Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về KNGT dành cho trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Việc hình thành các quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắc phục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Và những đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hệ với người khác và với bản thân mình quyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao?
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. “ Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” I.Cvapilic Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ có giao tiếp mà tâm lý người được hình thành và phát triển. Đặc biệt, KNGT được coi là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mỗi con người. Để đem lại sự thành công lớn cho cuộc sống và hoạt động học tập, mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành KNGT. Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về KNGT dành cho trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Việc hình thành các quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắc phục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Và những đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hệ với người khác và với bản thân mình quyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao? Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời . Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Một kỹ năng rất cần thiết trong thế kỷ 21. Một trong những kỹ năng sống quan trọng đó là KNGT. Có thể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào đời. Ở trường mầm non, việc hình thành KNGT cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau trong đó có hoạt động khám phá MTXQ. Thông qua hoạt động khám phá MTXQ, đặc biệt là môi trường xã hội, trẻ được tìm tòi khám phá,trải nghiệm nhằm chiếm lĩnh những tri thức về vạn vật xung quanh mình, về những mối quan hệ xã hội. Từ đó hình thành và giáo dục trẻ biết cách ứng xử với con người, biết cách giao tiếp chuẩn mực, hình thành các mối quan hệ hòa thuận giữa các trẻ với nhau, sự tôn trọng đối với người lớn.Như vậy, thấy rằng việc rèn luyện KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trên thực tế, việc rèn luyện về KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ của trẻ mẫu giáo đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.” 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng KNGT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đề tài xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp của trẻ MG 5-6 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ. 3.3. Phạm vi nghiên cứu. 100 trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của trường mầm non thuộc địa bàn Quận Hoàng Mai- Hà Nội. Trường mầm non Đại Kim; Trường mầm non Định Công; Trường mầm non Hoa Sữa. 4. Giả thuyết khoa học. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên, kĩ năng giao tiếp chưa được hoàn thiện. Nếu được sử dụng phối hợp các biện pháp một cách phù hợp và khoa học thì kĩ năng của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn và hoàn thiện hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Nghiên cứu, khái quát cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ. 5.2. Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ tại một số trường mầm non 5.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ. 5.4. Tiến hành TN các biện pháp đã đề xuất nhằm kiểm chứng kết quả. 6. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Đọc, nghiên cứu, khái quát lại những tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề giao tiếp nói chung và giao tiếp trẻ em nói riêng dựa trên các quan niệm như quan niệm triết học, tâm lý học..sau đó hệ thống hóa các lý thuyết cần thiết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra Ankest Đây là phương pháp cơ bản nhằm khảo sát thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dành cho các giáo viên tại một số trường mầm non bằng hệ thống câu hỏi mở và câu hỏi đóng. 6.2.2. Phương pháp đàm thoại, trò chuyện Trò chuyện, đàm thoại với các giáo viên giảng dạy tại nhóm lớp ở trường mầm non, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hệ thống các tình huống giao tiếp nhằm tìm hiểu về các KNGT của trẻ thông qua hoạt động khám phá MTXQ. 6.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động giáo viên và trẻ thông qua quá trình khám phá môi trường xung quanh nhằm thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. 6.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức thống kê toán học để phân tích số liệu thu được. 6.3. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm các phương pháp đã đề xuất nhằm kiểm nghiệm hiệu quả áp dụng các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ. 7. Đóng góp mới của đề tài. - Góp phần làm sáng tỏ lý luận về KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ. - Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của việc rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ 8. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố trí thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động khám phá MTXQ. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐ khám phá MTXQ. Chương 3: Xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh và thực nghiệm sư phạm. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về giao tiếp nói chung. Từ trước đến nay đề tài về giao tiếp luôn là đề tài hấp dẫn lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau như: tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, triết học.v.v 1.1.1.1. Trên thế giới. Từ thời cổ Hy Lạp, vấn đề giao tiếp được con người chú ý nghiên cứu như Xôcrat (470- 399 TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói: “Đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người”.[29-7] Tuy nhiên, trước thế kỷ XIX giao tiếp chưa được nghiên cứu như một môn chuyên ngành tâm lý học. Từ thế kỷ XIX, giao tiếp đã được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình thành và phát triển bản chất xã hội con người. Với các công trình: “Vấn đề giao tiếp, những đặc trưng của nó trong công việc của con người” của A.A.Bodalivo (1972) “Tâm lí học giao tiếp” của A.A.Lêonchiep (1974) “Giao tiếp là vấn đề của tâm lí học đại cương” (1978) của A.Ph.Lomov, Ở giai đoạn này, vấn đề giao tiếp được nghiên cứu và phân tích khá chi tiết dưới góc độ tâm lí học đại cương của A.Ph.Lomov trong chuyên thảo “Vấn đề giao tiếp trong tâm lí học” (1981). Và tiếp sau đó có hàng loạt những công trình nghiên cứu khác về giao tiếp. Và các công trình nghiên cứu đó chủ yếu đi theo hai hướng chủ đạo sau: + Hướng thứ nhất: Nhấn mạnh các khía cạnh thông tin trong giao tiếp: Đại diện cho các hướng này là các nhà khoa học, các nhà tâm lí: M.A.Acgain, K.K.Platonov, I.A.L.Kolominxki, L.P.Bueva, Laswell ( 1948), G.Thines(1975), V.N.Panpherov, N.Wiener (1971), G.Perdonici (1963)... Chẳng hạn như: K.K.Platonov và G.G.Golubev đã liệt giao tiếp vào một trong những “loại hình hoạt động” cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa con người với nhau” và “giao tiếp là sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lí lẫn nhau” [35] M.A.Acgain cho rằng: “giao tiếp là sự tác động, sự truyền, và tiếp nhận thông báo, sự trao đổi thông tin của con người.” [5] I.A.L.Kolominxki lại mô tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa con người với con người trong đó những quan hệ liên quan đến nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành” [3] Còn nhà nguyên cứu L.P.Bueva lại cho rằng: “GT không chỉ là một quá trình tinh thần mà còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi các hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động” [44] B.D. Pasughin: “giao tiếp là quá trình tác dụng lẫn nhau, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau” [44] Gần đây, G.M.Andreva trong cuốn “Tâm lí học xã hội” đã cho rằng giao tiếp có ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau: mặt thông tin, mặt tri giác của con người với nhau, mặt tác động qua lại của con người với nhau. [2] Tuy nhiên các nhà nghiên cứu theo hướng này chưa chỉ ra đặc điểm của đối tượng giao tiếp của con người được biểu hiện trong truyền thông, làm cho truyền thông trở nên tích cực hơn, và trở thành nội dung cơ bản của giao tiếp. + Hướng thứ 2: Hướng này các nhà nghiên cứu lại nhìn nhận bản chất giao tiếp trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lí học. Đại diện cho hướng này là các nhà tâm lí, giáo dục học A.A.Lêonchiep và B.Ph.Lomov. Hai nhà tâm lí học này đưa giao tiếp song song với hoạt động. Quan điểm xem giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, hoặc có thể là điều kiện, phương thức của hoạt động bao gồm đầy đủ các thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể- hoạt động- đối tượng. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là A.A.Lêonchiep, thuộc trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết. Quan điểm thứ hai xem giao tiếp là một phạm trù đồng đẳng với phạm trù hoạt động. Đại diện cho quan điểm này là B.Ph.Lomov. Ông định nghĩa: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng các phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.” [28] Tuy nhiên, đa số các nhà tâm lý học như G.M. Andreeva, D.B.Enconhin, K.K. Platonov, A.A. Bodalev Cho rằng hai quan điểm nêu trên đều có mặt hợp lý và chưa hợp lý, chưa thỏa đáng. Hoạt động và giao tiếp gắn chặt với nhau, không thể hiểu đúng bản chất của giao tiếp nếu tách rời hoạt động. Đồng thời nếu tuyệt đối hóa bất cứ phạm trù nào đều dẫn đến sai lầm. 1.1.1.2. Ở trong nước. Đến nay, giao tiếp đã trở thành nội dung nghiên cứu phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Khái quát các nghiên cứu về giao tiếp ở Việt nam có thể chia làm ba hướng như sau: + Hướng thứ nhất: Xem giao tiếp là một tiến trình truyền đạt thông tin: Các tác giả đã đề cập như: Nguyễn Văn Lê (1992), Nguyễn Khắc Viện (1995), Nguyễn Thị Phượng và Dương Quang Huy (1997), Trần Thị Minh Đức. Theo “Từ điển tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. “Giao Tiếp là quá trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau ( Tương tác). Thông tin hay thông điệp được phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên dều vận dụng một mã chung.” [50] Theo “Tâm lý học đại cương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên): “ Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích nhận thức thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”[11]. + Hướng thứ 2: Xem giao tiếp là sự tiếp xúc tác động ảnh hưởng lẫn nhau: Theo hướng này có các tác giả: Phạm Minh Hạc (1988), Trần Trọng Thủy, Nguyễn Ngọc Bích (1995), Ngô Công Hoàn (1992), Nguyễn Thạc- Hoàng Anh (1992), Nguyễn Quang Uẩn (1998) Tác giả Ngô Công Hoàn với vấn đề nghiên cứu: “ Vấn đề giao tiếp” trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 92 -96 cho GV tiểu học. “ Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm” (1994) [17]; Năm 1997 “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” đã đưa ra những đánh giá về vai trò của hoạt động giao tiếp trong giáo dục, đặc biệt tác giả này đã đưa ra những nhận định, phương pháp nhằm hình thành kĩ năng giao tiếp sư phạm cơ bản giúp cho giáo viên có thể tiếp cận và dạy học có hiệu quả hơn. Tác giả Trần Trọng Thủy với “ Giao tiếp với sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981) đã nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ giữa giao tiếp với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em ở từng lứa tuổi phát triển khác nhau. Và ông khẳng định rằng “ Giao tiếp gắn liền với quá trình hoạt động xã hội của trẻ em, giúp trẻ hòa nhập với môi trường xã hội” [41] Còn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “ Giao Tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về xảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.” [52] Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về khái niệm giao tiếp là gì như: “C.Mac và phạm trù GT” của tác giả Đỗ Long (1980); “GT, tâm lí và nhân cách” của Trần Trọng Thủy (1981);“ Bàn về phạm trù giao tiếp” của tác giả Bùi văn Huệ; Trần Thanh Thủy với cuốn “Đặc điểm giao tiếp của giáo viên mầm non sư phạm” (1985); Phạm Minh Hạc với cuốn sách: “Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí”(1988); “Nghệ thuật giao tiếp” của Chu Sĩ Diên (1995), Trần Trọng Thủy và Nguyễn Sinh Huy đã cho ra đời cuốn “Nhập môn khoa học giao tiếp” (1996); “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” Ngô Công Hoàn (1997) Như vậy, Các tác giả đều đã khẳng định được bản chất tâm lí của giao tiếp, chỉ ra được nội dung, đặc điểm, hiệu quả, phương tiện... của giao tiếp. Đặc biệt trong ngành giáo dục mầm non, là ngành giáo dục tạo nền tảng ban đầu cho con người cũng có nhiều tác giả chuyên sâu nghiên cứu với nhiều công trình như: “Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên mầm non” của TS. Lê Xuân Hồng. “Giao tiếp và ứng xử sư phạm dành cho giáo viên mầm non” của Ngô Công Hoàn - ĐH sư phạm và ĐH Quốc Gia Hà Nội... Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học đã góp phần phát triển khoa học giáo dục Việt Nam, trong đó có Giáo dục học mầm non. 1.1.2. Nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em. 1.1.2.1. Trên thế giới. Trước hết, trong tâm lý học Xô Viết, L.X.Vugotxki đã đề cập từ những năm 30 trong chương trình: “ Sự phát triển của những chức năng tâm lý bậc cao”. Đặc biệt là từ những năm 70 đến nay, giao tiếp đã trở thành vấn đề quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học quan tâm như: A. Nleochiev, DB. Enconin, A. V.daparogiet. M. Lisana với cuốn “ Nguồn gốc của sự hình thành giao tiếp trẻ em” -1978, A.V. Daproget và M. Llisana “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mẫu giáo” – 1974, A. Uxova với “Vai trò của trò chơi trong giao dục trẻ em” – 1976, E.I. Chikiepva “Sự phát triển của trẻ trước tuổi học trò”- 1975. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu kể trên đều đi sâu vào những vấn đề cơ bản của giao tiếp đó là: - Khẳng được vị thế, vai trò, ý nghĩa mang tính chất quyết định của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Tìm ra được các chức năng quan trọng đặc biệt của giao tiếp đó là: thông báo và tiếp nhận thông tin, giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của loài người, giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, thể hiện cảm xúc của mình với người khác, và hỗ trợ trong quá trình phối hợp hoạt động cùng nhau - Kể ra được các dạng giao tiếp trẻ em. - Những con đường giao tiếp trẻ em. - Cách thức tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ em. - Phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động giao tiếp. 1.1.2.2. Ở trong nước. Nghiên cứu về khía cạnh tâm lý giao tiếp trẻ em. Vấn đề khái niệm giao tiếp, hình thành nhu cầu và kĩ năng giao tiếp của trẻ được phản ánh trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngô Công Hoàn, Lê Xuân Hồng. Các tác giả đã cho thấy rằng giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Đồng thời trong các tác phẩm đó, các tác giả cũng nêu lên được nhu cầu giao tiếp của trẻ em như thế nào, và đặc điểm về giao tiếp trẻ em qua từng độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó các tác giả cũng chỉ ra được các đối tượng giao tiếp của trẻ và tầm ảnh hưởng của các đối tượng đối với sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ như trẻ giao tiếp với người lớn, với bạn cùng tuổi, bạn khác giới và với thế giới đồ vật. Mỗi đối tượng trẻ thể hiện một cách giao tiếp riêng biệt. Đặc biệt các tác giả này đều đề cao vai trò sư phạm của người giáo viên mầm non, đây là một đối tượng có sự ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến quá trình giao tiếp của đứa trẻ. Để từ đó các tác giả xây dựng nên các hình thức, phương pháp, môi trường. nhằm góp phần hình thành cho trẻ KNGT tốt nhất có thể. Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003, tác giả Hoàng Thị Phương, nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để giáo dục và phát triển sau này cho trẻ thơ ở tuổi học tiểu học. [33] Nguyễn Ánh Tuyết cũng xuất bản cuốn “ Giáo dục trẻ em trong nhóm bạn bè”, (1987) [45] “ Sự hình thành xã hội trẻ em trước tuổi học” (1988) [46] với hai tác phẩm này thì tác giả đề cao vai trò của hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong đó hoạt động giao tiếp nắm vai trò chủ đạo có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách xã hội cho trẻ em
File đính kèm:
- Mot so bien phap nham ren luyen ky nang giao tiep cho tre mau giao 56 tuoi thong qua hoat dong kham.doc