Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non – tết trung thu

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Trẻ biết tên gọi, địa chỉ, đặc điểm của trường .Trẻ biết các hoạt động trong trường mầm non. Trẻ nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp mầm non. Trẻ biết tên gọi cô giáo và các bạn trong lớp. Trẻ phân biệt các khu vực khác nhau của trường: cổng trường, lớp học, sân chơi, vườn cây

- Trẻ phân biệt công việc của các cô, bác trong các khu vực nhà trường: bác cấp dưỡng, bác bảo vệ, cô lao công

- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hằng ngày của trẻ ở lớp. Yêu mến, chăm sóc trường mầm non.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh do cô và trẻ sưu tầm.

- Tranh truyện, máy, đĩa, mão, các thẻ chữ cái, thẻ chữ số,màu tô, tập tô, giấy màu, túi cát.

 

docx62 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non – tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU
MỞ CHỦ ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên gọi, địa chỉ, đặc điểm của trường .Trẻ biết các hoạt động trong trường mầm non. Trẻ nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp mầm non. Trẻ biết tên gọi cô giáo và các bạn trong lớp. Trẻ phân biệt các khu vực khác nhau của trường: cổng trường, lớp học, sân chơi, vườn cây
- Trẻ phân biệt công việc của các cô, bác trong các khu vực nhà trường: bác cấp dưỡng, bác bảo vệ, cô lao công
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hằng ngày của trẻ ở lớp. Yêu mến, chăm sóc trường mầm non.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh do cô và trẻ sưu tầm.
- Tranh truyện, máy, đĩa, mão, các thẻ chữ cái, thẻ chữ số,màu tô, tập tô, giấy màu, túi cát.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát: “Cháu lên ba”
- Bài hát nói về điều gì?
- Khi đến trường con cảm thấy thế nào?
- Ai là người sẽ dạy học, chăm sóc cho con?
- Khi đến trường con được tham gia vào các hoạt động nào?
- Con sẽ làm gì để bảo vệ trường lớp mình luôn sạch sẽ, để trở thành bé khỏe bé ngoan?
- Giáo dục: Trường mầm non là nơi con sẽ được học tập, vui chơi, khôn lớn.Vì vậy con phải biết yêu mếm, chăm sóc trường mầm non nhé!
*Hoạt động 2: Xem tranh
- Cho trẻ xem tranh trường mầm non.
- Trò chuyện về bức tranh.
- Kết thúc.
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU
Chủ đề nhánh: : Tết trung thu (Tuần 1)
Thời gian: Từ 12/9/2016 đến 16/9/2016
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
Trò chuyện, đón trẻ: Cô đón trẻ trong lớp trò chuyện với trẻ về chủ đề, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đến lớp. Giới thiệu cho trẻ biết về trường mầm non của bé.
THỂ DỤC SÁNG
- Hô hấp: Gà gáy.
- Tay – vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao.
- Bụng – lườn: Đứng, quay người sang 2 bên.
- Chân: Đứng , lần lượt từng chân co cao đầu gối. 
- Bật: Bật tách, khép chân.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tung bóng lên cao và bắt bóng
Truyện “ sự tích chú cuội cung trăng”
Ôn nhận biết số lượng- chữ số 1,2.
Trò chuyện về tết trung thu.
Hát: “Đêm trung thu”
Nghe: “Rước đèn tháng tám”.
TC: “Đoán xem bạn nào hát”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- PV: Cửa hàng bán bánh trung thu.
- XD: Xây trường mầm non của bé (Tích hợp: Cháu biết giữ gìn môi trường lớp học)
- NT: Vẽ lồng đèn.
- HT – S: Đếm số lượng lồng đèn trong tranh - Xem sách, tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- TN: Tưới nước cho cây ở góc thiên nhiên. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về những chiếc lồng đèn.
- TCDG: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do.
- Trò chuyện về cách làm lồng đèn.
- TCDG: “Kéo co”.
- Chơi tự do.
- Vẽ phấn lồng đèn trên sân trường.
- TCDG: “Chi chi chành chành”
- Chơi tự do.
- Hát “Đêm trung thu”. 
(Tích hợp: Cháu thích tham gia các hoạt động lễ hội ở trường lớp( lễ khai giảng, tết trung thu))
- TCVĐ: “Kẹp bóng”
- Chơi tự do.
- Quan sát thời tiết vào mùa thu (Tích hợp: Cháu yêu thích đến trường lớp)
- TCDG: “Đánh 
chuyền”
- Lao động tập thể.
- Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hướng dẫn cháu chơi trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra.
- Nêu gương cuối ngày
- Cháu đọc thơ trong chủ đề.
- Nêu gương cuối ngày
- Hướng dẫn cháu làm quen các góc chơi.
- Nêu gương cuối ngày
Cho trẻ biễu diễn văn nghệ theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh - Nêu gương cuối tuần.
 TRẢ TRẺ
Chuẩn bị quần áo, đầu tóc gọn gàng cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh về một ngày ở trường của trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Từ 12/9/2016 đến 16/9/2016
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ chọn được góc chơi theo ý thích. Trẻ biết tên các góc mà trẻ tham gia chơi. Trẻ biết được chủ đề chơi.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi như: Người bán hàng, khách hàng. Trẻ biết giao lưu các góc chơi khi tạo ra sản phẩm. Trẻ biết thỏa thuận vai chơi cùng bạn, biết phối hợp với bạn khi chơi.
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận, chơi xong biết xếp đồ chơi gọn gàng. Trẻ lễ phép, biết chào hỏi khách.
II. Chuẩn bị:
- Sắp xếp các góc chơi gọn gàng. Các nguyên vật liệu mở ở các góc. Xắc xô. Nhạc bài hát trong chủ đề.
* Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu.
Bàn, ghế, bánh trung thu, rổ, tiền
*Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé (Tích hợp: Cháu biết giữ gìn môi trường lớp học)
Gạch, hàng rào, hoa, cây xanh, trường mầm non, đồ chơi ngoài trời
* Góc nghệ thuật: Vẽ lồng đèn.
Giấy vẽ, giấy lót, màu sáp
* Góc học tập - sách: Đếm số lượng lồng đèn trong tranh - Xem sách, tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Tranh lồng đèn, sách, tranh ảnh về chủ đề.
* Góc thiên nhiên: : Tưới nước cho cây ở góc thiên nhiên. 
- Bộ dụng cụ chăm sóc cây.
- Tích hợp:
- Bài hát: Đêm trung thu
- Đồng dao: Dung dăng, dung dẻ.
 III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ hát: “Đêm trung thu”
- Bài hát nói về chủ đề gì?
- Sáng nay các con chọn góc chơi cho mình chưa?
- Các con quan sát xem các góc chơi có gì mới không?
- Nhắc nhở cháu về nhóm chơi trật tự, không làm ồn, biết trao đổi với bạn trong khi chơi, biết giao lưu góc chơi và khi chơi xong phải cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Cô mời cháu về góc chơi.
* Hoạt động 2: Cháu về nhóm chơi
- Cô đến từng nhóm chơi nhắc nhở, gợi ý cháu chơi.
* Góc phân vai: 
- Các con sẽ chơi gì vậy?
- Ai là người bán hàng?
- Khi bán hàng con phải nói chuyện như thế nào với khách hàng ?
* Góc xây dựng:
- Hôm nay con định sẽ xây gì?
- Con xây như thế nào?
* Góc nghệ thuật:
- Con sẽ làm gì với những đồ chơi đó?
- Con vẽ như thế nào?
* Góc học tập - sách:
- Các con sẽ làm gì nhỉ?
- Con mở sách như thế nào?
* Góc thiên nhiên:
- Các con chăm sóc cây kiểng như thế nào?
- Tưới nước cho chậu hoa.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ giao lưu góc chơi với nhau.
* Hoạt động 3: Nhận xét
- Cô tập trung trẻ đến mô hình góc xây dựng trò chuyện, giao lưu, giáo dục và nhận xét cuối giờ chơi.
- Đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ” thu dọn đồ chơi.
Kết thúc giờ chơi.
Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động: “Tung bóng lên cao và bắt bóng”
I. Mục đích yêu cầu:
    - Dạy trẻ kỹ năng tung bóng lên cao và bắt bóng.
    - Khi bóng rơi xuống biết bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng cũng như không ôm bóng vào người.
    - Phát triển cơ tay, cơ vai, tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt.
    - Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
    - Trẻ chơi vui, đúng luật. 
II. Chuẩn bị:
    - Hai quả bóng, 2 rỗ vòng.
    - Băng nhạc, trống lắc.
III. Tổ chức hoạt động:
1.  Khởi động:
     - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
2.  Trọng động:
     a. BTPTC:
     * Động tác tay:
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để thẳng dưới chân, đầu không cúi.
          * Động tác bật:
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
     b. VĐCB:
     - Các con nhìn xem trên tay cô có gì?
     - Hôm trước cô đã dạy các con vận động gì?
     - Hôm nay cô sẽ dạy vận động mới đó là " tung bóng lên cao và bắt bóng" 2 vận động này không giống nhau bây giờ cô sẽ thực hiện vận động tung bóng lên cao và bắt bóng để các con so sánh nó khác nhau thế nào nhé. 
     - Hỏi lại trẻ tên vận động.
     * Cô làm mẫu:
       - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
       TTCB: Chân bằng vai, 2 tay cầm bóng, tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống dùng 2 tay bắt bóng (không làm rơi bóng hoặc ôm bóng sát người). Các con khi tung bóng phải tung thẳng lên trên, không tung qua trái hoặc phải và không tung quá cao.
       - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
       - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
     * Trẻ luyện tập:
       - Cho trẻ luyện tập 2-3 lần
    => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
       - Các con thấy đập bóng xuống sàn và bắt bóng so với tung bóng lên cao và bắt bóng có gì khác nhau?
      c. TCVĐ:
      - Lớp mình rất giỏi, cô sẽ cho lớp mình chơi TC: chuyền bóng.
       - Giải thích luật chơi (nếu trẻ biết thì mời trẻ giải thích hoặc nói vuốt theo cô). 
       - Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.  Hồi tĩnh:
     - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ nhàng.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động: TCDG: “Dung dăng dung dẻ”
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết về ngày tết trung thu, hình dạng các lồng đèn. Trẻ biết cách chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
- Rèn kĩ năng chơi theo nhóm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thích tham gia vào lễ hội trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường rộng, sạch. Khu vực môi trường giáo dục phát triển vận động gồm : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh.
- Lồng đèn.
Tích hợp :
- Bài hát: “Đêm trung thu”
Đội hình:
- Tự do, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về những chiếc lồng đèn
- Cho cả lớp hát : «  Đêm trung thu »
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát.
- Cô cho trẻ quan sát những chiếc lồng đèn với những hình dạng khác nhau.
- Cô đặt câu hỏi về những chiếc lồng đèn (hình dạng, kích thước, màu sắc, công dụng)
- Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Cô hướng dẫn cháu cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lúc trẻ chơi.
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi xong.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô hướng dẫn trẻ chơi ở các khu vực vận động.
- Cô giới thiệu tên các trò chơi trong khu vực vận động như : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh...
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi trong khu vực vận động.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi trật tự, không đùa giỡn quá sức khi chơi.
- Tham gia chơi cùng trẻ nếu trẻ chơi còn lung tung.
* Nhận xét sau giờ chơi :
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm chơi tốt, nhắc nhỡ những cháu còn lại chơi tốt hơn trong những lần sau.
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG : Hướng dẫn cháu chơi trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra.
I Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
- Rèn kĩ năng chơi theo nhóm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thích tham gia vào trò chơi vận động.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường rộng, sạch. Khu vực môi trường giáo dục phát triển vận động gồm : sàn nhà sạch sẽ thoáng mát.
- Vòng thể dục
- Băng keo
Tích hợp :
- Bài hát: “Đêm trung thu” , “trời nắng , trời mưa”
Đội hình:
- Tự do, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn.
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định gây hứng thú : Trò chuyện về chủ đề
- Cho cả lớp hát : «  Đêm trung thu »
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát.
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét và tuyên dương.
- Giáo dục trẻ.
 * NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Trò chuyện cùng trẻ về các hoạt động trong ngày.
Cho trẻ nhận xét bản thân, nhận xét bạn trong 1 ngày.
Cho trẻ nêu các tiêu chí. Cắm cờ.
- Vệ sinh, trả trẻ.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động:chuyện “sự tích chú cuội cung trăng”
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ biết được tên, nội dung câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện,
 - Biết tuân thủ luật các trò chơi khi tham gia trò chơi
 - Giáo dục: Biết hợp tác giúp đỡ bạn khi tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, màn hình trình chiếu.
- Hoa giấy, giấy vẽ, hồ dán.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: 
* Trò chuyện:
- Trẻ kể về những đặc trưng của ngày trung thu: (bánh trung thu, lồng đèn, múa lân )
- Cô nhấn mạnh với trẻ là có trăng rất sáng.
Hoạt động 2: Sự  tích chú cuội cung trăng
* Kể chuyện:
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích chú cuội cung trăng”
- Cho trẻ kể lại một số tình tiết nổi bật của câu chuyện.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
* Đóng kịch:
- Cho trẻ phân vai và hóa thân vào các nhân vật trong câu chuyên.
*Kết thúc: cho trẻ hát bài “ tết trung thu”	 
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động: TCDG: “Kéo co”.
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết về ngày tết trung thu,biết cách làm lồng đèn. Trẻ biết cách chơi trò chơi : Kéo co.
- Rèn kĩ năng chơi theo nhóm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thích tham gia vào lễ hội trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường rộng, sạch. Khu vực môi trường giáo dục phát triển vận động gồm : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh.
- Lồng đèn, dây thừng.
Tích hợp :
- Bài hát: “Đêm trung thu”
Đội hình:
- Tự do, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về cách làm lồng đèn
- Cho cả lớp hát : «  Đêm trung thu »
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát.
- Cô cho trẻ quan sát những chiếc lồng đèn với những hình dạng khác nhau.
- Cô cho trẻ nói cách làm lồng đèn theo ý trẻ.
- Cô giới thiệu cách làm lồng đèn.
- Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi dân gian: “Kéo co”
- Cô hướng dẫn cháu cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lúc trẻ chơi.
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi xong.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô hướng dẫn trẻ chơi ở các khu vực vận động.
- Cô giới thiệu tên các trò chơi trong khu vực vận động như : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh...
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi trong khu vực vận động.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi trật tự, không đùa giỡn quá sức khi chơi.
- Tham gia chơi cùng trẻ nếu trẻ chơi còn lung tung.
* Nhận xét sau giờ chơi :
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm chơi tốt, nhắc nhỡ những cháu còn lại chơi tốt hơn trong những lần sau.
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG : Cho cháu đọc thơ trong chủ đề 
 I. Yêu cầu:
 - Các cháu biết đọc các bài thơ trong chủ đề.
 - Biết thi đua đọc thơ và đọc diễn cảm.
 II. Chuẩn bị:
 - Các bài thơ trong chủ đề.
 - Tranh ảnh minh họa bài thơ
 III.Tổ chức thực hiện:
Ổn định gây hứng thú
đàm thoại với trẻ về chủ đề đang học
Trong chủ đề con đang học có những bài thơ nào mà cô đã dạy con
Vậy hôm nay chúng ta cùng thi đua đọc thơ xem ai đọc hay đọc đúng và diễn cảm nha.
Tổ chức cho trẻ đọc và thi đua đọc
Cô nhận xét tuyên dương buổi đọc thơ.
Kết thúc/
 *NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Trò chuyện cùng trẻ về các hoạt động trong ngày.
Cho trẻ nhận xét bản thân, nhận xét bạn trong 1 ngày.
Cho trẻ nêu các tiêu chí. Cắm cờ.
- Vệ sinh, trả trẻ.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động: “Nhận biết, thêm bớt số lượng trong phạm vi 1, 2”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nhận biết các đối tượng có số lượng 1 và 2. Biết thêm bớt 2 đồ dùng đồ chơi, đồ chơi.
 - Quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi. Thêm hoặc bớt để tạo số lượng mới.
 - Trẻ có tâm trí học thoải mái, biểt chú ý. Biết lắng nghe bạn nói và nhường nhịn nhau khi thực hiện bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
 - Đồ vật đồ chơi trong lớp
 - Bài tập, bút màu cho trẻ.
Tích hợp: Thơ: “Bé học toán”.
Đội hình: Tự do, chữ u
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Đọc thơ: “Bé học toán”
- Bài thơ có tên là gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Chúng ta hãy cùng nhau học toán nhé!
* Hoạt động 2: Bé học toán
* Nhận biết những đồ chơi, đồ vật có số lượng 1:
 - Cho trẻ tìm những đồ chơi trong lớp với số lượng 1.
 - Cho trẻ chọn 1 món đồ chơi mà trẻ thích.
*Thêm bớt số lượng trong phạm vi 1,2:
 - Với một món đồ chơi các con đã có sẵn,bây giờ nếu muốn được hai thì cô sẽ làm gì?
 - Cho trẻ thực hiện tạo nhóm 2.
 - Đã có một món đồ chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ được mấy?
 - Vậy 1 thêm 1 bằng bao nhiêu?
 - Cô có 2 món đồ chơi cô cho búp bê một món thì cô còn mấy món đồ chơi?
 - Vậy 2 bớt 1 bằng bao nhiêu?
Hoạt động 3: Tìm đồ chơi có số lượng 2:
 - Cho trẻ tìm đồ chơi có số lượng 2 cho mình.
 - Tổ chức những trò chơi với con số.
 - Thi hát: chia trẻ thành 2 nhóm, thi đua hát những bài có số lượng 1 và 2. Kết quả thắng cuộc dựa trên tổng số bài hát.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động: TCDG: “Chi chi chành chành”
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cách vẽ làm lồng đèn. Trẻ biết cách chơi trò chơi : chi chi chành chành.
- Rèn kĩ năng chơi theo nhóm cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thích tham gia vào lễ hội trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường rộng, sạch. Khu vực môi trường giáo dục phát triển vận động gồm : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh.
- Lồng đèn, phấn.
Tích hợp :
- Bài hát: “Rước đèn dưới trăng”
Đội hình:
- Tự do, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vẽ phấn lồng đèn trên sân trường.
- Cho cả lớp hát : « Rước đèn dưới trăng»
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát.
- Cô cho trẻ quan sát những chiếc lồng đèn với những hình dạng khác nhau.
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ.
- Cô mời trẻ nói ý định vẽ của mình.
- Cô quan sát trẻ vẽ.
- Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”
- Cô hướng dẫn cháu cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lúc trẻ chơi.
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi xong.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô hướng dẫn trẻ chơi ở các khu vực vận động.
- Cô giới thiệu tên các trò chơi trong khu vực vận động như : Nhà banh, cầu tuột, xích đu, vòng chui, bập bênh...
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi trong khu vực vận động.
- Quan sát và nhắc nhở trẻ chơi trật tự, không đùa giỡn quá sức khi chơi.
- Tham gia chơi cùng trẻ nếu trẻ chơi còn lung tung.
* Nhận xét sau giờ chơi :
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm chơi tốt, nhắc nhỡ những cháu còn lại chơi tốt hơn trong những lần sau.
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG : Hướng dẫn cháu làm quen các góc chơi
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên các góc chơi của lớp theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết các đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Trẻ tích cực hoạt động ở các góc.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
Tích hợp:
+ Bài hát: “Cả nhà thương nhau”.
+ Trò chuyện về chủ đề gia đình.
III. Tổ chức hoạt động:
1/ Trò chuyện:
Cho trẻ hát bài hát “Cả nhà thương nhau”.
Các con vừa hát bài gì?
Trong lớp các con thấy có nhiều đồ chơi không?
Hôm nay cô sẽ giới thiệu các góc chơi trong lớp cho các con biết nha!
2/ Hướng dẫn cháu các góc chơi:
Cô giới thiệu tên và vị trí các góc chơi trong lớp.
Cho trẻ chọn góc chơi mà các cháu thích.
Giới thiệu trò chơi các góc của chủ điểm gia đình.
Quan sát, nhắc nhở các cháu chơi ngoan, không giành đồ chơi với bạn.
Cho trẻ liên kết các góc chơi.
Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào đúng các góc.
3/ Nhận xét, nêu gương:
Cho trẻ nhận xét, nêu gương cuối ngày.
Cô nhận xét chung, trả trẻ.
 *NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Trò chuyện cùng trẻ về các hoạt động trong ngày.
Cho trẻ nhận xét bản thân, nhận xét bạn trong 1 ngày.
Cho trẻ nêu các tiêu chí. Cắm cờ.
- Vệ sinh, trả trẻ.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxchu_de_truong_mam_non.docx
Giáo Án Liên Quan