Một số kinh nghiệm khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học trong giảng dạy chương trình Sách giáo khoa mới ở Lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt
Thực tiễn cho thấy: Việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy đã là một trong truyền thống từ trước đến nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Đặc biệt trong việc đổi mới giáo dục phổ thông thì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học là một yêu cầu bức thiết. Vì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh.
Thực tế ở các nhà trường và bản thân tôi nhận thấy: Trong một tiết học, các em học sinh được trực tiếp nhìn – nghe – nói và làm cùng thiết bị và đồ đùng dạy học tôi thấy khả năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người giáo viên thực hiện nghiêm túc, có sự tìm tòi, sáng tạo thì sẽ đem lại kết quả cao. Song trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy nhiều đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa thật phù hợp. Hơn nữa, khả năng khai thác, sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học nhất là đồ dùng dạy học tự làm trong giảng dậy chương trình sách giáo khoa mới đối với các giáo viên dạy lớp 2 còn nhiều hạn chế.
Phần thứ nhất Đặt vấn đề I. Cơ sở lý luận: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu, thực hiện nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc Hội về “Đổi mới giáo dục phổ thông”, từ năm học 2002 – 2003 đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai và tổng kết thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước. Đổi mới giáo dục Tiểu học, đây là bậc học hình thành cơ bản ban đầu cho sự phát triển toàn diện của một con người sau này, là bậc học đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là phải lấy đổi mới phương pháp dạy học làm then chốt. Nhưng, để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả thì thiết bị và đồ đùng dạy học trở thành một điều kiện không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, thiết bị và đồ đùng dạy học là những công cụ lao động của giáo viên và học sinh. Thông qua những công cụ lao động này, giáo viên và học sinh biết sử dụng hợp lý, đúng quy trình, phù hợp với từng đơn vị kiến thức, nội dung bài học, môn họcthì thiết bị và đồ đùng dạy học sẽ là nguồn phương tiện cung cấp kiến thức cho học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học: Bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Giáo viên và học sinh sử dụng các thiết bị và đồ đùng dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức , có kế hoạch, biết tư duy một cách độc lập , linh hoạt, sáng tạo, biết tưởng tượng một cách đúng hướng và phong phú. ở mỗi tiết dạy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị và đồ đùng dạy học nhất định, với những hình thức dạy học nhất định, phối kết hợp những thủ pháp hết sức phong phú đa dạng. Thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm đống vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi trong tất cả các bộ môn, trọng tâm là hai môn Tiếng Việt và Toán. Một trong những yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới thiết bị và đồ đùng dạy học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Việc khai thác sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 là hết sức cần thiết đối với các trường Tiểu học. Đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy lớp 2. II. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn cho thấy: Việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy đã là một trong truyền thống từ trước đến nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Đặc biệt trong việc đổi mới giáo dục phổ thông thì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học là một yêu cầu bức thiết. Vì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh. Thực tế ở các nhà trường và bản thân tôi nhận thấy: Trong một tiết học, các em học sinh được trực tiếp nhìn – nghe – nói và làm cùng thiết bị và đồ đùng dạy học tôi thấy khả năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người giáo viên thực hiện nghiêm túc, có sự tìm tòi, sáng tạo thì sẽ đem lại kết quả cao. Song trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy nhiều đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa thật phù hợp. Hơn nữa, khả năng khai thác, sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học nhất là đồ dùng dạy học tự làm trong giảng dậy chương trình sách giáo khoa mới đối với các giáo viên dạy lớp 2 còn nhiều hạn chế. Từ việc nhận thức, tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, trong quá trình giảng dạy tôi đã trăn trở nghiên cứu tìm tòi và đúc rút được một số kinh nghiệm về việc “Khai thác sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt” Phần thứ hai Giải quyết vấn đề A. Yêu cầu về việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học ở lớp 2: Trên cơ sở danh mục thiết bị và đồ đùng dạy học tối thiểu của lớp 2 được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt theo quyết định số 12/2003 QĐ - Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 24/3/2003 trường tôi đã được mua sắm bổ sung các thiết bị và đồ đùng dạy học theo quy định chung đó là các thiết bị do Công ty thiết bị giáo dục I – Bộ GD -ĐT cung cấp. Yêu cầu cơ bản về sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học đó là: 1. Khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả các thiết bị sẵn có của Công ty thiết bị giáo dục I Bộ GD & ĐT cung cấp. 2. Khuyến khích, động viên cải tiến và làm mới một số đồ dùng dạy học theo yêu cầu của từng chương, từng bài trong mỗi bọ môn nói chung và hai bộ môn Toán và Tiếng Việt nói riêng. I. Đánh giá việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học lớp 2 từ năm học 2003 -2004 đến nay: * Tình hình chung: Thực tế, giáo viên và học sinh lớp 2 ở trường tôi trong những năm qua như sau: 1. Số học sinh giao động từ 80 đến 89 học sinh, chia đều vào 3 lớp. Lớp tôi chủ nhiệm có số học sinh là 28 em. 2. Tỉ lệ giáo viên 1, 15 giáo viên/ lớp. Trình độ - đều có trình độ cao đẳng và đại học sư phạm. 3. Số bộ thiết bị được cáp và được mua: - Bộ đồ dùng thực hành môn Toán của GV: 1 bộ/GV - Bộ đồ dùng thực hành môn Toán của HS: 1 bộ/HS - Bộ mẫu chữ viết: 1 bộ/ lớp - Bộ chữ dạy Tập viết: 1 bộ/ lớp - Các loại thiết bị khác: Cả khối có chung một bộ. Như vậy, Công ty thiết bị Giáo dục I đã cung cấp thiết bị bộ môn Toán cho giáo viên và học sinh khá phong phú và có kèm theo sách hướng dẫn sử dụng tương đối cụ thể đối với từng loại bài. Còn đối với bộ môn Tiếng Việt thì thiết bị và đồ đùng dạy học quá ít ỏi, giáo viên và học sinh phần lớn sử dụng kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa và sử dụng những đồ dùng dạy học tự làm thủ công. II. Đánh giá về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán và Tiếng Việt ở lớp 2: Trong năm học qua, giáo viên lớp 2 chúng tôi đã thực hiện việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học vào giảng dạy Toán và Tiếng Việt theo đúng sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dụcvà thực tế cho thấy các giờ học sinh động hơn, giáo viên và học sinh hoạt động nhịp nhàng, học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi lĩnh hội tri thức. Bên cạnh đó, không ít giáo viên còn lúng túng trong khi sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng bộ thiết bị dạy Toán lớp 2 trong một số nội dung như: So sánh hai số có 3 chữ số; Hình thành sốHay khi dạy các giờ Tập đọc; Luyện từ và câu; Tập làm vănkhông có đồ dùng giảng dạy nên giáo viên có tâm lý ngại tìm tòi làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ bài dạy. B. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học ở lớp 2. I. Nâng cao nhận thức, phát huy năng lực của bản thân và đồng nghiệp. Tôi nhận thức rõ vai trò của người giáo viên Tiểu học là lực lượng giáo dục chính, là người tổ chức quá trình hoạt động của trẻ bằng phương thức nhà trường. Chính vì vậy mà tôi hiểu: Nâng cao chất lượng giáo viên là trọng tâm, đổi mới phương pháp dạy học là then chốt. Từ nhận thức trên, toi đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa; tìm hiểu xem cần sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học nào ở mỗi bài, mỗi tiết học, để khai thác sử dụng những đơn vị kiến thức gì? đưa thiết bị và đồ đùng dạy học ra vào thời điểm nào để đạt tính hiệu quả Tích cực dự giờ thăm lớp. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi, học tập vè cách sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học. Tìm ra những ưu, nhược điểm của từng thiết bị và đồ đùng dạy học, phát hiện ra những đơn vị kiến thức và nội dung bài học còn thiếu sự hỗ trợ của thiết bị, cần phải làm thêm. Từ đó có hướng suy nghĩ cải tiến một số đồ dùng dạy học còn thiếu tính ưu việt và tự làm mới một số đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, bảng biểu, dụng cụ, mẫu vật. II. Sử dụng hợp lý, sáng tạo một số đồ dùng dạy học đã có và cải tiến, tự làm đồ dùng dạy học đáp ứng mục tiêu bài học. 1. Dạy Toán: a – Dạy về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100: Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên như sau: - Đặt 4 thẻ bó chục và 7 que tính rời (cách ra một khoảng trống để chỗ thêm hai thẻ bó chục) trên bảng nỉ. - Lấy tiếp hai thẻ bó chục và 5 que tính rời. - Gộp 7 que tính với 5 que tính được 12 que tính (gom lại cho 10 que tính sát nhau rồi thay 10 que rời bằng 1 thẻ bó chục và đặt hai que tính còn lại hơi tách ra). - Cộng 4 chục que tính với 2 chục que tính là 6 chục que tính, thêm 1 chục được 7 chục que tính, 7 chục que tính thêm 2 que tính được 72 que tính. Vậy 47 + 25 = 72 Sau khi học sinh thao tác trên bộ que tính, giáo viên hướng dẫn các em đặt tính và nêu miệng cách tính: 47 7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1 25 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 72 b – Dạy về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100: Bài 45: Số tròn chục trừ đi một số Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 18 và tổ chức cho học sinh thực hành thao tác với que tính như sau: - Lấy 4 thẻ bó 1 chục đặt trên bảng nỉ (H đặt trước mặt, trên mặt bàn) - Từ 4 thẻ bó 1 chục, lấy một thẻ bó 1 chục, còn lạ 3 thẻ bó 1 chục, thay bó que tính vừa lấy bằng 10 que tính rời. - Bớt đi 8 que tính, còn lại 2 que tính. - Từ 3 thẻ bó 1 chục que tính còn lại, lấy tiếp một thẻ bó chục nữa, còn lại 2 thẻ bó 1 chục. Như vậy, từ 4 thẻ bó 1 chục que tính lấy 1 chục que tính rồi lấy tiếp 1 chục que tính nữa. Kết quả: còn lại hai thẻ bó 1 chục que tính và 2 que tính nên còn lại là 22 que tính. Học sinh thao tác với que tính sau đó đặt tính và tính: 40 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1 18 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 22 Như vậy, khác với sách giáo khoa lớp 2 của chương trình cũ, phần bài học mới (trong các tiết dạy học bài mới) thường không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống gợi vấn đề (chủ yếu bằng hình ảnh) để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên cùng sự trợ giúp đúng mức của các thiết bị và đồ dùng dạy học, học tập, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới nói chung và phương pháp dạy học bài mới nói riêng. Học sinh tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành được các phương pháp học tập đặc biệt là phương pháp tự học. Mặt khác, còn thiết lập được các mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Chẳng hạn, khi dạy phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng: 8 + 5 ; 28 + 5 ; 38 + 25 hoặc 7 + 5 ; 47 + 5 ; 47 + 25; Hay khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, có bộ ba các bài học dạng: 14 – 8 ; 34 – 8 ; 54 – 8 hoặc 13 – 5 ; 33 – 5 ; 53 – 15; . Và mỗi công thức cần ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. Ví dụ: 11 – 7 được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 4 + 7 = 11 ; 7 + 4 = 11 ; và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia 7 = 11 – 4 ; 4 = 11 – 7 đồng thời với quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 – 7 = 4 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như 11 – 4 = 10 ; 10 – 6 = 4Học sinh trong khi chiếm lĩnh vận dụng kiến thức mới còn tiềm ẩn trong từng bài học ; phát triển các năng lực tư duy của học sinh theo những điều kiện dạy học Toán ở lớp 2. 2. Dạy Tiếng Việt: Mục tiêu giáo dục thường xuyên của môn học là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt”. Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần nắm vững các quan điểm: dạy giao tiếp, dạy học tích cực, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để thực hiện tốt yêu cầu dạy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc , viết , nghe, nói) để nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, tự nhiên và hấp dẫn. Phương pháp đặc trưng của môn học đó là: Phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp đóng vai, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ và sử dụng phương tiện trực quan. Đồ dùng dạy học đối với bộ môn Tiếng Việt lớp 2 hiện nay mới chỉ có: Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học – TTBĐVTA – GC NXB giáo dục 2002. Bộ chữ dạy Tập viết trong trường Tiểu học TTBĐVTA – GDNXB. Hai loại đồ dùng trên dùng cho phân môn Tập viết, chính tả còn các phân môn như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giáo viên và học sinh sử dụng kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Chẳng hạn: *Phân môn Tập viết (phần bài mới) Bài 17 : Chữ hoa S Sau khi giới thiệu bài, giáo viên gắn chữ mẫu S cỡ vừa vào bảng nỉ hoặc dùng nam châm gắn trên bảng từ. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ S trên bảng bằng hệ thống câu hỏi . + Chữ s cỡ vừa cao mấy li? Gồm mấy nét? Là những nét nào? Nêu cách viết của từng nét? Sau đó giáo viên viết mẫu chữ trên bảng, vừa viết vừa nói cách viết và tiếp tục các quy trình của một tiết Tập viết. * Phân môn Tập đọc: Dùng kênh hình trong sách giáo khoa để giới thiệu bài. Giáo viên có thể to kênh hình trong sách giáo khoa để học sinh dễ quan sát hoặc có điều kiện in sao trên đĩa hình. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng tranh ảnh sưu tầm hoặc lọc ra từ bộ thiết bị cũ để sử dụng trong tiết dạy. Hoặc giáo viên dùng mẫu vật để giảng từ mới hay dùng băng ghi âm để giáo viên luyện đọc (ở nhà hoặc trong buổi sinh hoạt chuyên môn) theo băng hay giới thiệu giọng đọc hay cho học sinh nghe. * Phân môn Kể chuyện: Đồ dùng dạy học là các kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Biện pháp dạy học chủ yếu đó là: Sử dụng tranh minh họa trong sách giáo khoa để gị mở, hướng đẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện. Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để hướng đẫn học sinh kể lại từng đoạn, tiến tới kể lại toànbộ câu chuyện ..v.. v * Phân môn Tập làm văn – Luyện từ và câu Đồ dùng dạy học chủ yếu là kênh hình và kênh chữ trong sáchgiáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập qua những hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh theo các bước làm mẫu – nhận xét - thực hành luyện tập. Như vậy, với những thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất ở từng bộ môn, ở từng bài học, từng thiết bị. 3. Phát hiện những điểm còn thiếu tính ưu việt của bộ đồ dùng hiện có và cách khắc phục nâng cao hiệu quả sử dụng trong giờ dạy. Nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học môn Toán và môn Tiếng Việt. * Đối Với bộ môn Toán: Bộ thiết bị dạy học biểu diễn môn Toán lớp 2 khá phong phú. Song chỉ sử dụng được khi tìm hiểu khám phát hiện kiến thức ở phần bài mới và một số bài thực hành. Vì vậy, người giáo viên khi dạy cần tự làm thêm các đồ dùng dạy học Toán phục vụ cho việc thực hành và luyện tập, chơi trò chơi tạo không khí vui tươi, tự nhiên, hấp dẫn trong giờ học, chẳng hạn: Bảng nhân chia, bộ quay sốViệc gắn đồ dùng dạy học (que tính, các tấm nhựa in các chấm tròn, .) trên bảng nỉ có thể thay bằng gắn nam châm sau mỗi tấm nhựa, que tính,.. rất thuận tiện, khoa học và có tính sư phạm. * Đối với bộ môn Tiếng Việt: Thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có là quá ít, bất cập với yêu cầu đổi mới hiện nay. Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáoviên trong một tiết lên lớp, người giáo viên cần nghiên cứu tự làm thêm các đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả ở từng phân môn, từng bài học. Chẳng hạn: + Viết sẵn các từ vào câu ứng dụng để dạy Tập viết hoặc các kiểu chữ để học sinh viết sáng tạo. + Làm tập bài viết mẫu (dùng cho chính tả tập chép). + Phóng to các kênh hình trong sách giáo khoa. + Làm thêm đồ dùng dạy học luyện từ và câu như: báng quay mở rộng vốn từ, bộ thẻ gắn hình các loại cây có tên bấet đầu bằng chữ ch, trđể học sinh thực hành khi làm bài tập và chơi trò chơi. 4. Quá trình nghiên cứu để cải tiến làm mới đồ dùng dạy học “Bộ đĩa ghi hình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn” Kênh hình đóng vai trò rất quan trọng trong sách giáo khoa Tiểu học, nhất là ở lớp 2. Hình vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc có sức hấp dẫn rất lớn với học sinh. Các hình minh họa đặc biệt là trong các bài tập đọc còn hỗ trợ cho trí tưởng tượng của học sinh. Hoặc qua các ảnh chụp, tranh vẽ, học sinh có thể hình dung được phần nào những nhân vật, đồ vật, cây cối, con vật, hoặc cảnh vật mà các em chưa thấy bao giờ như con Sư tử, sông Hương, bãi biển, chú bé liên lạcHoặc định hướng cho trí tưởng tượng của các em về các nhân vật lịch sử như Sơn Tinh Thủy tinh (chẳng hạn: Bài tập đọc Sơn Tinh Thủy Tinh, các em nhìn vẽ minh họa trong bài có thể tưởng tượng ra nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong thần thoại thật oai phong, có sức mạnh phi thường.) Với phân môn kể chuyện thì tranh ảnh trong sách giáo khoa thực sự là công cụ để các em làm việc. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi dã suy nghĩ để cải tiến, làm mới đồ dùng dạy học mang tên “Đĩa ghi hình giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn”. Đây là một loại băng hình sách giáo khoa giúp học sinh quan sát ở nhiều góc độ sinh động hơn. bộ đĩa ghi hình đã được in sao thành công theo sách giáo khoa bằng các phương tiện hiện đại kết hợp với sử dụng côngnghệ khoa học tiên tiến, bảo đảm được các yêu cầu: + Tính khoa học + Tính Sư phạm + Tính thẩm mĩ + Tính thừa kế + Tính hiệu quả. Đĩa ghi hình đã phần nào khắc phục được những hạn chế thường gặp trong các tiết dạy phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn. Chơ trò chơi theo sách “Trò chơi Tiếng Việt 2” của tác giả Trần Mạnh Hưởng như: nhìn tranh kể đoạn, bắt lỗi kể sai, nối dây kể chuyện giáo viên không còn lúng túng với kênh hình khổ nhỏ in trong sách giáo khoa hoặc phóng to hay thuê thợ vẽ thủ công (không đảm bảo độ chuẩn của kênh hình) để sử dụng trong tiết dạy. Việc in tranh trên đĩa hình đã góp phần kích thích sự hứng thú học tập của học sinh tạo được sự cảm thụ sâu sắc trong nhận thức của các em ở từng nội dung bài học. Giảm số lần thao tác của giáo viên khi trình bày các đơn vị kiến thức theo mục tiêu của tiết học. Đồ dùng dạy học đảm bảo được độ bền đẹp theo hướng hiện đại hóa đổi mới thiết bị và đồ dùng dạy học hiện nay. Nâng hiệu quả giờ dạy và đây cũng là một trong những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học này thật đơn giản. Chẳng hạn: Tiết: Kể chuyện : Có công mài sắt có ngày nên kim (phần bài mới) Giới thiệu bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại đoạn 1 theo tranh. Bấm “Play” cho hiện lên màn hình từ tranh 1 đến tranh 4 để học sinh kể. Bấm nút “Pause” khi muốn cho mỗi tranh dừng lại, bấm nút >> khi muốn tua các bức tranh đi và bấm nút << khi muốn cần đến các bức tranh trước đó. Việc chuyển đĩa hình này vào các bài giảng điện tử, tạo hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng kết thúc để sử dụng từng tranh cũng rất đơn giản. giáo viên có thể sử dụng bất kì tranh nào theo yêu cầu của bài. III. Kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm Kết quả cụ thể: Sau khi xin phép Ban giám hiệu nhà trường tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy ở 2 lớp 2A và 2C với tiết Kể chuyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hai lớp này có số học sinh bằng nhau và mặt bằng nhận thức ngang nhau. Lớp 2A dạy theo tranh vẽ, lớp 2C dạy có sử dụng đĩa ghi hình. Đây là bảng thống kê số liệu kết quả đạt được ở hai lớp : Tổng số H Giỏi Khá TB Lớp SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Lớp 2A: 31 3 9,7 10 32,2 18 58,1 Lớp 2B: 31 10 32,2 15 48,4 6 19,4 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy việc sử dụng đĩa ghi hình vào giảng dạy phân môn Kể chuyện ở lớp 2C có chất lượng và hiệu quả cao hơn hẳn lớp 2A, học sinh hào hứng tích cực trong giờ học. Qua trao đổi, trò chuyện với các em thì hầu hết học sinh đều thích được học tập khi sử dụng màn hình, trình chiếu. “Đĩa ghi hình giả
File đính kèm:
- SKKN DAT GIAI A DDDH DAT GIAI A TINH.doc