SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi tại Trường Mầm non
Để thực hiện được đề tài này đạt được kết quả cao và theo đúng mục đích mà đề tài đưa ra thì tôi đã đưa ra một số nội dung để nghiên cứu như sau:
+ Khảo sát thực tế tình hình của trẻ đầu năm học, đưa ra một số phương pháp để nghiên cứu trong việc áp dụng phương pháp STEAM vào hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
+ Lập kế hoạch tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài.
+ Đối chứng việc trẻ 3-4 tuổi (Trước và sau khi thực hiện theo các phương pháp
tổ chức mới).
+ Rút ra một số kết luận khi thực hiện theo phương pháp mới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp để hoàn thành đề tài được tốt hơn trong các năm tiếp theo.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯƠNG MỸ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non NĂM HỌC: 2022 – 2023 “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa Đơn vị công tác: Trường mầm non Đồng Phú Chức vụ: Giáo Viên NĂM HỌC: 2022 – 2023 r ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG PHÚ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Phần I. Đặt vấn đề 1 1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Nội dung nghiên cứu 2 4 Đối tượng nghiên cứu, Khách thể nghiên cứu 2 5 Thành phần tham gia nghiên cứu 2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 7 Kế hoạch nghiên cứu 3 Phần II. Giải quyết vấn đề: Những biện pháp nghiên cứu đổi mới 4 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 3 Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới 6 3.1 Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo dục STEAM 6 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án STEAM phù hợp với trẻ của lớp 7 3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM 7 3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác 8 3.5 Biện pháp 5: Hoạt động nêu gương, khen thưởng 11 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh 11 Kết quả nghiên cứu 12 Phần III. Kết luận và khuyến nghị 13 Kết luận 13 Khuyến Nghị 14 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Nói đến trẻ thơ ai cũng thấy được đầy ắp sự hồn nhiên , tươi tắn của trẻ, nó làm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn nhiều. Cho nên, bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt hàng đầu. Bởi đây là giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách con người. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt. Trong phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ. Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu. Những năm gần đây, STEAM đã và đang bắt đầu phát triển vượt bậc như một phương thức tiếp cận nền giáo dục mới. Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục đề cao 5 yếu tố như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math). Trên cơ sở đó, STEAM giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé. Phương pháp STEAM cho phép trẻ được tự do lựa chọn đề tài và nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Như vậy vừa tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, vừa giúp trẻ có hứng thú hoạt động hơn. Mặt khác, những bài học thực hành trong lớp học STEAM sẽ cho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong thực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề theo tư duy của trẻ. STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí” chơi thông minh và học vui vẻ”. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại 2 hóa như hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non " để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của năm lĩnh vực: Khoa học - Công nghệ - Kĩ thuật - Nghệ thuật và toán học. 3. Nội dung nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài này đạt được kết quả cao và theo đúng mục đích mà đề tài đưa ra thì tôi đã đưa ra một số nội dung để nghiên cứu như sau: + Khảo sát thực tế tình hình của trẻ đầu năm học, đưa ra một số phương pháp để nghiên cứu trong việc áp dụng phương pháp STEAM vào hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. + Lập kế hoạch tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài. + Đối chứng việc trẻ 3-4 tuổi (Trước và sau khi thực hiện theo các phương pháp tổ chức mới). + Rút ra một số kết luận khi thực hiện theo phương pháp mới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp để hoàn thành đề tài được tốt hơn trong các năm tiếp theo. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: "Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non". Khách thể nghiên cứu: là học sinh, phụ huynh. 5, Thành phần tham gia nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non ở đơn vị tôi đang công tác. Đối tượng nghiên cứu: là Học sinh lớp MGB 3 - 4 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Điều tra khảo sát thực tế; - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; - Phương pháp quan sát ghi chép; - Phương pháp thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 3 Và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số thủ pháp như: hệ thống, phân loại, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp. Khi giảng dạy và làm đề tài tôi đã kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp. Sau đó phân tích, tổng hợp số liệu, xây dựng đề cương, thống kê số liệu sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến. 7. Kế hoạch nghiên cứu. Để thực hiện đề tài và đem lại hiệu quả cao, trước khi thực hiện đề tài tôi đã vạch ra một kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1: từ ngày 05 đến ngày 12 tháng 9 năm 2022, lựa chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu và các giải pháp. Giai đoạn 2: 13 tháng 9 đến 30 tháng 9 năm 2022, điều tra thu thập tài liệu, khảo sát thực tế. + Khảo sát trên trẻ bằng phương pháp quan sát, điều tra. +Khảo sát trên phụ huynh bằng phương pháp phỏng vấn. Giai đoạn 3: Tháng 10/ 2022 đến hết tháng 3/ 2023, tự nghiên cứu và thực hiện các giải pháp đã lựa chọn. Giai đoạn 4: Tháng 4/ 2023 viết sáng kiến kinh nghiệm 4 II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Hiện nay phương pháp giáo dục mầm non truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Điểm đặc biệt trong phương pháp giáo dục STEAM là sự kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau, bao gồm Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học và bộ môn Nghệ thuật. Trên cơ sở đó, STEAM giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé. Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại như ngày nay, khi mà những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Chính vì vậy, chúng ta cần giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. “Ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục” là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động. Do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công dạy lớp Mẫu Giáo 3 - 4 tuổi có tổng số 37 cháu, trong đó: + Có 19 cháu nam và 18 cháu nữ. + 62% phụ huynh làm nông nghiệp. + 13% phụ huynh là công nhân viên chức. + 25% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Năm học 2022 – 2023 được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường. Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé với số lượng trẻ là 37 trẻ, trẻ có mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng có nhiều thuận lợi. 5 - Sở Giáo dục - đào tạo đã tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học steam cho các trường. Giáo viên đi tập huấn về đã tập huấn lại cho 100% giáo viên trong trường. - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao tới các trường, mở các lớp kiến tập về phương pháp giáo dục Steam cho giáo viên từ đó mà bản thân tôi cũng như các giáo viên nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học và tôi cũng đã mạnh dạn áp dụng phương pháp giáo dục Steam vào quá trình soạn bài và lên lớp. - Trường lớp khang trang, sạch đẹp, các nhóm lớp được trang bị đầy đủ về các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi. - Giáo viên có năng lực sư phạm, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp. - Đa số trẻ đến lớp khỏe mạnh, đúng độ tuổi, có nề nếp học tập và đặc biệt trẻ rất ham học hỏi và khám phá. - Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. * Khó khăn: * Về cơ sở vật chất. - Diện tích các phòng học, sân trường nhỏ hẹp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. - Trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ có nhưng chưa đầy đủ và đa dạng. * Về phía giáo viên: - Chỉ một số giáo viên trong nhà trường được tham gia lớp học bồi dưỡng, đa phần các giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục steam qua các lớp kiến tập, qua báo, đài, mạng internet * Về phía trẻ: - Trẻ 3-4 tuổi do lứa tuổi còn nhỏ, chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động. - Nhiều trẻ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm. * Về phía phụ huynh: - Nhiều phụ huynh chưa hiểu về phương pháp STEAM - Nhiều gia đình ông bà đưa đón trẻ nên gặp khó khăn khi muốn trao đổi với phụ huynh. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Ngay từ đầu năm học, thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường lớp tôi đã thống nhất khảo sát trẻ. Qua số liệu khảo sát đầu năm cho thấy: 6 KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Mức độ nhận thức Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % S: Khoa học 16/37 43 27/37 57 T: Công nghệ 14/37 38 23/37 62 E: Kĩ thuật 16/37 43 27/37 57 A: Nghệ thuật 18/37 49 19/37 51 M: Toán học 15/37 41 22/37 59 Sau khi tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của trẻ lớp tôi. Tôi nhận thấy tỉ lệ phần trăm trẻ chưa biết về các lĩnh vực (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và nghệ thuật) chiếm tỉ lệ % cao đặc biệt là về lĩnh vực khoa hoc, kĩ thuật... Chính vì vậy tôi thấy việc ứng dụng phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp sau: 3. Mô tả, phân tích các biện pháp hoặc cải tiến mới. 3.1. Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo dục STEAM. Là một người giáo viên mầm non, tôi luôn ý thức được nhiệm vụ của bản thân mình. Chính vì vậy mà tôi luôn luôn học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động có ứng dụng phương pháp STEAM như: nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, vận dụng những kiến thức mà mình học được qua khóa học, tham khảo các tài liệu trên sách báo, mạng internet Không chỉ học qua các tài liệu sách báo, tôi còn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm qua chính những đồng nghiệp trường tôi: với những giáo viên tham gia khóa học và những giáo viên khác trong trường. Ngoài những buổi sinh hoạt chuyên môn một tháng hai lần thì ngoài giờ trên lớp, tôi thường tranh thủ trao đổi vướng mắc, chia sẻ những cách làm hay cùng với những đồng nghiệp trong tổ, khối và những đồng nghiệp khối khác. Vừa học hỏi vừa điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động, phương pháp giảng dạy nếu chưa phù hợp với nhận thức, nhu cầu hứng thú của trẻ lớp tôi để làm sao trẻ lớp tôi vừa vui vẻ, hứng thú, say mê và kiến thức, kĩ năng đạt được ở mức tốt nhất. Bên cạnh đó tôi còn tham gia vào nhóm các giáo viên yêu thích phương pháp STEAM trên Facebook. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi trong nhóm, cùng nhau thảo luận những vướng mắc hay những cách làm hay khi áp 7 dụng phương pháp STEAM. Điều đó giúp tôi học được thêm rất nhiều kiến thức, kĩ năng hay về phương pháp STEAM để tổ chức thực hiện trên trẻ lớp tôi. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án STEAM phù hợp với trẻ của lớp. Khi đã trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phương pháp STEAM qua việc tự học tự bồi dưỡng; cùng với những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập tổ chuyên môn; tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng các dự án STEAM cho các tháng trong năm học theo khung chương trình giáo dục mầm non của nước ta hiện nay. Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. Qua đó trẻ tạo ra được các sản phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi người. Với phương pháp Dạy học dự án, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường, tạo vai trò cho trẻ trong dự án. Theo đó, tính tự lực, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ được nâng cao; đòi hỏi, khuyến khích và phát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm và đặc biệt phát triển ở trẻ kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức hợp. Dưới đây là bảng dự kiến các dự án STEAM mà tôi đã và sẽ thực hiện: STT Tháng thực hiện Dự án STEAM 1 Tháng 9 Làm kính cho mắt Làm đèn lồng con cá 2 Tháng 10 Làm khung ảnh gia đình của bé 3 Tháng 11 Làm Hộp bút từ lõi giấy vệ sinh 4 Tháng 12 Làm chuông gió từ vỏ ngao 5 Tháng 1 Làm chậu chồng cây 6 Tháng 2 Làm phong bao lì xì 7 Tháng 3 Làm quà tặng bà, tặng mẹ 8 Tháng 4 Làm chong chóng cầu vồng Làm cối xay gió đứng và có thể quay được. 9 Tháng 5 Làm lá cờ tổ quốc Việt Nam Làm mũ sinh nhật bằng giấy 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi, Góc chơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng. Do không gian lớp nhỏ hẹp nên các góc đều nhỏ và sát nhau. Chính vì vậy, trong lớp học 8 của tôi, tôi rất chú ý đến cách sắp xếp bày đồ chơi làm sao thật gọn gàng, khoa học nhưng vẫn đầy đủ các các đồ dùng cho trẻ hoạt động, khi lấy và cất phải dễ dàng, có chỗ cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có chỗ cho trẻ trưng bày sản phẩm, trưng bày các dự án mà các nhóm đã thực hiện được. Đồ dùng ở góc STEAM tôi sưu tầm rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ tha hồ sáng tạo trong khi hoạt động: đất nặn, giấy bìa,giấy màu, đồ tái chế (vỏ hộp giấy, vỏ chai, que kem, ống hút, cành cây, lá cây khô) ngoài ra còn có đồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học, lego Khi đi đâu nhìn thấy đồ dùng gì mà tôi thấy có thể là nguyên liệu hoạt động được tôi đều tận dụng mang về lớp. Chính vì thế nguyên vật liệu lớp tôi vô cùng phong phú. Trên mảng tường còn lại của góc tôi trưng bày các bản thiết kế các dự án STEAM thực hiện trong tuần, trong tháng đó khiến trẻ có thể quan sát các bản thiết kế dự án và thực hiện chúng một cách dễ dàng. Tại sao tôi lại rất chú ý đến việc xây dựng môi trường tại góc chơi hoạt động STEAM? Chính là bởi hiệu quả của nó mang lại. Khi trẻ nhìn thấy những dự án được trưng bày tại góc, thấy công sức, thành quả mà trẻ và các bạn đã làm ra, khiến chúng thích thú, vui sướng biết bao. Hay đơn giản góc chơi STEAM chính là nơi để trẻ hoàn thiện nốt dự án còn dang dở trên tiết học, khi trẻ vẫn rất hứng thú say mê mà thời gian trên tiết học lại hết. Điều này vừa giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu nhưng không làm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo theo trong khung thời gian hoạt động một ngày của trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác. Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ tổ chức các hoạt động trong dự án đó. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương pháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Có thể ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác. a. Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học: Mỗi dự án thường chia làm 2 phần: phần 1 của dự án (phần khám phá) dạy trên hoạt động khám phá; phần 2 của dự án (phần chế tạo) sẽ thực hiện trong hoạt động tạo hình. Và kế hoạch tuần- tháng với hoạt động STEAM với các hoạt động hỗ trợ lần nhau theo một chu trình cho cả tuần. Ví dụ 1: Với dự án làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được, tôi chia dự án làm 2 phần thực hiện trên 2 tiết học: Khám phá và tạo hình - HĐ Khám phá: với đề tài: Khám phá “Đôi mắt của bé” (Phần 1 của dự án: Làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được) Các yếu tố STEAM: 9 + S- khám phá: Khám phá về các giác quan của con người, cơ thể người, khám phá về mắt (có mấy mắt, hình dạng, cấu tạo) + T- Công nghệ: Sử dụng máy tính, ti vi, Ipad để xem: cấu tạo mắt? tại sao mắt nhìn được? Làm thế nào để mắt nhìn rõ hơn? Làm thế nào để bảo vệ mắt? Cách thức làm kính.... - HĐ Tạo hình: Hoạt động: làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được. (Phần 2 của dự án: làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được) Các yếu tố STEAM: + E- chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra một chiếc kính cho mắt có thể đeo được. + A- Nghệ thuật: Vẽ, thiết kế hình dạng của mắt kính và sử dụng kéo để cắt mắt kính. + M- Toán: hình dạng: tròn, vuông, chữ nhật Ví dụ 2: Làm ô tô đứng được và có thể di chuyển được. Các yếu tố STEAM được thể hiện như sau: + S -Khám phá : Khám phá đặc điểm, cấu tạo, cơ chế hoạt động của xe ô tô 4 bánh + T- Công nghệ: Sử dụng máy tính xem tranh ảnh, video ô tô 4 bánh và cách chế tạo ô tô + E- Chế tạo: Nghiên cứu, đưa ra các kích thước, hình dạng phù hợp, cân đối và áp dụng được trong việc làm m
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_phuong_phap_steam_trong_cac_h.pdf