Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến phát triển toàn diện sau này của trẻ.

Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh.

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.

Trẻ mầm non có nhu cầu giao tiếp rất lớn, qua việc giao tiếp trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, biểu cảm của mình với mọi người xung quanh, mọi đồ vật, con vật, cây cối hoa lá. Ngôn ngữ còn là phương tiện nhận biết thế giới xung quanh của trẻ. Trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh mà trẻ đến được thế giới xung quanh là nhờ người lớn. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện những nhận thức, khi trẻ nhận thức được thế giới khách quan trẻ tiến hành hoạt động với nó, trẻ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả. Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp.

 

doc23 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển ngôn ngữ
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Từ năm học 2017– 2018 đến năm học 2019 - 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Năm sinh: 1988
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm 
Chức vụ công tác: Giáo Viên
Nơi làm việc: Trường Mầm Non Nghĩa Minh
 Địa chỉ liên hệ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
 Điện thoại: 0937281666
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 85%
 5, Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Mầm Non Nghĩa Minh 
Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 03503711082
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến phát triển toàn diện sau này của trẻ.
Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh. 
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
Trẻ mầm non có nhu cầu giao tiếp rất lớn, qua việc giao tiếp trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, biểu cảm của mình với mọi người xung quanh, mọi đồ vật, con vật, cây cối hoa lá... Ngôn ngữ còn là phương tiện nhận biết thế giới xung quanh của trẻ. Trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh mà trẻ đến được thế giới xung quanh là nhờ người lớn. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện những nhận thức, khi trẻ nhận thức được thế giới khách quan trẻ tiến hành hoạt động với nó, trẻ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả. Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp.
Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo.
Trong cuộc sống quỹ thời gian dành cho gia đình rất hạn hẹp. Cha mẹ, những người lớn trong gia đình đều lo làm ăn kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ có rất ít. Do vậy vốn từ của trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng vốn từ còn rất hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnhchưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng” đã được nghiên cứu từ năm học 2017 - 2018, áp dụng và làm sáng kiến năm học 2019-2020. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
II. Mô tả giải pháp
 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
- Do chưa xác định được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc giáo dục hầu như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, cách tạo các tình huống cho trẻ thể hiện những tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm, các từ. Khi nói chuyện với trẻ cô hay nói nhanh và không chú ý tới việc sửa sai lỗi về từ, âm, câu cho trẻ.
 - Giáo viên chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói lặp, cô cũng không kịp thời điều chỉnh và sửa sai. 
- Quá trình tổ chức giờ học cô chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi để giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, khám phá và phát triển ngôn ngữ.
Xuất phát từ những lí do trên nên hoạt động dạy trẻ phát triển vốn từ không thể thiếu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng vốn từ là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ trong giáo dục mầm non. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo là một giáo viên có trình độ chuyên môn Trung cấp sư phạm mầm non tôi luôn nhiệt tình trong công việc, bên cạnh đó đồng nghiệp của tôi cũng có trình độ Cao Đẳng SP Mầm Non và cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Về cơ sở vật chất: Diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát, lớp sạch sẽ khang trang có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, nhất là môn Phát triển vận động .
- Về trẻ: Trẻ trong lớp cùng độ tuổi với nhau nên rất thuận tiện trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
 - Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Cả 2/2 giáo viên trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Bản thân là một giáo viên vào nghề từ năm 2015 là giáo viên trẻ nhưng là người tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi vươn lên nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn yêu nghề mến trẻ. 
- Nhờ sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới bằng công nghệ thông tin, tổ chức dự giờ, hội giảng góp ý. Từ đó bản thân đã rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.2. Khó khăn: 
- Đối với trẻ thì hệ thống ngôn ngữ không được mở rộng do trong quá trình giúp trẻ các hoạt động, hệ thống các câu hỏi của cô thường đưa ra là câu hỏi đóng do đó ngôn ngữ của trẻ không được mở rộng, trẻ hay nói câu thiếu các thành. phần.
 - Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế nếu cô truyền đạt một câu 
dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều.
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn hẹp, vì nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, nên việc nhận thức về chủ trương chính sách của nghành học mầm non còn hạn chế, việc quan tâm đến trẻ còn dừng lại ở mức độ. 
- Việc kết hợp với cô giáo để chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. 
- Nhân dân còn sử dụng tiếng địa phương nên trẻ nói ngọng, nói lắp nhiều nên rất khó khăn cho việc dạy trẻ phát âm.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 
 2.1. Biện pháp 1: Luyện phát âm cho trẻ.	
a. Rèn luyện thính giác ngôn ngữ cho trẻ
Trẻ học nói được là nhờ vào sự vận động của thính giác (Trẻ bị điếc sẽ không thể học nói được). Vì vậy việc rèn luyện thính giác ngôn ngữ cho trẻ là nội dung hàng đầu trong quá trình dạy trẻ nói.
Rèn luyện thính giác ngôn ngữ là rèn luyện khả năng tri giác âm thanh ngôn ngữ, giúp trẻ phân biệt được âm thanh nói chung.
VD: Âm thanh của từ “Hoa” khác âm thanh của từ “Lá”
Muốn trẻ rèn luyện khả năng tri giác âm thanh ngôn ngữ được tốt cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh (Bao gồm âm thanh nói chung và âm thanh ngôn ngữ nói riêng). Trẻ càng thu nhận được tín hiệu ngôn ngữ bao nhiêu thì sự phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu vì vậy chúng ta cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ phát âm đúng.
VD: Khi dạy bài thơ “Con tàu” khi trẻ đọc đến từ “xanh xanh” một số trẻ sẽ phát âm sai vì vậy cô giáo cần chú ý, kiên trì sửa sai cho trẻ bằng cách (không lặp lại lỗi mắc sai của trẻ), không cáu gắt làm trẻ mất hứng thú mà cô sẽ phát âm lại chậm, rõ và cho trẻ phát âm theo cô nhiều lần và trong cả quá trình chăm sóc trẻ.
b. Luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
Cơ quan phát âm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trẻ nói, nó điều khiển bộ máy phát âm của trẻ. Quá trình giáo dục sẽ tác động đến bộ máy phát âm của trẻ.
Chúng ta cần luyện cơ quan phát âm cho trẻ theo cách :
Luyện vận động tự do nhằm giúp các bộ phận môi, răng, lưỡi chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt. Đối với trẻ Mầm non “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” vì vậy giáo viên cần vận dụng khéo léo và kinh hoạt các phương pháp, biện pháp phù hợp để lôi cuốn trẻ. Tôi đã suy nghĩ và lựa chọn phương pháp sử dụng trò chơi để luyện bộ máy phát âm cho trẻ.
VD: Cô nói: Trời tối rồi các con hãy “Gọi gà” để cho gà ăn nào! cô hướng dẫn cho trẻ bặm 2 môi vào nhau thật chặt và phát âm (Bập..Bập...Bập) Như thế tôi đã luyện tập cho trẻ biết điều khiển hoạt động của môi và hàm. Hoặc cho trẻ làm động tác “Nhai kẹo cao su”, hay cho trẻ “Chậc lưỡi” tôi đã luyện tập cho trẻ biết điều khiển hàm theo 2 hướng
c. Luyện thở ngôn ngữ.
Qua quá trình quan sát và tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đặc điểm của trẻ là chưa biết điều khiển nhịp thở của mình khi nói cho phù hợp, có nhiều trẻ nói rất nhanh vừa nói vừa thở. Hoặc ngược lại có những trẻ nói rất chậm ê..a..vừa nói vừa thở. Vì vậy điều khiển sự thở là không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện phát âm cho trẻ.
Trò chơi được sử dụng rất nhiều, đa dạng phong phú trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
VD: Để luyện thở ngôn ngữ cho trẻ, trong khi cho trẻ tập thể dục tôi có thể cho trẻ khởi động bằng các trò chơi như: Thổi nơ bay cao, xa; thổi chong chóng; gà gáy. Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ hít thở được đều đặn dần dần trẻ sẽ biết cách lấy hơi khi nói.
d. Luyện giọng.
Giọng nói giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình trong từng lời nói như: âu yếm, thủ thỉ, to, nhỏ.
VD: Khi cho trẻ đọc bài thơ: “Yêu mẹ”
Giáo viên cần đọc mẫu bài thơ cho trẻ nghe 2-3 lần, cô đọc chậm và rõ thể hiện sắc thái tình cảm của mình trong  bài thơ sau đó cho trẻ đọc theo cô. Trong khi trẻ đọc cô sẽ giúp trẻ điều chỉnh giọng đọc để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ.
2.2. Biện pháp 2: Tăng vốn từ cho trẻ qua giờ học
- Đối với các giờ học cô phải sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan
là nền tảng để tổ chức việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. Hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn và tạo tình huống phát triển để trẻ phát biểu ý kiến. Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc.
Ví dụ: Bài NBTN “Quả dứa, quả cam, quả đu đủ”
Cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật để trẻ được nhìn, được sờ, được nếm.
+ Con biết tên quả này chưa? Tên nó là gì? (Đây là quả dứa ạ!)
+ Sờ vào quả con có cảm giác gì? (Sần sùi ạ!)
+ Quan sát kỹ con thấy gì? (Vỏ dứa có mắt ạ!)
+ Hãy đưa lên mũi ngửi và cho nhận xét giúp cô? (Quả dứa có mùi thơm ạ!)
Qua giờ kể chuyện
Hình ảnh cô giáo dạy trẻ kể chuyện
Nghiên cứu kĩ yêu cầu của giờ kể chuyện kể cả về kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức. Từ đó đưa ra phương pháp, hệ thống câu hỏi, đồ dùng phục vụ giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Mục đích yêu cầu của giờ kể truyện “Cây táo” 
* Về kiến thức:
 - Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên nhân vật và hành động của các nhân vật trong chuyện. 
- Đọc được các từ: “ông”, “bé”, “gà trống”, “mặt trời”, “bươm bướm”, “sưởi nắng”, “bật ra”. 
- Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. 
* Về kĩ năng:
 - Trẻ nhận biết và phân biệt được quả to, quả nhỏ. 
- Nhận biết và phân được ba màu: đỏ, vàng, xanh và đọc chính xác các từ: “màu đỏ”, “màu vàng”, “màu xanh”.
* Về thái độ:
 - Trẻ biết “Ăn quả nhớ phải nhớ ơn người trồng cây” 
- Biết lợi ích của việc ăn quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất. 
- Biết giữ gìn vệ sinh rửa quả, rửa tay trước khi ăn, biết bỏ hạt và thùng rác.
- Biết chăm sóc bảo vệ cây (Tưới nước, bắt sâu không ngắt lá, bẻ cành). 
Hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện cây táo
2.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ nói thông qua phương pháp dạo chơi thăm quan; Chơi hoạt động ở các góc
Dạo chơi thăm quan cũng là một hình thức bổ sung và cung cấp cho trẻ mở rộng thêm vốn từ mới, một số khái niệm mới cho trẻ.
Hình ảnh các bé chơi ngoài trời
Đối với trẻ 24-36 tháng, vốn từ của trẻ còn rất ít, nhiều khi trẻ muốn nói ra một sự việc nào đấy nhưng trẻ lại không biết dùng từ ngữ gì để diễn đạt nên cháu thường e..a hay đang nói giữa chừng lại không nói nữa vì không có từ để diễn đạt. Vì vậy giáo viên cần bổ sung và làm giàu thêm vốn từ cho trẻ.
 Khi cho trẻ dạo chơi quan sát các loại cây ăn quả tôi hỏi trẻ: Con có biết vì sao “ lá xanh lại ở trên cây, lá vàng lại rơi xuống đất? tôi sẽ giúp cho trẻ hiểu vì lá vàng đã già rồi nên rụng xuống cho lá non mọc ra. Đồng thời tôi còn giúp cho trẻ hiểu khi lá rụng xuống đất nếu không được con người quét dọn, nhiều lá rơi xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường, bẩn, sân trường sẽ không đẹp, cô sẽ hướng dẫn tổ chức cho các cháu nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác.
Hình ảnh trẻ quan sát cây xanh
Hoặc khi đang chơi khi nghe tiếng sấm trẻ sẽ nói đó là tiếng pháo nổ, tôi sẽ giúp trẻ hiểu đó là tiếng sấm báo hiệu trời chuẩn bị có mưa to đấy và ở ngoài khi có sấm chớp rất nguy hiểm các con ạ! Như vậy các cháu đã có thêm từ mới, khái niệm mới về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
Hoặc trong khi cháu chơi tôi đến gần quan sát trẻ chơi, gần gũi cháu để trao đổi với cháu chơi với các đồ chơi ô tô, máy bay. Tôi lại gần gợi ý để cháu ôn lại một số bộ phận của ô tô, máy bay mà các cháu đã học, thông qua đó để giúp cháu nắm vững hơn các vấn đề đã được học và đồng thời phát triển 
- Tại các hoạt động chơi của trẻ tại các góc chơi: Bé chơi với búp bê và thao tác vai, hoạt động với đồ vật, góc vận động, góc thiên nhiên tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ thao tác với vai chơi của trẻ qua đó gợi ý để trẻ phát triên ngôn ngữ tăng vốn từ: 
+ Con thích chơi ở góc chơi nào? Con chơi gì đó? Con chơi cùng với ai? Con sẽ chơi trò chơi gì? Con chơi như thế nào?
 Hình ảnh bé chơi hoạt động ở các góc
+ Tạo tình huống khi chơi: Nếu màthì sẽ như thế nào? Con sẽ làm gì nếu như.?
	Hình ảnh các bé chơi góc xây dựng
Hình ảnh các bé chơi góc thư viện
Qua các góc chơi yêu thích của mình trẻ sẽ được trải nghiệm thực hành những kỹ năng quen thuộc gần gũi với trẻ như: Tập bế em, chăm em bé, làm bác sĩ, đóng vai mẹ. qua cách diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ, trẻ sẽ phát triển tư duy quan sát ghi nhớ, cô là người quan sát quá trình chơi và cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản cho trẻ. 
Hình ảnh trẻ bế búp bê và chơi thao tác vai
2.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi. 
Hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”. Trong lớp, tôi luôn xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với cô giáo từ đó tạo được niềm tin ở trẻ, trẻ yêu quý cô, thích nghe cô nói, nghe cô kể chuyên và mong muốn được đến lớp để từ đó cô giáo thực hiện công tác giảng dạy được tốt hơn.
Để giúp cháu nói được tốt hơn tôi còn dùng các hình thức trò chuyện với trẻ trong tất cả các hoạt động từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ. Cô có thể trò chuyện với trẻ những diễn biến, những hoạt động của trẻ trong gia đình lúc trẻ ở nhà với bố mẹ ví dụ : Ở nhà con được bố mẹ cho ăn những món ăn gì? Cho đi chơi ở đâu? Ai là người tắm, giặt quần áo cho em?   Qua đó cháu sẽ biểu lộ được những trải nghiệm, những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ đơn giản nói được câu nhiều từ hơn.
Hình ảnh cô giáo trò chuyện với trẻ
Trong giờ ăn trẻ tiếp nhận được số lượng những từ ngữ mới góp phần làm giàu vốn từ cho trẻ. VD: Cô giới thiệu món ăn; Hỏi trẻ cái bát, cái thìa dùng để làm gì, hôm nay con ăn cơm với gì hoặc tay phải con cầm gì, tay trái làm gì; cô mời cả lớp ăn cơm, trẻ mời lại....
Trong giờ ngủ cô hát những bài hát, bài thơ gần gũi với giờ ngủ của trẻ như “Giờ đi ngủ” để trẻ hiểu những quy tắc trong giờ ngủ.
 Giờ vệ sinh cô vừa thực hiện vừa trò chuyện với trẻ.
 VD: Vì sao phải rửa tay (rửa  mặt), tác dụng của việc rửa tay, rửa tay vào những lúc nào?.....
Giờ đón trẻ cô dặn dò trẻ đi học đúng giờ; Hỏi trẻ ở nhà con phải như thế nào? Trò chuyện việc công việc giúp bố mẹ ở nhà của trẻ.
Như vậy trẻ sẽ hình thành khái niệm đơn giản về ý thức, hành động đúng để từ đó trẻ sẽ nói được những câu từ diễn đạt được suy nghĩ, hiểu biết của trẻ trong sinh hoạt hằng ngày.
2.5. Biện pháp 5: Cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm: 
Trước tiên tôi chuẩn bị soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc nội dung yêu cầu. Chuẩn bị kỹ đồ dùng trực quan: Tranh mẫu, vật mẫu, hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn có đảm bảo tính sư phạm và phù hợp với nội dung bài dạy. Khi thực hiện tổ chức các hoạt động tôi thường xuyên thay đổi cách giới thiệu bài: Bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông qua các hình thức tập thể, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát huy được khả năng phát triển vốn từ của mình.
Muốn tạo được cảm xúc để gây được hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ, tôi cần chú ý đến các thủ thuật gây hứng thú với cách vào bài bằng vật thật, câu đố, bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, luôn tạo được tình huống bất ngờ kết hợp với với việc sử dụng đồ dùng trực quan sao cho đúng lúc, đúng chỗ, khoa học, hợp lý phù hợp với từng đề tài. Tổ chức giờ học nhẹ nhàng, thoải mái không mang tính gò ép, từ đó trẻ hào hứng, thích thú, qua đó trẻ mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ với cô và bạn. Trẻ được nói theo ý hiểu, theo những gì mà trẻ được trải nghiệm trong giờ học cũng như các tình huống mà trẻ gặp hàng ngày. Tạo các tình huống giúp trẻ được học thông qua chơi; thông qua các trò chơi để lĩnh hội kiến thức giúp trẻ trải nghiệm thực tế thông qua đồ dùng đồ chơi, vật thật, môi trường ngoài trời, lớp học
Trẻ dán các bộ phận còn thiếu cho con lật đật
Hình ảnh các bé chơi với đồ chơi ở các góc
3.6. Biện pháp 6: Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học 
Để giờ học đạt được hiệu quả cao tôi luôn cố gắng làm những đồ dùng đồ
chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và mức độ an toàn
trong khi sử dụng.
Tôi tận dụng những thùng cattong, giấy bìa, chai lọ, vải vụn, vỏ sữa học đường... để làm đồ dùng trực quan sử dụng trong giảng dạy 
 Hình ảnh những con rối được làm từ vải vụn, bìa, chai lọ phế thải
VD: Tôi dùng 1 thùng cattong xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ về những đối tượng mà trẻ học như: Quả cam, con voi, con rùa..... Để trẻ nhận biết tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách phía trên chiếc hộp tôi khoét một hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình vuông cho trẻ chơi trò chơi “Thi nhặt bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được hình tròn ở trên là để bỏ bóng, hình vuông dưới là để nhặt bóng. Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy đủ vốn từ lại vừa phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để sử dụng trong tiết dạy như chai, lọ, vải vụn, vỏ sữa để làm búp bê, hoa, các loại quả, mô hình ngôi nhà.... các con vật ngộ nghĩnh như lợn, trâu, cá, thỏ....
Hình ảnh đồ chơi tự làm
2.7. Biện pháp 7: Cô giáo sử dụng một số trò chơi trong hoạt động Nhận biết tập nói để làm tăng vốn từ cho trẻ.  
Những tiết học với đồ chơi có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển trò chơi và lời nói. Trong thời gian học sẽ tạo ra được những hoạt động cùng nhau và sự đồng cảm những gì diễn ra giữa trẻ.
Hình ảnh tiết học nhận biết màu sắc qua đồ chơi
Trò chơi 1: Hái hoa
     	 - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa.
     	 - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: Hoa hồng, hoa cúc.
     	+ Chuẩn bị: 2 chậu (lọ) hoa. Hoặc lẵng hoa hồng, hoa cúc
    	  Tranh lô tô về một số loài hoa.
  	 + Cách chơi: Lần 1 trẻ lên chọn hoa theo ý thích và nói tên hoa trẻ đã chọn; Lần 2 trẻ phải hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa theo yêu cầu.
Chơi cùng lô tô: Cô miêu tả bồn hoa, trẻ suy nghĩ và chọn tranh lô tô đúng loại hoa cô miêu tả và nói tên hoa.
Trò chơi 2: Trồng cây hái quả.
- Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ
- Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đỏ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó.
- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị: Các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: na, chuối, cam, cà chua
Tranh chụp một số loại quả.
+ Cách chơi:
Lần 1: Cô cho trẻ ngồi vòng cung và hướng dẫn cách chơi: Yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô.
Cô yêu cầu trẻ nói tên quả

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nham_phat_trien_von.doc