Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ làm quen với văn học - Đề tài: truyện “khỉ con và cá sấu”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện “ Khỉ con và Cá sấu”, tên các nhân vật trong truyện: Khỉ con , Cá sấu.

- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: câu chuyện “ Khỉ con và Cá Sấu” kể về sự thông minh của khỉ con, Cá sấu đã lừa chú khỉ con nhưng khỉ con thông mình nên đã thoát khỏi Cá Sấu gian ác.

- Trẻ biết tính cách các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời câu hỏi đủ thành phần, nói to rõ ràng, mạch lạc.

- Cảm nhận được ngôn ngữ qua giọng kể của cô.

3.Thái độ:

- Trẻ hào hứng nghe cô kể chuyện.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, có ý thức bảo vệ động vật.

- Không nghe theo người lạ khi ra đường, phải biết giữ an toàn cho mình và phải bình tĩnh khi xử lí tình huống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5294 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ làm quen với văn học - Đề tài: truyện “khỉ con và cá sấu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON VÂN CÔN A
*************
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC.
Đề tài	: Truyện “ Khỉ con và Cá sấu”
Đối tượng	: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian 	: 25 - 30 phút
Người dạy 	: Nguyễn Hải Yến.
Ngày dạy	: 30/11/2016.
Năm học : 2016 – 2017.
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC.
Đề tài	: Truyện “ Khỉ con và Cá sấu”
Đối tượng	: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian 	: 25 - 30 phút
Người dạy 	: Nguyễn Hải Yến.
Ngày dạy	: 30/11/2016.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện “ Khỉ con và Cá sấu”, tên các nhân vật trong truyện: Khỉ con , Cá sấu.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: câu chuyện “ Khỉ con và Cá Sấu” kể về sự thông minh của khỉ con, Cá sấu đã lừa chú khỉ con nhưng khỉ con thông mình nên đã thoát khỏi Cá Sấu gian ác.
- Trẻ biết tính cách các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời câu hỏi đủ thành phần, nói to rõ ràng, mạch lạc.
- Cảm nhận được ngôn ngữ qua giọng kể của cô.
3.Thái độ:
- Trẻ hào hứng nghe cô kể chuyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, có ý thức bảo vệ động vật.
- Không nghe theo người lạ khi ra đường, phải biết giữ an toàn cho mình và phải bình tĩnh khi xử lí tình huống. 
II. Chuẩn bị.
1. Địa điểm: Trong lớp ( An toàn sạch sẽ )
2. Đội hình:
- Trẻ ngồi 3 hàng ngang, hình chữ U, 2 hàng dọc.
3. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu.
- PowerPoint truyện “ Khỉ con và Cá sấu”
- Rối truyện.
- Sân khấu truyện.
- Que chỉ.
- 2 bộ tranh rời có nội dung câu chuyện “ Khỉ con và Cá Sấu”.
- Nhạc các bài hát : “ Ta đi vào rừng xanh”, “ Đố bạn”. 
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu chương trình “ Bé yêu văn học”.
- Cô giới thiệu khách và chào.
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Ta đi vào rừng xanh”
- Hỏi trẻ : Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về những con gì? Các con vật đó sống ở đâu?
- Bài hát “ Ta đi vào rừng xanh” nói về rất nhiều các con vật sống trong rừng. 
- Cô biết 1 câu chuyện kể về hai con vật sống trong rừng, một con thì gian ác còn một con thì rất thông minh. Để xem con vật nào thông minh chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Khỉ con và Cá sấu”.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
- Cô kể lần 1: Cô kể thể hiện cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc của câu chuyện.
+ Cô hỏi trẻ tên truyện là gì?
- Cô tóm tắt nội dung câu chuyện: câu chuyện “ Khỉ con và Cá Sấu” kể về sự thông minh của khỉ con, Cá sấu đã lừa chú khỉ con nhưng khỉ con thông mình nên đã thoát khỏi Cá Sấu gian ác.
Cô trò chuyện với trẻ về đặc điểm, điều kiện sống và hoạt động của các nhân vật trong truyện. ( Khỉ con, cá sấu)
- Để biết rõ hơn khỉ con thông minh như thế nào các con cùng về chỗ của mình rồi hướng lên màn hình và lắng nghe cô kể.
( Cô cho trẻ hát theo giai điệu bài hát“ Chú khỉ con”)
- Cô kể lần 2: kết hợp với PowerPoint truyện “ Khỉ con và Cá sấu”
* Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cá Sấu đi tìm gì và vào lúc nào?
Cô trích dẫn “ Một buổi sáng..đến chỗ khỉ con.”
- Khi nhìn thấy Khỉ con Cá Sấu đã làm gì?
- Cá Sấu trò chuyện gì với Khỉ con?
Cô trích dẫn “ Chào anh khỉ..đi chỗ khác mà tìm.”
- Thấy Khỉ con không xuống bờ Cá Sấu lại nói gì với Khỉ Con?
Cô trích dẫn “ Cá Sấu trả vờ ngây ngô..cùng ăn nhé.”
- Khi nghe Cá Sấu nói bờ bên kia có một vườn chuối chín thái độ của Khỉ con như thế nào?
Cô trích dẫn “ Cá Sấu lại nóila la la la.”
- Khi Cá Sấu trở Khỉ con ra giữa sông Cá Sấu đã nói gì với Khỉ con?
Cô trích dẫn “ Đi đến giữa sôngHa ha ha.”
- Nghe Cá Sấu nói ăn thịt mình Khỉ con đã suy nghĩ và làm gì?
Cô trích dẫn “ Nghe Cá Sấu nói vậybổ dưỡng nhất không?”
- Vì sao Cá Sấu lại đưa Khỉ con vào bờ?
Cô trích dẫn “ Cá Sấu ngơ ngác hỏitôi sẽ lấy cho anh.”
- Khỉ con lên được bờ sông lúc này Khỉ con đã làm gì?
Cô trích dẫn “ Cá Sấu ngơ ngác hỏi.Ôi thật là ngôc nghếch.”
- Thấy Khỉ con nói vậy, Cá Sấu thấy như thế nào?
Cô trích dẫn “ Bây giờ..lủi mất.”
- Qua câu chuyện “ Khỉ con và Cá Sấu” các con thấy Khỉ con như thế nào?
-> Khỉ con rất thông minh, bình tĩnh nghĩ cách để Cá Sấu mắc lừa đưa khỉ lên bờ an toàn.
- Còn Cá Sấu là con vật như thế nào?
-> Cá Sấu là con vật dữ nên khi tiếp xúc phải biết giữ khoảng cách.
- Giáo dục: Khi ra ngoài đường chúng mình không được nghe theo người lạ, phải biết giữ an toàn cho bản thân và nếu khi gặp chuyện gì đó thì phải bình tĩnh để tìm cách giải quyết không được khóc.
- Cô kể lần 3: Cô kể chuyện kết hợp với sân khấu rối và rối tay.
(Cô cho trẻhát bài hát “ Đố bạn” chuyển đội hình sang sân khấu rối.)
* Trò chơi: “ Ghép tranh”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho 2 đội các bức tranh trong câu chuyện “ Khỉ Con và Cá Sấu” nhiệm vụ của các đội là lên gắn tranh theo trình tự nội dung của truyện.
+ Luật chơi: Các đội phải bật qua con suối rồi lên lấy tranh gắn vào bảng. Bạn thứ nhất gắn xong về đập tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo mới được lên, thời gian hoàn thành là 1 bản nhạc, đội nào sắp xếp đúng nội dung câu chuyện đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô quan sát, động viên giúp trẻ hào hứng tham gia chơi.
- Kết thúc trò chơi cô mời 2 bạn đội trưởng của 2 đội lên kiểm tra chéo nhau.
- Sau đó cô nhận xét, khen trẻ.
- Cô và trẻ nhìn vào tranh kể lại nội dung chính của câu chuyện.
3. Kết thúc.
- Hỏi trẻ: Hôm nay các con đã được học câu chuyện gì?
- Cô nhận xét lớp, động viên, khuyến khích trẻ về nhà đọc thơ, kể chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe.
- Cho trẻ chào khách.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động và thu dọn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về chỗ vừa đi vừa hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
\
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi TC.
- Trẻ lên kiểm tra.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ cùng cô kể chuyện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chào khách.

File đính kèm:

  • docgiáo án thi huyện đã sửa.doc