Thiết kế dạy học lớp chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nhánh 2: Nghề sản xuất
I. Mục tiêu:
- Trẻ hát đều, hát phối hợp với các động tác nhịp nhàng, đều đặn
- Thuộc động tác , tập thành thạo
- Trẻ đứng thẳng hàng ngay ngắn.
II.Chuẩn bị:
- Nơi tập rộng rãi
- Nhạc, vòng thể dục
III.Tích hợp:
-Âm nhạc: Bài“Lớn lên cháu lái máy cày”
IV.Tổ chức hoạt động:
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP ( Từ tuần 11- 15) NHÁNH 2: NGHỀ SẢN XUẤT TUẦN 12:TỪ 7/11 – 11/11/2016 * Đón trẻ (Cả tuần) Trò chuyện về công việc, các đồ dùng dụng cụ của bác nông dân, thợ dệt. - Giáo dục trẻ lễ giáo biết quý trọng, nhớ ơn công lao của người tạo ra sản phẩm THỂ DỤC SÁNG ( Cả tuần) I. Mục tiêu: - Trẻ hát đều, hát phối hợp với các động tác nhịp nhàng, đều đặn - Thuộc động tác , tập thành thạo - Trẻ đứng thẳng hàng ngay ngắn. II.Chuẩn bị: - Nơi tập rộng rãi - Nhạc, vòng thể dục III.Tích hợp: -Âm nhạc: Bài“Lớn lên cháu lái máy cày” IV.Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn theo nhạc kết hợp đi, chạy với các kiểu: Đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, đi khom lưng, chạy chậm xong chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. Hoạt động 2: trọng động - Hô hấp : Thổi bóng. (2l x 4n) - Tay : Tay đưa cao hai tay ra trước giang ngang. (2l x 4n) - Bụng : Tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. (2l x 4n) - Chân : Tay đưa lên cao ngồi xuống đưa tay ra trước. (2l x 4n) - Bật : Bật tại chổ. (2l x 4n) 3.Hồi tĩnh: -Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. * Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương - Trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô. Cháu tập đúng đều Hoạt động ngoài trời ( cả tuần) - Trò chuyện về bác nông dân - Trò chuyện về các nghề sản xuất - Cho trẻ nhặt lá, nhành cây trên sân - Cho trẻ gieo hạt trong vườn trường - Quan sát cây xanh HOẠT ĐỘNG GÓC ( cả tuần) I/ Mục Tiêu: -Trẻ biết các nghề sản xuất như nghề ngư phủ, nghề nông, - Rèn kỹ năng giao tiếp, đàm thoại cùng cô và bạn . - Chơi cùng bạn không tranh giành đồ chơi với bạn, chơi hứng thú tự nguyện. II/ Chuẩn bị : - Góc phân vai : Buôn bán cửa hàng vật tư nông nghiệp, quán cơm,. - Góc xây dựng: Lắp ráp các loại máy dành cho nông nghiệp - Góc nghệ thuật : Múa hát theo chủ đề - Góc học tập : Xem tranh ảnh về các nghề sản xuất - Góc TN: chăm vườn cây của lớp III.Tích hợp : - Âm nhạc: “Lớn lên cháu lái máy cày” - MTXQ: Xem tranh ảnh về các nghề sản xuất - Giáo dục lễ giáo IV. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu - Cô giới thiệu cách chơi ở các góc: + Góc xây dựng: xây dựng ngôi nhà + Góc học tập: cho trẻ xâu hạt , so hình tranh nghề nghiệp + Góc phân vai: đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân + Góc nghệ thuật: tô màu tranh nghề sản xuất + Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh Hoạt động 2: Trẻ về góc chơi Hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. - Cho trẻ về góc chơi - Cô theo dõi quan sát trẻ - Nhận xét các nhóm chơi Trẻ hát Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Cháu về góc chơi Thứ 2 ngày 7 Tháng 11 năm 2016 Phát triển thể chất Bò zích zắc qua 4 điểm I . Mục Tiêu - Biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân bò bằng bàn tay, cẳng chân zích zắc qua 5 điểm, không dẫm vạch, không làm đổ chướng ngại vật. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và phối hợp với bạn để thực hiện vận động. - Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng bạn và không chen lấn xô đẩy bạn II. Chuẩn bị: Đồ dùng dạy học: Cô: Sân tập bằng phẳng, chướng ngại vật Vòng TD III. Tích hợp: Âm nhạc: “Cháu yêu cô thợ dệt” IV. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn theo nhạc kết hợp đi, chạy với các kiểu: Đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, đi khom lưng, chạy chậm xong chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung * bài tập phát triển chung: - - Hô hấp : Thổi bóng. (2l x 4n) - Tay : Tay đưa cao hai tay ra trước giang ngang. (4l x 4n) - Bụng : Tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. (2l x 4n) - Chân : Tay đưa lên cao ngồi xuống đưa tay ra trước. (4l x 4n) - Bật : Bật tại chổ. (2l x 4n) * Vận động cơ bản - Cô thấy lớp mình đã đủ sức khoẻ để đi leo núi được rồi. Nhưng đường đi có nhiều đoạn khúc khỉu khó đi, bắt buộc chúng ta phải bò zíc zắc qua các chướng ngại vật này. Thế bạn nào có thể bò qua các chướng ngại vật này? - Mời 1 trẻ lên làm thử. - Cô làm mẫu lại 1 lần. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác. - Khi chúng ta bò zíc zắc qua các chướng ngại vật này các con phải chú ý, bò bằng bàn tay, cẳng chân, 2 lòng bàn tay của cô úp xúng nền nhà, cẳng chân của cô song song ép sát nền nhà, và phải ở trước vạch, không dẫm vạch. khi chúng ta bò, các con phải kết hợp chân nọ tay kia, tay phải với chân trái, khi đi tay trái kết hợp với chân phải. Cứ thế bò qua các chướng ngại vật cho đến khi hết vượt qua vạch mức và phải chú ý không chạm và làm đổ các chướng ngại vật đây. Vì mỗi lần làm đổ các chướng ngại vật các con phải quay thực hiện lại, như vậy thời gian chúng ta gúp bạn nhỏ càng lâu hơn, các con rõ chưa. Khi thực hiện xong các con phải về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp sẽ tiếp tục. - Mời 2 trẻ lên thực hiện lại. - Cho cả lớp thực hiện 1 – 2 lần.sau khi lớp bò xong đến bạn cuối cùng cô mới để trẻ đi lên và nhặt củ khoai mang lên cho cô. Hoạt động 3: Trò chơi vận động Trò chơi : vận chuyển nước. Cách chơi - Chia lớp làm 2 đội đỏ và xanh cùng chơi. - Mỗi đội chia làm 2 nhóm, 1 nhóm có nhiệm vụ ở nhà sắp xếp các chai nước, 1nhóm có nhiệm vụ bật qua các khe suối lên lấy nước về cho đội. Luật chơi: - Khi bật chú ý không dẫm vào các khe suối, không đi, không chạy và chỉ được bật bằng 2 chân lần lượt qua các khe suối này. Bạn nào dẫm vào khe suối, bạn chưa về mà đã nhảy lên thì sẽ phải nhảy lại. Mỗi lần 1 bạn lên chỉ được lấy 1 chai nước sau đó về phải đập vào tay bạn kế tiếp, bạn kế tiếp mới được nhảy lên. Các con đã rõ chưa? - Cho trẻ chơi Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng và thu dọn đồ chơi. - Nhận xét - tuyên dương lớp. - Trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tự trả lời. - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. - Lần lượt từng nhóm 3 – 4 trẻ cùng thực hiện. - Trẻ tự trả lời. *Đánh giá cuối ngày: Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016 Phát Triển Ngôn Ngữ TRUYỆN: CÂY RAU CỦA THỎ ÚT I.Mục Tiêu: - Trẻ cảm nhận được sự vất vả mới có được thành công của người lao động - Trẻ kể vuốt theo cô, đàm thoại cùng cô - Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết yêu thương, quan tâm người lao động. II. Chuẩn bị: - Cô: Tranh minh họa truyện - Trẻ: Bảng, đất nặn III. Tích hợp: - Âm nhạc : “ Cháu yêu cô chú công nhân” - MTXQ: “tìm hiểu về các nghề” IV. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1:ổn định - hát vận động “cháu yêu cô chú công nhân” - bài hát nói về ai? - Chú công nhân làm gì? - Còn cô công nhân? - Ngoài 2 nghề này ra còn các nghề nào nữa? * GD trẻ: c/c ạ trong cuộc sống thì các nghề đều cần thiết cho XH vì vậy c/c phải biết yêu quý những người lao động nhe! - Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện, câu chuyện mang tên “ cây rau của thỏ út” của tác giả “ Phong Thu” Hoạt động 2: cô kể chuyện - lần 1: cô kể lần 1 - lần 2: Cô kể lần 2 kết hợp tranh giảng nội dung câu chuyện, chia đoạn và giảng đoạn * giảng đoạn : “đoạn đầu.thỏ mẹ dạy ba anh em thỏ gieo hạt” - Mẹ Thỏ gọi 3 chú Thỏ con lại và bảo gì? - Khi nghe mẹ dạy bảo thì Thỏ út nghĩ gì? - đoạn 2: tiếp theohai anh thỏ chăm sóc rau tưới nước cho rau còn thỏ út chỉ rong chơi - Hai anh làm theo lời mẹ dặn, còn thỏ út ntn? - đoạn cuối : tiếp .. khi thu hoạch rau của hai anh thỏ rất to còn của thỏ út bé tí cuối cùng thỏ út phải hỏi lại mẹ cách trồng rau và trồng được rau rất tốt Hoạt động 3: đàm thoại - Câu chuyện có tên là gì? Tác giả nào? - Trong câu chuyện có mấy nhân vật? - Mẹ Thỏ gọi 3 chú Thỏ con lại và bảo gì? - Hai anh làm theo lời mẹ dặn, còn thỏ út ntn? - Kết quả vườn rau của 2 anh ntn? - Còn vườn rau của Thỏ Út? - Thỏ Út cảm thấy ntn? - Mẹ khuyên Thỏ Út điều gì? - Thỏ Út làm theo lời mẹ dặn và đạt được kết quả gì? - Qua câu chuyện này c/c thấy thỏ Út ntn? - Hai anh của Thỏ Út là người ntn? - Qua câu chuyện c/c học được điều gì? Hoạt động 4: trò chơi : “bé khéo tay” - Cô cho trẻ nghe nhạc không lời theo chủ điểm khi thực hiện - Nặn củ cải. + Cô nêu cách chơi, luật chơi + Cô cho trẻ chơi + Cô nhận xét trò chơi Kết thúc - Nhận xét, tuyên dương - trẻ hát - trẻ kể - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - trẻ chơi *Đánh giá cuối ngày: Thứ 4 Ngày 9 Tháng 11 Năm 2016 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÌM HIỂU VỀ NGHỀ SẢN XUẤT I . MỤC TIÊU - Biết được các công việc, các đồ dùng, dụng cụ, nơi làm việc và sản phẩm nghề sản xuất - Góp phần phát triển tư duy, tình cảm và lòng biết ơn người lao động - Giáo dục trẻ về dinh dưỡng, tình cảm đối với nghề sản xuất II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng dạy học: - Cô: Tranh ảnh về nghề sản xuất - Trẻ: Lô tô nghề nghiệp III. TÍCH HỢP: Âm nhạc: “ Cháu yêu cô chú công nhân MTXQ: tìm hiểu về nghề sản xuất IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trong bài hát nhắc đến ngành nghề nào? - Ngoài nghề xây dựng c/c còn biết nghề nào nữa? Sản phẩm của những nghề đó là gì? - Bây giờ c/c nghe bài nhạc c/c đoán xem bài hát đó nhắc đến nghề gì nhé. - Cho trẻ nghe nhạc bài hát “ Lý kéo chài” Hoạt động 2: Trò chuyện về nghề sản xuất - Cho trẻ quan sát tranh. - Cho trẻ tự nhận xét về bức tranh. - Thế những người ngư phủ làm việc ở đâu? - Khi làm việc những người ngư phủ cần phải có con thuyền rất lớn để đi ra biển. - Ngoài ra khi làm việc họ cần có những đồ dùng, dụng cụ gì? - Sản phẩm của nghề ngư phủ là gì? - Những người làm nghề ngư phủ là những người đàn ông vì cần phải có sức khỏe để làm việc, họ dùng lưới để bắt cá, tôm vào ban ngày và ban đêm họ lại dùng những chiếc cần câu để câu mực. Những ngư phủ làm việc có khi ở ngoài biển mấy ngày đến khi họ đánh bắt được nhiều cá, tôm, mực họ mới quay vào bờ. - Những người ngư phủ phải rất vất vả mới có các loại hải sản cho chúng ta ăn. Thế chúng ta phải làm gì để đền đáp công sức của họ. - Cô giáo dục trẻ dinh dưỡng, giáo dục trẻ lễ giáo đối với nghề ngư phủ. * Nghề nông - Cô cho trẻ quan sát tranh - Đàm thoại + Tranh vẽ gì? + Bác nông dân đang làm gì? + Dụng cụ của nghề nông là gì? + Sản phẩm của nghề nông có những gì? + C/c làm gì để cám ơn các bác nông dân + Khi cha mẹ sử dụng thuốc BVTV thì c/c nên khuyên cha mẹ không vứt rác xuông sông, ao hồ, - GD trẻ * Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “Giúp những người ngư phủ vận chuyển tôm cá” + Trẻ phải đội túi cát trên đầu và đi qua ghế băng và không được làm rơi túi cát. - Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của 2 tổ * Kết thúc - Nhận xét – Tuyên dương lớp - Trẻ hát - Trẻ tự trả lời. - Những người ngư phủ đang kéo lưới. - Trên những tàu ở trên biển - Trẻ tự kể. - Trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày - Trẻ tham gia trò chơi theo tổ - trẻ quan sát - trẻ trả lời *Đánh giá cuối ngày: Thứ 5 Ngày 10 Tháng 11 Năm 2016 PHÁT TRIỂN THẪM MỸ HÁT: BÉ YÊU BIỂN LẮM I . MỤC TIÊU - Trẻ thuộc, hiểu nội dung và biết kết hợp vỗ tay theo nhịp phù hợp với lời bài hát.Trẻ cảm nhận được nội dung, giai điệu khi nghe cô hát. - Góp phần phát triển năng khiếu, khả năng xúc cảm với âm nhạc. - Giáo dục trẻ ngoan, biết nghe lời cô. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng dạy học: - Cô: Trống lắc, 4-5 chiếc vòng. - Trẻ: nhạc cụ III. TÍCH HỢP MTXQ: Tìm hiểu nghề sản xuất Văn học: bé làm bao nhiêu nghề IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài - C/C nhìn xem cô có bức tranh vẽ về ai đây? - Thế những người trong tranh làm nghề gì? - Nghề ngư phủ làm việc ở đâu? - Ngoài biển có những gì? - C/C đã được đi chơi biển chưa? c/c có thích không? - Có 1 bạn nhỏ được ba đưa đi chơi biển, để xem bạn đã nhận xét về biển như thế nào. C/C đoán xem đó là bài hát gì nhé Hoạt động 2: Dạy trẻ hát - Cô hát 2 lần - Cô dạy trẻ hát từng câu. - Cho lớp hát - Cho từng nhóm, tổ hát. (cô động viên, khuyến khích trẻ) - Cho cá nhân trẻ hát - Cô giới thiệu vận động vỗ tay theo lời ca. - Cô hát + Vỗ tay theo lời ca. - Cho lớp hát + vỗ tay cùng cô. Hoạt động 3: Nghe hát - Những người ngư phủ làm việc ngoài biển rất vất vả, nhưng đến khi xong việc họ lại cùng nhau vui vẻ, cùng nói chuyện, cùng tổ chức các bữa ăn. Đó cũng là nội dung của bài hát “ Lý kéo chài” dân ca nam bộ. - Cô hát lần 2 lần kết hợp thể hiện điệu bộ, cử chỉ minh họa theo lời bài hát. - Hỏi trẻ lại tên bài hát ? vùng miền dân ca. * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc - Cô giới thiệu trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Khi cả lớp hát nhỏ thì các bạn chơi đi xung quanh những chiếc vòng, khi cả lớp hát to thì các bạn phải nhảy vào vòng, nếu bạn nào không có vòng là bị thua. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần * Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương lớp - Trẻ tự kể. - Ngư phủ - Ngoài biển - Trẻ trả lời - Trẻ hát từng câu theo cô - Cả lớp hát cùng câu. - Từng nhóm, tổ luân phiên nhau hát - 1 số cá nhân trẻ hát -Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. - Trẻ hát + vỗ tay theo cô - Trẻ lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát. - Bài hát “Lý kéo chài” dân ca nam bộ. - Trẻ chơi trò chơi *Đánh giá cuối ngày: Thứ 6 Ngày 11 Tháng 11 Năm 2016 PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Vẽ cái cốc I . MỤC TIÊU - Biết nhận xét về hình dạng từng phần của cái cốc, thân cốc dạng hình trụ. - Rèn cho trẻ cách cầm bút vẽ và tô màu. - Giáo dục trẻ nề nếp trong giờ học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng dạy học: - Cô: Tranh cô vẽ cho trẻ xem - Trẻ: giấy A4 cho trẻ , bút màu , sáp màu . III. TÍCH HỢP Văn học: “ Bé làm bao nhiêu nghề” MTXQ: “Tìm hiểu về các nghề trong xã hội” IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu - Cho trẻ đọc thơ bài “Bé làm bao nhiêu nghề” - Trong bài thơ nhắc đến ngành nghề nào? - Ngoài nghề xây dựng c/c còn biết nghề nào nữa? Sản phẩm của những nghề đó là gì? GD trẻ: biết yêu thương tôn trọng những cô chú làm các nghề vì nghề nào cũng có ích cho xã hội Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vẽ một sản phẩm của các cô chú công nhân các con cùng xem cô có tranh vẽ gì đây Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ cách thực hiện. - Cho trẻ quan sát tranh mẫu - Cho trẻ tự nhận xét về từng bức tranh. + cái ca có dạng hình gì? + Tay cầm ntn? - Đàm thoại với trẻ về bố cục bức tranh. - Hướng dẫn trẻ cách thực hiện: thân ca, tay cầm, - Cô làm mẫu cho trẻ xem - các con thích vẽ bức tranh như thế nào? Hoạt động 3: Cho trẻ thực hiện. - Cho trẻ thực hiện ( cô quan sát, nhắc nhở trẻ cách phết hồ và gợi ý, khuyến khích trẻ tô màu cho đẹp...) Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày - Cho trẻ tự nhận xét về sản phẩm mình thích? Vì sao? - Cô nhận xét tuyên dương 1 số sản phẩm của trẻ * Kết thúc - Nhận xét – Tuyên dương lớp - Trẻ đọc - Trẻ trả lời. - Trẻ tự nhận xét theo suy nghĩ của mình. - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện. - Trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày *Đánh giá cuối ngày:
File đính kèm:
- Giao_an_tuan_12_lop_4_tuoi.doc