Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Việc giáo dục trong trường Mầm non phải dựa trên những nhu cầu cơ bản, thoả mãn những mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển những khả năng vốn có của trẻ mà cha được bộc lộ.

 Trong nhà trường Mầm non việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là môn học trung tâm có vị trí quan trọng trong tất cả các môn học. Thông qua môn học giúp trẻ phát triển vốn từ. Đặc biệt dạy thơ cho trẻ đọc thơ - Qua đề tài này giúp trẻ tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong tiếng nói của dân tộc, biết phân biệt được cái đúng, cái hay để từ đó làm giàu xúc cảm của trẻ, phát triển mạnh trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh của trẻ .

 Mục đích cuối cùng của việc dạy trẻ đọc thơ là hình thành những kỹ năng với các mức độ: Đọc đúng, đọc diễn cảm. Song thực trạng của việc dạy thơ cho trẻ đọc thơ ở trường Mầm non Tinh Nhuệ hiện nay đạt chất lượng chưa cao, chủ yếu là rèn kỹ năng đọc đúng, còn vấn đề rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ hiểu nội dung bài thơ còn gặp nhiều hạn chế, tuy nhiên đẫ thay đổi nhưng chưa đáng kể.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 40513 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần đặt vấn đề
 Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là 
tương lai của đất nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông cha ta để lại gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
 Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáo dục được tồn tại và phát triển, được yêu thương trong gia đình và cộng đồng. Khi xã hội càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức và đánh giá đúng đắn. Do vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ lại càng mang ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành đạo lý của thế giới văn minh.
“Vì lợi ích mời năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 (Hồ Chí Minh)
 Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt.
 Hiện tại chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, với nền kinh tế tri thức phát triển, giáo dục là nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Để đáp ứng những nhu cầu mới của sự phát triển đất nước, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đề ra chiến lược phát triển đến năm 2010 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó cần phải có một nguồn nhân lực để đáp ứng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
 Với yêu cầu cấp thiết nh vậy cần phải đổi mới mục tiêu giáo dục Mầm non, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy trẻ ở lứa tuổi Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 “Tất cả trẻ em sinh ra, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục” 
 Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ điều đó, từng bớc đổi mới ngành giáo dục. Đặc biệt là giáo dục Mầm non.
 Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho giáo dục và đào tạo con người trong tương lai, phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ. Đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-72 tháng tuổi. Vì ở lứa tuổi này là nền móng cho cả quá trình giáo dục và trưởng thành con người có ích cho xã hội, vì vậy cô phải là ngời có năng lực sư phạm để giúp trẻ tiếp nhận với các tác phẩm văn học một cách có hệ thống đồng thời phối kết hợp với các môn học, các loại hoạt động khác để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
 Việc giáo dục trong trường Mầm non phải dựa trên những nhu cầu cơ bản, thoả mãn những mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển những khả năng vốn có của trẻ mà cha được bộc lộ.
 Trong nhà trường Mầm non việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là môn học trung tâm có vị trí quan trọng trong tất cả các môn học. Thông qua môn học giúp trẻ phát triển vốn từ. Đặc biệt dạy thơ cho trẻ đọc thơ - Qua đề tài này giúp trẻ tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong tiếng nói của dân tộc, biết phân biệt được cái đúng, cái hay để từ đó làm giàu xúc cảm của trẻ, phát triển mạnh trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh của trẻ ...
 Mục đích cuối cùng của việc dạy trẻ đọc thơ là hình thành những kỹ năng với các mức độ: Đọc đúng, đọc diễn cảm. Song thực trạng của việc dạy thơ cho trẻ đọc thơ ở trường Mầm non Tinh Nhuệ hiện nay đạt chất lượng chưa cao, chủ yếu là rèn kỹ năng đọc đúng, còn vấn đề rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ hiểu nội dung bài thơ còn gặp nhiều hạn chế, tuy nhiên đẫ thay đổi nhưng chưa đáng kể.
 Xuất phát từ lý do trên bản thân tôi đã chọn sáng kiến : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng dạy thơ cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi”. Năm học 2009-2010 nhằm góp phần khắc phục thực trạng, nâng cao hiệu quả giờ dạy cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Phần giải quyết vấn đề
 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
 Đối với bậc học Mầm non, việc dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vô cùng quan trọng hàng đầu, nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển ngôn ngữ, giàu trí 
tưởng tượng, hình ảnh trực quan, vần điệu, nhịp điệu trong thơ...Trẻ và thơ là hai ý niệm thường gắn liền với nhau. Đã nói đến trẻ là nói đến thơ, nói đến sức sống trẻ, trí tưởng 
tượng trẻ, vần điệu trẻ, với tâm hồn luôn luôn trẻ. Là “Bài thơ của cuộc đời”, trẻ có thuận lợi là ngay cách nhìn cách cảm, cách nghĩ đã dẫn trẻ tới ngưỡng cửa của tuổi thơ. 
 Dạy tốt môn học này là đáp ứng một số kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ cho trẻ, kỹ năng đọc là một hoạt động lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, trẻ chưa tự mình đọc thơ nên sự cảm thụ trông chờ vào cô giáo, việc đọc thơ cho trẻ nghe cô cần phát triển hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Dạy thơ cho trẻ Mẫu giáo gồm hai quá trình có liên quan mật thiết với nhau đó là: Nghe tác phẩm thơ và tái tạo lại trẻ tự đọc thuộc diễn cảm thơ. Trẻ chỉ có thể thể hiện ý tưởng mà trẻ hiểu những tình cảm do chính trẻ trải nghiệm. Do đó càng hiểu sâu, toàn diện tác phẩm thơ trẻ càng có thể đọc thuộc thơ một cách diễn cảm, sáng tạo.
 Những điều kiện trên khẳng định sự cần thiết của việc dạy thơ cho trẻ đọc thơ diễn cảm với tư cách là một môn văn học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cần. Yêu cầu và hiệu quả của phương pháp dạy thơ cho trẻ đọc thơ là nhằm mục đích làm cho trẻ cảm 
nhận, hiểu biết chất thơ nói chung và ngày càng nghi nhớ, tồn trữ được những biểu
hiện đa dạng phong phú về chất thơ, lời thơ từ trong bài thơ phải vận dụng được sức mạnh riêng của từng trẻ, thơ để phát triển năng lực nhận biết ở trẻ, trẻ biết suy nghĩ, biết nói năng và hoạt động nghệ thuật như đọc thơ diễn cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ, minh hoạ thơ bằng tranh vẽ.
 Trong quá trình dạy thơ cho trẻ phải bù lại sự thiếu hụt trong cảm thụ thơ của trẻ, trẻ chưa tự mình đọc thơ nên sự cảm thụ thị giác bị hạn chế. Để khắc phục điều đó, giáo viên cần kết hợp phương pháp minh hoạ trong khi dạy thơ cho trẻ, phải hết
sức chú ý sử dụng phương pháp trực quan, không làm phân tán chú ý của trẻ vào đồ dùng dạy học nh rối, búp bê... Trẻ tự thuộc bài thơ bằng trí nhớ, đọc thuộc lòng nhiều lần sẽ hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh, tình ý và tương quan giữa chúng một cách sáng tỏ như mắt trẻ đợc nhìn thấy. Có thể nói đây là phương pháp trực quan bằng lời (ngôn ngữ nói, đọc cần được coi trọng). 
 Là cô giáo Mầm non cần dạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm rất cần thiết đối với mỗi đứa trẻ. Thơ giàu cảm xúc, vang vọng thành nhạc điệu quện hoà giữa âm thanh và nghĩa từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ tâm hồn nên phương pháp đọc thơ của cô giáo có nhiệm vụ và vai trò to lớn để phát huy tối đa sức nghe khi dạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm. 
 Trong giờ học chúng ta không thể xem nhẹ yếu tố nào. Việc đọc thơ cho trẻ nghe đòi hỏi cô giáo cần nắm vững lý luận về đọc có nghệ thuật tác phẩm văn học để xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nhằm đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Đọc thơ cho trẻ nghe, cô giáo cần cố gắng làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hướng việc đọc vào trẻ để tăng thêm sức truyền cảm, gây ấn tượng thính giác bằng giọng đọc. Thông qua đó trẻ đọc thuộc bài thơ một cách diễn cảm và hiểu nội dung của bài thơ.
 ở trường Mầm non cần xác định rõ nhiệm vụ dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ, sẽ giúp việc làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt lĩnh vực tình cảm và năng lực nghệ thuật. Từ đó trẻ dễ hứng thú cảm thụ bài thơ được nghe cô giáo dạy trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ. Dạy trẻ học thuộc thơ cô đọc mẫu lại bài thơ, trẻ đọc theo đến khi thuộc giúp trẻ giàu trí nhớ bằng câu thơ, hình ảnh. Cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “ Học mà chơi chơi mà học” đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật. Nên tổ chức cho trẻ đọc thơ theo nhóm, từng cá nhân bài thơ trẻ đã bắt đầu thuộc một cách diễn cảm. Một trẻ đọc, trẻ khác nghe và nhận xét ( về sự chính xác, trơn tru, diễn cảm, nét mặt Dạy trẻ thuộc thơ, đọc thuộc diễn cảm thơ là một quá trình sư phạm được xây dựng trên cơ sở cùng hợp tác hành động của tập thể trẻ với cô giáo. Quá trình dạy thơ cô giáo cần phát triển ở trẻ thái độ có ý thức với hoạt động đọc thuộc diễn cảm bài thơ. Chú ý quá trình từ bắt chước người lớn đến thể hiện tính tích cực sáng tạo ở trẻ, kỹ năng biết nghe chính bản thân mình. Để biết đọc diễn cảm thơ trẻ cần có một mức độ nhất định những cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm,tưởng tượng, năng lực chuyên biệt, hệ thống các kỹ năng kỹ xảo. 
 Như vậy dạy trẻ đọc diễn cảm thơ là quá trình sư phạm có hệ thống. Năng lực của trẻ trong lĩnh vực này còn hạn chế những ý nghĩa, nhiệm vụ của vấn đề này lại rất đáng kể trong các trường Mầm non.
 Dạy ngoài giờ ( mọi lúc, mọi nơi) còn có nhiệm vụ: Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ; làm cho trẻ quen với ngôn ngữ văn học; tạo cho trẻ có những rung cảm thẩm mỹ, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ của bài 
 thơ đó. Nhấn mạnh những câu chữ mang hình tượng đẹp, những ý thơ hay gần gũi với trẻ để giúp trẻ cảm nhận những tình cảm tha thiết, những ý nghĩ tốt đẹp đối với con người và cảnh vật xung quanh. Cho trẻ đọc từng đoạn, cả lớp đọc rồi từng cháu đọc đến lúc thuộc khuyến khích những trẻ đọc hay, đọc đúng, thể hiện cử chỉ, nét mặt nhắt là giọng điệu phù hợp với bài thơ một cách hồn nhiên.
 Nếu bài thơ đợc phổ nhạc thì dạy trẻ bài hát đó thêm phần sinh động, nếu lại được múa theo bài hát thì càng làm cho trẻ thêm vui thích.
 Khêu gợi ở trẻ những cảm xúc những ý tưởng và khuyến khích trẻ kể lại những điều mà trẻ cảm nhận đợc và hình dung ra khi đọc bài thơ đó.
 ở lứa tuổi Mẫu giáo do xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khi nhu cầu về cái đẹp đang phát triển thì việc dạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm còn mang một ý nghĩa đặc biệt, nó tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với đời sống của trẻ về ngôn ngữ, tình cảm, về suy nghĩ, về tưởng tượng, về cách sống đẹp... Do đó có thể khẳng định rằng việc đạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ là một hình thức giáo dục mang tính thích hợp cao, có khả năng hình thành ở trẻ một tâm hồn giàu yêu thương, giàu ước mơ trong sáng và lành mạnh.
2. Cơ sở thực tiễn: 
 Tinh Nhuệ là một xã có diện tích rộng và dân số đông, đời sống người dân tuơng đối ổn định đã và đang trên đà phát triển. Nền giáo dục được mọi tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Học sinh của trường chủ yếu là con em nông dân nhưng được gia đình quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của con em mình. Đảng, chính quyền và nhân dân đã chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nên dã đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi rất phong phú, đầy đủ và đa dạng. Đội ngũ giáo viên năng động sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ vật lộn với thời gian công việc để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy mà chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường đạt được nhiều kết quả cao.
II. Quy trình thực hiện giải pháp mới
 1. Quy trình dạy một giờ thơ cho trẻ thuộc thơ đọc diễn cảm trong chương trình giáo dục đổi mới 4-5 tuổi.
* ổn định tổ chức 
* Giới thiệu bài
1. Đọc thơ cho trẻ nghe: + Cô đọc lần 
 + Cô đọc lần 2
 + Giảng giải nội dung bài thơ
Cho trẻ xem tranh minh hoạ:
Giảng giải đàm thoại: + Đàm thoại giảng giải 
 + Đọc trích dẫn làm rõ ý
 + Đàm thoại về hệ thống câu hỏi
*Dạy trẻ đọc thơ: ( Luyện đọc diễn cảm )
 - Cả lớp đọc cùng cô
 - Cả lớp đọc: cô lắng nghe chú ý sửa sai cho trẻ
 - Đọc theo tổ
 - Đọc theo cá nhân: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
 - Trò chơi
* Giáo dục
2. Những kết luận rút ra từ kết quả đạt được
 Sau thời gian tiến hành tìm hiểu, điều tra thực tế bản thân rút ra một số kết luận như sau :
 Giờ dạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm có một vị trí quan trọng trong môn học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non.
 Giáo viên đã ý thức được việc dạy thơ cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm là nhiệm vụ chính.
 Trong giờ dạy thơ giáo viên đã biết sử dụng nhiều phương pháp mới và lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là ngươì tổ chức, dẫn dắt vấn đề, hướng lái gợi mở cho trẻ. Xong trong giờ dạy thơ thao tác đọc hiểu nội dung bài thơ chưa được quan tâm đúng mức. Tranh ảnh minh hoạ cho việc dạy thơ còn ít nên việc khai thác bài thơ còn hạn chế.
 Từ những kết luận trên sát với nội dung đề tài nghiên cứu thành tựu kết quả đạt được nhìn chung rất tốt. Số giáo viên được xếp loại giỏi trong việc dạy thơ cho trẻ đọc thơ chiếm tỉ lệ cao ( 85 % trở lên), số giáo viên nắm chắc phương pháp dạy thơ 
cho trẻ đọc diễn cảm chiếm tỷ lệ 86 – 90 %.144
 Có được kết quả trên bản thân tôi đã vận dụng các phương pháp tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên thực hiện đạt hiệu quả, bên cạnh đó cần có các giải pgáp, biện pháp để dạy thơ cho trẻ đọc diễn cảm đối tượng trẻ 4 – 5 tuổi. 
Iii. một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng dạy thơ cho trẻ đọc thơ diễn cảm đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi
 Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn của việc dạy thơ cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, tôi nhận thấy việc dạy thơ cho trẻ đọc thuộc diễn cảm cha đáp ứng đầy đủ yêu cầu của môn làm quen với tác phẩm văn hởc Mầm non. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ5 - 6 tuổi (MG lớn) trong giờ làm quen với tác phẩm văn học.
1. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên:
 Do trình độ giáo viên không đồng đều nên việc nhận thức các vấn đề cũng khác nhau. Vậy việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên là vấn đề quan trọng nhất.
 Về kỹ năng soạn bài thơ, cần chú ý soạn giáo án cẩn thận chu đáo, cụ thể bao nhiêu thì giờ dạy đạt kết quả bấy nhiêu.
 Nghiên cứu kỹ tác phẩm thơ, từ đó xác định ngữ điệu, giọng đọc, biết kết hợp một số biện pháp thủ thuật phi ngôn ngữ khác.
 VD: Khi đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” cô giáo chú ý xác định giọng đọc cho từng đoạn.
 Giọng đọc buồn thương: Bà tớ ốm rồi, cánh màn khép rủ...
 Giọng đề nghị nhắc nhở: Hãy yên lặng nào, cho bà tớ ngủ..
Xác định rõ phần kiến thức và kỹ năng- Đây là phần giáo viên hay nhầm lẫn. Vì vậy bản thân cần hướng cho giáo viên cụ thể xác định yêu cầu cho từng loại tiết.
VD: Kiến thức là thông qua bài thơ đó trẻ biết đợc điều gì, hiểu được điều gì, kĩ năng là trẻ biết làm cái gì qua bài thơ đó
+ Phần hướng dẫn :
Cần hướng dẫn trẻ cách đọc thơ diễn cảm là phải thuộc thơ bằng cách đọc nhiều lần, đầy đủ, rõ ràng, vạch ra những ý chính.
 Những sâu hỏi mang tính gợi mở, để khai thác những kiến thức ở trẻ, hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có tính lôgic. Tranh dùng câu hỏi yêu cầu trẻ chỉ trả lời “có hoặc không”. Phần tích hợp trong bài thơ phải chọn loc không biến một bài dạy thành hai, ba bài dạy làm mất đi sự lôgic khi truyền thụ tác phẩm.
 VD: Khi dạy thơ “Rong và cá” hoặc bài thơ “Thăm nhà bà” kết thúc có thể cô cho trẻ đọc diễn cảm lại 1-2 lần để cô chú ý sửa lỗi cho trẻ, giúp trẻ đọc thơ diễn csmr và thuộc thơ.
2. biết cách đọc thơ diễn cảm một cách tích cực, chủ động Tổ chức cho trẻ, tự giác.
 Cô giáo luôn biết cách phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, trên cơ sở các phương pháp dạy học sử dụng cô giáo khai thác sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ để tạo cho trẻphát triển khả năng tự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, cô giáo biết cách kích thích động cơ học tập từ bên trong tôn trọng đồng cảm với nhu cầu, lợi ích với cá nhân của trẻ, gây hứng thú tạo tình huống có vấn đề cho trẻ đọc thơ, luyện giọng đọc diễn cảm bằng cơ quan phát âm của trẻ
Tổ chức cho trẻ đọc thơ cá nhân hoặc theo nhóm bạn bè. Thực hiện nhiệm vụ đợc giao đến cùng, vận dụng những hiểu biết kỹ năng đọc thơ để đọc một cách diễn
 3. Tạo môi trường cho trẻ đợc đọc thơ
 ở trường thực tập mầm non điều kiện lớp không đồng đều, lớp rộng, lớp hẹp, việc bố trí hoạt động góc, vận dụng những điều học ở bài 4 BDTX chu kỳ II còn gặp nhiều khó khăn ở một số lớp. Nhưng để sử dụng tốt việc này cô giáo cần linh hoạt sáng tạo trong cách tổ chức hướng dẫn cho trẻ đọc thơ.
4. Phát động phong trào sáng tác thơ ca có nội dung sáng tạo phù hợp với trẻ mầm non.
 Khi nội dung phát động nhà trường hưởng ứng tham gia đông đủ, nhiều tác phẩm được sáng tác không chỉ dành cho trẻ làm quen với văn học mà còn dùng nhiều môn học khác.
 Sau hơn một tháng kể từ ngày phát động nhà trường đã thu về 200 bài của phụ huynh và giáo viên.
 VD: Bài thơ “bà ốm, trường em, về quê...”
 Trong giờ dạy thơ cho trẻ độc thuộc thơ diễn cảm, ngoài giờ cô dạy thêm các bài thơ hay, phù hợp có giọng đọc diễn cảm, gần gũi với trẻ thì cô giáo đa vàodạy trẻ đọc diễn cảm từ đó trẻ sẽ yêu thơ và luyện giọng đọc tốt hơn.
5. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học làm quen với văn học đặc biệt phục vụ tiết dạy thơ cho trẻ dọc thuộc thơ diễn cảm.
 Đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, phù hợp là một trong những vấn đề chính để làm nên sự thành công của tiết dạy thơ. Do đó việc tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn học là một việc làm thường xuyên.
 Giúp cho trẻ mở rộng vốn từ bằng cách :
Giải thích từ, trẻ tự trả lời đồng thời phát triển từ cho trẻ 
Giải thích từ bằng phương pháp trực quan: Tranh ảnh, vật thật minh hoạ cho từ cần giải nghĩa
6. Hướng trẻ cảm thụ các biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ
Trong tác phẩm thơ, biện pháp nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Nắm được các thủ pháp nghệ thuật có trong bài thơ là nắm được các đầu mối để tìm ra dụng ý của tác giả.
- Kết quả đạt được từ các biện pháp thực tế:
Trong thời gian thực tập tuy ngắn nhng bản thân tôi đã áp dụng các giải pháp trên và chất lợng dạy thơ cho trẻ đọc thơ diễn cảm có nhiều chuyển biến rõ nét qua thực tế đã khảo sát như sau:
 Cụ thể : Số trẻ đọc thơ đạt kết quả trong đó số trẻ đọc thơ diễn cảm, thuộc 
thơ, hiểu nội dung bài thơ thể hiện qua bảng sau :
t
Tên Tiêu Chí
Số trẻ
Mức Độ Biểu Hiện %
Ghi Chú
giỏi – khá
T.B
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ hiểu nôi dung bài thơ, nắm được trình tự bài thơ.
30
26
86
4
14
2
Đọc diễn cảm bài thơ
30
25
82
5
18
3
 Trẻ phân biệt được đúng, sai ,chăm chỉ lười biếng và có tình cảm thái độ phù hợp.
30
27
90
3
10
4
Ngôn ngữ trẻ rõ ràng mach lạc.
30
28
93
2
7
5
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy khi tôi áp dụng phương pháp, biện pháp dạy trẻ mầm non 4-5 tuổi đọc thơ diễn cảm trường MN Tinh Nhuệ chất lượng đã được đưa lên rõ rệt cụ thể 
 Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, tỉ lệ % khá đã tăng so với trước, tỉ lệ yếu không còn. Điều này thể hiện hiệu quả các biện pháp tác động là khả thi, tuy nhiên trong quá trình thực hiện ở từng lớp cần phải chú trọng nhiều hơn để đạt đợc yêu cầu mong muốn. Trên đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ thực tế bản thân đã tạo tiền đề cho sự giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
PhầnIII: kết luận và kiến nghị
 1.kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu về vấn đề rèn kĩ năng dạy thơ cho trẻ thuộc thơ đọc diễn cảm lớp 4-5 tuổi đến nay đề tài cơ bản đã hoàn thành. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận phân tích cơ sở thực tiễn, bản thân tôi đã đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy thơ cho trẻ đọc thuộc thơ một cách diễn cảm lớp 4-5 tuổi như đã nêu trên. Thông qua việc vận dụng các biện pháp đó vào thực tiễn ( bản thân
tôi đã thực hiện dạy một số tiết về đề tài này tại trường thực tập trường MN Thục Luyện Thanh Sơn-Phú Thọ ) nhận thấy rằng chất lượng dạy và kĩ năng đọc thơ diễn cảm đối tượng trẻ 4-5 tuổi đã được nâng cao. Bước đầu đề tài có tính khả thi tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân còn hạn chế nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ chỉ bảo những thiếu sót của đề tài này của tôi để bản thân được hoàn thiện hơn.
 2.kiến nghị
Đề nghị giáo viên cần gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài
Luyện tập giọng đọc hay, hấp dẫn
Su tầm làm đồ dùng trực quan bền đẹp và sáng tạo có giá trị sử dụng
Học tập qua đồng nghiệp, tập san, báo chí và kết hợp hài hoà giữa lời đọc và đồ dùng, tạo điều kiện cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi.
Làm tốt công tác giáo dục, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Biết phối hợp với phụ huynh về thống nhất phương pháp dạy trẻ.
Phối hợp với các đoàn thể, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động văn hoá sẽ có ý nghĩa giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

File đính kèm:

  • docsang kien van hoc thao.doc