Thiết kế bài soạn lớp mầm - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Phát triển thể lực cho trẻ thông qua các vận động

- Rèn các cơ thông qua các vận động

- Rèn sự phối hợp giữa tay và mắt giữa các giác quan

- Rèn sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong cơ thể, tìm hiểu các hiện tượng của thiên nhiên

- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất

2. Phát triển ngôn ngữ

- Hiểu được các từ chỉ mùa, thời tiết, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên

- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn cho trẻ không nói ngọng, nói lắp

- Dạy trẻ biết diễn đạt ý muốn của mình 1 cách đầy đủ thông qua lời nói

- Kể chuyện đọc thơ diễn cảm

 

doc43 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp mầm - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : các hiện tượng tự nhiên
Gồm có 2 tuần , từ ngày 25/ 03 đến ngày 5/ 04 / 2013
I. Mục tiêu 
1. Phát triển thể chất
- Phát triển thể lực cho trẻ thông qua các vận động
- Rèn các cơ thông qua các vận động
- Rèn sự phối hợp giữa tay và mắt giữa các giác quan
- Rèn sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong cơ thể, tìm hiểu các hiện tượng của thiên nhiên
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất
2. Phát triển ngôn ngữ
- Hiểu được các từ chỉ mùa, thời tiết, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên
- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn cho trẻ không nói ngọng, nói lắp
- Dạy trẻ biết diễn đạt ý muốn của mình 1 cách đầy đủ thông qua lời nói
- Kể chuyện đọc thơ diễn cảm
3. Phát triển nhận thức
- Phát triển óc quan sát và khả năng phán đoán các hiện tượng tự nhiên
- Tính tò mò, ham hiểu biết và khả năng sáng tạo
- Biết các hiện tượng tự nhiên sảy ra trong thiên nhiên
- ảnh hưởng của chúng đối với đời sống con người
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Hình thành khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên
- Biết ăn mặc theo mùa thể hiện tình cảm về tự nhiên
- Biết tác dụng của nước
- Biết 1 số hoạt động của mùa hè
5. Phát triển thẩm mỹ
- Biết yêu cái đẹp của thiên nhiên, làm ra cái đẹp, giữ gìn bảo vệ chúng
- Hát múa về thiên nhiên
- Tô màu xé dán 1 số hiện tượng tự nhiên
- Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh hoạ báo, băng hình về thiên nhiên
- Vòng TD
- hồ dán
- Bút màu cho trẻ
II. Mạng nội dung
Các hiện tượng tự nhiên
Một số hiện tượng tự nhiên
- Trẻ biết nguồn nước có từ đâu, ánh sáng và các hiện tượng mưa, bão, gió.
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Biết tiết kiệm nước, giữ nguồn nước sạch sẽ.
Bé biết gì về mùa hè
- Trẻ biết đặc điểm của mùa hè có nắng, gió, bão, mưa rào
- Biết mùa hè là mùa nóng nhất trong năm.
- Biết giữ vệ sinh trong mùa hè.
- Biết 1 số hoạt động trong mùa hè: Du lịch, nghỉ mát, bơi lội.
III. Mạng hoạt động:
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Lợi ích về việc giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- Nhận biết trang phục hợp thời tiết, ích lợi cuả việc ăn mặc đối với sức khỏe.
* Phát triển vận động:
- Các nhóm cơ hô hấp hít vào thở ra, gập và duỗi tay, ngồi xổm, đứng lên.
- Vận động cơ bản:
 + Bật xa 30 cm. 
 TC : Trời nắng trời mưa.
 + Chạy nhanh 12 m. 
 TC: Trời nắng trời mưa.
* Khám phá khoa học : 
- Nhận biết các hiện tượng tự nhiên : Nắng, mưa, nóng, lạnh.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
- Lợi ích của nước đối với con người.
* MTXQ: 
- Trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên.
- Trò chuyện về mùa hè.
* Làm quen với toán:
- Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật .
- Nhận biết phân biệt hình tròn và hình tam giác .
Phát Triển Nhận Thức
Phát Triển Thể Chất
 Các hiện tượng 
 tự nhiên
Phát Triển Tình cảm và KNXH
Phát Triển Thẩm mỹ
Phát Triển Ngôn ngữ
- Thể hiện các bài hát một cách tự nhiên, đúng nhịp điệu. Tham gia sôi nổi, nhiệt tình vào hoạt động.
- Thể hiện các vận động đơn giản theo nhạc : vỗ tay, múa, vận động.
* Âm nhạc:
- Nắng sớm. NH: Mưa rơi. TC: Ai nhanh nhất.
- Đếm sao. NH: Cho tôi đi làm mưa với. TC: Ai nhanh nhất.
* Tạo hình: Vẽ ông mặt trời 
 Vẽ mưa.
* Nghe:
- Hiểu nội dung và các câu mở rộng.
- Các từ chỉ tên gọi sự vật hiện tượng.
* Nói: Kể lại tên chuyện đã được nghe.
* Chuẩn bị cho việc đọc và viết:
- Giữ gìn sách vở cẩn thận
* Thơ: Ông mặt trời.
 Chuyện: Hồ nước và mây.
- Chơi các trò chơi bàn hàng, Xây công viên xanh.
- Biết tiết kiệm nước, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Chăm sóc và bảo vệ cây cối.
- Hiểu và nhớ một số trò chơi, bài hát về thiên nhiên.
Kế hoạch tuần 01 : Một số hiện tượng tự nhiên
 ( Thực hiện từ ngày 25 / 03 đến ngày 29 / 03 / 2013 )
Thứ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt động sáng
1. Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng 
 nơi quy định, cho trẻ chơi ở các góc chơi .
2. Trò chuyện : Theo chủ đề .
3. Thể dục sáng : Tập kết hợp bài ‘‘ Cho tôi đi làm mưa với ’’ .
4. Điểm danh : Theo tổ 
 Báo ăn : Cô tổng hợp vé ăn và báo ăn tại nhà bếp .
Hoạt động có chủ đích
* pttc:
 - Bật xa 30 cm. TC : Trời nắng trời mưa.
* ptnt: Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật .
* pttm:
 - Vẽ mưa (M ) 
* MTXQ: T/c với trẻ về các HT thời tiết
* ptnn:
- Chuyện: Hồ nước và mây.
* PTTM:
- DH: Đếm sao. 
NH: Cho tôi đi làm mưa với. 
TC: Ai nhanh nhất.
Hoạt Động Góc 
1. Góc xây dựng: Xây dựng công viên .
2. Góc phân vai: Trò chơi ‘ Siêu thị của bé ’. 
3. Góc học tập : Tô màu tranh vẽ về các hiện tượng tự nhiên.
4. Góc âm nhạc: Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề.
5. Góc thư viện: Quan sát tranh vẽ về chủ đề .
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. 
Hoạt Động Ngoài trời
- HĐCCĐ: Trò chuyện với trẻ về nước.
-TC: Trời nắng trời mưa .
- CTD: Trẻ chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Quan sát bầu trời .
-TC: Dung dăng dung dẻ.
- CTD: Trẻ chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Trò chuyện với trẻ về nước.
-TC: Trời nắng trời mưa .
- CTD: Trẻ chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Quan sát bầu trời .
-TC: Dung dăng dung dẻ. 
-TC:Kéo co
- CTD: Trẻ chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Trò chuyện với trẻ về nước.
-TC: Trời nắng trời mưa .
- CTD: Trẻ chơi theo ý thích.
Hoạt Động trưa
Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa.
Hoạt Động Chiều
*hđccđ:
Hát đọc thơ về chủ đề.
*hđccđ:
Tổ chức cho trẻ học sách toán.
*hđccđ:
Vào góc tô màu tranh vẽ.
*hđccđ:
Tổ chức chơi trò chơi.
*hđccđ:
Tổ chức vui văn nghệ cuối tuần.
I. Mục tiêu của chủ đề :
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của PTGT đường bộ và luật lệ giao thông.
- Biết chơi các trò chơi về PTGT.
- Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết của trẻ.
- Trẻ biết phân biệt PTGT đường bộ và luật lệ giao thông, theo các dấu hiệu khác nhau .
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để tập các bài thể dục 
- Biết chạy nhanh 12 m và chơi trò chơi: Tín hiệu .
- Biết nhận biết gọi tên đúng hình vuông - hình chữ nhật.
- Biết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình và cảm nhận của mình qua lời nói .
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi chơi các trò chơi .
- Tạo được sản phẩm đẹp trong hoạt động tạo hình ( vẽ đường đi )
- Hát và thuộc các bài hát về chủ đề .
* Chuẩn bị :	
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, các học liệu phục vụ cho hoạt động học và chơi của cô và trẻ theo chủ đề.
- Một số tranh ảnh về các phương tiện giao thông.
- Một số đồ dùng đồ chơi cho học tập và các góc hoạt động. 
- Bút, vở, giấy và một số đồ dùng học tập cho các hoạt động tạo hình.
- Các bài hát, thơ, câu chuyện, câu đố về chủ đề.
- Các nội dung tích hợp.
II . Các hoạt động:
1. Hoạt động sáng:
a. Đón trẻ.
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện cùng trẻ về một số hiện tượng tự nhiên, hướng trẻ chú ý vào sự thay đổi của các góc.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
b. Điểm danh: Cô điểm danh trẻ đến lớp và số trẻ nghỉ trong ngày.
c. Báo ăn. Cô kiểm tra số phiếu trẻ ăn trong ngày, báo ăn.
d. Thể dục sáng.
	Tập theo bài : Cho tôi đi làm mưa với .
* Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo lời bài hát.
- Rèn thói quen tập thể dục và các kỹ năng vận động cho trẻ.
- GD trẻ có thói quen tập thể dục và tính kỷ luật trong khi tập.
* Chuẩn bị: Tâm thế cho cô và trẻ.
* Tiến hành:
 + Trò chuyện: Cùng trẻ trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên.
- Cùng trẻ hát bài: Trời nắng trời mưa .
- Cô hỏi: Cô con mình vừa hát bài gì ?
 Nội dung bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì ? ( nắng và mưa )
 Cùng trẻ trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên .
=> Cô chốt lại nội dung vừa trò chuyện, giáo dục trẻ qua nội dung đó.
 + Bài mới:
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh sân trường 1 - 2 vòng. Tập các kiểu đi khác nhau.
+ Trọng động: BTPTC: Cô cho trẻ tập các động tác: Kết hợp tay, chân, bụng, bật.
 Vận động cơ bản: Cho trẻ tập kết hợp bài: Cho tôi đi làm mưa với .
+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
2. Hoạt động góc: 
 a. Mục tiêu: 
+ Góc xây dựng: Xây dựng công viên .
- Trẻ biết xếp các khối gỗ để liền kề nhau để tạo thành khu công viên .
- Rèn kỹ năng xếp ghép cho trẻ.
- Biết chơi vui đoàn kết.
+ Góc học tập: Tô màu tranh vẽ về các hiên tượng tự nhiên .
- Biết dùng các kỹ năng đã học để tô màu tranh vẽ theo yêu cầu của cô .
- Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ.
- Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng học tập..
+ Góc âm nhạc: Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề.
- Trẻ biết chơi với nhau, đoàn kết.
- Biết vui chơi, múa hát những bài về chủ đề.
- Biết một số hiện tượng tự nhiên: Mưa, bão, gió, mây, trăng, sao, cây cối .
+ Góc thư viện: Quan sát tranh vẽ về chủ đề . 
- Biết quan sát tranh vẽ , và nhận xét tranh theo gợi ý của cô giáo.
- Biết xem một số tranh ảnh .
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Trẻ biết một số cây xanh xung quanh trẻ.
- Biết được cấu tạo hình dáng và lợi ích của một số cây xanh.
- Biết chăn sóc và bảo vệ cây xanh.
+ Góc phân vai: Trò chơi ‘ Siêu thị của bé ’. 
- Biết đóng vai người bán hàng, mua hàng. Biết dùng câu từ đúng khi giao tiếp .
- Rèn kỹ năng nói cho trẻ.
- Trẻ biết chơi vui đoàn kết.
 b. Chuẩn bị: 
+ Góc xây dựng: Một số đồ dùng, đồ chơi, các khối nhựa, que tính, gỗ, lon bia và một số con vật, cây.
+ Góc học tập: Tranh vẽ về các các hiên tượng tự nhiên.
+ Góc phân vai: Một số đồ dùng bằng gỗ, nhựa cho trẻ chơi.
+ Góc âm nhạc: Máy nghe nhạc, sắc xô. Một số bài hát về chủ đề.
+ Góc thư viện: Tranh vẽ về các hiên tượng tự nhiên, và một số nội dung khác có liên quan trong chủ đề và các hoạt động .
+ Góc thiên nhiên: Một số cây xanh , đồ dùng cho trẻ chăm sóc cây (bình tưới nước)
 c. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện : 
- Cô đọc câu đố: ‘‘Cầu gì chỉ mọc sau mưa
 Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây ’’
Cô đố các con biết đó là câu đố về cầu gì ?
Cô cùng trẻ trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên.
 =>Cô nhắc lại - GD trẻ qua nội dung vừa trò chuyện.
2. Bài mới:
+ Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô gt từng góc chơi.
- Trẻ tự nhận góc chơi - vai chơi. 
+ Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm ở các góc đã nhận.
- Cô quan sát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi, liên kết giữa các nhóm với nhau.
- Cô đến từng góc hỏi trẻ:
 Đây là góc gì? có đồ chơi gì? làm bằng gì ? cách chơi như thế nào? ai là nhóm trưởng?......
 => Khi chơi cô nhắc trẻ chơi phải đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của nhau.
+ Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cho trẻ thăm quan, quan sát các góc chơi và nhận xét góc chơi.
=> Cô nhận xét. Giáo dục trẻ. Hướng trẻ vào HĐ tiếp theo. 
- Lắng nghe.
- Cầu vồng ạ !
- Trò chuyện cùng cô .
- Lắng nghe.
- Nhận vai chơi.
- Trẻ chơi ở các góc.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe. Đi vệ sinh.
3. Hoạt động ngoài trời :
	( Thực hiện như KH )
4. Hoạt động trưa:
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn trưa.
- Cô chuẩn bị mọi điều kiện cho trẻ ăn trưa.
- Cô động viên trẻ ăn ngon miệng và hết xuất.
- Cô chuẩn bị mọi điều kiện cho trẻ ngủ trưa.
- Cô chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đảm bảo ấm áp và thoáng khí.
5. Hoạt động chiều:
+ Vệ sinh - Vận động nhẹ - Ăn chiều:
- Trẻ ngủ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay dưới vòi nước sạch.
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhịp bài hát hoặc theo băng đĩa.
- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều như buổi trưa.
+ Ôn bài buổi sáng - Làm quen bài mới: Cô cho trẻ ôn bài đã học buổi sáng hoặc làm quen bài mới của hôm sau.
+ Chơi tự chọn - Vui văn nghệ: Cô tổ chức cho trẻ hát múa về chủ đề hoặc chơi tự do.
+ Nêu gương cuối ngày - Cuối tuần phát phiếu bé ngoan: Hết ngày nêu gương trẻ, cuối tuần phát hoa bé ngoan.
+ Vệ sinh - Trả trẻ: Khi trả trẻ cô nhắc trẻ chào cô, các bạn, người đến đón. Chao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày nếu thấy cần thiết.
+ Nhận xét cuối ngày: Nhận xét điều đã đạt được với mục đích đặt ra trong các hoạt động, và những điều cần lưu ý trong ngày và hướng khắc phục.
Kế hoạch ngày
Thứ hai ngày 25 tháng 03 năm 2013
I. Hoạt động sáng: 
- Đón trẻ.
- Trò chuyện.
- Điểm danh.
- Báo ăn.
II. Hoạt động có chủ đích: 
PTTC: Bật xa 30 cm.
TC : Trời nắng trời mưa.
1. Mục tiêu:
* KT :
- Trẻ biết kết hợp chân và tay để bật .
- Biết kết hợp chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa.
* KN:
- Rèn kỹ năng bật cho trẻ.
- Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng định hướng trong không gian.
* TĐ:
- Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập.
- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
- Trẻ hứng thú trong giờ học, có ý thức luyện tập thể dục thường xuyên.
2. Chuẩn bị:
+ Môi trường học tập: Trong lớp.
+ Đồ dùng:
- Cho cô: Giáo án.
- Cho trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. Vạch chuẩn.
- Tranh ảnh về các phương tiện giao thông và luật lệ giao thông .
+ Nội dung : 
- Nội dung chính: Rèn kỹ năng bật khéo léo cho trẻ.
- Nội dung tích hợp : Toán: Đếm đến 2.
 Âm nhạc : Bài hát ‘ Trời nắng trời mưa ’
 Văn học : Thơ ‘ Ông mặt trời ’ .
+ Phối hợp với phụ huynh: Cho trẻ tập các bài hát, thơ về chủ đề trước giờ học.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện :
- Cô đọc câu đố: ‘‘Cầu gì chỉ mọc sau mưa
 Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây ’’
Cô đố các con biết đó là câu đố về cầu gì ?
Cô cùng trẻ trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên.
 => Cô nhắc lại - GD trẻ qua nội dung vừa trò chuyện .
2. Bài mới:
Cô giới thiệu chương trình: Tranh tài thể thao.
- Cô giới thiệu đội chơi, người dẫn chương trình, phần thi, phần quà.
* Phần thi thứ nhất: Cùng khởi động.
- CC: 2 đội cùng cô ra sân vừa đi vừa hát bài: ‘ Cho tôi đi làm mưa với ’ và kết hợp các kiểu đi, rồi chuyển về đội hình 2 hàng ngang .
- LC: Đội nào thực hiện đúng theo cô đội đó thắng và nhận quà của chương trình .
- Tổ chức chơi: 
 Kết thúc cô nhận xét tuyên dương và tặng quà cho 2 đội 
* Phần thi thứ hai: Bé cùng luyện tập.
- CC: 2 đội thi đua nhau tập các động tác tay, chân, bụng, bật cùng cô .
- LC: Đội nào tập đẹp và đúng thì nhận được quà của chương trình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi, đầu không cúi.
 ĐT tay: Đưa tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau 
 ĐT chân: Đưa 2 tay ra trước đầu gối hơi khụy 
 ĐT bụng: 2 tay lên cao sau đó cúi gập người hai đầu ngón tay chạm vào mũi bàn chân .
 ĐT bật: 2 tay chống hông bật tách khép chân .
=> Cô nhận xét và tặng quà.
* Phần thi thứ ba: Tranh tài .
- CC: 2 đội thi đua nhau bật xa 30 cm . 
- LC: Đội nào có nhiều bạn bật nhanh đúng thì đội đó nhận được quà của chương trình.
- Tổ chức cho trẻ chơi: Cô làm mẫu : 2 lần.
 Lần 1: không giải thích.
 Lần 2: Cô vừa tập vừa giải thích các động tác.
( Đứng tự nhiên 2 tay chống hông khi có hiệu lệnh bật thì nhún chân bật đẩy người xa về phía trước ).
 Cô gọi 2 trẻ đại diện 2 đội lên thực hiện.
+ Cô cho lần lượt từng trẻ 2 đội lên thực hiện: mỗi trẻ thực hiện 1- 2 lần cho đến hết.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ và động viên trẻ, bao quát trẻ khi thực hiện.
 Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động.
=> Cô nhận xét và tặng quà.
* TC: Trời nắng trời mưa .
- Cô giới thiệu LC+CC
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
3. Kết thúc: 
- Cô kiểm tra số quà 2 đội.
- Cô nhận xét và khen trẻ. Công bố đội thắng trong chương trình .
- Cho trẻ đọc bài thơ ‘ Ông mặt trời ’ và đi nhẹ nhàng đi thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Lắng nghe.
- Cầu vồng ạ !
- Trò chuyện cùng cô .
- Lắng nghe .
- Lắng nghe .
- Trẻ hát kết hợp các kiểu đi sau đó về hàng theo tổ.
- Nhận quà
- Lắng nghe.
- Trẻ tập cùng cô.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát cô tập
- 2 trẻ lên thực hiện
- Lần lượt trẻ lên thực hiện.
- Bật xa 30 cm .
- Lắng nghe, Nhận quà.
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Đếm cùng cô.
- Trẻ đọc bài thơ và đi thu dọn đồ dùng cùng cô.
III. Hoạt động góc : 
1. Góc xây dựng: Xây dựng công viên .
2. Góc phân vai: Trò chơi ‘ Siêu thị của bé ’. 
3. Góc âm nhạc: Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề.
 (Như KH đã soạn)
IV. Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện với trẻ về nước.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm của nước .
- Biết chơi trò chơi cùng cô .
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc và bảo vệ nước .
* Chuẩn bị:
- Câu đố về một số hiện tượng tự nhiên .
* Tiến hành:
1. HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về nước.
 Trước khi ra sân chơi cô giới thiệu nội dung buổi chơi, cô nhắc trẻ khi dạo chơi phải đoàn kết, không tranh dành, du đẩy nhau.
- Cho trẻ hát ‘ Cho tôi đi làm mưa với ’ và ra sân chơi.
- Cô gợi ý trẻ quan sát tranh vẽ một số hiện tượng tự nhiên và trò truyện về một số hiện tượng tự nhiên .
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ một số cây, hoa, nước ..
 Tránh xa nơi có nhiều nước(sông, suối, ao , hồ, vùng nước đọng...)
 -> hướng trẻ chơi trò chơi ‘ Trời nắng trời mưa ’.
2. TC VĐ: “ Trời nắng trời mưa ”
- Cô giới thiệu CC + LC
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và cho trẻ chơi.
 KT : Cô hỏi trẻ tên TC .
 => Nhắc lại, nhận xét, khen trẻ. Hướng trẻ chơi trò chơi ( nhặt lá dụng, nhổ cỏ xung quanh bồn hoa trong trường )
3. Chơi tự do:
Cô giới thiệu khu vực chơi, sau đó cho trẻ chơi, cô quan sát giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn, cô có thể chơi cùng trẻ.
 Hết giờ cô tập chung trẻ nhận xét chơi, cho trẻ xếp hàng rửa tay và vào lớp.
V. Hoạt động trưa: 
 ( Như KH đã soạn )
VI. Hoạt động chiều :
1. Trẻ ngủ dậy - Vận động nhẹ - ăn bữa phụ.
2. Tổ chức cho trẻ hát, múa, đọc thơ về chủ đề, cô bao quát chung.
3. Vệ sinh cho trẻ.
4. Nêu gương cuối ngày.
5. Trả trẻ. 
Nhận xét cuối ngày
 Thứ ba ngày 26 tháng 03 năm 2013
 I. Hoạt động sáng:
 ( Như đã soạn T2 
II. Hoạt động có chủ đích:
PTNT: Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật .
 1. Mục tiêu : 
a. KT:
- Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật .
- Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
b. KN:
- Phát triển tư duy, trí tưởng tượng.
- Liên tưởng các hình: vuông, hình chữ nhật ở xung quanh lớp học.
- Rèn kỹ năng nhận biết hình.
c.TĐ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
+ Môi trường học tập: Trong lớp.
+ Đồ dùng:
- Cho cô: Hình vuông và hình chữ nhật, rổ.
- Cho trẻ: Hình vuông và hình chữ nhật, rổ.
- Các hình được ghép từ các hình vuông và chữ nhật.
- Tranh ảnh về một số hiện tượng tự nhiên .
+ Nội dung : 
- Nội dung chính: Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật .
- Nội dung tích hợp : Toán: Đếm 1, 2. 3
 Âm nhạc : Bài hát ‘ Trời nắng trời mưa ’ .
 Văn học : Câu đố về một số hiện tượng tự nhiên .
 MTXQ : Tranh vẽ về một số hiện tượng tự nhiên . 
+ Phối hợp với phụ huynh: Cho trẻ học làm quen hình vuông, chữ nhật ở nhà trước giờ học.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện:
- Cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
=> Cô nhắc lại – GD trẻ.
2. Bài mới :
* HĐ 1: Nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
Cô treo tranh vẽ cho trẻ quan sát và nhận xét.
Cô hỏi:
- Trên bảng cô có gì ?
- Bức tranh này vẽ gì đây ?
- Các con có nhận xét gì về hình vuông và hình chữ nhật này ?
=> Cô nhắc lại - khen trẻ.
* HĐ 2: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật.
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng trong đó có lô tô hình vuông và hình chữ nhật.
- Cô hỏi trẻ trong rổ đồ dùng có những gì ? 
- Cô cho trẻ xếp hình vuông và hình chữ nhật trong rổ ra trước mặt từ trái qua phải.
- Các con đếm xem có mấy hình vuông và mấy hình chữ nhật ? ( một hình vuông và một hình chữ nhật )
- Các con có nhận xét gì về 2 hình này không ? 
(Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau)
- Vậy hình vuông và hình chữ nhật giống và khác nhau như thế nào ?
=> Cô nhắc lại và khen trẻ ( nhấn mạnh cho trẻ biết và nói đúng từ ‘‘ Hình vuông, hình chữ nhật ’’ )
* TC 1: Tai ai tinh.
 CC: Cô nói tên hình hoặc đặc điểm hình thì trẻ chọn hình đó giơ lên và nói đặc điểm hình hoặc tên hình.
 LC: Ai thực hiện nhanh và đúng là thắng.
 Tổ chức chơi.
=> Nhận xét sau chơi. Cho trẻ cất đồ chơi.
* TC 2: Tinh mắt .
- CC: Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những hình ảnh gì được ghép từ hình vuông và hình chữ nhật.
- LC: Trẻ chọn và tìm đúng là thắng và được tặng một tràng pháo tay.
- Tổ chức chơi: Cô cho trẻ chơi.
=> Nhận xét sau chơi.
 * TC 3: Ai nhanh nhất.
- CC: Cô mời trẻ lên chơi đứng thành hàng theo đ

File đính kèm:

  • docCD 8 HTTN.doc