Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của người giáo viên.

 Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang thiết bị như: Tivi, đầu video, máy tính, máy chiếu, nối mạng Internet tạo điều kiện cho người giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đạt hiệu quả cao . Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP.
e¹·¹f
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của người giáo viên.
 Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang thiết bị như: Tivi, đầu video, máy tính, máy chiếu, nối mạng Internettạo điều kiện cho người giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đạt hiệu quả cao . Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trên lớp cộng với kiến thức đã học được của bản thân, với lòng yêu nghề mến trẻ, với trách nhiệm nghề nghiệp tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài này với mục đích như sau:
Nghiên cứu về một số biện pháp giúp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập.
Giúp cho học sinh được học vui trên máy tính và được làm quen với máy tính.
	Giúp cho bản thân có thêm kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao, giúp cho giờ học phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn, mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra còn giúp trẻ hứng thú và say mê với các môn học hơn.
	Giúpcho bản thân biết thiết kế giáo án powerpoint thành thạo, tạo ra được những trò chơi hấp dẫn.
	.Với đề tài này mục đích chính của tôi là nghiên cứu và tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 
“ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập”. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi khu Cẩm Xuyên- trường mầm non Xuân Cẩm số 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 
Khi nghiªn cøu ®Ò tµi t«i ®· dïng nh÷ng ph­¬ng ph¸p sau:
- Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu lý luËn.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ thực hiện các dạng bài tập cô đưa ra.
+Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra, trao đổi, trò chuyên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
- Phương pháp phân tích sản phẩm.
- Ph­¬ng ph¸p thèng kª toán học: Tính tỷ lệ phần trăm, trung bình cộng
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận.
 Lứa tuổi mẫu giáo lớn rất thích tìm tòi, khám phá những cái mới lạ và hấp dẫn đòi hỏi người giáo viên phải cung cấp cho trẻ một cách phù hợp. Nếu như trước đây người giáo viên phải vất vả tìm tòi làm đồ dùng đồ chơi, tìm kiếm những tranh ảnh, hình ảnh, biểu tượng, tranh truyệnĐể phục vụ bài dạy thì hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp người giáo viên có thể sử dụng internet để lấy tư liệu trên mạng, lấy hình ảnh trên mạng, lấy những bài thơ, câu chuyện có hình ảnh hấp dẫn, những con vật, những bông hoa có đủ màu sắc, những âm thanh sống động Thì ngay lập tức thu hút được sự chú ý của trẻ kích thích hứng thú học sinh, vì được chủ động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưwgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng.
Có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã tạo ra một biến đổi về chất, tạo ra một môi trường giáo mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
Là một giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tôi cũng đã nhận thấy được việc cho trẻ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy không ngừng có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất Mặt khác ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ, cố gắng tìm ra mọi biện pháp, hình thức như: Soạn giáo án điện tử, thiết kế trò chơi điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng, thoải mái Để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá các hoạt động học tập, cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập”. Với mong muốn đưa những biện pháp,hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu một cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt nhất.
2.Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi	
	Nhà trường có môi trường sư phạm khang trang, sạch đẹp, 
 Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy như: Hệ thống máy tính ở các lớp học được nối mạng internet. 
 Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ, hội giảng, thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. tích cực khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử khi dạy trẻ.
 Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, sinh hoạt cụm chuyên môn, thi giáo viên giỏi các cấp có ứng dụng công nghệ thông tin do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức.
 Được sự phối hợp của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũng như được sự giúp đỡ của chị em trong trường đã giúp tôi hoàn thành tốt về việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho tiết học .
b. Khó Khăn:
	Hiện nay những kiến thức và kĩ năng về việc sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tư liệu giáo dục của giáo viên còn rất hạn chế, giáo viên còn bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào máy tính khi giảng dạy. Để ứng dụng công nghệ thông tin một cách tốt nhất đòi hỏi người giáo viên phải trau rồi thêm nghiệp vụ tin học, phải tốn khá nhiều thời gian cho việc học, nghiên cứu và thiết kế giáo án trên những công cụ hiện đại trong khi họ phải dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc trực tiếp với trẻ ở trường.
Về phía bản thân tôi thấy việc khai thác tư liệu, thiết kế bài giảng, trò chơi trên mạng thông tin giáo dục còn hạn chế.
Về phía học sinh các cháu chưa hứng thú, tập trung nhiều trong các giờ học cũng như các hoạt động.
 2. Điều tra ban đầu
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã bước đầu tiến hành khảo sát trẻ ở lớp tôi phụ trách với tổng số là 32 cháu.
Stt
Nội dung
Kết quả( Trẻ)
Đạt tỷ lệ(%)
1
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động làm quen với toán
12/32
37,5%
2
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động làm quen văn học
20/32
62,5%
3
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động làm quen chữ cái
 18/32
56,3%
4
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động khám phá khoa học
15/32
46,8%
5
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động giáo dục âm nhạc
17/32
53,1%
6
Trẻ hứng thú, tập trung với hoạt động tạo hình
13/32
40,6%
Qua khảo sát trên tôi thấy hiệu quả các hoạt động của trẻ là chưa cao. Vì vậy tôi cần phải tiến hành ngay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy giúp trẻ mẫu giáo lớn hứng thú trong học tập cho nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các biện pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy giúp trẻ hoạt động một cách tích cực.
3. Các biện pháp.
a. Biện pháp1: Ứng dụng công nghệ thông tin qua mạng thông tin giáo dục (Nghiên cứu các tài liệu giáo dục và các tạp chí giáo dục mầm non).
Mạng internet là một thư viện khổng lồ về mọi thông tin, tư liệu, hình ảnhtuy nhiên trang web tôi thường truy cập để lấy thông tin về chuyên môn, cập nhật giáo án điện tử hay có tính ứng dụng cao. Để tìm kiếm các hình ảnh ngộ nghĩnh tôi thường truy cập vào các trang web về giáo dục. Địa chỉ tôi thường vào đó để kiếm hình ảnh về mọi lĩnh vực đó là trang google.com.vn. với tốc độ tìm kiếm thật nhanh, số lượng nhiều vô kể, tôi lấy luôn trang google làm lực lượng trợ giúp đắc lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Hằng ngày để chuẩn bị tốt cho giờ học đạt kết quả cao mà trẻ lại hứng thú , ghi nhớ một cách đầy đủ thì tôi đã lên mạng internet lấy những thông tin, hình ảnh, câu chuyện, bài thơ rồi những đoạn phim có liên quan đến giờ học dowload về máy để thiết kế giáo án điện tử, bài giảng điện tử. trong quá trình thiết kế tôi đã chỉnh sửa sao cho hợp lý và tạo được các hiệu ứng di chuyển kích thích cho trẻ hứng thú .
Ví dụ: Ở chủ điểm gia đình với đề tài khám phá khoa học “ Tìm hiểu về các loại đồ dùng trong gia đình” Thông thường chúng ta thường lấy vật thật hay đồ vật tượng trưng để dạy trẻ nhưng trong thực tế có những cái chúng ta mang đến lớp để dạy trẻ được nhưng cũng có những cái không thể mang đến lớp hoặc không có đồ để thay thế để trẻ thì tôi đã lên mạng internet vào trang google để lấy những hình ảnh như: xoong, nồi, bát ,đũa, ca, cốc, xuyến, chén, Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, giường , tủ
Cách lấy hình ảnh như sau: Chúng ta muốn lấy hình ảnh nào thì gõ tên đồ dùng đó vào trang google và ấn vào từ hình ảnh hoặc ấn enter lúc đó sẽ xuất hiện những hình ảnh chúng ta cần tìm và chúng ta dowload hoặc coppy về máy để lấy tư liệu thiết kế giáo án bài giảng.
	Ví dụ: Đối với môn làm quen văn học tôi đã mở mạng internet, mở trang google và vào trang giáo án điện tử hoặc bài giảng điện tử sau đó truy nhập vào trang đó để tìm hình ảnh, bài thơ hay câu chuyện mà có hình ảnh để dạy trẻ. Những bài giảng được thiết kế kết hợp những hình ảnh sinh động sẽ luôn tạo được sự chú ý, tập trung cao độ của trẻ trong giờ học.
	 Như chúng ta đã biết hiện nay việc sử dụng khai thác các tư liệu giáo dục trên mạng thông tin giáo dục rất đa dạng, phong phú nhưng chúng ta không được lạm dụng quá vào chúng. Việc lạm dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với bản thân cũng như trẻ nhỏ.
	Qua sự tìm hiểu tài liệu về chương trình giáo dục mầm non và sưu tầm các loại tạp chí giáo dục mầm non. Tôi luôn tìm đọc những bài có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tạo hứng thú cho trẻ học tập. Tôi thường áp dụng nhưng ưu điểm đó vào chương trình dạy học ở lớp tôi. Biết tích hợp nhưng nội dung hay, phù hợp với trẻ để thiết kế giáo án.
	Ngày nay với sự đổi mới phương pháp hình thức dạy học phù hợp sẽ giúp trẻ nhận thức nhanh hơn, kết quả giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
	Đối với bản thân không ngừng tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu giáo dục để tiếp thu những tri thức mới cung cấp đến cho học sinh về nhiều mặt. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ trên máy móc mà còn có trên sách vở cho nên chúng ta cần phải tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
Ví dụ: Những tài liệu tôi thường đọc có những bài nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin đó là những cuốn tạp chí: Cuốn tạp chí giáo dục mầm non số 4 năm 2008 có bài viết “ Microsoft powerpoint tiện ích và ứng dụng”ở trang số 22. Cuốn tạp chí giáo dục mầm non số 2 năm 2009 có bài viết “ Xây dựng bài giảng điện tử trong GDMN” ở trang số 4. Cuốn tạp chí giáo dục mầm non số 2 năm 2010 có bài viết về “ Thiết kế bộ đếm thời gian trên phần mềm powerpoint 2003”ở trang số 8.Tôi đã đọc, nghiên cứu rất kỹ và đã được ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng. Ngoài những cuốn tạp chí tôi đã đọc trên thị trường còn có rất nhiều tài liệu khác giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt kết quả cao hơn.
b.Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin qua các hoạt động học ỏ trên lớp.
Thời gian của hoạt động chung của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi thường không nhiều khoảng 30-35phút. Vì vậy giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hiểu, nhận biết, khám phá Trong hoạt động này sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật... Đồ dùng trực quan là yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ. Nắm bắt được điều này khi cho trẻ hoạt động học tập nhưng cũng có một số đề tài ta không thể trực tiếp cho trẻ quan sát bằng vật thật được ( quan sát một số con vật sống trong rừng, tìm hiểu về các loài chim) cũng như muốn đảm bảo được tiết dạy sinh động, trẻ hứng thú.
* Đối với hoạt động làm quen với toán.
Ví dụ: Đối với tiết làm quen với toán số 9 ( tiết 1) của chủ điểm thế giới thực vật. Tôi đã thiết kế ở phần tạo nhóm có số lượng là 9 như sau:
Hàng 1: 8 bông hoa
Hàng 2: 9 cái chậu8
9
Tôi sử dụng các hiệu ứng chuyển động để làm xuất hiện từng cái chậu và từng bông hoa. Sắp xếp sao cho 2 đối tượng này tương ứng 1:1. Khi muốn số hoa bằng số chậu và đều bằng 9 tôi làm hiệu ứng thêm một bông hoa di chuyển vào hàng 1. lúc này 2 hàng đều có kết quả là 9, tôi làm tiếp hiệu ứng số 9 di chuyển về phía cuối hàng bên phải. Cuối cùng tôi chỉ để lại số 9 và giới thiệu cho trẻ số mới đó là số 9.
9
9
*Đối với hoạt động làm quen văn học
Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen văn học để thiết kế một bài thơ “ Mèo đi câu cá” Chủ điểm thế giới động vật như sau: Tôi đã vào mạng tìm hình ảnh tranh thơ dowload về máy rồi chỉnh sửa cho phù hợp tạo được hình ảnh hấp dẫn , sinh động.
Hình 1 	Hình 2
Hình 4	hình 5
Hình 6	Hình 7
Hình 8	Hình 9
Như chúng ta đã biết những hình ảnh tĩnh như tranh thơ khi dạy trẻ thì các cháu cũng tiếp thu được bài học nhưng khi ứng dụng CNTT vào bài học có hình ảnh sinh động,hấp dẫn,có sự chuyển động thì kết quả bài giảng sẽ có hiệu quả cao hơn, tạo được sự chú ý, tập trung của trẻ.
*Đối với hoạt động khám phá khoa học
Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng: Trẻ cần phải biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con vật. Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động tích cực . Hiểu được điều này tôi đã tìm tư liệu và xây dựng tiết dạy trên Powerpoint. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát các con vật đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem các con vật đó hoạt động như thế nào? chúng ăn uống cái gì? Chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau... Để trẻ không thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy như nhấp chuột để tìm hiểu các con vật khác, hay lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho tôi” trẻ phải nhấp chuột vào những thức ăn mà các con vật thường ăn ( sư tử ăn thịt các con vật, khỉ ăn chuối, voi ăn mía lá cây, thỏ ăn cà rốt)
* Đối với hoạt động làm quen chữ cái:
Ví dụ: Để thiết kế một hoạt động làm quen chữ cái e, ê chủ điểm gia đình . Đầu tiên gây hứng thú cho tôi sử dụng một vài hình ảnh về gia đình khác nhau: Gia đình đông con( Hình 1), gia đình ít con ( Hình 2) hỏi trẻ con có nhận xét gì về các gia đình. Sau đó khi vào bài tôi cho xuất hiện hình ảnh“ mẹ bế bé” Phía dưới tranh cũng có từ “mẹ bế bé”( Hình 3) và cô cho trẻ đọc từ dưới tranh , cho trẻ tìm chữ cái ở vị trí thứ 2.4.6 tiếp theo cô giới thiệu chữ cái e, ê trên màn hình cho trẻ quan sát, cô cho trẻ làm quen từng chư một, cô giới thiệu chữ cái e, ê trên màn hình ( Hình 4)và phân tích đặc điểm cấu tạo của từng chữ, tôi cho xuất hiện từng nét chữ, chữ e thì có 1 nét ngang và 1 nét cong tròn khép kín, chữ ê giống chữ e nhưng thêm cái mũ ở trên đầu. tiếp đó tôi cho xuất hiện 2 chữ e, ê để trẻ so sánh và tìm ra điểm giống và khác nhau .Cuối cùng tôi thiêt kế trò chơi với chữ cái e,e, có thê chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh” khi nhìn lên màn hình xuất hiện chữ cái nào thì các con phát âm chữ cái đó và kết hợp với nhiều trò chơi khác để tạo cho tiết học hay hơn, hấp dẫn hơn.
 Hình 1	Hình 2
 Hình 3	Hình 4
*Đối với hoạt động tạo hình
	Ví dụ: Để vẽ về ngôi nhà của bé. Trước tiên tôi cho trẻ quan sát các kiểu nhà khác nhau,( hình 1) cho trẻ nói đặc điểm ngôi nhà sau đó tôi sử dụng phần mềm pait để vẽ mẫu cho trẻ quan sát. Trong phần mềm pait có đầy đủ tiện ích phục vụ cho môn tạo hình đặc biệt là môn vẽ, khi vẽ xong sẽ sử dụng việc tô mầu để tạo nên bức tranh đẹp và hấp dẫn. Kết hợp phần mền này rất hữu ích nên tôi đã ứng dụng vào bài giảng của mình.
Hình 1
* Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc
Ví dụ: Với đề tài “ Cùng vui đón mưa” chủ đề các hiện tượng tự nhiên. 
Để thiết kế bài này đầu tiên phần gây hứng thú tôi cho trẻ quan sát những hình ảnh về trời sắp mưa, có mây đen, sấm chớpsau đó mới vào bài và giới thiệu bài
Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức ứng dụng công nghệ thôn tin vào trong giờ hoạt động học là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy theo nội dung của từng nội dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực “ Học mà chơi, chơi mà học’’
Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt, nhanh hơn. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.
.Với chương trình giáo dục mầm non mới và đổi mới trong phương pháp giáo dục thì phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung cũng được lồng ghép trong hoạt động học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ được tiến hành qua các bài thơ, câu chuyện mà còn được dạy thông qua các trò chơi.
c. Biện pháp 3: Ưng dụng công nghệ thông tin qua việc sử dụng trò chơi
Chúng ta đều biết trẻ nhỏ học thông qua chơi, phương châm giáo dục là tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu , hứng thú của trẻ. Chính vì vậy không phải nội dung nào, bài học nào trẻ cũng phải học qua máy tính. Thông thường một số nội dung sau hay được lựa chọn để thiết kế các hoạt động giáo dục trong các bài giảng điện tử.
	Các nội dung có những hình ảnh trẻ không thể quan sát trong thực tế( (Quá trình lớn lên, phát triển của cây cối, hoa quả, con vật, âm thanh đòi hỏi phải có kĩ thuật máy móc để ghi lại hay mô phỏng được cả quá trình phát triển thời gian dài).
	Tuy nhiên các hoạt động này mang tính chất mô phỏng, kích thích sự hoạt động quan sát, tư duy, trí tuệ nhiều hơn là rèn các kỹ năng vận động, sự khéo léo và giải quyết vấn đề gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Vì vậy việc sử dụng các bài giảng điện tử cùng cần được phối hợp một cách hợp lý với việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi hay vật thật.
	Việc sử dụng trò chơi cũng rất quan trọng trong việc củng cố kiến thức cho trẻ với những trò chơi thông thường chúng ta cũng đã cung cấp được kiến thức bài học, ngày nay với sự đổi mới hình thức dạy học, chúng ta có thể vận dụng những phương tiện hiện đại để thiết kế trò chơi hay hơn, sáng tạo hơn.
Ví dụ: Với bài dạy khám phá khoa học các phương tiện giao thông đường thủy ở chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi coppy những hình ảnh tàu thủy, ca nô, ghe. lên máy vi tính, dưới những hình ảnh có từ kèm theo. Khi dạy đến phương tiện nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ biết phương tiện nào học rồi thì khi nhấp chuột vào những phương tiện đó sẽ chuyển màu. Khi cô giới thiệu tàu thủy thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở dạng font to, hoặc khi phân tích tàu thủy và ghe và so sánh thì 2 phương tiện n

File đính kèm:

  • docLop 5 tuoi_12260021.doc