Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường Mầm non

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1. Về nội dung của sáng kiến:

Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, nhà trường đã áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho giáo viên.

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ được tích cực trải nghiệm trong trường, lớp mầm non.

Biện pháp 3: Phối hợp tổ chức các hoạt động khám phá trải nghiệm cho trẻ qua các hoạt động.

Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tiệc buffet.

* Các bước thực hiện giải pháp:

+ Bước 1: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá trong giáo dục mầm non hiện nay.

+ Bước 2: Nghiên cứu, điều tra thực trạng vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá trong nhà trường.

+ Bước 3: Sưu tầm, xây dựng một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở nhà trường.

+ Bước 4: Áp dụng thử nghiệm một số biện pháp theo định hướng ban đầu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 4389 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu: 
Hoạt động trải nghiệm từ lâu đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều đã khẳng định giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm là phương pháp giáo dục ưu việt, giúp phát huy tối đa tính tích cực của người học. 
Giáo dục mầm non của nước ta hiện nay đang dần được đổi mới theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động giáo dục đều phải hướng vào trẻ, vì sự phát triển của bản thân trẻ và phát huy được tính tích cực nhận thức của trẻ. Trẻ mầm non có nhiều cách tiếp cận để nhận thức thế giới khác nhau, song nhận thức thông qua trải nghiệm được coi là một trong những con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Chính trong các hoạt động thực tiễn này, trẻ được trực tiếp tác động vào đối tượng, làm đối tượng bộc lộ hết những đặc điểm và thuộc tính một cách rõ nét. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo điều kiện và cơ hội để hình thành cho trẻ những năng lực, phẩm chất và giá trị xã hội mà hiện nay đang đòi hỏi như tính độc lập, sáng tạo, tự tin, hòa nhậpgiúp trẻ biết vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các vấn đề. Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, qua đó khơi gợi ở trẻ hứng thú và sự sẵn sàng khám phá, sự tôn trọng và thiện cảm với mọi cơ thể sống cũng như ý thức giữa gìn và bảo vệ môi trường. 
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lý , năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo. Mục tiêu này có thể đạt bền vững khi tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non. Điều này phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW: Các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thực hiện theo hướng tăng cường trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạocủa học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Đề cập tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia hoặc tiếp xúc với sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”	
Chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 cũng nhấn mạnh yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non: Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Trước vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đã nhiều nghiên cứu về trải nghiệm và giáo dục dựa vào trải nghiệm trong trường mầm non. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non có ý nghĩa quan trọng, giúp cho cơ sở giáo dục mầm non triển khai tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non.
Thực tiễn cho thấy, trước đây ở các trường mầm non đại trà nói chung và trường mầm non do tôi phụ trách nói riêng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa thực sự được chú ý quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức và “làm cho có”; Ban giám hiệu chưa chú ý để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường cho hoạt động khám phá, trải nghiệm của trẻ, giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm và cũng chưa có kỹ năng tổ chức; chưa khai thác hết các điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, vẫn còn nhầm lẫn hoạt động trải nghiệm chỉ đơn giản là cho trẻ đi chơi, đi tham quan ở các Trung tâm giáo dục, nông trại giáo dục dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non và từ thực trạng nhà thường như trên nên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non làm đề tài nghiên cứu, sau một thời gian áp dụng thử nghiệm đã đạt được những kết quả nhất định.
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hường
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Liên Bảo -Thành phố Vĩnh Yên
- Số điện thoại: 0989010674 Email: Huong.mntsvp@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
Trường mầm non Liên Bảo - Thành phố Vĩnh Yên.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Sáng kiến được áp dụng trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 06/09/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến: 
Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, nhà trường đã áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho giáo viên.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ được tích cực trải nghiệm trong trường, lớp mầm non.
Biện pháp 3: Phối hợp tổ chức các hoạt động khám phá trải nghiệm cho trẻ qua các hoạt động.
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tiệc buffet. 
* Các bước thực hiện giải pháp:
+ Bước 1: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá trong giáo dục mầm non hiện nay.
+ Bước 2: Nghiên cứu, điều tra thực trạng vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá trong nhà trường.
+ Bước 3: Sưu tầm, xây dựng một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở nhà trường.
+ Bước 4: Áp dụng thử nghiệm một số biện pháp theo định hướng ban đầu.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp thử nghiệm tôi thấy mỗi biện pháp đều có những cải tiến nhất định tuy nhiên biện pháp xây dựng môi trường cho trẻ được tích cực trải nghiệm trong trường, lớp mầm non và thực hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm là hiệu quả nhất, bởi vì trẻ được làm, được phối hợp sử dụng tất cả các giác quan giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu.
7.1.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho giáo viên
Đây là một nội dung mới, chưa có điểm để tham quan, học tập, chưa có nhiều các tài liệu tham khảo, do đó Ban giám hiệu nhà trường phải cố gắng sưu tầm các tài liệu có liên quan để lựa chọn những nội dung thiết thực, phù hợp để bồi dưỡng cho giáo viên. 
Trước đây chủ yếu là nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy cho các nhóm lớp, nhà trường xây dựng như thế nào thì giáo viên chỉ thực hiện đúng theo kế hoạch đó, không có sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với nhận thức của trẻ, do đó thiếu đi sự sáng tạo, nội dung, hình thức tổ chức thường dập khuôn, kết quả trên trẻ cũng chưa phân biệt rõ khả năng của trẻ mà thường đạt được kết quả đồng loạt như nhau.
Để có một kế hoạch tương đối hoàn chỉnh, trước tiên tôi phải xây dựng kế hoạch mẫu, xác định cụ thể độ tuổi nào thì dạy nội dung gì cho phù hợp, phần này phải bám sát chương trình giáo dục mầm non. Sau đó chia nội dung phù hợp vào từng chủ đề:
Ví dụ: Với chủ đề Trường lớp mầm non của bé: dạy trẻ phải biết các khu vực của trường, biết chơi đúng các đồ chơi ngoài trời, biết chơi ở từng góc chơi trong lớp, biết lấy cất đồ dùng đồ chơi và đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Với chủ đề Thế giới động vật: Tổ chức cho trẻ quan sát các con vật gần gũi (ở trường hay ở nhà dân gần trường), ngoài việc nhận biết đặc điểm của con vật trẻ biết thực hành chăm sóc con vật, cho các con vật ăn... 
Có các loại kế hoạch: kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày, nhưng tôi đã xác định kế hoạch tuần và kế hoạch ngày là quan trọng hơn cả vì nó xác định mục tiêu giúp trẻ tải nghiệm dễ dàng, cụ thể hơn, nó đáp ứng nhu cầu học tập của nhóm trẻ cũng như của từng cá nhân, nó có thể dự kiến được nhu cầu và hứng thú của trẻ và trẻ có thể dễ dàng hiểu được những nội dung đó như thế nào. 
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt bởi vì: Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra (ví dụ như đám cưới ở cổng trường, có đoàn rước kiệu tổ chức lễ hội đi qua, có các sự việc đột xuất xuất hiện gần trường, hoặc đang học ở chủ đề Hiện tượng tự nhiên mà đột xuất hôm đó trời mưa thì giáo viên có thể chuyển sáng dạy quan sát, tìm hiểu về mưa...); có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng nội dung khác thì sau đó giáo viên phải tổ chức dạy bù để đảm bảo chương trình theo kế hoạch. Và việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển, việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”.
7.1.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ được tích cực trải nghiệm trong trường, lớp mầm non.
Để xây dựng được môi trường trải nghiệm hiệu quả cho trẻ cần phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc: môi trường giáo dục xuất phát từ trẻ, đáp ứng được nhu cầu và hứng thú của trẻ, môi trường gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đồ dùng đồ chơi trưng bày đẹp mắt, trẻ được tự lựa chọn để chơi, chứ đồ dùng, đồ chơi của nhóm lớp không phải để trưng bày; Thiết kế các góc hoạt động trong và ngoài lớp học đa dạng, phong phú, phù hợp chủ đề; Huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên học liệu đã qua sử dụng theo từng chủ đề; Khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ tham gia xây dựng môi trường lớp học như: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc Khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên vật liệu theo nhiều cách sáng tạo khác nhau; Thiết kế các khu vực hoạt động ngoài trời phù hợp với điều kiện, tận dụng tối đa và có hiệu quả các khoảng không gian để phục vụ hoạt động học tập, vui chơi của trẻ;
Là một hiệu trưởng tôi xác định việc xây dựng môi trường giáo dục là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ bởi vì qua đó kích thích trẻ hoạt động, hơn nữa trẻ mầm non lại rất yêu thích cái đẹp, nếu thấy cái gì đẹp là các con tập trung lại ngay và có hứng thú với đồ vật, sự vật đó; do đó tôi luôn chú trọng đầu tư công tác xây dựng môi trường giáo dục tạo cảnh quan sư phạm nhà trường xanh - sạch- đẹp, an toàn và thân thiện để trẻ được vui chơi, học tập, hàng ngày được hít thở không khí trong lành, tươi mát...
Hình ảnh ngôi trường mới khang trang với nhiều cây xanh
Các khu vực vui chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với chủ đề thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và hoạt động của trẻ. Nhà trường tận dụng mọi không gian và các vật liệu sẵn có của địa phương để xây dựng khu vận động cho trẻ như lốp xe làm hàng rào và cổng chui, cây tre khô, lá cọ làm mô hình khu chợ quê hay góc thiên nhiên với nhiều sắc hoa rực rỡ, vườn cổ tích với các nhân vật trong truyện cổ tích, sân khấu ngoài trời, vườn rau xanh Tất cả được trang trí, chăm sóc cẩn thận, vừa tạo cảnh quan trường lớp, đồng thời giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo chương trình giáo dục mầm non.
Ở khu chợ quê các bé được thực hành công việc của người bán hàng, người mua hàng như ngoài cuộc sống thực của người lớn, các bé biết bày biện, sắp xếp hàng bán đẹp mắt, khoa học, biết cách giới thiệu về mặt hàng mình bày bán, biết chào mời khách, biết mua hàng phải trả tiền và lâu dần các bé còn biết trả giá mua như người lớn
Hình ảnh khu chợ quê với nhiều mặt hàng bày bán
Trong sân trường các bồn cây, bồn hoa được bố trí khoa học, được phân chia cho các nhóm lớp chăm sóc thường xuyên. 
Vườn rau cho bé chăm sóc, khám phá
Ở khu vực vườn rau, trẻ được nhổ cỏ, bắt sâu, xới đất, được tưới rau và đặc biệt biết được quy trình trồng rau của bác nông dân. Qua đó các bé còn biết sử dụng một số dụng cụ lao động: đi ủng ra vườn, sử dụng găng tay nhặt cỏ, biết cầm cuốc, xẻng, bình ôdoa. Trẻ biết chăm rau đến thời điểm nào được thu hoạch, cách thu hoạch rau như thế nào?... tuy diện tích dất của nhà trường không rộng nhưng đã có rất rất nhiều luống rau xanh được trồng và trang trí đẹp mắt, đặc biệt có đường đi vào sạch sẽ, tạo cho trẻ cảm giác hứng thú hơn với thiên nhiên.
Với môi trường trong nhóm lớp, tôi yêu cầu giáo viên phụ trách lớp ngoài việc giáo dục trẻ tốt còn khéo léo xây dựng các góc, các mảng hoạt động cho trẻ như: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, mảng chủ đề khám phá khoa học, . Các góc, các mảng được trang trí sinh động nhiều màu sắc tận dụng những vật dụng bỏ đi hoặc trưng bầy các sản phẩm do trẻ tự làm ra như: Vẽ, cắt, xé dán, tô màu... Cách trang trí như vây vừa gần gũi với trẻ vừa khuyến khích trẻ tích cực hơn trong các hoạt động vừa kích thích trí tưởng tượng của trẻ đồng thời giúp cho không gian lớp học thêm phần sinh động. Không chỉ trong lớp học mà trẻ còn thoải mái khám phá vui chơi ở mọi lúc mọi nơi.
Một góc hoạt động theo hướng mở cho trẻ hoạt động
Để có được nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú thì hàng năm, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo 100% các nhóm, lớp làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, trong đó có nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng về chủng loại, đảm bảo an toàn cho trẻ... vào đợt phát động phong trào thi đua 20/11, 8/3 năm nào nhà trường cũng tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi, do vậy số lượng đồ dùng đồ chơi là các nguyên vật liệu tái sử dụng, nguyên vật liệu gần gũi ở địa phương được làm với số lượng lớn, do đó góp phần không nhỏ cho việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp.
7.1.3. Biện pháp 3: Phối hợp tổ chức các hoạt động khám phá trải nghiệm cho trẻ qua các hoạt động 
a. Tổ chức cho trẻ trong nhà trường được trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh qua các hình thức tham quan, dạo chơi, thí nghiệm:
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm với hoạt động “Hội chợ xuân”, Làm bánh trôi (tết Hàn Thực), làm bánh chưng (Tết nguyên đán), pha nước cam...
Tôi thiết nghĩ, thời gian các con ở trường cả ngày, bố mẹ thì bận bịu với công việc nên rất ít có thời gian cho các con trải nghiệm, tổ chức các hoạt động bé tập làm nội trợ như trên phần nào giúp trẻ làm quen với công việc nội trợ đơn giản, trẻ được tự tay nặn từng viên bột, biết tại sao phải lăn tròn, tại sao phải cho bột vào giữa, rồi tại sao khi nấu chín bánh trôi lại nổi, tại sao khi vớt bánh lại phải cho vào nước nguội... muôn vàn câu hỏi vì sao, và mỗi lần trẻ đặt câu hỏi vì sao là một lần các cô thấy vui vì đã phần nào giải đáp được trí tò mò, khả năng tìm hiểu, khám phá, phát hiện vấn đề của trẻ => từ đó nhận thức, tư duy của trẻ phát triển.Với những việc làm rất đơn giản nhưng lại mang đến cho các con cả một bầu trời hạnh phúc, những tiếng cười giòn tan, những lời bình luận ngộ nghĩnh: Hạt bánh này của tớ nặn đấy, tớ phải ăn hết đĩa bánh này... và chắc chắn buổi làm bánh đó trẻ sẽ mãi nhớ ghi.
Toàn cảnh buổi làm bánh trôi (tết Hàn thực)
Được nặn bánh các bé rất hào hứng
Các bé giới thiệu mặt hàng tại Hội chợ xuân
- Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm: sự nảy mầm của hạt, vật chìm- nổi, sự bốc hơi của nước, soi vật nhỏ bằng kính lúp: Tôi đã chỉ đạo giáo viên nhóm lớp qua các chủ đề lựa chọn những nội dung làm được thí nghiệm để đưa vào dạy trẻ, và đã có rất nhiều thí nghiệm thành công ngoài sức tưởng tượng.
Ví dụ ở chủ đề bản thân, khi gia đình trẻ mang những vỏ hộp sữa đến, giáo viên cho trẻ thử nghiệm vật chìm nổi, không phải là sắt nặng mới chìm, giấy gấp thuyền mới nổi như bình thường ta vẫn làm, mà ngay trong vỏ hộp sữa cũng có cái nổi, có cái chìm, cách làm rất đơn giản chỉ là mở nắp và đạy nắp mà thôi.
Ở chủ đề Hiện tượng tự nhiên, cho trẻ làm thí nghiệm sự bốc hơi của nước, giáo viên cho trẻ nhúng chân của mình vào chậu nước, sau đó in dấu chân trên sân trường, chỉ một lúc sau không thấy dấu chân đâu, nước đã bay hơi hết; rồi cho trẻ để 2 cốc nước, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, khi quan sát thấy cốc nước nóng có hơi bay lên... và khi được quan sát như vậy trẻ rất hứng thú, rất muốn biết vì sao lại có hiện tượng như vậy...
- Tổ chức cho trẻ tham quan cánh đồng lúa, ruộng rau, khu chăn nuôi của nhà dân gần trường được các cô giáo tiến hành theo từng chủ đề phù hợp, các bé được đi thăm quan, mắt thấy, tai nghe nên rất thích thú. 
b. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là môi trường giáo dục mang lại cơ hội cho trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, vận động, nhận thức, tìm hiểu về thế giới xung quanh, trẻ có cơ hội tắm nắng, hóng gió... Môi trường ngoài trời rất đa dạng, phong phú và có sự thay đổi, vận động không ngừng do đó trẻ rất hào hứng khám phá. 
Các bé tham gia hoạt động ngoài trời
Trẻ không thể ngồi im hay chỉ đứng nhìn một vườn hoa đang khoe sắc, những con bướm bay lượn dập dờn, những chồi non đang nhú, có kẽ chồi chúm chím những nụ hoa xinh...hay khi mùa thu đến những chiếc lá vàng rơi lả tả, gió thổi dàn chong chóng quay tít tạo ra những âm thanh lao xao đến lạ thường...chỉ bấy nhiêu thôi tâm hồn, trí tò mò và khả năng ngôn ngữ của trẻ được khơi dậy... vậy tại sao chúng ta những nhà giáo không tạo cho trẻ môi trường hoạt động ngoài trời đa dạng, phong phú và hấp dẫn đó, chắc chắn không tốn kém nhiều kinh phí, có chăng chỉ là chút ngày công. Và đó cũng là điều tôi đã làm cho môi trường ngoài trời của các con.
Sân trường sau giờ thể dục sáng
Ra ngoài sân trường trẻ được chơi cùng nhau sẽ tạo cho trẻ bầu không khí chơi thân thiện, bình đẳng, vui vẻ và thoải mái, trẻ không còn rụt rè, không phải ngồi một chỗ và trẻ thực sự học qua chơi.
c. Tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm ngoài nhà trường
Với hoạt động này, căn cứ vào kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong thời gian qua nhà trường đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan trường học trên địa bàn, thăm nghĩa trang liệt sĩ phường, thăm Đình Cả, thăm khu chăn nuôi, ruộng rau... của một số gia đình gần trường. Để có được các hoạt động này thì cần phải xây dựng kế hoạch riêng, thống nhất nội dung, lựa chọn địa điểm, hình thức tổ chức... với Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
Công tác chuẩn bị cần phải chú ý thật chu đáo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, làm sao khơi gợi trẻ sự thích thú, hào hứng tham gia và hiểu được những giá trị truyền thống của địa phương, ý nghĩa của những nơi mình đã đến, từ đó khơi dậy ở trẻ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. 
7.1.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tiệc buffet
Mục đích để giúp trẻ mầm non có cơ hội được làm quen với tiệc Buffet- 
tiệc đứng, làm quen với cách ăn mới, học nhiều kỹ năng mới và để trẻ có thể tham gia cùng cha mẹ, người lớn vào các bữa tiệc đứng không bị bỡ ngỡ, nhà trường đã tổ chức cho trẻ được làm quen với loại hình này 2 lần/năm. 
Khi chuẩn bị tổ chức cho trẻ ăn buffet, nhà trường yêu cầu giáo viên các nhóm lớp tổ chức, hướng dẫn trước cho trẻ cách ăn buffet đúng cách qua trò chuyện, trao đổi, xem video, cụ thể như sau:
- Khi ăn buffet, chỉ nên lấy thức ăn mỗi thứ một ít, dù là món rất ưa thích. 
- Ăn chậm rãi, ăn thưởng thức, vừa ăn vừa trao đổi nhỏ với bạn 
- Giữ trật tự, nhường và chờ đợi người đến trước lấy xong mới đến lượt mình, không chen lấn, xô đẩy nhau.
- Cầm đĩa (bát) thức ăn trên tay, di chuyển chậm và cẩn trọng, không va chạm vào người khác. 
- Thử trước một ít với món lạ, nếu nếm thử thấy được thì hãy ăn thật. 
- Không ngại đi lại nhiều lần để lấy thức ăn hoặc nước uống.
Bữa tiệc của các bé lớp mẫu giáo lớn
Và chỉ sau 2 lần được làm quen với cách ăn tiệc buffet, các bé đã tự mình lấy thức ăn vừa đủ, lựa chọn món ăn phù hợp, biết chờ đến lượt, không chen lấn và đặc biệt không để thừa thức ăn đã lấy. Các bé nhóm 24-36 tháng tuổi bình thường các cô phải xúc cho ăn nhưng sau khi được làm quen cũng biết cách ăn này và hào hứng tham gia
Ôi cánh gà rán ngon quá, bạn có ăn k

File đính kèm:

  • docTrai nghiem 3 tuoi_13075629.doc