Thiết kế bài dạy lớp Lá - Chủ đề lớn: Thế giới thực vật - Chủ đề nhỏ: Cây xanh - Tên hoạt động: Âm nhạc vỗ tay theo tiết tấu chậm“Em yêu cây xanh” - Nghe hát: Lý cây bông - Trò chơi âm nhạc: Khiêu vũ cùng với bóng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát bài hát “Em yêu cây xanh”

 - Trẻ chú ý hứng thú nghe cô hát bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát của bài hát, chơi tốt trò chơi khiêu vũ với bóng

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm, biết sử dụng dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu chậm, có kỹ năng khiêu vũ theo nhạc không làm rơi bóng.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích ca hát, chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Yêu thiên nhiên, yêu cây xanh quanh bé

4. Kết quả

 - 90% - 95% trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Em yêu cây xanh” chơi tốt trò chơi

II. CHUẨN BỊ

 - Phông chữ chương trình “Bé yêu âm nhạc” Mũ cây cho 3 tổ, phách tre, sắc xô, bộ gõ, 3 giỏ quà, nhạc bài “Em yêu cây xanh”, nhạc bài “Lý cây bông”

6 quả bóng

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 6318 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Lá - Chủ đề lớn: Thế giới thực vật - Chủ đề nhỏ: Cây xanh - Tên hoạt động: Âm nhạc vỗ tay theo tiết tấu chậm“Em yêu cây xanh” - Nghe hát: Lý cây bông - Trò chơi âm nhạc: Khiêu vũ cùng với bóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Chủ đề lớn: Thế giới thực vật
 Chủ đề nhỏ: Cây xanh
 Tên hoạt động: Âm nhạc
 Tên đề tài: - NDTT: VĐ vỗ tay theo tiết tấu chậm“Em yêu cây xanh” - NDKH: Nghe hát: Lý cây bông
 - Trò chơi ÂN: Khiêu vũ cùng với bóng
Đối tượng: 5-6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
Người soạn, người dạy: Nguyễn Thị Hiền Lương
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát bài hát “Em yêu cây xanh” 
 - Trẻ chú ý hứng thú nghe cô hát bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát của bài hát, chơi tốt trò chơi khiêu vũ với bóng
2. Kỹ năng 
- Trẻ có kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm, biết sử dụng dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu chậm, có kỹ năng khiêu vũ theo nhạc không làm rơi bóng.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích ca hát, chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Yêu thiên nhiên, yêu cây xanh quanh bé
4. Kết quả
 - 90% - 95% trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Em yêu cây xanh” chơi tốt trò chơi
II. CHUẨN BỊ
 - Phông chữ chương trình “Bé yêu âm nhạc” Mũ cây cho 3 tổ, phách tre, sắc xô, bộ gõ, 3 giỏ quà, nhạc bài “Em yêu cây xanh”, nhạc bài “Lý cây bông”
6 quả bóng
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 1: Gây hứng thú (3- 5 phút)
 Xin chào các bé đến với chương trình “Bé yêu âm nhạc” mang chủ đề “Em yêu cây xanh” của lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Nam Cường tổ chức ngày hôm nay. Tham gia chương trình là các bé yêu ca hát đến từ tổ cây xanh, đỏ, vàng 
- Rất vinh dự cho chương trình của chúng ta hôm nay xin giới thiệu các cô giáo đến từ phòng giáo dục, các cô giáo là hiệu trưởng các trường đến dự đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
2: Phát triển bài: 20-25 phút
- Chương trình của chúng ta gồm 3 phần
P1- Quà tặng âm nhạc; P2- Bé thể hiện tài năng; P3-Trò chơi âm nhạc.
- Và xin mời các bé đến với phần 1 quà tặng âm nhạc sẽ là bài hát mà chương trình gửi tặng cho quý vị và các bé hôm nay đó là một bài hát Lý cây bông dân ca Nam bộ với sự thể hiện của cô giáo hiền Lương
- Cô hát lần 1 theo nhạc 
- Để cảm nhận sâu sắc bài hát xin mời quý vị cùng các bé cùng hưởng ứng giai điệu bài hát với sự thể hiện của Bé xuân mai cùng tốp ca=> cô mở nhạc cho trẻ hưởng ứng theo
- Tiếp theo là phần 2 “Bé tài năng” để biết các bé sẽ thể hiện tài năng âm nhạc của mình là cái gì, bài hát gì xin mời các bé lắng nghe đoạn nhạc sau đây? Cô mở 1 đoạn bài em yêu cây xanh
- Nhạc của bài hát nào đây? 
- Bài hát do ai sáng tác?
- Các con có yêu cây xanh không? Vì sao?
- Yêu cây xanh thì chúng mình cùng hát thật hay bài hát này nào.
- Trong phần 2 này các bé sẽ thể hiện tài năng của mình qua bài hát bằng sự khéo léo của đôi tay đó là vỗ tay theo tiết tấu bài hát để làm tốt các bé xem cô thể hiện trước nhé => Cô làm mẫu hát và vỗ
- Cô vừa vỗ tay theo tiết tấu gì? Mấy tiếng vỗ tay?
- Chú ý xem cô thực hiện lại cô vỗ 3 tiếng mỗi tiếng ứng với 1 từ của bài,(1,2,3 ứng với em, rất, thích)
- Các bé sẵn sàng thể hiện tài năng của mình chưa?
* Trẻ Thực hiện
- Cô cho lớp thể hiện 3 lần 
* Các tổ, nhóm, cá nhân lên có sử dụng với dụng cụ âm nhạc
- Các tổ tự mời nhau thể hiện)
- Nhóm thể hiện ( Nhóm bạn nam, nữ, nữ tổ này thể hiện cùng với nam của tổ kia)
- Cá nhân mời cá nhân các trẻ thể hiện tốt nhất lên 1-2 trẻ (Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô khen trẻ, sửa sai cho trẻ nếu có)
- Vừa rồi cô thấy các bé thể hiện rất là giỏi thưởng các bé một tràng pháo tay
- Tiếp theo là phần 3 rất là vui nhộn của chương trình đó là phần trò chơi âm nhạc với tên gọi “ Khiêu vũ cùng bóng”
 - Cách chơi: Trên đây cô có 6 quả bóng (Cho trẻ đếm) cô sẽ mời mỗi tổ 2 cặp đôi lên chơi các bạn xẽ để quả bóng ở giữa hai bạn dùng cơ thể 2 bạn giữu bóng không được dùng tay giữ bóng khi có nhạc chậm các bạn phải nhún nhẩy khiêu vũ đung đưa theo điệu nhạc nhưng phải phối hợp thật khéo néo để cho bóng không bị rơi, khi nhạc hát nhanh các bạn khiêu vũ nhanh, còn các bạn khác trong các đội xẽ cổ vũ cho các bạn chơi của đội mình
- Luật chơi: Nếu đôi nào để rơi bóng thua còn đôi nào giữ được bóng lâu đến lúc hết nhạc hoặc các đôi khác đã rơi hết mà còn lại mình thì thắng cuộc được phần quà của chương trình
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần 
- Trẻ chơi cô chú ý dộng viên khen trẻ chơi.. tặng quà cho cặp đôi chơi giỏi nhất.
- Trong chương trình hôm nay ban tổ chức thấy các bạn thể hiện tài năng âm nhạc rất là xuất sắc ban tổ chức có quà tặng cho 3 đội tham gia chương trình xin mời đại diện 3 bạn trong 3 tổ lên nhận quà, xin kính mời côlên tặng quà của chương trình cho các bạn
 3. Kết thúc: (2 phút)
- Chương trình bé yêu âm nhạc của lớp 5 tuổi A3 đến đây là kết thúc xin kính chúc quý vị đại biểu rồi dào sức khỏe, chúc các bé chăm ngoan học giỏi xin chào và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.
- Trẻ vỗ tay
- 3 đội đứng lên cúi chào khán giả
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ nghe
- Trẻ hưởng ứng theo nhạc
- Cả lớp nghe
- 2-3 trẻ bài em yêu cây xanh ạ
- 2-3 trẻ Nhạc sỹ Hoàng Văn Yến sáng tác ạ
- 1-2 trẻ có ạ vì cây xanh rất tốt cho chúng ta ạ
- Cả lớp hát 
- 3 Nhóm trẻ thực hiện 
- Cả lớp cô vỗ tay theo tiết tấu chậm ạ, 3 tiếng vỗ 
-Trẻ sẵn sàng 
- Lớp thể hiện 3 lần
- Tổ mỗi tổ 1 lần
- 2-3 nhóm lên thể hiện
- 1-2 trẻ lên thể hiện 
- Trẻ vỗ tay
 - Trẻ chú ý nghe cách chơi
- Trẻ chú ý nghe luật chơi
- Trẻ chơi 1-2 lần
- Trẻ nhận quà phần trò chơi
- 3 Trẻ đại diện lên nhận quà 
- Trẻ nghe ra chơi
 GIÁO ÁN: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
 Tên hoạt động: Hoạt động góc
	Đề tài: Khám phá chủ đề
Góc PV: Bán hàng các loại hoa, đồ dùng gia đình; 2 nhóm gia đình 
Góc XD: Xây công viên thủy hoa
Góc Tạo hình: Tô, vẽ, xé dán, cắt, nặn, về các loại hoa
Góc TN và khám phá khoa học: Tưới cây lau lá, trồng hoa, nối nhóm số lượng hoa số lượng 7 với số 7, tô chữ cái i, t, c, bồi chữ cái i,t,c và dán hoa hình chữ số 7
Chủ đề lớn: Thế giới thực vật 
Chủ đề nhỏ: Một số loại hoa
Ngày dạy: 5/12/2016
Đối tượng: 5-6 tuổi
 Thời gian: 50 - 60 phút
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết thỏa thuận chơi, nhập vai chơi, trưởng trò biết thảo luận cùng các bạn về góc chơi, trẻ biết tự nhận vai chơi trong nhóm chơi, biết thể hiện vai chơi, liên kết giữa các góc chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết giao tiếp trong các góc chơi, tạo ra sản phẩm đẹp, đa dạng tại các nhóm.
 - Trẻ có kỹ năng giao tiếp, cử chỉ, thái độ(PV), sắp sếp lắp ghép khéo(XD), Yêu thiên nhiên, thích khám phá (TN và KH), chăm chỉ chịu khó, rèn luyện đôi tay khéo léo, biết tô, vẽ , xé dán, nặn tạo ra sản phẩm (TH)
3. Giáo dục
- Giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết, cố gắng thực hiện công việc đến cùng
- Dễ hòa đồng, chủ động giao tiếp với các bạn trong nhóm chơi (CS43)
- Thể hiện sự vui thích trước cái đẹp khi hoàn thành công việc (CS38) 
4. Kết quả: 90% trẻ đạt trở lên
II. CHUẨN BỊ
- Phân vai: + Gia đình: Đồ dùng gia đình, nấu ăn
	 + Cô giáo, bảng, tranh hoa, hoa tươi.
	 + Bán hàng: Bán các loại hoa, hoa tươi, giống hoa, 
- Xây dựng: Xây công viên thủy hoa: hàng rào, cây xanh, cây ăn
- Tạo hình: Vẽ, nặn về chủ đề các loại hoa (đất nặn, bút chì, mầu, giấy A4, kéo, keo, ), giá treo sản phẩm
- Góc KPKH và thiên nhiên : Cây xanh, khăn, tranh trẻ bồi chữ cái và hoa, tô màu nối nhóm số lượng tương ứng, tô màu bông hoa tương ứng với số lượng
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện thảo thuận vai chơi( 12 – 15p) 
- Chào mừng các bạn nhỏ đến với “ Ngày vui của bé ngày hôm nay”
- Vậy ngày vui của bé ngày hôm nay chúng mình sẽ chơi với chủ đề gì?
- Các con có thể nhắc to lại tên chủ đề buổi chơi hôm nay?
- Để buổi chơi được bắt đầu, chúng mình bầu 1 bạn giúp cô điều khiển buổi chơi ngày hôm nay
- Xin mời bạn
- Cô đồng ý với chúng mình, chơi chủ đề các loại hoa chúng mình chơi 4 góc: Góc phân vai, góc xây dựng, tạo hình, Thiên nhiên và khoa học Nếu đã nhất trí chúng mình nổ tràng pháo tay thật lớn để chào đón buổi chơi ngày hôm nay. 
- Xung quanh lớp cô chuẩn bị các góc chơi mỗi bạn hãy chọn cho mình 1 góc chơi và lấy biểu tượng về góc theo ý thích của mình.
- Trong khi chơi bạn nào muốn đổi góc chơi thì nhẹ nhàng lấy biểu tượng về góc đó không làm ảnh hưởng đến bạn khác .
- Buổi chơi đã bắt đầu rôi, cô và bạn TT chúc các bạn chơi vui vẻ và làm được nhiều sản phẩm
2. Quá trình chơi ( 35- 40 phút)
- Cô cùng trẻ kê xếp bàn ghế để chơi
- Cô cùng cháu trưởng trò bao quát trẻ chơi và xử lí tình huống, chú ý đến việc trẻ thể hiện chuẩn mực đạo đức của vai chơi và liên kết chơi. Có thể giúp đỡ trẻ ở các góc và bổ xung đồ chơi.
* Cô cùng trẻ đến góc phân vai
 * Góc xây dựng: 
 - Các bác định xây công viên thủy hoa gồm những gì?
* Góc tạo hình: 
* Góc KPKH và thiên nhiên:
- Các bạn đang khám phá về cái gì vậy?
3. Nhận xét sau khi chơi (7 phút)
 Cô cùng trưởng trò đi đến từng góc chơi nhận xét riêng từng nhóm.
- Các bạn trong nhóm bạn hôm nay chơi thế nào? Các bạn đã làm được những gì? Bạn thấy bạn nhóm trưởng đã làm tốt nhiệm vụ của mình chưa?
- Góc tạo hình
- Cô thấy bạn nào cũng làm được nhiều sản phẩm đẹp, nhưng cô mong rằng lần sau bạn trưởng nhóm nhắc các bạn trong nhóm làm nhanh tay hơn để chúng mình làm thêm được nhiều sản phẩm đẹp nữa nhé!
- Góc phân vai
+ Đóng vai mẹ, con đã làm được những gì? Còn các bạn khác trong nhóm con hôm nay chơi thế nào? 
+ Cô thấy ở góc phân vai các con chơi rất tốt thể hiện tốt vai chơi..
- Cô cho trẻ tập trung tham quan ở góc xây dựng.
- Các con thấy công trình của các bác xây dựng thế nào?
- Bác kỹ sư trưởng đã làm tốt công việc của mình chưa? Bác kỹ sư trưởng đã làm được những gì?
- Cô NX chung: Qua buổi chơi ngày hôm nay cô thấy các bạn tham gia rất tích cực, bạn nào cũng thể hiện tài năng và sự hiểu biết của mình tạo ra nhiều sản phẩm rất đẹp về loại hoa. Đặc biệt góc xây dựng bằng sự sắp xếp bố trí rất hợp lý của các bác kỹ sư đã tạo ra một công trình thật đẹp. Cô rất mong ở lần chơi sau các con chơi tốt hơn. 
- Các bạn thấy trong buổi chơi hôm nay bạn nào đã giúp đỡ cô rất nhiều? Bạn đã giúp cô được những gì? 
- Bạn TT giúp cô điều khiển buổi chơi rất tốt, lần chơi sau con nhớ bao quát, giúp đỡ các góc chơi nhiểu hơn nhé
- Chúng mình cùng nhau cất đồ chơi đi nhé. Cho trẻ nghe bài “ Mầu hoa”
- Trẻ nói “ Bên cô bên cô”
- Trẻ chú ý
- CĐ Các loại hoa ạ
- Trẻ bầu 1 bạn
- Trưởng trò GT về mình
TT: Hôm nay các bạn thích chơi ở những góc chơi nào?
- Cả lớp kể tên các góc
- Cả lớp: Vỗ tay
- TT: Góc phân vai hôm nay các bạn sẽ chơi gì?
- Cá nhân: Gia đình, cô bán hàng, 
- TT: Hàng ngày bố, mẹ thường làm gì đối với các con?
- 1 trẻ: Bố đi làm, mẹ đi chợ, nấu cơm, cho con ăn, cho con đi học
- TT: Con cái phải như thế nào với bố mẹ? 
- Cả lớp: Yêu quý, kính trọng
- TT: Cô bán hàng hôm nay sẽ bán gì?Tôi, mời bạn
- Cá nhân: Bán các loại hoa khô, tươi
- TT: Khi có khách đến mua hàng các cô bán hàng phải như thế nào?
- CN: Tươi cười, niềm nở.
- Góc xây dựng hôm nay các bạn sẽ xây gì?
- Cá nhân: Xây công viên thủy hoa
- TT: Trong góc xây dựng có những ai hả các bạn?
- Cả lớp: Chú kỹ sư trưởng và Cn
- TT: Để xây công trình đẹp ngọn ngàng an toàn các cô chú công nhân xây như thế nào?
- TT: Công việc của chú KS trưởng là làm gì tôi mời bạn?
- 1 trẻ: Phân công Cv
TT: Thích khám phá khoa học chơi ở đâu?
- Cả lớp: Góc Thiên nhiên và khoa học 
- TT: Các bạn sẽ chơi gì trong góc này?
- Cá nhân: tưới cây lau lá, hoa, nối số tương ứng
- TT: Khéo tay thích vẽ các bạn sẽ chơi ở góc nào?
- Cả lớp: Góc tạo hình.
- Các bạn sẽ tạo ra những sản phẩm gì?
- Trẻ kể..
- TT: Trong khi chơi các bạn sẽ chơi NTN?
- Cả lớp: Chơi đoàn kết..
- TT: Trước khi chơi các bạn phải làm gì?
- Cả lớp: Trẻ lấy biểu tượng về góc chơi
- Sauk hi chơi xong các bạn phải như thế nào?
- Trẻ về góc và tự nhận vai chơi
- Tự lấy đồ chơi ra bày xếp chơi gọn gàng. Các góc tạo sản phẩm ở góc của mình
- TT: Góc phân vai: Tôi chào các bạn, các bạn đang chơi gì?
( 1-2 trẻ trả lời)
- Bạn đang đóng vai gì, cô bán hàng thì phải như thế nào?..... 
( 1-2 trẻ trả lời)
+ Nhóm gia đình đưa con đi học chưa?
- Góc XD: Tôi chào bác. Các bác đang xây gì vậy?
+Trẻ chơi xây công viên
- Góc tạo hình: Hoàn thiện bức tranh chung về công viên hoa cùng cô
+ Góc thiên nhiên, khoa học:
- Các bạn đang chơi gì thế? Các bạn đã khám phá được những gì?
 - 1 trẻ tôi đang bồi tranh hoa và số 7 
- TT: Bao quát góc chơi, cùng các bạn liên kết góc chơi 
- TT: Góc tạo hình hôm nay các bạn làm được những gì? Bạn trưởng nhóm đã làm tốt vai trò nhiệm vụ chưa..
- TT: Góc phân vai hôm nay bạn nào là nhóm trưởng? Bạn đã làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình chưa?
- 1-2 trẻ trả lời
- TT: Bạn . Thấy các bạn trong nhóm chơi như thế nào?
- Nhóm trưởng trả lời
- Trẻ đóng vai mẹ trả lời
 - TT: Tôi mời bạn Linh Giang, bạn đóng vai mẹ bạn thấy bạn nhóm trưởng nhóm bạn hôm nay chơi thế nào?
- Tí bố mẹ đưa con đi xem lễ khánh thành công viên thủy hoa nhé
- Nhóm xây dựng mời thăm quan công trình
- TT: Chúng mình cùng tới thăm công trình “Công viên thủy hoa” các bác thợ xây vừa xây xong nhé
- TT: Mời bạn kỹ sư trưởng hãy giới thiệu cho chúng tôi về công trình của các bạn
- Kĩ sư trưởng giới thiệu về công trình xây dựng của mình?
- 1 trẻ trả lời
- 1 trẻ nêu: Đây là công trình xây dựng của chúng tôi, chúng tôi xây “Công viên thủy hoa bốn xung quanh là bờ dào, có đài phun nước, có các cây xanh trồng bốn xung quanh, có các vườn hoa được trồng nhiều loại hoa, ghế đá để mọi người ngồi nghỉ để ngắm cảnh
- Trẻ chú ý lắng nghe
- 1 trẻ nêu
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát + cất đồ chơi
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Chủ đề lớn: nghề nghiệp
 Chủ đề nhỏ: Nghề bé yếu
 Tên hoạt động: Âm nhạc
 Đề tài: NDTT: DVĐ Vỗ tay theo tiết tấu chậm “Cháu yêu cô chú công nhân
 NDKH: NH- Hò ba lý
 TCÂN: Thi xem ai nhanh
I. Mục đích- yêu cầu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” hứng thú nghe hát và chơi tốt trò chơi “Thi xem ai nhanh”
2. Kĩ năng
-Trẻ có kỹ năng vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm, phát triển tai nghe cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội, yêu nghề của bố mẹ 
4. Kết quả: 90-95% trẻ đạt 
II. Chuẩn bị:
- Loa đài, nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, phông chương trình bé yêu âm nhạc. phách tre, sắc xô, trống, hoa, mích, 3 giỏ quà, nhạc bài hát Hò ba lý
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài (1- 3 phút) 
 - Chào mừng tất cả các bạn nhỏ đến với chương trình "Bé yêu âm nhạc" của lớp mẫu giáo lớn 2 mang chủ đề nghề bé yêu trường MN Nam Cường hôm nay, đến với chương trình xin giới thiệu BGH nhà trường cùng toàn thể các cô giáo, nổ một tràng pháo tay chào đón các cô.Thành phần không thể thiếu trong chương trình hôm nay các bé đến từ tổ hoa hồng, hoa cúc, hoa sen.
2: Phát triển bài (20- 25 phút )
a) Cô giới thiệu bài vận động 
- Chương trình của chúng ta gồm 2 phần, phần 1 “Bé thể hiện tài năng” phần 2 trò chơi âm nhạc
- Mở đầu chương trình các bé hát tặng các cô bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” nhạc và lời Hoàng Văn yến
- Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề sau này lớn lên con ước mơ làm nghề gì?
- Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề có lợi ích riêng chúng mình yêu quý kính trọng các nghề tự hào về nghề của bố mẹ mình
- Chương trình muốn các bé thể hiện tài năng gì ngày hôm nay các bé chú ý
- Cô thực hiện vỗ mẫu lần 1
+ Cô vừa vỗ tay theo tiết tấu nhanh, theo nhịp hay theo phách, hay theo tiết tấu chậm?
- Cô vừa vỗ tay tiết tấu chậm theo lời bài hát cháu yêu cô chú công nhân, 
- Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức: 
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân ( Cô mở nhạc )
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ nếu có
- Phần 1 các bé đã rất tự tin thể hiện và thể hiện rất là giỏi chương trình tặng tất cả các bé 1 tràng pháo tay 
b) Nghe hát: Hò ba lý dân ca Quảng Nam
- Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề nhưng mỗi nghề lại có đặc điểm riêng dù vất vả nhưng trong lao động họ rất vui vẻ yêu đời sau đây xin mời các cô giáo cùng toàn thể các bé thưởng thức bài hát “Hò ba lý” dân ca quảng nam cô giáo Hiền Lương trình bày
 - Cô hát lần 1=> Bài hát nói về nghề nông dân mặc dù vất vả với công việc trồng khoai nhưng họ vẫn vui vẻ cất lên lời ca tiếng hát
- Để hiểu sâu sắc hơn cô mời các bạn cùng nghe lại bài hát 1 lần và hưởng ứng cùng cô
- Phần 2: Trò chơi âm nhạc
* Trò chơi âm nhạc “Thi xem ai nhanh”
- Cô giới thiệu cách chơi: Coo chuẩn bị những chiếc vòng mời các bạn lên chơi số vòng ít hơn số bạn ( 4 vòng, 5 bạn) các con đi vòng tròn vừa đi vừa nghe cô và các bạn hát cô hát nhỏ thì đi bình thường nhưng khi cô hát to các bạn nhanh chân nhảy vào vòng, bạn nào chậm chận không nhẩy vào được vòng nào là thua
- Luật chơi: Bạn nào chậm không nhảy được vào các vòng nào thì bạn đó phải nhảy lò cò hoặc hát 1 bài tặng CT hôm nay
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3lần cô thay đổi hình thức sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc: 2 phút
 - Cô nhận xét động viên khen trẻ mời đại diện 3 trẻ của 3 tổ lên nhận quà của chương trình
- Mời cô Hiệu Trưởng lên chao quà cho các cháu
- Chương trình bé yêu âm nhạc chúc các cô và các bé mạnh khỏe.... Cho trẻ ra chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ giơ tay chào
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ trả lời... 
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ theo tiết tấu chậm ạ
- Lớp 2L, tổ 1L, 3 nhóm,..
- Trẻ lắng nghe cách chơi luật chơi
- Trẻ chú ý nghe
- Cô hát trẻ nghe
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng c
- Trẻ hát đi ra ngoài
- Trẻ thực hiện chơi 2-3L
- 3 trẻ lên
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ ra chơi
 Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Tên hoạt động: Âm nhạc:
 Đề tài: NDTT: Múa “Múa cho mẹ xem” (TT)
 - NDKH: NH- Bàn tay mẹ
 - TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Mục đích- yêu cầu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời ca và giai điệu bài hát,phối hợp được vận động minh họa trong khi hát.
- Trẻ vận động nhịp nhàng, chính xác, thể hiện được tình cảm của trẻ dành cho mẹ qua giai điệu và nhịp điệu bài múa.(CS101)
- Trẻ biết chú ý lắng nghe và hường ứng bài hát “Bàn tay mẹ” cùng cô.CS99
- Chơi tốt trò chơi âm nhạc "Nghe tiếng hát tìm đồ vật"
2. Kĩ năng
- Củng cố năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Củng cố kĩ năng múa, kĩ năng vận động theo nhạc và lời bài hát.
- Phát triển thẩm mĩ, tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tình cảm thương yêu của các thành viên gia đình với nhau đặc biệt là tình cảm mẹ con.
- Biết cảm ơn lễ phép xưng hô với người lớn tuổi (CS54)
4. Kết quả: 90-95% trẻ đạt 
II. Chuẩn bị:
- Phách tre, xắc xô, mũ hoa đủ cho trẻ, mũ chóp.
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài (1- 3 phút) 
- Xúm xít – Xúm xít bên cô
- Các con kể cô nghe về gia đình của chúng mình ?
- Trong gia đình mẹ thường làm những công việc gì?
- Tình cảm của mẹ dành cho ácc con như thế nào?
- Còn các con thì sao?
- Để thể hiện tình cảm yêu thương đối với người mẹ, nhạc sĩ Xuân Giao đã sáng tác bài hát “ Múa cho mẹ xem”
2: Phát triển bài (20- 25 phút )
- Cảm nhận tác phẩm âm nhạc: “Múa cho mẹ xem” nhạc và lời Xuân Giao. 
- Bạn nào biết bài hát này ? Hãy hát cho các bạn nghe
- Cô mở nhạc và cho trẻ hát bài “ Múa cho mẹ xem” rồi về chỗ.
- Các con vừa hát bài hát tên gì?
- Bài hát của tác giả nào ?
- Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
- Con cảm nhận được điều gì qua bài hát “Múa cho mẹ xem” 
* Khái quát lại kiến thức bài hát “Múa cho mẹ xem” có giai điệu vừa phải, nhịp nhàng. Bài hát đã thể hiện tình cảm của những người con dành cho mẹ và những người mẹ cũng rất yêu thương, chăm sóc cho các con. 
- Để mẹ luôn được vui các con sẽ làm gì?
- Bài hát sẽ hay hơn khi chúng mình vừa hát vừa múa theo lời bài hát đấy!
- Cô hát kết hợp múa cho trẻ xem 1 lần. 
- cho trẻ hát múa cùng cô 2 lần cả lớp.
- Bạn nữ múa, bạn nam hát cho các bạn nữ múa
- Bạn nam múa, bạn nữ hát nhún theo nhịp bài hát.
- Các nhóm bạn mời nhau cùng biểu diễn 
- Đôi bạn cùng biểu diễn ...
- Để chương trình thêm vui cô mời tất cả bạn cùng tham dự trò chơi.. 
* Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Cách chơi: Một bạn lên đội mũ chóp cô dấu con vật đồ chơi sau lưng 1 bạn ngồi dưới, sa

File đính kèm:

  • docAm_nhac_vo_tay_theo_tiet_tau_cham_Em_yeu_cay_xanh.doc
Giáo Án Liên Quan