SKKN Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non

Trường mầm non là cái nôi đầu đời của trẻ, trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục một cách toàn diện. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học để phát huy tính tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện cả 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đồng thời giúp trẻ giàu lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ, gần gũi bạn bè, thích khám phá và tìm hiểu. Vì vậy bậc làm cha mẹ, nhất là những người quản lý, những giáo viên mầm non phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai, phải nhiệt tình tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, có kiến thứ chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ năng lực trong ánh mắt trẻ thơ, giúp trẻ hình thành những cảm xúc tình cảm lành mạnh, hình thành cho trẻ nhân cách mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ngay ở trường mầm non. Nhưng trong thực tế hiện nay đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, các doanh nghiệp, người người, nhà nhà đang tìm cho mình những mặt hàng, những sản phẩm có uy tin, có thương hiệu phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người đó là những mặt tích cực. Bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt tiêu cực, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất vì lợi nhuận mà sản xuất ra những mặt hàng, những sản phẩm giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng như các loại thực phẩm, rau củ quả, bánh kẹo, sữa mà các thông tin, báo trí đã đưa tin. Ông cha ta thường nói

 “ Bệnh từ mồm vào, vạ từ mồm ra” không sai. Đặc biệt trong tình trạng thị trường thực phẩm tại Hà Nội hiện nay. Mặt khác bên cạnh những hàng giả, hàng kém chất lượng cũng phải kể đến môi trường trong thời kỳ báo động từ những phế thải, rác thải nguốn nước từ các khu công nghiệp, các sông ngòi, ao hồ làm nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, công tác tưới tiêu trên đồng ruộng gây ô nhiễm các loại rau củ quả. Đồng thời trong thực tế người nông dân ngoài việc cấy lúa họ còn phải trồng rau, chăn nuôi lợn gà để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình, nhưng cũng không tránh khỏi một số cá nhân vì lợi nhuận do nhận thức còn hạn chế “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nên họ đã không ngừng sử dụng các loại cám công nghiệp, cám tăng trọng đẻ chăn nuôi, các loại thuốc trừ sâu, phân bón, các loại thuốc kịch thích làm cho quả tươi, rau xanh nhanh được thu hoạch bán ra thị trường để kiếm lời khiến cho người tiêu dùng bị mắc lừa ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gay ngộ độc hoặc phát sinh bệnh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đặc biệt đối với các cháu còn nhỏ, nhất là các cháu ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ còn non nớt chưa đủ sức để chống đỡ bệnh tật.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON LỆ CHI
===== óóó =====
s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng
tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ
 ở trường mầm non”
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Lâm
Lĩnh vực: Quản lý
	Cấp học: Mầm non
Năm học 2017-2018
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
II.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
5
III.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
7
1.
Biện pháp tuyên truyền hiếu biết về thực phẩm sạch
7
2.
Biện pháp lập kế hoạch hóa giáo dục xây dựng mô hình vườn chuồng.
8
3.
Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tăng gia tạo nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ.
11
4
 Biện pháp quản lý mô hình vườn chuồng.
18
5
Biện pháp kiểm tra, đánh giá.
20
IV.
 KẾT QUẢ
23
V.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
24
C. KẾT LUẬN
26
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường mầm non là cái nôi đầu đời của trẻ, trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục một cách toàn diện. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học để phát huy tính tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện cả 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đồng thời giúp trẻ giàu lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ, gần gũi bạn bè, thích khám phá và tìm hiểu. Vì vậy bậc làm cha mẹ, nhất là những người quản lý, những giáo viên mầm non phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai, phải nhiệt tình tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, có kiến thứ chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ năng lực trong ánh mắt trẻ thơ, giúp trẻ hình thành những cảm xúc tình cảm lành mạnh, hình thành cho trẻ nhân cách mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ngay ở trường mầm non. Nhưng trong thực tế hiện nay đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, các doanh nghiệp, người người, nhà nhà đang tìm cho mình những mặt hàng, những sản phẩm có uy tin, có thương hiệu phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người đó là những mặt tích cực. Bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt tiêu cực, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất vì lợi nhuận mà sản xuất ra những mặt hàng, những sản phẩm giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng như các loại thực phẩm, rau củ quả, bánh kẹo, sữa mà các thông tin, báo trí đã đưa tin. Ông cha ta thường nói
 “ Bệnh từ mồm vào, vạ từ mồm ra” không sai. Đặc biệt trong tình trạng thị trường thực phẩm tại Hà Nội hiện nay. Mặt khác bên cạnh những hàng giả, hàng kém chất lượng cũng phải kể đến môi trường trong thời kỳ báo động từ những phế thải, rác thải nguốn nước từ các khu công nghiệp, các sông ngòi, ao hồ làm nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, công tác tưới tiêu trên đồng ruộng gây ô nhiễm các loại rau củ quả. Đồng thời trong thực tế người nông dân ngoài việc cấy lúa họ còn phải trồng rau, chăn nuôi lợn gàđể phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình, nhưng cũng không tránh khỏi một số cá nhân vì lợi nhuận do nhận thức còn hạn chế “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nên họ đã không ngừng sử dụng các loại cám công nghiệp, cám tăng trọng đẻ chăn nuôi, các loại thuốc trừ sâu, phân bón, các loại thuốc kịch thích làm cho quả tươi, rau xanh nhanh được thu hoạch bán ra thị trường để kiếm lời khiến cho người tiêu dùng bị mắc lừa ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gay ngộ độc hoặc phát sinh bệnh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đặc biệt đối với các cháu còn nhỏ, nhất là các cháu ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ còn non nớt chưa đủ sức để chống đỡ bệnh tật.
Đứng trước tình hình bức xúc của xã hội hiện nay là một người quản lý của một trường mầm non bản thân tôi cần phải suy nghĩ là gì, làm như thế nào để làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đẻ giúp trẻ khỏe mạnh, an toàn để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, để phụ huynh khẳng định được trẻ đến trường mầm non khác hẳn những trẻ ở nhà đây là bài toán khó, là những suy nghĩ của những người quản lý cần quan tâm. Đặc biệt trường mầm non tôi phụ trách đa số phụ huynh học sinh làm nông nghiệp mức thu nhập còn thấp, trong khi đó giá cả thị trường không ổn định là cho nhà trường khó xây dựng thực đơn cho các bữa ăn trong tuần sao cho phù hợp, đầy đủ các chất, không trùng lặp. Việc kiểm soát chất lượng thực phẩm còn hạn chế, sử dụng thực phẩm sạch có thương hiệu thì giá cả lại cao so với số tiền ăn của trẻ. Để giảm bớt chi phí, để nâng cao chất lượng bữa ăn và để bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất phát từ những băn khoăn trên nên tôi lựa chọn “ Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khăp nơi trong môi trường, giúp con người ta hoạt động và làm việc. Như vậy nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa. Thực phẩm sạch hiện nay đang là vấn đề cả xã hội quan tâm, đặc biệt là phụ huynh học sinh. Để cung cấp thực phẩm sạch cho trẻ những năm gần đây các trường mầm non đã tận dụng khoảng đất trống để trồng rau sạch. Để trẻ được ăn những thực phẩm sạch, an toàn những năm qua trường mầm non tôi phụ trách đã tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh cùng nhau chung sức để cải tạo vườn trồng các loại ra để cung cấp rau sạch an toàn cho trẻ. Hiện nay mô hình mô hình vườn chuồng của trường, đặc biệt là mô hình trồng rau sạch, an toàn phục vụ các bữa ăn hàng ngày cho trẻ đã được nhà trường duy trì thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Mô hình vườn chuồng không những cung cấp thực phẩm sạch cải thiện bữa ăn hàng ngày an toàn cho trẻ đồng thời giúp cho giáo viên nhà trường lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống bằng cách cho trẻ có cơ hội trải nghiệm về cách làm quen với thiên nhiên, tìm hiểu và phân biệt các loại rau, tổ chức các hoạt động lao động tập thể giúp trẻ có sự hiểu biết hoàn thiện và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn. Có thể nói mô hình vườn chuồng, đặc biệt là mô hình trồng rau sạch cần được nhân rộng, để trẻ được ăn những thực phẩm sạch, cũng như có một môi trường thiên nhiên thân thiện cho trẻ vui chơi và học tập, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cô và trẻ. Nhưng trong thực tế khi thực hiện mô hình phải trải qua rất nhiều thách thức, khó khăn, yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải cùng nhau chung sức, đồng lòng. Do vậy là người hiệu trưởng đứng đầu một nhà trường tuy có bao khó khăn thách thức trong công tác nhưng bản thân tôi luôn xác định “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” tất cả vì học sinh thân yêu, quyết tâm suy nghĩ tìm ra những biện pháp để tìm tòi sáng tạo khai thác nguồn thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày cho trẻ để đảm bảo an toàn, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Vì giáo dục mầm non là mát xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân với tiêu chí “ Nuôi trẻ khỏe, dạy trẻ ngoan, bảo vệ trẻ an toàn” là trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non nói chung và trường mầm non tôi phụ trách nói riêng. Nhưng nuôi dạy và bảo vệ trẻ thế nào để giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cân, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, tạo niềm tin cho phụ huynh thì trách nhiệm không riêng của người hiệu trường. Do vậy bản thân tôi đã định hướng tập trung mũi nhọn, tạo sự đoàn kết thống nhất trong tập thể thể hiện tính tập trung dân chủ nên tôi luôn xác định:
 “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
 1. Đặc điểm tình hình:
Trường mầm non Lệ Chi là trường thuộc một xã nghèo, xa trung tâm huyện với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên như sau: 
Chức danh
Tổng số
Biên chế
Hợp đồng 
Trình độ
chuyên môn
Đảng viên
Đoàn viên
Nam
Nữ
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
BGH
3
3
0
0
0
3
3
0
0
3
Giáo viên
47
41
6
3
6
28
11
35
0
47
Nhân viên
8
3
3
1
2
0
2
4
5
3
Cô Nuôi
12
0
12
2
10
0
3
8
2
12
Tổng số
70
47
21
6
18
31
19
47
7
63
2. Thuận lợi, khó khăn:
*.Thuận lợi:
- Trường được Đảng ủy, HĐND, UBND xã giành cho trường một quỹ đất rộng tổng diện tích là: 16554 m2 ; riêng khu trung tâm có diện tích 14038m.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục & Đào tạo, Đảng ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân xã.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban đại diện cha mẹ học sinh của trường
- Trường đã đạt trường chuẩn mức độ 1, cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được đầu tư đồng bộ, đầy đủ.
- Bản thân tội là người quản lý có kinh nghiệm từ gia đình trong việc tăng gia sản xuất, tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm, chịu khó khắc phục khó khăn.
- Đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua.
- Trường có đồng chí kế toán nhanh nhẹn, biết tiếp thu và lắng nghe ý kiến, phản ánh thông tin để phối hợp với ban giám hiệu điều chỉnh thực đơn của trẻ kịp thời.
- Đội ngũ cô nuôi nhiệt tình, gia đình xuất phát từ nông nghiệp nên có kinh nghiêm trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
* Khó khăn:
- Trường mới được xây dựng, vườn đổ đất khô cằn nhiều gạch đá
- Kinh phí đầu vào để đầu tư cho việc cải tạo vườn chuồng còn hạn chế.
- Là xã nông nghiệp nên công tác vệ sinh môi trường, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh về gia xúc gia cấm và sâu bệnh ở cây rau cao.
- Đa số phụ huynh làm nông nghiệp thu nhập thấp nên công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. Hầu hết phụ huynh chưa biết cách nuôi dạy con đúng phương pháp khoa học
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng đầu vào của nhà trường hàng năm quá cao làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
3. Thực trạng vấn đề:
 Hiện nay sự bùng nổ về dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của người dân, thúc đẩy dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa các chất thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao. Hơn nữa việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều qui trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, khó kiểm soát.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào việt nam ngày càng nhiều, đa dạng phong phú nhiều chủng loại. Tình hình sản xuất thức ăn đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng, không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Dẫn tới các vụ ngộ độc thực phẩm sảy ra, nhiều bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trương bên ngoài vào thực phẩm, gây rối laonj chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Chính vì vậy người tiêu dùng nói chung và các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý ở các nhà trường nói riêng cần có kiến thức hiểu biết về thực phẩm. Từ đó tìm ra những giải pháp để ngăn ngừa và đưa ra những biện pháp chỉ đạo để tự sản xuất ra các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc để sử dụng vào bữa ăn hàng ngày. 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp tuyên truyền hiếu biết về thực phẩm sạch:
Như chúng ta đã biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều thưc phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng và các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang và lo lắng. Nhận biết được điều đó và cũng mong muốn làm giảm bớt được sự lo lắng của ngươi tiêu dùng, nhiều cửa hàng, nhiều đại lý, nhiều công ty thực phẩm sạch ra đời. Tuy giá thành của các loại thực phẩm này có cao hơn giá thành của các loại thực phẩm ở chợ, hay trên các gánh hàng rong nhưng bù lại chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và đem lại lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Xuất phát từ đó công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng và cách nhận biết thực phẩm sạch là vô cùng cần thiết. Do đó từ những hiểu biết của mình và từ việc nghiên cứu những tài liệu sách báo, tôi đã phối hợp với ban giám hiệu tuyên truyền để giáo viên, nhân viên và phụ huynh biết được thực phẩm sách là: Thực phẩm không chứa chất bẩn, chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh cấm hoặc vượt quá liều lượng giới hạn cho phép, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy tờ chứng nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp về VSATTP. Để có được loai thực phẩm này, các công ty sản xuất rau sạch phải áp dụng nhiều biện pháp trồng trọt tiên tiến hiện đại, rất tốn nhiều công sức chăm sóc. Những sản phẩm, thực phẩm khi đưa ra thị trường đều phải qua công đoạn kiểm tra vô cung gắt gao và phải được cấp giấy chứng nhận của các cơ quan chúc năng.
* Các loại thực phẩm sạch: Thực phẩm sạch gọi chung là thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩmr sinh thái và thực phẩm hữu cơ
+ Thực phẩm không ô nhiễm: Là loại có quy trình sản xuất nghiêm ngặt để sản phẩm cuối cùng làm ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định cụ thể của cơ quan chức năng. Được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm không ô nhiễm, loại thực phẩm này không chức chất gây ô nhiễm hoặc chất này được khống chế có giới hạn cho phép để không gây hại cho sức khỏe con người.
+ Thực phẩm sinh thái: còn gọi là thực phẩm xanh. Sản phẩm thực phẩm được snr xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các qui định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí qui định, tiêu chuẩn thực phẩm không ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.
+ Thực phẩm hữu cơ: Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo qui trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
 Từ cách tuyên truyền trên cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh hiểu được đâu là thực phẩm sạch và tác dụng của thực phẩm sạch, tác dụng của thực phẩm sạch đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng. Để nhà trường tránh được những rủi ro về ngộ độc thực phẩm cho cô và trẻ, từ đó phụ huynh ủng hộ nhất trí cao với nhà trường hợp đồng thực phẩm cho trẻ ăn hàng ngày ở các công ty thực phẩm sạch đã được UNND Huyện thẩm định.
2. Biện pháp lập kế hoạch hóa giáo dục xây dựng mô hình vườn chuồng:
Như Bác Hồ đã nói “ Dễ trăm lần, không dân cũng chụi. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong”. Muốn giáo dục phát triển thì cần có đóng góp từ nhiều phía như: gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là người quản lý tôi luôn chủ động trong mọi công việc và không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Trước hết để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng mô hình vườn chuồng tôi đã căn cứ vào thực tế với tổng diện tích vườn rộng gần 3000m để xây dựng dự toán kinh phí đầu tư cho mô hình vườn chuồng phù hợp với điều kiện kinh phí của nhà trường và phù hợp với diện tích vườn chuồng của trường để chăn nuôi gia súc, gia cầm, trông cây ăn quả, cây rau màu với tổng dự toán của công trình là:
STT
Nội dung dự toán
Số lượng, diện tích
Thành tiền
1
Xây chuồng chăn nuôi
18m2
50.000.000đ
2
Làm bể Bioga
1 cái
12.000.000đ
3
Đổ đất
200m3
60.000.000đ
4
Cải tạo vườn
5000m2
 40.000.000đ
5
Làm hệ thống tưới cây ăn quả
1800m2
10.000.000đ
6
Làm hệ thống vòi phun tưới rau
3200m2
35.000.000đ
7
Mua cây ăn quả( Xoài, nhãn, bưởi)
100 cây
10.000.000đ
8
Mua cây giống, hạt giống rau
2.500.000đ
Tổng số
219.500.000đ
Khi dự toán xây dựng xong tôi thông qua ban giám hiệu, chi bộ, hội đồng trường giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và báo cáo với UBND xã và đã được tập thể nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương nhiệt tình ửng hộ. Từ nguồn kinh phí ít ỏi nhà trường tiết kiệm được so với dự toán đầu tư xây dựng mô hình còn thiếu rất nhiều. Trường lại mới được xây dựng kinh phí đầu tư cho trường mới nhiều nên tôi đã thống nhất với ban giám hiệu và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp lập kế hoạch vận động xã hội hóa từ phụ huynh học sinh. Với đặc thù xã nghèo mà vận động kinh phí tiền mặt tôi nghĩ rất khó nên tôi bàn với ban đại diện cha mẹ học sinh vận động dưới hình thức như tiền mặt, đất đổ vườn, công chở đất, cây giống, hạt giống, cây ăn quả, ngày công lao động. Kết quả nhà trường đã vận động được từ phụ huynh học sinh là:
STT
Kết quả vận động
Thành tiền
Nội dung VĐ
Số lượng
1
Đất màu
20m3
7. 000.000đ
2
Ngày công lao động
200 công
40.000.000đ
3
Công chở đất
20m3
3.000.000đ
4
Cây ăn quả
10 cây
1.000.000đ
5
Các loại hạt giống, cây rau
2.000.000đ
Tổng cộng
53.000.000đ
 Khi tiến hành vận độngvận động phụ huynh đã có được kết quả đã khả thi nhưng vẫn còn thiếú vì diện tích vườn quá nhiều, đất đơn vị thi công đổ toàn đất sét, cằn cỗi. Lúc này tôi rất băn khoăn không biết phải làm thế nào để có kinh phí đầu tư mô hình vườn chuồng của trường sớm được thực hiện tôi đã bàn với ban giám hiệu, ban chấp hanhg công đoàn nhà trường xây dựng kế hoạch vận động các công ty, các nhà hỏa tâm. Trước tiên tôi gặp gỡ lãnh đạo UBND xã và lãnh đạo Phòng Giáo dục báo cáo dự toán kinh phí xây dựng mô hình vườn chuồng và tham mưu với công đoàn ngành hỗ trợ kinh phí thêm kinh phí để mô hình vườn chuồng của nhà trường sớm được đưa vào sử dụng và đã được các đồng chí lãnh đạo nhiệt tình giúp đỡ và kết quả tôi vận động được như sau:
STT
Tên đơn vị hỗ trợ
Nội dung hỗ trợ
Thành tiền
1
Công đoàn ngành
Lần 1: Xây chuồng CN
20.000.000đ
2
UBND xã Lệ Chi
Cải tạo vườn
20.000.000đ
3
Công đoàn ngành
Mua con giống
20.000.000đ
Tổng cộng
60.000.000đ
Ngoài ra các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục, lãnh đạo UNND xã đã phối hợp với ban giám hiệu vận đông các công ty các nhà hảo tâm cùng nhau giúp đỡ nhà trường từ những những xe đất màu đến cây ăn quả, một lần nữa kết quả lại mang đến cho nhà trường rất khả thi và được phụ huynh học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vô cùng phấn khởi đúng là “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” Kết quả cụ thể như sau:
STT
Tên đơn vị hỗ trợ
Nội dung hỗ trợ
Thành tiền
1
Công ty XD thành An
25m đất
15.000.000đ
2
Hội Đại bi tâm xã Bát Tràng
10 cây ăn quả
1.500.000đ
3
Gia đình Cô Hồng xã Phú Thị
25m đất
15.000.000đ
4
Gia đình anh Duy xã Lệ Chi
Hỗ trợ công lắp hệ thống nước tưới rau
1.000.000đ
5
Gia đình ông Thành, ông Trung xã Lệ Chi
Hỗ trợ công trồng cây ăn quả
1.000.000đ
T.Số
33.500.000đ
Với tổng kinh phí xã hội hóa nhà trường vận động được là: 146.500.000đ
Từ số tiền trên nhà trường thông qua tập thể CBGVNV, xin ý kiến lãnh đạo địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện kế hoạch và xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch, tại chỗ góp phần nâng cáo chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường.
3. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tăng gia tạo nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ:
3.1/ phân công phụ trách mô hình vườn chuồng:
Để làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên, nhân viên trong việc tăng gia sản xuất trước tiên tôi phân công, giao cho đồng chí phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn nhà trường phụ trách mô hình vườn chuồng và có trách nhiệm phối hợp với ban chấp hành công đoàn phân lô đất vườn trồng rau cho các tổ công đoàn và lên lịch lao động cho các tổ công đoàn theo qui định cụ thể như sau:
- Cô Chu Thị Thư - Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm chính
- Tổ nuôi: chăm sóc gia súc gia cầm ( ngày chủ nhật do tổ bảo vệ chăm sóc) và làm vườn. Riêng tổ nuôi ngoài làm vườn còn chăm sóc vật nuôi nên tôi phân công cô Nguyên Thị Thanh Tú-Tổ trưởng tổ nuôi phụ trách chung; Cô Chu Nhạ Thanh có kinh nghiệm làm vườn phụ trách làm vườn của tổ và theo có trách nhiệm theo dõi lịch bón phân ch

File đính kèm:

  • docquan_ly_-_lam_-_mnlc_2712201916.doc