hồ-Quê hương- Đất nước 5/4-29/4 Bé giữ an toàn khi đi tham quan 9 Trường tiểu học 3/5-28/5 Đi đường bé nhớ - Với những nội dung lồng ghép giáo dục LLATGT vào các chủ điểm ở bản kế hoạch trên: Những nội dung nào lồng ghép được vào các môn học: Ví dụ: lồng ghép vào tiết toán "phía phải, phía trái, phía trước, phía sau" thì trẻ biết được khi đi đường đi về phía bên tay phải của mình và quan sát trước sau khi không có xe cộ mới được qua đường. Còn những nội dung nào không lồng ghép được tôi lên kế hoach soạn dạy vào buổi chiều. - Qua xây dựng kế họach tôi đã thực hiện và cuối năm tổ chức khảo sát và có báo cáo khảo sát chuyên đề lên nhà trường. 2 - Tham mưu để xây dựng, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tạo môi trường giáo dục LLATGT. Từ những thực tế và thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi đã tự tìm tòi và huy động từ phụ huynh để mua sắm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục LLATGT phù hợp với trẻ. Đồ dùng phải đảm bảo an toàn, có màu sắc tươi sáng, có độ bền, bố trí sắp xếp thuận tiện cho trẻ sử dụng, và lựa chọn những loại hình ảnh về các loại PTGT gần gũi với trẻ. Tham mưu nhà trường đầu tư kinh phí để xây dựng mô hình giáo dục LLATGT ở ngoài trời, sân chơi giao thông để trẻ được thực hành. Qua đó trẻ nắm vững được những kiến thức cơ bản về LLATGT như đi bộ phải đi sát lề đường, đi bên phải, đi trên vỉa hè... hoặc khi đi qua đường, qua ngã tư và nắm được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông thường ở địa phương nhằm tránh những tai nạn giao thông cho trẻ ở trường và ở nhà. 3,Thiết kế môi trường hoạt động giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ. a) Môi trường trong lớp: - Để giáo dục LLATGT cho trẻ mầm non thì việc thiết kế trang trí tạo môi trường ở trong lớp cũng hết sức quan trọng nhằm giúp trẻ tự tìm tòi khám phá tự đặt ra các câu hỏi rồi tự trả lời. Cho nên giáo viên cần có những sáng tạo khi trang trí và sắp xếp đồ dùng trong lớp tạo các mảng tường và các góc hoạt động mở cho trẻ hoạt động. Nội dung các luật lệ ATGT cho trẻ phải gần gũi sát với thực tế của địa phương, phù hợp với từng lứa tuổi, những hình ảnh để trang trí phải rõ nét tươi sáng để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Hình ảnh ở bài tập mở: trẻ có thể gạch bỏ hành vi sai ở hai bức tranh, nhìn vào tranh trẻ biết những người tham gia giao thông đi đúng luật + Bé ngồi trên xe máy đội mũ bảo hiểm. Hình ảnh trang trí các góc Các tín hiệu đèn giao thông hoặc hiệu lệnh của chú cảnh sát giao thông và một số biển báo giao thông (cấm đi ngược chiều, cấm người đi bộ...). Và một số sách tranh chuyện giáo dục LLATGT cho trẻ như: Vì sao thỏ cụt đuôi, qua đường, xe lu xe ca....các đồ dùng, đồ chơi được trang trí sắp xếp vừa tầm nhìn, tầm tay của trẻ thuận tiện cho trẻ dễ lấy sử dụng và dễ quan sát nhằm gây sự chú ý, kích thích tò mò của trẻ giúp trẻ phần nào hiểu thêm về một số LLATGT. Hoạt động góc về GD LLATGT b) Môi trường GD LLATGT cho trẻ ngoài lớp: - ứng dụng một số biển báo gần gũi để giúp trẻ làm quan biển báo an toàn giao thông + Biển cấm đi chân đất,cấm nói chuyện + Biển chỉ dẫn giờ ngủ trưa, chỉ dẫn lối đi ra nhà vệ sinh + Biển cấm dẫm lên vườn hoa. - Những biển này trẻ đã được làm quen. Vì thế mà khi ra đường giao thông bắt gặp những biển báo giao thông tương tự trẻ không bỡ ngỡ. - Tạo sân chơi ATGT cho trẻ được thực hành Ví dụ: Khi học xong bài "Hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông" Có sân chơi ATGT thì trẻ sẽ ra sân và thực hành cách đi đường theo hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông. - Làm các đồ dùng đồ chơi từ phế liệu sẵn có để trẻ thực hành. Ví dụ: + Xếp máy bay cho trẻ chơi + Làm ôtô từ hộp bìa để trẻ ngồi vào lái khi thực hành. + Làm đoàn tàu từ hộp bìa để trẻ khi chơi biết đoàn tàu là đi trên đường sắt. - Xây dựng mảng tường về an toàn giao thông: 4 - Tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục LLATGT cho trẻ . Để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ về ATGT ngoài việc nhà trường, cô giáo chăm sóc giáo dục thì việc phối hợp với phụ huynh là điều không thể thiếu được để giữa nhà trường, gia đình cùng phối hợp để chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy công tác tuyên truyền ở các lớp là việc làm thường xuyên, hàng ngày. a Tổ chức tuyên truyền trực tiếp: Tôi phải biết chọn thời gian thích hợp nhất để tâm sự, tuyên truyền với các bậc phụ huynh qua giờ đón trẻ, qua cuộc họp phụ huynh, tổ chức một số buổi tuyên truyền, phát động phụ huynh sưu tầm nguyên phế liệu thải của gia đình đưa đến để làm đồ chơi ATGT Hình ảnh phụ huynh đưa nguyên phế liệu Một số buổi tuyên truyền Tuyên truyền qua giờ đón trẻ b. Xây dựng góc tuyên truyền ở lớp: Tôi phải biết lựa chọn nội dung, hình ảnh gần gũi, thực tế phù hợp địa phương, phù hợp nhóm lớp hoặc thông qua góc tuyên truyền nhằm giúp các bậc cha mẹ nắm được một số LLATGT để cùng phối hợp giáo dục trẻ. Phát động phụ huynh sưu tầm, sáng tác tranh ảnh, thơ về giáo dục LLATGT để trang trí góc tuyên truyền của lớp. Góc tuyên truyền tại lớp c. Tổ chức kí cam kết: Tổ chức cho các bậc cha mẹ kí cam kết việc chấp hành LLATGT và phải đưa đón trẻ đúng giờ và khi ở nhà không cho chơi gần sông suối, chơi ngoài đường để bảo đảm ATGT cho trẻ. Như vậy phụ huynh mới nhận thức được tầm quan trọng để cùng phối hợp với cô giáo trong việc giáo dục LLAGT cho trẻ tốt hơn. Hình ảnh ký cam kết chấp hành thực hiện LLATGT ở trường và ở nhà cho trẻ 5- Đưa chuyên đề giáo dục luật lệ an toàn giao thông vào hoạt động có chủ đích, dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và lồng ghép tích hợp vào các môn học khác. a.Đưa chuyên đề GD luật lệ ATGT vào hoạt động có chủ đích: Để trẻ nắm vững những kiến thức cơ bản về luật lệ ATGT tôi đã soạn dạy một số tiết cụ thể để dạy trẻ vào buổi chiều và để trẻ được thực hành. ví dụ tiết ‘Chiếc mũ xinh của bé” Tiết dạy chuyên đề hội thảo 7 huyện miền núi về dự Qua tiết ‘chiếc mũ xinh của bé’ sau khi trẻ học xong trẻ đã hiểu được: đội mũ bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bé khi đi đường, trẻ biết cách đội mũ bảo hiểm , biết tự gài khoá và mở khoá dây choàng. Biết về nhà tuyên truyền với mọi người khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.Và còn nhiều tiết khác nữa tôi đã tiến hành soạn dạy trẻ vào buổi chiều. Tiết: Một số biển báo an toàn giao thông Có những tiết lồng ghép tích hợp được vào các môn học khác thì tôi đã tích hợp để dạy trẻ. b, Đưa chuyên đề giáo dục luật lệ an toàn giao thông vào dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và lồng ghép tích hợp vào các môn học khác. Để giáo dục ATGT cho trẻ tốt ngoài việc đảm bảo các yêu cầu của tiết học, môn học giáo viên còn phải linh hoạt sử dụng lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào các hoạt động khác của trẻ vào trong các tiết học: MTXQ, Âm nhạc, Hoạt động vui chơi... ngoài tiết học. Ví dụ: tiết học MTXQ: "Quan sát vườn xoài" Qua bài dạy ngoài việc giúp trẻ hiểu về một số cây ăn quả, biết được công sức cô bác nông dân. Nhưng khi tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn xoài, tôi còn kết hợp đặt ra các câu hỏi: + Cô cháu mình đang đi đâu ? (tham quan vườn xoài) + Đi ở phía bên nào ? (bên phải, sát lề đường) + Sao không đi giữa lòng đường? (tránh xe cộ......gây tai nạn) + Khi muốn qua bên kia đường phải như thế nào? (nhờ người lớn dắt qua hoặc khi không có xe cộ đi lại) + Khi đi chơi tham quan có được chạy nhảy, đùa nghịch không? Hình ảnh cô trò đi tham quan vườn xoài Hoặc khi tìm hiểu về "Lễ hội quê hương" tôi thường đặt ra câu hỏi cho trẻ: + Ngày lễ, ngày nghỉ bố mẹ có hay đưa các con đi chơi hay không? + Đi chơi ở đâu? (thuỷ điện Bản vẽ, Cửa Lò,.....) + Đi bằng phương tiện gì? (Ôtô, xe máy,....) + Khi ngồi trên xe máy cần phải làm gì? (đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn) + Khi đi qua ngã ba, ngã tư đường phố các con phát hiện điều gì? (cột đèn tín hiệu giao thông) + Vậy khi gặp tín hiệu đèn giao thông phải là gì? (đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi qua...) Tôi đặt ra các câu hỏi khác nhau, chú ý đến tất cả các đối tượng, được trả lời nhiều như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về một số luật lệ giao thông mà cô đã cung cấp. Ngoài ra tôi còn lồng ghép vào các môn học khác như: * Âm nhạc: "Em đi chơi thuyền"; "Em đi qua ngã tư đường phố"; "Đường em đi"; "Đi đường em nhớ"... * Văn học: Xe lửa chạy; Chú cảnh sát giao thông; Ti toe ti toe; chuyện "Qua đường; “Xe lu xe ca".... Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện giáo dục trẻ những bài học gì về ATGT. Ví dụ: Tín hiệu đèn giao thông, cách đi bộ khi qua đường, khi đi tàu xe, thuyền... Kết thúc giờ học ngoài việc yêu cầu trẻ nắm được nội dung bài, cô cần nhắc nhở và giáo dục trẻ về LLATGT phù hợp trình độ trẻ. Hình ảnh tiết dạy: Chuyện qua đường - Ngoài những tiết học chính, tôi còn vận dụng linh hoạt sáng tạo giáo dục LLGT cho trẻ thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều. Tôi đã nghiên cứu tài liệu để biết lựa chọn các trò chơi phù hợp với nhóm chơi, lứa tuổi. Trong khi hướng dẫn cô cần tạo điều kiện cho trẻ vào chơi, thực hành cách đi đường, thấy hậu quả tai hại của các hoạt động vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "Ngã tư đường phố". Trước hết tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, mô hình....về ngã tư đường phố có người xe cộ đi lại. Kết hợp với những kiến thức mà trẻ đã được học, tôi đàm thoại với trẻ với hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, phù hợp với trẻ. Ví dụ: + Cô cháu mình đang đi đâu? (đi dạo chơi tham quan) + Khi đi bộ ở đâu là đúng nhất? (trên vỉa hè) + tại sao không đi ở giữa đường? (xe cộ đi lại nhiều) + Đèn xanh bật thì chúng mình như thế nào? (đi qua). + Đèn vàng? (đi chậm lại nếu đang đi giữa đường phải nhanh chóng qua đường) + Đèn đỏ? (phải dừng lại) Cô cần nhấn mạnh cho trẻ biết các loại phương tiện giao thông như xe ôtô, xe đạp, xe máy, xích lô....đều đi lại trên đường và khi được ngồi trên các phương tiện giao thông cần phải ngồi yên không đùa nghịch, thò đầu và tay ra ngoài và chấp hành đúng luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng. Sau đó giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. Chọn những cháu nhanh hơn, tiếp thu bài nhanh cùng chơi với cô, những lần sau đó cho trẻ làn lượt đổi vai chơi cô quan sát theo dõi để nhắc nhở trẻ thực hiện đúng yêu cầu đề ra. Qua nhiều lần chơi như vậy rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định, giúp trẻ nắm được một số luật lệ an toàn giao thông nhanh nhất. - Ngoài ra tôi còn cho trẻ thực hành LLATGT qua hoạt động tạo hình sau đó sử dụng sản phẩm của cháu vào các sinh hoạt trong ngày của trẻ. Sản phẩm tạo hình của trẻ. Khi tiết âm nhạc có thể cho 2 nhóm thi hát với nhau, khi cô giơ đèn đỏ nhóm 1 dừng lại, đèn xanh nhóm 2 hát. Hay là khi học sinh nói chuyện thì sẽ giơ biển cấm nói chuyện lên thì trẻ sẽ im lặng. Hoặc là khi đi dạo chơi ở vườn hoa thì sẽ có biển hình chữ nhật chỉ dẫn cho trẻ đi lối này. Qua tất cả các biển được tiếp xúc trong sinh hoạt như vậy sẽ giúp trẻ nắm chắc và hiểu được LLATGT và biển báo hiệu giao thông. C.kết luận I - Kết quả Qua một năm nghiên cứu và giảng dạy lớp mẫu giáo lớn khe chi tôi đã nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt việc giáo dục LLATGT cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số. Kết quả bước đầu tôi đã đạt được như sau: Chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ: (Tháng 4/2010) Nội dung Trước khi chưa thực hiện sau khi thực hiện Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Kĩ năng thực hành về GDLLATGT 4/24 17% 8/24 33,3% Nắm được kiến thức cơ bản về ATGT 7/24 29% 13/24 54,17% Chưa nắm được kiến thức về ATGT 17/24 58% 3/24 12,5% An toàn khi tham gia giao thông 14/24 71% 23/24 95,83 Mất an toàn khi tham gia giao thông 7/24 29% 1/24 4,17 2) Về bản thân: - Kế hoạch xây dựng chuyên đề: Được nhà trường duyệt loại tốt, thực hiện có hiệu quả trong năm học. - Được chọn giáo viên dạy chuyên đề mẫu hội thảo 7 huyện miền núi. - Sở thanh tra đạt loại tốt. - Xây dựng môi trường chủ đề xếp loại tốt. - Sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc hai cấp trường chọn dự thi cấp huyện. 3) Về cơ sở vật chất: - Kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi 2.160.000 đồng/năm. - Sân chơi ATGT, đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đẹp, đảm bảo tính sư phạm an toàn đối với trẻ. 4) Tuyên truyền ký cam kết: - Tham gia tuyên truyền lớn của trường (Các chiến dịch truyền thông) 3 buổi/năm với số lượng người tham gia 300 lượt người nghe/buổi. - ở lớp tổ chức được 9 buổi/năm với 22 lượt người nghe/buổi. 5) Về phụ huynh: Đa số phụ huynh đã quan tâm và nhận thức được việc chấp hành và thực hiện tốt LLATGT cho trẻ, nắm được các kiến thức cơ bản về một số LLATGT thông thường, thể hiện qua đưa đón trẻ đi học đúng giờ, đưa trẻ vào lớp , không để trẻ đi bộ ,đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Về nhà biết dạy trẻ và giáo dục trẻ những LLATGT đơn giản, không cho trẻ chơi gần ao hồ sông suối. Biết sưu tầm tranh ảnh về LLATGT đưa đến cho cô trang trí. 100% phụ huynh kí cam kết thực hiện ATGT đối với trẻ. + 17/24 phụ huynh nắm , thực hiện được LLATGT (chiếm 70,8%); 6/24 đã có hiểu biết về LLATGT (chiếm 25%); 1/24 chưa thu được kết quả ( chiếm 4,2%) + 22/24 phụ huynh phối kết hợp với giáo viên trong việc GDLLATGT cho trẻ. + 100% phụ huynh đóng góp để mua sắm đồ dùng , đồ chơi. + 18/24 phụ huynh cung cấp các nguyên phế liệu cho giáo viên làm đồ chơi tự tạo. II. Kết luận: - Qua 3 năm áp dụng một số biện pháp trên lớp học của tôi thu được kết quả Nội dung Thực trạng trước khi chưa thực hiện các biện pháp (2005 - 2007) sau khi thực hiện các biện pháp (2007 – 2010) Tỉ lệ tăng giảm Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Kĩ năng thực hành về GDLLATGT 4/24 17% 8/24 33,3% + 16,3% Nắm được kiến thức cơ bản về ATGT 7/24 29% 13/24 54,17% + 25.17% Chưa nắm được kiến thức về ATGT 17/24 58% 3/24 12,5% 45,5% An toàn khi tham gia giao thông 14/24 71% 23/24 95,83% + 24,83% Mất an toàn khi tham gia giao thông 7/24 29% 1/24 4,17% - 24,83% Nhận thức phụ huynh Nội dung Trước khi chưa thực hiện chuyên đề (2005 – 2007) Sau khi thực hiện chuyên đề (2007 – 2010) Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Nắm và thực hiện được LLATGT 6/24 25% 17/24 70,8% Đã có hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông 14/24 58,3% 6/24 25% Chưa hiểu b
File đính kèm:
- ATGT CHUAN.doc