SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm
Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhân tạo để sống, làm việc, nghỉ ngơi cần có một môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, văn minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Vậy môi trường trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
“ §Êt níc-Tổ quốc- Việt Nam
Có sạch đẹp mãi được không
Điều đó tùy thuộc hµnh động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển giúp con người lao động thủ công thay bằng những máy móc hiện đại. Đời sống con người được cải thiện rõ rệt, nhưng bên cạnh kết quả đó thì cũng thu được không ít tác hại, đó là chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường trở thành nạn ô nhiễm. Bên cạnh đó còn rác thải sinh hoạt chưa được sử lý, nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm tự do làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên cạn kiệt. Tất cả những điều đó đã gây nên ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ xuất hiện những bệnh lạ khó chữa ảnh hưởng rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Với nhận thức lệch lạc cùng với lối sống vị kỷ, bất công với thiên nhiên nên con người đã có những hành vi gây tổn hại cho môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục như thế nào?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI *************** Mà SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4-5 TUỔI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM”. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tài liệu kèm theo: Phụ lục NĂM HỌC: 2016 – 2017 Mục lục Nội dung Trang PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3. Kế hoạch nghiên cứu 2 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lí luận 2. Thực trạng vấn đề 2.1:Thuận lợi. 2.2:Khó khăn. 2,3: Thực trạng tình hình GDBVMT và SDTKNL hiện nay 3. Giải pháp thực hiện: BP1: Khảo sát trẻ đầu năm BP2: Xác định, lựa chọn mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ trong năm học phù hợp với độ tuổi. BP3: Trang trí môi tường lớp học thân thiện, xây dựng lịch vệ sinh lớp. Đồng thời hướng dẫn những kĩ năng cần thiết. BP4: Hướng dẫn trẻ cách tái sử dụng các loại nguyên vật liệu (đồ dùng, giấy, vỏ hộp nhựa) thông qua các hoạt động BP5: Thiết kế, sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ . BP6: Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm một số thí nghiệm. Xây dựng các tình huống giáo dục để trẻ thảo luận BP7: Làm tốt công tác tuyên truyền... 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm a.Với Giáo viên: b.Với trẻ: Với phụ huynh: PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 4 5 5 5 5 6 7 13 14 15 17 22 23 23 24 25 26 26 26 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài: Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhân tạo để sống, làm việc, nghỉ ngơi cần có một môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, văn minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Vậy môi trường trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. “ §Êt níc-Tổ quốc- Việt Nam Có sạch đẹp mãi được không Điều đó tùy thuộc hµnh động của bạn Chỉ thuộc vào bạn mà thôi” Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển giúp con người lao động thủ công thay bằng những máy móc hiện đại. Đời sống con người được cải thiện rõ rệt, nhưng bên cạnh kết quả đó thì cũng thu được không ít tác hại, đó là chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường trở thành nạn ô nhiễm. Bên cạnh đó còn rác thải sinh hoạt chưa được sử lý, nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm tự do làm cho môi trường sinh thái biến đổi, tài nguyên cạn kiệt. Tất cả những điều đó đã gây nên ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ xuất hiện những bệnh lạ khó chữa ảnh hưởng rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Với nhận thức lệch lạc cùng với lối sống vị kỷ, bất công với thiên nhiên nên con người đã có những hành vi gây tổn hại cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục như thế nào? Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Thế còn sử dụng tiết kiệm năng lượng là như thế nào? Như chúng ta đã biết hiện nay vấn đề “Năng lượng” là một vấn đề đang rất “nóng” và có quy mô toàn cầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây do ảnh hưởng của việc trái đất đang nóng dần lên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trườngrất nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những thảm họa thiên tai nghiêm trọng như lũ lụt, lở đất. Rất rất nhiều vấn đề mà cả thế giới đang phải đối mặt đều có liên quan ít nhiều đến năng lượng và tài nguyên thiên nhiên dù có vô tận đến đâu thì cũng có lúc cạn kiệt. Năng lượng chỉ có hạn, con người càng ngày càng sinh ra nhiều, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn, nếu ko sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu các giải pháp năng lượng mới, thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra. Đối với trẻ mẫu giáo thì “học bằng chơi, chơi mà học”. Chơi là hoạt động chủ đạo, chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách và làm tiền đề cho các hoạt động học tập trong trường mầm non. Chính vì thế việc lồng ghép nội dung giáo dục qua các trò chơi, các hoạt động là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu: Từ thực tế giảng dạy tôi đã quyết tâm nghiên cứu đề tài này nhằm giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng, đồng thời hình thành cho mọi người trong cộng đồng nhận thức và quan tâm tới các vấn đề của môi trường, có thái độ tích cực, kĩ năng bảo vệ môi trường. Qua đó đồng nghiệp và các bạn đọc có thể ứng dụng vào công tác giáo dục trẻ của mình để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi mầm non đạt được hiệu quả cao nhất. 3.Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ: Tháng 8 năm 2016 Thời gian hoàn thành vào cuèi tháng 5 năm 2017. Tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu đề tài ngay khi tiếp nhận lớp để tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ lớp mình tự tin, hòa đồng, tích cực hoạt động và cảm thấy hạnh phúc sau mỗi ngày đến lớp. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi lớp MG Nhì B1. Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đã lựa chọn và tiếp tục nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non” góp một phần công sức của mình trong việc thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường nói riêng và nghành học mầm non nói chung. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gửi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp. Bên cạnh việc dạy trẻ những kiến thức trong khung chương trình do Bộ giáo dục ban hành thì việc giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do đó trách nhiệm của giáo viên thật quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục trẻ thành công hay không? Thực tế hiện nay cho thấy chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát hơn, lém lĩnh hơn. Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu không dám nói những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Chỉ một số cháu dám nói nên những suy nghĩ, trò chuyện cùng cô và khách đến lớp. Một câu hỏi lớn được đặt ra? + Giáo viên chưa biết điều khiển cái thông minh linh hoạt ở một số trẻ giỏi đang có ở trong lớp của mình. + Cô ít cùng cháu chuyện trò những đề tài ngoài chương trình, đàm thoại bàn bạc những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ, nên còn ngại khi đưa một nội dung giáo dục mới vào chương trình như giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng. + Còn mệnh lệnh ra lệnh cho trẻ. + Trong một số tiết học như: tìm hiểu môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc, vui chơi ít tạo điều kiện cho trẻ hỏi nhiều và nêu những thắc mắc của mình bằng chính ngôn ngữ ngây thơ của trẻ. Như vậy làm sao giáo viên có thể đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng tới trẻ một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động của trẻ? Phải chăng môi trường sư phạm trong lớp ở đây chưa đảm bảo, chưa xóa bỏ được khoảng cách giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau, trẻ bị gò ép khi tiếp nhận kiến thức. Làm sao để có thể tích hợp nội dung này vào các hoạt động một cách thoái mái không khiên cưỡng, ép buộc mà vẫn đạt hiệu quả nhất? Do đó tôi thiết nghĩ việc tìm ra những phương pháp tối ưu để việc giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ đạt được hiệu quả cao là cần thiết và vô cùng quan trọng. 2.Thực trạng-vấn đề: Thuận lợi: - Được Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện và Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho giảng dạy. - Đầu năm học Phòng giáo dục có tổ chức cho giáo viên các lứa tuổi được kiến tập học hỏi các trường đã thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong Huyện. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi được ở cùng lớp với 03 đồng chí giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, 02 đồng chí giáo viên trẻ năng động và nhạy bén. - Bản thân chịu khó tìm tòi và sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học. Có kiến thức về công nghệ thông tin nên ứng dụng tốt vào việc soạn bài và giáo án giảng dạy, đồng thời tìm kiếm được nhiều nguồn tư liệu về giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm năng lượng để đưa vào giáo án điện tử phục vụ tốt cho hoạt động học của trẻ. 2.2 Khó khăn: - Vì thời gian chăm sóc trẻ chiếm khá nhiều nên thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ điểm, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. - Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động, rụt rè, ít giao lưu trong giờ chơi. Nhiều trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhiều trẻ chịu ảnh hưởng xấu từ thói quen của mọi người trong gia đình, người thân xung quanh trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên thời gian chăm sóc và dạy thêm trẻ tại gia đình còn chưa được chú trọng. Bản thân phụ huynh cũng chưa nắm rõ được cách thức để sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng và cách bảo vệ môi trường sống. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng của các tiến sĩ thạc sĩ khoa học để lựa chọn đưa vào chương trình giáo dục trẻ ví dụ như: 2.3 Thực trạng tình hình giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng hiện nay. Trên thực tế hiện nay đa phần con người chưa có ý thức bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm năng lượng hoặc chưa hiểu rõ cách thức để bảo vệ môi trường hay sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nhất là trẻ em chịu ảnh hưởng lớn từ thói quen của những người thân trong gia đình và những người xung quanh trẻ, trẻ chưa có những thói quen tốt thường hay bắt chước và làm theo hành động của người lớn. Ví dụ như: Trẻ chưa có thói quen vứt rác đúng nơi qui định, chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình như còn ngắt lá bẻ cành, hái hoa, sử dụng điện nước chưa tiết kiệm -Giáo viên cũng chưa có điều kiện được tập huấn, học tập về những cách giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, rõ ràng, gần gũi, dễ thực hiện hơn để đánh giá được hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non. Giải pháp thực hiện: Sau khi tiếp nhận lớp tôi đã chia học sinh lớp mình thành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Đồng thời đã tìm ra những biện pháp như sau để tiến hành trên nhóm thực nghiệm. Còn nhóm đối chứng thì vẫn giáo dục theo những phương pháp cũ. Cụ thể như sau. 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm Sau khi tìm hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với trẻ mầm non, tôi đã tiến hành những công việc cần thiết để khảo sát trẻ về nhận thức, kĩ năng, thái độ, sự hiểu biết về mức độ quan trọng của môi trường, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với cuộc sống con người. Tôi sẽ tiến hành thực nghiệm các biện pháp theo 2 giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước khi tiến hành đo hiệu quả của giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua bài tập, câu hỏi, thí nghiệm để đo hiểu biết, kĩ năng thái độ về môi trường của trẻ. * Giai đoạn 2: Tiến hành đo đầu ra việc thực nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ thông qua các biện pháp ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau đó thu thập xử lý Kết quả bằng công thức toán học thống kê và từ đó rút ra kết luận. Tôi tiến hành giai đoạn 1: Đo đầu vào trước khi tiến hành thực nghiệm cụ thể như sau: STT Loại Nhóm Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nhóm Thực nghiệm 3 9 6 21 10 36 11 39 2 Nhóm đối chứng 4 16 6 21 10 36 11 39 Qua việc khảo sát trẻ tôi nhận thấy trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đối đồng đều nhau, trẻ có hiểu biết, kĩ năng, thái độ về môi trường tương đương nhau. Nhưng số trẻ đạt loại giỏi ở cả 2 nhóm đều rất thấp còn số trẻ đạt loại yếu lại rất cao. Tôi nhận thấy rằng việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non từ mọi năm là chưa đạt hiệu quả. Do đó việc tìm ra các biện pháp để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng trong năm học này là vô cùng cần thiết và cấp bách. Khi khảo sát trẻ xong tôi đã tiến hành thực nghiệm những biện pháp sau đây để tiếp tục hoàn thành giai đoạn 2 của thực nghiệm 3.2 Biện pháp 2: Xác định, lựa chọn mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ trong năm học phù hợp với độ tuổi. Phải nói rằng trẻ tuổi mầm non như tờ giấy trắng người lớn chúng ta vẽ gì lên đó thì sẽ hướng cho nhân cách và con người trẻ theo hướng đó. Nên thực sự người lớn chúng ta muốn dạy được một đưa trẻ có nhân cách tốt thì đầu tiên chúng ta phải có chuẩn mực, phải nắm chính xác và đúng những kiến thức mà chúng ta sẽ cung cấp cho trẻ. Điều đó lại càng chuẩn mực, càng cần sự chính xác cao hơn đối với những người làm nghề giáo viên, bởi họ chính là những người gieo mầm tri thức cho biết bao thế hệ học trò. Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ. Hiểu được điều này bản thân tôi không ngừng học tập và rèn luyện mình. Trong thời gian qua tôi đã theo học và tốt nghiệp lớp đại học chuyên ngành mầm non để nâng cao thêm kiến thức về chuyên ngành của mình và tôi đã tốt nghiệp lớp trung cấp tin thêm phần nào hiểu biết về công nghệ thông tin để ứng dụng tốt vào việc soạn bài và xây dựng giáo án điện tử phục vụ cho hoạt động học của trẻ. Bản thân tôi luôn có ý thức chấp hành nội qui của trường cũng như của ngành tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề, các buổi tập huấn do phòng, trường tổ chức.Ngoài ra tôi còn nghiên cứu những nội dung liên quan đến việc giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm để có thể ứng dụng vào các hoạt động của trẻ có hiệu quả nhất. Các tư liệu phải có nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi và đặc điểm sinh lý của trẻ. Nội dung hình ảnh, video có tính chất giáo dục rõ ràng, khả thi, dễ áp dụng cho cả giáo viên và phụ huynh học sinh cũng có thể sử dụng để dạy thêm trẻ ở nhà. Bên cạnh đó tôi còn phải nghiên cứu kĩ nội dung giáo dục và thực hiện các công việc sau trước khi tiến hành thử nghiệm: + Xác định mục tiêu nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng phù hợp với lứa tuổi ngay từ đầu năm học. + Nghiên cứu kĩ một số tài liệu về cách tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ có hiệu quả nhất. + Tìm và sưu tầm một số trò chơi dân gian, trò chơi chuyển tiếp, trò chơi sáng tạo có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng để đưa vào các hoạt động của trẻ sao cho phù hợp. + Có kế hoạch họp phụ huynh đầu năm học thông báo những vấn đề của lớp trong năm học mới.Có kế hoạch kiểm tra, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp từ đầu năm học để đề nghị với BGH nhà trường bổ xung và mua mới cho lớp Sau khi tìm hiểu căn bản về nội dung giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và tìm kiếm được nguồn tư liệu phù hợp tôi đã định hướng được những kiến thức, nội dung trong năm học mà trẻ lớp tôi cần đạt được và xen kẽ đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động sao cho phù hợp nhất với khả năng của trẻ, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của trẻ, đúng chuẩn với mục tiêu đặt ra của lứa tuổi.Tôi đặt ra yêu cầu chung cho trẻ của cả lớp, sau đó định hướng những trẻ kém hơn sẽ có biện pháp cụ thể đặc biệt hơn những trẻ khá và nhanh nhạy. Tôi còn lưu ý lựa chọn nội dung từ dễ đến khó để trẻ dễ dàng tiếp thu và thực hiện tốt hơn. Ví dụ tôi xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ trong 1 năm học như sau: Thời gian Nội dung giáo dục Tháng 9 Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh lớp học và vệ sinh cảnh quang trong trường Hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi qui định Tháng 10 Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân rửa tay, rửa mặt, giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng điện nước. Tháng 11 Giáo dục trẻ giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh ở nhà Tháng 12 Cho trẻ xem video về các loại phương tiện giao thông và mật độ gia tăng của các loại phương tiện giao thông, sự ảnh hưởng cả các loại phương tiện giao thông đó tới môi trường. Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông nơi công cộng. Hướng dẫn trẻ tái sử dụng các loại nguyên liệu, phế liệu như vỏ hộp nhựa, giấy báo làm đồ dùng đồ chơi (như các loại phương tiện giao thông, làm cây, hoa) Tháng 1 Cho trẻ tìm hiểu sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây đối với con người và hệ sinh thái. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh như chăm sóc cây, trồng cây và theo dõi quá trình phát triển của các loại cây, không chặt phá cây, ngắt lá bẻ cành. Tháng 2 Hướng dẫn trẻ sử dụng lá cây và cành cây khô để tạo thành tranh trang trí, đồ chơi từ lá cây, tạo hình con vật từ lá cây và các bộ phạn khác của cây. Trò chuyện về hoạt động của ngày Tết cổ truyền của dân tộc, giáo dục trẻ đi chơi Tết ở nơi công cộng phải vứt rác đún`g nơi qui định, không hái hoa, bẻ cành lộc. Nhắc trẻ mang những vỏ hộp bánh, kẹo để làm đồ dùng đồ chơi. Hướng dẫn trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới từ các loại nguyên liệu, tập gói bánh chưng Tháng 3 Tìm hiểu về bão lũ, núi lửa, động đất, tác hại của chúng đối với cuộc sống. Giáo dục trẻ cách phòng tránh chúng. Trò chuyện về tác dụng của nước đối với đời sống con người, giáo dục sử dụng tiết kiệm điện nước và sử dụng đúng mục đích Xem hình ảnh đúng sai của con người đối với môi trường, hành vi bảo vệ môi trường của con người trong sinh hoạt (Chỉ số 56, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi) Tháng 4 Giới thiệu cho trẻ các trò chơi dân gian và lễ hội, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho trẻ được giao lưu và tham gia. Giáo dục trẻ khi tham gia lễ hội giữ gìn vệ sinh chung khi đi tham quan không vứt rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không dẫm lên thảm cỏ, không vứt rác làm ô nhiễm nguồn nước. Tháng 5 Tìm hiểu về khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và môi trường. Trò chuyện về những điều nên làm và không nên làm để giữ gìn bảo vệ cảnh quan ở những địa danh thắng cảnh, di tích lịch sử. Tìm hiểu về cách sử dụng đồ điện tiết kiệm, an toàn. Xem ảnh hưởng của việc sử dụng tiết kiệm điện, nước đối với môi trường. * Tôi tiếp tục xây dựng nội dung để đánh giá hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non như sau: Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 điểm. Điểm tối đa là 10 để đánh giá trẻ một cách cụ thể nhất a. Hiểu biết về môi trường * Về bản thân trẻ Tổ chức cho trẻ vẽ tranh về bản thân
File đính kèm:
- gdmg-nguyenthithuy-mnphuthi_31202013.doc