Giáo án dạy lớp chồi - Dạy hát: Đường và chân + Nghe hát: Lý Cây Đa + Trò chơi âm nhạc: Nhìn hình đoán tên bài hát

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài hát “Đường và chân” – Nhạc và lời: Hoàng Long; Bài hát “Lý cây đa” - Dân ca quan họ Bắc Ninh.

- Trẻ thuộc và hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát “Đường và chân”.

- Chơi thành thạo trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát rõ lời, đúng giai điệu của bài hát, kỹ năng nghe nhạc và chơi trò chơi.

- Rèn khả năng phán đoán cho trẻ khi tham gia vào trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ thực hiện đúng các quy định giao thông đường bộ

- Hứng thú tham gia vào hoạt động, phối hợp nhịp nhàng cùng với bạn bè khi học bài và chơi trò chơi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5011 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Dạy hát: Đường và chân + Nghe hát: Lý Cây Đa + Trò chơi âm nhạc: Nhìn hình đoán tên bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI MẦM NON TỈNH NINH BÌNH
Năm học 2015 – 2016
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ:MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Đề tài:
 NDTT : Dạy hát “Đường và chân”- N&L Hoàng Long
 NDKH: + Nghe hát: “Lý Cây Đa”- Dân ca quan họ Bắc Ninh
 + TC ÂN: “Nhìn hình đoán tên bài hát”
Độ tuổi: 4- 5 tuổi
Số lượng: 25 trẻ
Thời gian: 25-27 phút
Ngày dạy: 24/03/2016
Người thực hiện: Phạm Thị Thủy
 Đơn vị: trường MN Tân Thành – TP Ninh Bình
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài hát “Đường và chân” – Nhạc và lời: Hoàng Long; Bài hát “Lý cây đa” - Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Trẻ thuộc và hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát “Đường và chân”.
- Chơi thành thạo trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hát rõ lời, đúng giai điệu của bài hát, kỹ năng nghe nhạc và chơi trò chơi.
- Rèn khả năng phán đoán cho trẻ khi tham gia vào trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng các quy định giao thông đường bộ
- Hứng thú tham gia vào hoạt động, phối hợp nhịp nhàng cùng với bạn bè khi học bài và chơi trò chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng, đủ ánh sáng
2. Đồ dùng dạy học
2.1. Đồ dùng của cô
- Mô hình sân khấu của Hội Lim: Cây đa, mái đình, giếng nước
- Song loan
- Trang phục: quần áo quan họ
- Máy tính, máy chiếu, đàn, nhạc, cánh bướm, quả cầu, vòng nguyệt quế
2.2. Đồ dùng của trÎ
- Thảm ngồi của trẻ
- Trang phục: áo tứ thân của trẻ
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú ( 2 phút)
- Trẻ cùng cô đứng xúm xít ở cửa lớp. Một cô đóng làm chú hề gõ mõ đi ra đọc: chiềng làng, chiềng chạ.
- Cô nói: + Các con ơi, Hội Lim đã mở rồi đấy, cô cháu mình cùng nhau đi chảy hội nào
- Thích quá , thích quá
 + Vậy các con muốn đi đến hội Lim bằng phương tiện giao thông gì?
- Trẻ trả lời theo ý thích
- Một trẻ nói: Các bạn ơi hay là chúng mình đi bộ đi, đi bộ vừa được ngắm cảnh đẹp, lại vừa được tập thể dục nữa chứ!
 + Một ý kiến rất là hay, các con ạ đi bộ cũng là 1 hình thức để chúng mình luyện tập thể dục thể thao, hơn nữa đi bộ chúng mình còn được ngắm rất nhiều cảnh đẹp nữa đấy. Vậy cô cháu mình quyết định đi bộ nhé!
- Vâng ạ
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa vỗ tay trên nền nhạc
 + Các con ơi chúng mình thấy đường đến hội Lim như thế nào?
→ Các con ạ, những con đường dẫn chúng mình đến khắp mọi nơi, khi đi học hay cả khi chúng ta đi chơi nữa đấy, chúng mình thấy những con đường có quan trọng không?
- Đẹp quá, đẹp quá!
- Có ạ
 + Thế khi đi trên đường các con phải đi bên nào?
 + Các con có được vất rác bừa bài ra đường không?
→ Đúng rồi: Khi tham gia giao thông chúng mình phải đi ở bên phải, và nghiêm chỉnh chấp hành tất cả các quy đinh giao thông đường bộ, các con đã nhớ chưa?
- Đi bên phải
- Không ạ.
- Rồi ạ
 + Các con nhìn này, đằng kia có 1 cây to quá. Cô cháu mình nghỉ chân 1 lát nhé.
2. Nội dung
2.1: Hoạt Động 1: Dạy hát Đường và chân- Nhạc và lời của Hoàng Long(13- 14 phút)
 + Để cuộc hành trình của chúng mình thêm phần vui nhộn, cô Thủy sẽ hát tặng các con bài hát rất hay ca ngợi tình bạn gắn bó keo sơn giữa đường và chân đó là bài hát “Đường và chân” sáng tác của chú Hoàng Long chúng mình cùng cùng lắng nghe cô hát nhé.
- Vâng ạ (trẻ ngồi hình chữ u)
- Vâng ạ
* Cô hát cho trẻ nghe:
 - Cô hát L1: Hát kết hợp với cử chỉ, điệu bộ
+ Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác
+Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
-> Cô khẳng định lại: Bài hát thật vui nhộn, nhí nhảnh.
- Đường và chân. Do chú Hoàng Long sáng tác.
- Vui nhộn.
 - Cô hát L2 (Đọc chậm lời): Để các con có thể thuộc bài hát nhanh hơn, cô Thủy sẽ đọc chậm lời cho các con nghe nhé.( Cô đọc chậm lời kết hợp cử chỉ điệu bộ)
- Trẻ nghe cô đọc
 + Các con đã nghe rõ từng câu chữ của bài hát chưa?
 + Bài hát nói về điều gì?
→ Đúng rồi đấy, đường và chân là đôi bạn rất thân thiết
- Rồi ạ
Tình bạn của đường và chân
 - Cô hát L3: Kết hợp Song Loan
 + Bây giờ cô Thủy sẽ biểu diễn bài “đường và chân” cùng với Song Loan, chúng mình cùng lắng nghe nhé. 
 + Khi kết hợp với Song Loan các con thấy bài hát như thế nào?
* Trẻ hát “ Đường và chân”
- Trẻ xem cô biểu diễn
- Rất hay
 + Các con có muốn biểu diễn bài hát này không?
- Có ạ
 + Cô mời các con
 - Cô lần lượt tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn
 + Các con có muốn chơi trò chơi không?
 + Vậy chúng mình nhanh nhẹn chia làm 2 đội nào
- Cả lớp hát 1 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn
(5-6 lần)
- Có ạ
 - Trẻ chia thành 2 đội
 - Cô phân công nhiệm vụ cho từng đội
 + Một đội hát phần lời của bài hát “đường và chân”, một đội sẽ hát “âm La” theo giai điệu của bài hát, chúng mình cùng hòa âm để cho bài hát hay hơn. Chú ý khi cô tay về phía đội nào thì đội đó hát phần lời của bài hát
- Vâng ạ
 - Cô bắt nhịp cho 2 đội hát
- 1 đội hát âm la, 1 đội hát lời (1-2 lần)
 + Các con giỏi quá, 1 tràng pháo tay nồng nhiệt dành cho chúng mình.
 + Bài hát “đường và chân” còn được thể hiện bằng nhiều phong cách khác nhau, xin mời các con cùng thưởng thức bài hát “Đường và chân” phong cách Rock do dác rocker của đại gia đình “gà chíp” biểu diễn
- Trẻ xem video (1 lần)
 + Các con thấy các Rocker biểu diễn thế nào?
- Rất hay
 + Chúng mình cùng thưởng cho gia đình gà chíp 1 chàng pháo tay
2.2.Hoạt Động 2: Nghe hát “ Lý cây đa”( 5-6 phút)
 + Tạm biệt gia đình gà chíp, cô cháu mình lại tiếp tục lên đường . 
 + Các con ơi, vậy là cô cháu mình đã về với Hội Lim rồi đấy,
- Cô đọc 2 câu thơ: “Cây đa, giếng nước sân đình
 Hội Lim đã mở chúng mình cùng vui”
Nào hãy cùng hòa nhịp với những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm, và cùng các liền anh, liền chị múa hát giao duyên nhé
 - Cô phụ mặc trang phục quan họ, tay cầm nón quai thao bước ra hát điệu mời trầu
- Cô và trẻ vỗ tay hát bài “đường và chân”
- Trẻ chú ý lắng nghe
→ Nghe hát L1: Các con vừa nghe trích đoạn mời trầu – dân ca quan họ Bắc Ninh, để tiếp nối chương trình giao duyên cô Thủy xin gửi tới các liền anh, liền chị và các bạn nhỏ một làn điệu dân ca. Xin mời các bé cùng lắng nghe.
- Trẻ nghe cô hát (1 lần)
 + Các con ơi cô Thủy vừa biểu diễn bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca nào?
+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
-> Cô khẳng định lại: 
- Lý cây đa – Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Mượt mà, tình cảm.
→ Nghe hát L2: Bài hát “Lý cây đa” đã thể hiện niềm vui của người dân khi được tham gia vào lễ hội cổ truyền của dân tộc đấy. Bây giờ chúng mình cùng xem các liền anh, liền chị múa hát giao duyên qua bài “Lý cây đa” nhé
- Trẻ xem cô và liền anh múa hát giao duyên trên nền bài hát “Lý cây đa” (1 lần)
2.3. Hoạt Động 3: Trò chơi âm nhạc: Nhìn hình đoán tên bài hát (4-5 phút)
 + Vừa rồi chúng mình đã được thưởng thức màn đối đáp giao duyên thật ngọt ngào, đàm thắm của các liền anh, liền chị rồi. Các con ạ đến với Hội Lim chúng ta không chỉ được nghe hát mà còn được tham gia vào rất nhiều trò chơi thú vị. Các con có muốn tham gia không?
Và không để chúng mình phải chờ lâu ngay bây giờ sẽ là trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát”:
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
 + Cách chơi: Ban tổ chức đã chuẩn bị các bức tranh rất đẹp vẽ về nội dung các bài hát. Nhiệm vụ của chúng mình là phải đoán xem bức tranh đó vẽ về bài hát nào và cùng nhau biểu diễn bài hát đó thật hay.
Có 1 điều thú vị là những bức tranh này được giấu trong những món quà mà ban tổ chức dành tặng cho chúng mình, để lấy được những món quà này chúng mình phải vượt qua thử thách “bật cao chạm quà”. 
+ Luật chơi: Bạn nào chạm tay vào món quà trước bạn đó sẽ được mở bức tranh và đoán tên bài hát, sau đó cả lớp mình sẽ biểu diễn cùng bạn, nếu bạn đoán đúng bạn sẽ được tặng món quà đó, nếu đoán sai phải nhảy lò cò, các con đã rõ chưa?
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô (3-4 lần)
3. Kết thúc( 1 phút)
 + Tham dự hội Lim các con cảm thấy như thế nào
- Cô bật đoạn nhạc: Giã hội
 + Các con ơi, vậy là giai điệu của bài giã hội đã nổi lên rồi. Chúng mình phải tạm biệt Hội Lim để trở về với trường mầm non thân yêu, khi chia tay có biết bao điều muốn nói: “Xin cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của người dân Kinh Bắc, cảm ơn các liền anh liền chị với những giai điệu mượt mà đằm thắm, xin chào và hẹn gặp lại vào mùa lễ hội năm sau”
- Rất vui
- Xin chào và hẹn gặp lại
- Trẻ vẫy tay chào ra về trên nền nhạc bài “giã hội”
`

File đính kèm:

  • docGiao_an_thi_giao_vien_gioi_tinh.doc