Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Thơ “Những con mắt”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ và nguồn gốc xuất xứ của bài thơ

- Hiểu nội dung bài thơ nói về những con mắt trong thế giới xung quanh trẻ và tác dụng của những con mắt đó.

- Thuộc bài thơ và đọc diễn cảm đúng ngữ điệu bài thơ

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nghe hiểu lời nói cho trẻ

- Phát triển và mở rộng vốn từ cho trẻ, trẻ hiểu một số từ trong bài thơ: mắt lưới, mắt bão,.

- Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm, cách lấy hơi và ngắt nghỉ đúng nhịp

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Thơ “Những con mắt”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Thơ “ Những con mắt”
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Số lượng: 35 – 40 trẻ
Ngày soạn: 8/10/2016
Ngày dạy: 11/10/2016
Người thực hiện: Đỗ Thị Hà
Đơn vị: Trường Mn Mai Đình
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trẻ biết tên bài thơ và nguồn gốc xuất xứ của bài thơ
Hiểu nội dung bài thơ nói về những con mắt trong thế giới xung quanh trẻ và tác dụng của những con mắt đó.
Thuộc bài thơ và đọc diễn cảm đúng ngữ điệu bài thơ
Kỹ năng
Rèn kỹ năng nghe hiểu lời nói cho trẻ
Phát triển và mở rộng vốn từ cho trẻ, trẻ hiểu một số từ trong bài thơ: mắt lưới, mắt bão,...
Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm, cách lấy hơi và ngắt nghỉ đúng nhịp
Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn
Có ý thức chăm sóc bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh, trong sáng
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của cô
Giáo án. 
Máy tính, nhạc “ Nhìn mặt nhau đi”
Powerpoint tranh thơ “ Những con mắt”
Que chỉ
Chuẩn bị cuả trẻ
Trang phục gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với thời tiết, phù hợp với hoạt động
Tâm thế sẵn sàng
Địa điểm
Lớp học sạch sẽ, trang trí theo chủ đề
Chải chiếu dưới sàn
CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Gây hứng thú – Giới thiệu bài
* Giới thiệu chương trình Vui-Khỏe-Có ích và thành phần tham dự
- Chào mừng quý vị và các bé đã đến với chương trình “ Vui - Khỏe - Có ích”
- Chúng ta hãy dành 1 tràng pháo tay để chào đón những người chơi vô cùng đáng yêu của chương trình – các bé lớp 5 tuổi khu Châu Lỗ...!
- Xin trân trọng giới thiệu thành phần khách mời của chương trình là các cô giáo tới từ trường mầm non Mai Đình đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Các bạn nhỏ thân mến! chương trình hôm nay của chúng ta gồm có 3 phần thi đúng như tên gọi của nó đó là Vui – Khỏe – Có ích.
Và ngay bây giờ chúng ta cùng bước vào phần thi đầu tiên của chương trình - phần thi Vui qua trò chơi vô cùng thú vị “ Nhìn mặt nhau đi”
* Đàm thoại:
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Con quan sát thấy khuôn mặt của bạn mình hôm nay như thế nào? Vì sao con nhận ra điều đó?
- Nhờ vào giác quan nào mà chúng mình có thể quan sát được những điều đó?
- Mắt giúp chúng mình nhìn thấy mọi vật xung quanh. Trên cơ thể chúng mình gồm có 2 con mắt, người ta còn gọi là đôi mắt.
Các bạn biết không? Ngoài con mắt trên cơ thể chúng ta ra thì trong thế giới tự nhiên còn rất nhiều những con mắt khác nữa. Để biết đó là những con mắt nào và tác dụng của chúng ra sao, thì ngay sau đây chúng ta sẽ cùng bước vào phần thi thứ hai của chương trình – Phần thi Khỏe với bài thơ “ Những con mắt”...!
- Cả lớp vỗ tay hưởng ứng
- Cả lớp vỗ tay hưởng ứng
Cả lớp vỗ tay chào mừng các cô giáo đến dự giờ thăm lớp
Trẻ hưởng ứng nhiệt tình theo cô
Trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Nhìn mặt nhau đi”
Trẻ trả lời
Nhờ vào mắt ạ
Cả lớp chú ý lắng nghe cô dẫn dắt
Cả lớp hưởng ứng theo cô
Nội dung
Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ bằng lời,
thể hiện cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì?
Lần 2: Đọc thơ sử dụng tranh minh họa
Để tham gia tốt phần thi Khỏe thì cô mời các con chú ý lên đây nghe cô đọc bài thơ “Những con mắt” qua những hình ảnh minh họa trên màn hình máy tính.
Đàm thoại - trích dẫn - giảng nội dung
Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ có tên là....
Trong bài thơ xuất hiện những con mắt nào?
Con mắt đầu tiên mà tác giả nói đến trong bài thơ là con mắt nào?
Câu thơ nào nói cho con biết điều đó?
Bạn nào trả lời giỏi nữa nào?
Con mắt tiếp theo tác giả nhìn thấy là con mắt nào vậy?
Mắt cá này có ở đâu?
À đúng rồi đấy! Mắt cá mà tác giả nói đến là mắt cá chân. Chính là phần xương nhô ra ở bàn chân đấy. Và mắt cá chân dùng để làm gì?
Bạn nào giởi có thể đọc lên câu thơ nói lên điều đó nào?
Muốn biết cá gì. Phải nhờ...?
Và có con mắt mà không ai dám chơi cùng, đó là mắt nào?
Mắt bão như thế nào mà không ai chơi cùng?
Mắt bão chính là tâm của 1 cơn bão, các con thấy khi có bão gió thổi mạnh, mưa to rất dữ dội đúng không? Vì thế nên không ai dám lại gần cả.
Nhưng bên cạnh đó lại có những con mắt rất ngoan đứng xếp thành hàng đó là con mắt nào?
Tác giả đã ví cái gì làm mắt của ngôi nhà?
Trong bài thơ tác giả miêu tả mắt của người già như thế nào?
Vì sao mắt người già lại thường hay đeo kính?
Bé ngồi nhẩm tính còn thiếu mắt Sao?
Mắt sao ở đâu vậy? và mắt sao chỉ xuất hiện vào thời gian nào?
Bé đã tìm thấy mắt sao nhưng tìm mãi không thấy mắt của ai?
Và bé đã tìm thấy mắt bé ở đâu? Mắt bé như thế nào?
Giáo dục trẻ: Rất xuất sắc, Các bạn đã vượt qua chướng ngại vật của chương trình rất nhanh chóng. Và chúng mình thấy được trong thế giới tự nhiên mỗi vật đều có con mắt của riêng mình và có tác dụng riêng đúng không? Chúng mình cũng nhờ có đôi mắt nên mới thấy được những điều thú vị đó. Bởi vậy nên, các bạn phải luôn giữ gìn đôi mắt của mình trong sáng, khỏe mạnh. Hàng ngày phải vệ sinh mắt thường xuyên và không được lấy tay dụi mắt đâu nhé! Vì như thế sẽ làm mắt bị tổn thương và dẫn đến đau mắt đấy.
Dạy trẻ đọc thơ
Chúc mừng các bạn đã xuất sắc vượt qua phần thi thứ hai của chương trình. Và cùng bước vào phần thi thứ 3 được mang tên “Có ích”
Nội dung của phần thi này rất khó nha, các bạn phải vận dụng những gì đã trải nghiệm. Phải nhớ và đọc thuộc bài thơ mà chương trình đã đưa ra ở phần thi trước. Đó là bài thơ gì ?
Tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức:
Cả lớp đọc thơ: 2 lần
Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ
Đọc thơ theo tổ: Cô lần lượt mời 3 tổ đọc thơ. Mời các bạn tổ khác lắng nghe và nhận xét phần thể hiện của tổ bạn, cô chú ý sửa sai và động viên trẻ đọc thơ.
Đọc thơ theo nhóm: 
Cô mời các bạn khác nhận xét phần thể hiện của các nhóm. Cô nhận xét, sửa sai và động viên trẻ.
Cá nhân trẻ đọc
Cô lắng nghe, sửa sai và khen ngợi trẻ.
Các bạn nhỏ ơi! phần thể hiện vừa rồi cũng đã khép lại chương trình ngày hôm nay rồi. Chúng mình cảm thấy thế nào khi tham gia chương trình này vậy?
Khi vui thì tinh thần sảng khoái và các bạn có cảm thấy khỏe hơn rất nhiều không?
Vậy các bạn học được gì sau chương trình này?
Không chỉ biết thêm những con mắt mà chúng mình còn biết tác dụng của những con mắt đó và hãy nhớ chăm sóc, bảo vệ đôi mắt của chính mình nhé!
- Cả lớp chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ “Những con mắt”
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh minh họa.
- Những con mắt
- Trẻ suy nghĩ và trả lời
- Con thưa cô “ Mắt lá ạ:”
- Lúng liếng trên cây
 Muôn ngàn mắt lá
- 2 -3 trẻ trả lời
- Con thưa cô mắt cá ạ
- Có ở chân
- Để dò đường đi
- Chân có mắt cá 
 Để dò đường đi
- Mắt lưới
- Mắt bão ạ!
- Mắt bão hay thổi
 Chả ai chơi cùng
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Đứng xếp thành hàng
 Mắt tre mắt nứa
- Còn cái ô cửa
 Là mắt ngôi nhà
- Thường hay đeo kính
- Vì mắt người già bị mờ, nhìn không rõ nên phải đeo kính.
- Tít tận trời cao
Suốt đêm nhấp nháy
- Tìm mãi chẳng thấy
 Mắt mình ở đâu?
- Cái gương ngó vào
 Long lanh mắt bé
- Cả lớp chú ý lắng nghe cô giáo dục.
- Trẻ hưởng ứng theo cô.
- Chú ý lắng nghe cô phổ biến nội dung thi.
- Bài thơ “Những con mắt” 
Cả lớp đọc thơ
3 tổ lần lượt đọc thơ theo yêu cầu của cô
- Trẻ đọc thơ theo 2 nhóm bạn trai và bạn gái
- Cô mời 1 – 2 trẻ đọc thơ
- Rất vui ạ
- Có ạ.
Biết được “Những con mắt ạ”.
Cả lớp chú ý lắng nghe
Kết thúc
 Còn bây giờ hãy dùng đôi mắt long lanh của m,ình để quan sát mọi vật xung quanh và cùng tận hưởng 1 giờ chơi thú vị nhé! 
Cô mời các bạn nhẹ nhành ra chơi!
Trẻ hưởng ứng và thực hiện theo yêu cầu của cô
- Cả lớp ra sân chơi
Mai Đình, ngày 08 tháng 10 năm 2016
Ký duyệt của BGH 	Người thực hiện

File đính kèm:

  • docTho_Nhung_con_mat.doc