Thiết kế bài học lớp Lá - Cơ thể bé có các giác quan nào
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu nhận biết được đặc điểm, lợi ích của từng bộ phận trên cơ thể của mình. Biết được 5 giác quan trên cơ thể mình.
- Kĩ năng: Cháu nhận thức được các bộ phận, giác quan trên cơ thể chính xác.
- Thái độ: Cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ giữ gìn sức khỏe.
II- Chuẩn bị: Tranh cơ thể bé, bút màu, giấy vẽ.
Cơ thể bé có các giác quan nào? I- Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Cháu nhận biết được đặc điểm, lợi ích của từng bộ phận trên cơ thể của mình. Biết được 5 giác quan trên cơ thể mình. - Kĩ năng: Cháu nhận thức được các bộ phận, giác quan trên cơ thể chính xác. - Thái độ: Cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ giữ gìn sức khỏe. II- Chuẩn bị: Tranh cơ thể bé, bút màu, giấy vẽ. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý Hoạt động 1: Cho cháu hát “Bạn có biết tên tôi” - Các con vừa hát bài gì? - Bạn nào lớp mình cũng có cái tên rất đẹp. Vậy các con tự giới thiệu xem mình là ai? - Con tên là gì? Con mấy tuổi? Giới tính con là nam hay nữ? - Sở thích của con là gì? Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh cơ thể bé. Cô chỉ từng bộ phận: đầu, tay, chân. Mình. - Bộ phận đầu thì có gì? ( mắt, tai, miệng, mũi). Đó là các giác quan nào? + Cô hỏi lợi ích của các giác quan: Thị giác là phần nào? Thính giác là bộ phận nào? Khứu giác? Vị giác? - Cho cháu chỉ đâu là tay, lợi ích của đôi tay. Yêu cầu cháu giơ tay phải, tay trái. - Bộ phận mình thì có những phần nào? (vai, ngực, lưng, bụng). - Cho cháu chỉ bộ phận đôi chân, cô hỏi lợi ích. - Xúc giác là phần nào? Có lợi ích gì? - Cháu thường làm gì hằng ngày để giữ vệ sinh thân thể cháu? - Cơ thể con có các giác quan nào? + Cho cháu nói được: - Thị giác - Mắt: để nhìn - Thính giác - Tai: để nghe - Khứu giác - Mũi: để ngửi - Vị giác - Lưỡi: cảm nhận vị chua, cay, mặn, ngọt. - Xúc giác - Da: cảm giác được nóng, lạnh.. * Hoạt động 3: Luyện tập + TC: Ai chọn nhanh Cho cháu chọn tranh lô tô về các giác quan theo yêu cầu cô. + Cho cháu thi đua ghép hình Chia 2 nhóm: Nhóm 1 ghép hình bé gái, nhóm 2 ghép hình bé trai. Mỗi cháu ở mỗi đội sẽ chạy lên tìm 1 bộ phận đính lên, mỗi lượt chỉ 1 cháu thực hiện đến khi kết thúc đội nào ghép được hình người hoàn chỉnh nhanh nhất là thắng cuộc. + Cho cháu chơi nói nhanh các từ “tóc, vai, đầu gối, chân” cô sẽ đọc và cháu sẽ chỉ ra từng bộ phận trên cơ thể bé. “Tóc, vai, đầu gối, chân Đầu gối, chân, đầu gối, chân Tóc, vai, đầu gối, chân, mắt, tay, mũi, miệng”. - Cô hỏi nhanh những bộ phận và yêu cầu cháu trả lời lợi ích của những bộ phận đó. Ví dụ: cô nói “đôi mắt” – cháu nói “để nhìn”; Miệng – cháu nói để ăn, để nói chuyện; Tay – cháu nói để cầm, nắm; Chân – chạy, đi. * Hoạt động 4: Cho cháu vẽ cơ thể người đầy đủ các bộ phận. Cô gợi hỏi cháu cách cầm bút, cách ngồi, cô đến nhận xét khi cháu vẽ xong. Giáo dục: Các con thường xuyên tắm gội, giữ gìn vệ sinh thân thể và phải biết giữ gìn sức khỏe cho cơ thể mình. * Nhận xét lớp. Nhận xét:..... ................................................................................................................................ Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan
File đính kèm:
- Linh_vuc_giao_duc_phat_trien_nhan_thuc.doc