Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Tác phẩm văn học mang vai trò quan trọng, to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết qua lời hát ru, bài đồng dao, ca dao. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Thơ truyện cũng dẫn dắt các em đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, những cảnh đẹp của miền quê yêu dấu như cánh đồng, vườn cây trái, hay các em vui vầy với những con vật như: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim ri, chích bông. Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ còn mở rộng nhận thức cho trẻ về xã hội. Qua đó trẻ biết được nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo, quá trình sản xuất ra những đồ dùng, đồ chơi, truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng của ông cha hay những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp cũng được truyền đến với tuổi thơ qua các tác phẩm văn học như: Sự tích bánh trưng bánh dày, chú giả phóng quân, sự tích Hồ Gươm.Tác phẩm văn học còn dạy các em ý thức chăm chỉ lao động, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học”.
2. Đồng tác giả:
	2.1. Họ và tên: Lã Thị Hải Yến
	Năm sinh: 1991
	Nơi thường trú: Khu 10 thị trấn Than Uyên.
	Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Mường Cang.
Điện thoại: 0974402491.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 
2.2. Họ và tên: Nguyễn Thị Dung
Năm sinh: 1970
	Nơi thường trú: Khu 5b thị trấn Than Uyên.
	Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Mường Cang.
Điện thoại: 01694311468.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2016 đến ngày 30 tháng 03 năm 2017.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường mầm non Mường Cang.
	Địa chỉ: Xã Mường Cang – Huyện Than Uyên – Tỉnh Lai Châu
	Điện thoại: 02313785900
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Tác phẩm văn học mang vai trò quan trọng, to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết qua lời hát ru, bài đồng dao, ca dao. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Thơ truyện cũng dẫn dắt các em đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, những cảnh đẹp của miền quê yêu dấu như cánh đồng, vườn cây trái, hay các em vui vầy với những con vật như: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim ri, chích bông... Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ còn mở rộng nhận thức cho trẻ về xã hội. Qua đó trẻ biết được nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo, quá trình sản xuất ra những đồ dùng, đồ chơi, truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng của ông cha hay những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp cũng được truyền đến với tuổi thơ qua các tác phẩm văn học như: Sự tích bánh trưng bánh dày, chú giả phóng quân, sự tích Hồ Gươm....Tác phẩm văn học còn dạy các em ý thức chăm chỉ lao động, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn. 
Đối với trẻ mầm non có nhu cầu và khả năng hiểu được các tác phẩm văn học ngắn gọn, không phức tạp, kết cấu ngôn ngữ dễ hiểu. Riêng đối với trẻ là người dân tộc thiểu số thì khả năng hiểu được các tác phẩm văn học gặp không ít những khó khăn. Việc hiểu được các tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc hoàn toàn vào sự truyền thụ của cô giáo. Ở lứa tuổi này người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho các con mà gọi là “Làm quen với văn học”. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp các con hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó cô giáo dạy cho trẻ đọc thuộc diễn cảm các bài thơ, kể diễn cảm các câu chuyện hoặc đóng kịch các tác phẩm văn học.
Cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học có nhiệm vụ quan trọng, riêng đối với trẻ mầm non là người dân tộc H’Mông vô cùng quan trọng: 
Thứ nhất, giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật như: Thích nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch cho người khác xem.
Thứ hai, thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
Thứ ba, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng việt, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.
Thứ tư, rèn luyện kĩ năng đọc thơ, kể chuyện, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau.
Trong thực tế cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt, đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, thậm trí trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, do đó trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè người kinh. Vì vậy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Với đặc điểm ở lớp mẫu giáo_ lớp ghép với nhiều độ tuổi như lớp của tôi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Trên cơ sở chỉ đạo, triển khai, quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục sự hướng dẫn trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường. Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp ghép do tôi phụ trách, có 100% là trẻ dân tộc H’Mông khả năng giao tiếp, khả năng cảm thụ văn học của trẻ còn nhiều bất cập. Qua thời gian 2 năm liên tiếp chúng tôi phụ trách lớp với đối tượng học sinh là người dân tộc H’Mông nên chúng tôi đã tìm hiểu, và đề ra một số biện pháp để đối tượng học sinh của mình làm quen với các tác phẩm văn học một cách gần gũi và dễ dàng hơn thông qua sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học”. Với sáng kiến của mình sẽ giúp cho trẻ dân tộc những giờ làm quen với tác phẩm văn học thật hấp dẫn và thú vị, nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tốt nhất, có vốn từ, kỹ năng nói, khả năng hiểu và diễn đạt, đặc biệt sẽ gây được ấn tượng mạnh, ghi nhớ có chủ đích của trẻ để trẻ phát huy được tính tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Và đây cũng là tiêu chí mà tôi đưa ra cho bản thân để tự khắc phục và hướng tới thực hiện có hiệu quả.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
	Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học.
Đối tượng: Học sinh lớp ghép _ Điểm Huổi Hằm trường mầm non xã Mường Cang.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
	Trường mầm non Mường Cang là một trường xã cách trung tâm thị trấn 1,5 km, có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường đều là những người có năng lực quản lý và điều hành tốt mọi công việc. Về cơ sở vật chất nhà trường mặc dù còn thiếu thốn trang thiết bị dạy và học xong cũng tương đối đáp ứng được yêu cầu của ngành học. Trường có ba điểm lẻ với đối tượng học sinh đều là người dân tộc thiểu số, trong đó có điểm Huổi Hằm cách xa trung tâm nhất, đặc biệt đối tượng học sinh 100% là con em người dân tộc H’Mông.
Năm học 2016 - 2017 chúng tôi được phân công nhiệm vụ dạy lớp ghép điểm trường Huổi Hằm, đa số các cháu đề là người dân tộc H’ Mông, trẻ không cùng một đọ tuổi. Tổng số trẻ 18 trong đó:
Trẻ 2 tuổi: 4 cháu trong đó có 1 cháu khuyết tật khiếm thính.
Trẻ 3 tuổi: 4 cháu
Trẻ 4 tuổi: 7 cháu
Trẻ 5 tuổi: 3 cháu
 Những trẻ đã ra lớp từ những năm trước khả năng nói tiếng việt của trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, sống gia đình điều kiện khó khăn nên việc giúp trẻ học hỏi, tiếp thu với môi trường xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Những trẻ mới ra lớp, trẻ còn nhút nhát, chưa thông thạo ngôn ngữ tiếng việt, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. 
	Nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. 
Khả năng giao tiếp của trẻ còn rụt rè, nhút nhát, vốn từ của trẻ chưa phong phú do bất đồng ngôn ngữ, quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường bên ngoài còn có những hạn chế nhất định.
Ngôn ngữ là yêu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc làm quen với tác phẩm văn học. Trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn nên ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức của trẻ.
Để phát triển ngôn ngữ khi cho trẻ Mẫu giáo dân tộc H’Mông qua việc làm quen với tác phẩm văn học đòi hỏi giáo viên cần phải linh hoạt, năng động và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thức, sử dụng phương pháp linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực, hứng thú.
Gia đình trẻ sống không tập trung, địa hình đồi núi phức tạp gây khó khăn trong việc đến lớp của trẻ.
	Trẻ trong một lớp không cùng một độ tuổi nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
	Ngôn ngữ văn học còn xa lạ đối với trẻ.
	Phụ huynh các cháu hầu hết đều không biết chữ, ít quan tâm đến việc học hành của con cái nên việc phối hợp với giáo viên để dạy trẻ theo một phương pháp nhất định gặp nhiều khó khăn.
	Tài liệu hướng dẫn cho giáo viên còn chưa phong phú, giáo viên chưa có điều kiện để nắm bắt chuyên sâu nội dung của hoạt động này. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tuy đã được cấp nhưng còn nhiều thiếu thốn, chưa phong phú đảm bảo nhu cầu tiếp xúc và làm quen đến tác phẩm văn học của trẻ.
Giải pháp cũ: 
	Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng phương pháp đọc.
	Phương pháp đàm thoại.
	Phương pháp đồ dùng trực quan.
	Phương pháp thực hành.
	Giải pháp đưa ra đã giúp trẻ tăng cường về mặt ngôn ngữ tiếng việt, trẻ lớn đã biết đọc một số bài thơ, kể tóm tắt nội dung một số câu chuyện. Trẻ đã mạnh dạn hơn khi thể hiện các tác phẩm văn học. Xong kết quả thu được chưa cao: Trẻ đọc thể hiện tác phẩm văn học theo hình thức học vẹt, trẻ chỉ đọc mà không thể hiện được tình cảm của mình với tác phẩm, chưa hiểu hết được tính chất, nội dung, giáo dục có trong tác phẩm. Trẻ chưa phát huy được trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo của mình đối với tác phẩm văn học. Giải háp đưa ra còn chung chung, chưa phục vụ được hết nhu cầu tìm hiểu, phát triển của trẻ.
	Kết quả khảo sát đầu năm: Tổng số 18 trẻ	
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
18
0
2
8
8
Sau khi khảo sát với kết quả thu lại của giải pháp cũ chưa cao, còn nhiều hạn chế, giải pháp chỉ đi sâu vào một đối tượng nhất định chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp ghép với nhiều độ tuổi khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp mới để giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Biện pháp 1. Tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng cho trẻ.
Môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới tâm sinh lý của trẻ. Để trẻ được làm quen với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi, tôi luôn tạo môi trường trong và ngoài lớp thân thiện nhất, đẹp và sinh động để cuốn hút trẻ.
 	Ở các góc chúng tôi trang trí bằng chính sản phẩm của cô và của trẻ phù hợp với chủ đề. Đặc biệt là ở góc phân vai tạo những hình ảnh đẹp tượng trưng cho trẻ nhập vai mình vào các nhân vật trong tác phẩm để trẻ được thể hiện mình qua sự tái tạo các hình ảnh nhân vật và phát triển được tính sáng tạo. 
Ví dụ : Cắt, xé, dán, vẽ, nặn những nhân vật chính trong tác phẩm văn học trang trí vào các góc trong lớp đặc biệt là góc phân vai và cho trẻ kể lại câu truyện qua những hình ảnh mà trẻ vừa làm được. Hay sử dụng những vật liệu dễ kiếm để sáng tạo ra một số cây rau, cây hoa, cây ăn quả quen thuộc, gần gũi có trong các tác phẩm truyện để trẻ hình dung thực tế về các hình ảnh được nói đến trong tác phẩm đó.
Trang trí khu vườn cổ tích bằng những hình ảnh nhân vật trong truyện cổ tích như hình ảnh truyện “Tấm Cám”, “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, “Nàng tiên cá”, “Sự tích hoa hồng”.... phù hợp với từng chủ đề để trang trí khi cho trẻ khám phá trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động đóng vai các nhân vật để kể lại truyện. (Hình ảnh 1). 
Ngoài môi trường lớp học, chúng tôi còn tạo môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ: Chúng tôi thường xuyên giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với trẻ chú ý đến trẻ thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi về những chủ đề gần gũi với cuộc sống.
 	Ví dụ: Giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ sinh hoạt, lúc rảnh rỗi nhằm tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, tâm trạng, tình cảm của trẻ về bản thân, sự vật hiện tượng xung quanh như thời tiết hôm nay như thế nào? Con cảm thấy mình như thế nào? Những đồ vật này có công dụng gì? Cái này có thể dùng vào những việc gì?
	Động viên khuyến khích trẻ tham gia trò chuyện với cô và bạn, tổ chức trò chơi ngôn ngữ cho trẻ, trò chơi kết hợp vận động với lời ca, lời đồng dao đưa trẻ vào hoạt động bằng cách bắt chước vần điệu và nhịp điệu ngôn ngữ. Thường xuyên tập cho trẻ nghe và phân biệt âm thanh từ các giọng khác nhau: Giọng của cô, của từng bạn, âm thanh của của các đồ vật khác nhau. Tổ chức các hoạt động có sử dụng văn hóa địa phương: Nghe, kể chuyện dân gian, hò, vè... của dân tộc bằng Tiếng Việt.
Chụp lại những khoảnh khắc của cô và trẻ trong khi chơi, dạo chơi hay đóng kịch kể lại truyện, khi trẻ được thực hành trải nghiệm, làm hình ảnh trang trí dán vào tường trong lớp học để khi trẻ được tham gia trẻ nhận thấy sự tự tin, hào hứng, phấn khởi, gần gũi, thân quen. Trên các mảng tường, tại các góc lớp tôi trang trí nhiều hình ảnh đẹp, sinh động phù hợp với từng chủ đề và mỗi hình ảnh đó đều được gắn tên gọi để trẻ được làm quen, khám phá. 
Từ những hình ảnh chúng tôi trang trí trong và ngoài lớp khi trẻ nhìn vào trẻ nói được bằng ngôn ngữ Tiếng Việt đó là ai trong tác phẩm nào, và kể lại được tác phẩm ấy bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, đồng thời trẻ đã biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình với các nhân vật ấy bằng cách tâm sự với tôi và các bạn.
Không chỉ có môi trường trong lớp, môi trường xung quanh lớp học cũng rất cần thiết giúp trẻ làm quen được với tác phẩm văn học. Xung quanh lớp học, chúng tôi tạo khu vườn hoa, vườn rau với nhiều loại cây giúp trẻ hứng thú hơn trong tiết học. (Hình ảnh 2)
Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
	Đồ dùng là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng nhận thức của trẻ trong mỗi tiết học. Đối với những trẻ sinh sống gần khu trung tâm, gia đình có điều kiện thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học qua các thông tin đại chúng, hiện đại như: Máy tính, điện thoại, băng đĩa... khi đọc các tác phẩm văn học lên trẻ có thể biết được rằng tác phẩm đó nói đến sự vật nào, nói đến con vật, đồ vật...nào đó. Nhưng với đối tượng trẻ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ dân tộc H’Mông, học chung trong môi trường lớp ghép nhiều độ tuổi khác nhau thì khả năng nhận thức, trí tưởng tượng của trẻ dường như trẻ không thể tưởng tượng được nhân vật cô đang nói đến là gì, con vật đó là con nào, nó mang ý nghĩ gì đối với trẻ. Vì thế, đồ dùng chính là phương tiện trực tiếp giúp cô giáo mang giá trị của tác phẩm văn học đến với trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học.
VD: Truyện “Củ cải trắng: - Chủ đề “Bản thân”
+ Tranh 1: Thỏ con mặc áo ấm và cầm 2 củ cải trắng trên tay trong đầu nghĩ đến Dê con.
+ Tranh 2: Thỏ con đặt 1 củ cải trắng lên bàn của Dê con.
+ Tranh 3: Dê con cầm nửa cái bắp cải đang nhìn củ cải trắng trên bàn, trong đầu nghĩ đến Hươu con.
+ Tranh 4: Hươu con cầm ngắm củ cải trắng và trong đầu nghĩ đến Thỏ con.
+ Tranh 5: Hươu con mang củ cải trắng đến nhà Thỏ con, Thỏ con đang ngủ.
+ Tranh 6: Thỏ con ngủ dậy cầm củ cải trắng, trong đầu nghĩ đến Dê con và Hươu con.
Cô treo tranh theo thứ tự từ đầu đến cuối lên bảng. Trẻ nhìn tranh chỉ vào hình ảnh trong tranh và kể tương ứng với nội dung trong tranh. Với hình thức sử dụng tranh rất có hiệu quả vì khi trẻ nhìn vào các bức tranh trẻ sẽ hình dung ra diễn biến câu chuyện một cách đầy đủ từ đó có thể nắm đầy đủ được nội dung của câu chuyện, hiểu rõ được câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của các con vật. Từ đó, trẻ hiểu được ý nghĩa giáo dục trong câu chuyện phải yêu thương bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau. 
Với đối tượng trẻ là người dân tộc thiểu số, khả năng chú ý của trẻ còn thấp, ngôn ngữ bất đồng giữa cô và trẻ, nên đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm: thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.
VD1: Thơ “Hoa kết trái” - Chủ đề “Thực vật”
Trong bài thơ này có từ “rung rinh” trong câu thơ:
	“Hoa mận trắng tinh
	 Rung rinh trong gió”
Chúng tôi đã làm một cành hoa mận bằng giấy mỏng, các cuống hoa nối với một sợi dây đồng rất mảnh. Khi đọc đến câu thơ “Rung rinh trong gió” đồng thời khẽ lay động nhẹ làm cành hoa rung nhè nhẹ, chúng tôi giải thích “rung rinh” có nghĩa là rung nhè nhẹ, vì cơn gió thổi nhẹ đã làm cho hoa mận rung rình nhè nhẹ trong gió. 
Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ đó còn trẻ thì hiểu được từ khó đó. Hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là hình thức rất cơ bản giúp giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra, tuỳ theo nội dung của từng tác phẩm mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động ở những địa điểm thích hợp, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực.
Ví dụ: Dạy các tác phẩm có nội dung nói về thiên nhiên tươi đẹp như bài “Hoa kết trái”, “Ông mặt trời” cô giáo có thể tổ chức tiết học ở ngoài vườn trường, hay như bài thơ “Ong và bướm” chúng tôi có thể đạy trên mô hình minh hoa rất gần gũi, sinh động. 
Còn những tác phẩm có nội dung trang nghiêm như nói về lãnh tụ, tổ quốc cô nên tổ chức tiết học ở trong lớp, cho trẻ ngồi ghế... như thơ “Bác Hồ của em”. Có thể sử dụng mô hình, sân khấu rối, để kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc thiết kế giáo án điện tử với những hình ảnh động để tiết học thêm hấp dẫn đối với trẻ.
	 Hiểu và nắm được tâm sinh lý của trẻ là thích khám phá nên chúng tôi đã trưng bầy các góc phù hợp hấp dẫn để trẻ hàng ngày được chơi giúp trẻ được phát triển tư duy, sáng tạo của trẻ để vận dụng vào các môn học. Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tính cách của các nhân vật trong chuyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với chuyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo, hấp dẫn trẻ.
 Hình thức đổi mới về đồ dùng đồ chơi cũng gây sự hứng thú và chú ý cho trẻ góp một phần thành công lớn để trẻ thích học môn học trong chương trình nhất là giờ kể chuyện.
Ví dụ: Khi kể chuyện "Tích chu" để trẻ tiếp thu được tốt thì tôi chuyển thể câu chuyện sang kịch và chuẩn bị rối Bà, Tích chu, Chim, Bà tiên, khi kể kết hợp với lời kể sáng tạo trong những lời đối thoại của các nhân vật đồng thời kết hợp sử dụng rối và những hành động sẽ giúp trẻ trở lên hứng thú với câu chuyện hơn. 
 Vậy đồ dùng đồ chơi đẹp, phong phú, sáng tạo cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần vào thành công của một tiết cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. (Hình ảnh 3)
Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có thể đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc. Đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Đối với trẻ mầm non là người dân tộc H’Mông, văn học đối với trẻ với trẻ thông qua nhiều hình thức như qua những lời ru của mẹ, qua các câu ca dao nhưng trẻ được tiếp xúc một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất thông qua các giờ học làm quen với tác phẩm văn học ở trường, lớp mầm non. Giờ học là hình thức cơ bản trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình theo từng độ tuổi, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Các tác phẩm cho trẻ làm quen cần đa dạng như: Truyện cổ tích, truyện lịch sử, thơ, đồng dao, ca dao...Thời gian của hoạt động học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thường không nhiều, 20 đến 25 phút có thể kéo dài thêm 5 phút. Vì vậy trong giờ hoạt động này chúng t

File đính kèm:

  • docTHUYẾT MINH SÁNG KIẾN 2017.doc