Thiết kế hệ thống câu hỏi cho giờ dạy đọc hiểu văn bản

Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ,chủ động của học sinh là một định hướng đổi mới đã được áp dụng ở nước ta từ nhiều năm nay . Đặc biệt là từ tháng 9 năm 2002khi bộ sách giáo khoa biên soạn theo chương trình mới đưa vào dạy đại trà trong cả nước thì việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên . Theo đó ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ,cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà sân khấu đối thoại của thầy và trò . ở đó người dạy tạo ra các việc làm và người học đáp lại bằng các hoạt động trí tuệ và cảm xúc .Phương thức hoạt động hô ứng này tất phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng câu hỏi . Để thực hiện được mục tiêu bài học ,thực tế cho thấy các phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu phải thông qua câu hỏi mới thực sự có hiệu quả .Nếu các môn học khác câu hỏi chỉ được dùng như một biện pháp dạy học bổ sung thì ở môn Ngữ văn ,câu hỏi trở thành biện pháp hàng đầu của hoạt động đọchiểu văn bản . Hệ thống câu hỏi hợp lí khoa học không chỉ góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của giờ -dạy văn .

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống câu hỏi cho giờ dạy đọc hiểu văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Phần mở đầu
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ,chủ động của học sinh là một định hướng đổi mới đã được áp dụng ở nước ta từ nhiều năm nay . Đặc biệt là từ tháng 9 năm 2002khi bộ sách giáo khoa biên soạn theo chương trình mới đưa vào dạy đại trà trong cả nước thì việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên . Theo đó ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ,cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà sân khấu đối thoại của thầy và trò . ở đó người dạy tạo ra các việc làm và người học đáp lại bằng các hoạt động trí tuệ và cảm xúc .Phương thức hoạt động hô ứng này tất phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng câu hỏi . Để thực hiện được mục tiêu bài học ,thực tế cho thấy các phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu phải thông qua câu hỏi mới thực sự có hiệu quả .Nếu các môn học khác câu hỏi chỉ được dùng như một biện pháp dạy học bổ sung thì ở môn Ngữ văn ,câu hỏi trở thành biện pháp hàng đầu của hoạt động đọchiểu văn bản . Hệ thống câu hỏi hợp lí khoa học không chỉ góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của giờ -dạy văn .
Nhận thức được rất rõ những điều trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ,trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ,bản thân tôi nhận thấy khâu thiết kế giáo án lên lớp mà cụ thể là xây dựng một hệ thống câu hỏi cho tiết đọc hiểu văn bản là khâu khó nhất ,mất nhiều thời gian nhất .Đây cũng là những băn khoăn trăn trở của không ít đồng nghiệp trước mỗi giờ lên lớp . Làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng của giờ dạy ? Làm thế nào để có thể đáp ứng những nhu cầu mà bài học đặt ra ?Cũng từ thực tế ấy tôi đã tìm tòi ,học hỏi và quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong đó áp dụng kết hợp các loại câu hỏi và hình thức hỏi khác nhau . Khi áp dụng giải pháp này tôi thấy đã có được những kết quả khá khả quan .Tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế hệ thống câu hỏi cho giờ dạy: Đọc –Hiểu văn bản “để trình bày với mục đích được trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy của mình về một khâu khá quan trọng trong tiến trình dạy học một tiết đọc –hiểu văn bản .
B : Phần nội dung
I / Các cơ sở của đề tài
1/ Cơ sở lí luận
Các nhà giáo học pháp quan niệm : Hệ thống câu hỏi không đơn thuần là một loại câu hỏi được hỏi nhiều lần mà hệ thống câu hỏi gồm nhiều loại câu hỏi được thiết kế theo một mạch lô gíc,được nêu ra đúng lúc ,câu nọ khởi nguồn cho câu kia và được đan xen một cách nhịp nhàng .Trên cơ sở đó, mọi giáo viên cần nhận thức được rằng hệ thống câu hỏi là một phương tiện đắc lực góp phần tạo cho việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn một cách tốt nhất .Với chương trình sách giáo khoa mới ,ở môn Ngữ văn, phần đọc –hiểu văn bản là phần quan trọng và trực tiếp nhất giúp học sinh đạt kết quả học văn trong mục tiêu Ngữ văn tích hợp nói chung khi học một văn bản .Vì vậy cách làm chủ yếu và có hiệu quả nhất vẫn là nêu câu hỏi hướng dẫn với phương châm đề cao hoạt động của học sinh nhằm tìm hiểu văn bản theo ba hướng : Đọc - hiểu ,suy nghĩ - vận dụng ,liên tưởng -tích luỹ của các phương pháp dạy học hiện đại
Các loại câu hỏi được sử dụng trong tiết đọc- hiểu văn bản gồm nhiều loại. Theo nghiên cứu phân tích của các nhà khoa học, các loại câu hỏi có thể sử dụng trong tiết đọc- hiểu văn bản là: Câu hỏi phát hiện, câu hỏi tưởng tượng, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi cảm xúc và câu hỏi quan điểm. Mỗi loại câu hỏi là một yêu cầu và cần một cách thức hỏi khác nhau. Như vậy về mặt lí luận, người giáo viên phải nắm vững được bản chất của hệ thống câu hỏi và sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, đặc biệt là cách thức hỏi để tiết dạy thêm hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh, thực hiện tốt mục tiêu bài học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy, trong khi thực hiện các tiết dạy học đọc- hiểu văn bản có không ít giáo viên chưa để tâm nhiều tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi bảo đảm tính khoa học. Chính từ sự không ý thức như đã nêu ở trên, trong nhiều tiết dạy, giáo viên hoặc là chỉ sử dụng một loại câu hỏi phát hiện xuôi chiều hoặc là những câu hỏi tự phát nếu không muốn nói là tự tiện. Thậm chí có những vấn đề khó, giáo viên còn lúng túng không biết sẽ làm cách nào để học sinh hiểu mà trình bày suy nghĩ của mình, để đảm bảo thời gian của tiết dạy.
Trong một số giờ dạy, còn xuất hiện những kiểu câu hỏi mà trong câu hỏi hoặc là đã có câu trả lời hoặc là quá khó đối với trình độ của học sinh, thậm chí là ngay cả với đồng nghiệp ngồi dự giờ. Những tiết dạy như vậy thường dẫn đến tình trạng:
Hoặc là đơn điệu không gây được hứng thú, không tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ suy nghĩ, quan điểm( Một điều vô cùng cần thiết đối với môn Ngữ văn).
Hoặc là nặng nề, gây tâm lý bi quan, chán nản khi đứng trước những vấn đề quá khó với học sinh mà giáo viên không biết cách hướng dẫn các em khám phá bằng các câu hỏi gợi mở hoặc trắc nghiệm. Vì vậy, có thể nói, dù đã có một hệ thống phương pháp hiện đại, nhưng nếu thiếu một phương tiện quan trọng là" Hệ thống câu hỏi” khoa học thì chắc chắn không thể có những tiết dạy đạt hiệu quả cao.
II/ Các giải pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt việc xây dung một hệ thống câu hỏi khoa học, phù hợp với giờ dạy đọc- hiểu văn bản, theo tôi người Thầy phải quan tâm tới những vấn đề quan trọng sau đây:
- Hiểu rõ bản chất của từng loại câu hỏi( Mục đích, dạng thức, các hình thức hỏi).
- Nắm chắc mục tiêu của tiết học( Về kiến thức, kĩ năng, thái độ) và yêu cầu tích hợp của bài học( Với phần Tiếng Việt và Tập làm văn, với phần văn trong toàn cấp và với các môn học khác).
- Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn chương sẽ dạy(Đọc văn bản nhiều lần, đặt văn bản vào thời điểm lịch sử gắn liền với tác giả và đề tài mà tác phẩm phản ánh; đối chiếu, so sánh, liên hệ với các văn bản khác trên cùng bình diện)
- Nắm chắc trình độ học sinh để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.
- Đặc biệt về hệ thống câu hỏi, theo tôi, giáo viên cần nắm chắc là hệ thống câu hỏi sau:
1. Câu hỏi phát hiện: Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh nhận diện được các chi tiết , hình ảnh,từ ngữ, biện pháp tu từ thuộc một đoạn thơ hay đoạn văn trong văn bản, hoặc xác định các phương thức biểu đạt của văn bản...
Cách thức cấu tạo loại câu hỏi này có dạng:
-Hãy tìm trong đoạn (câu ) hay văn bản những chi tiết ,hình ảnh thể hiện hoặc :
- Hãy phát hiện những tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ hay đoạn thơ ( văn ) ?
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu khổ thơ đầu trong văn bản” Lượm” (Ngữ văn 6 ) có thể đặt câu hỏi : Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? Những chi tiết nào thể hiện dáng vẻ bề ngoài của Lượm ? Phát hiện tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ ?
2 Câu hỏi tưởng tượng : là loaị câu hỏi từ những dữ kiện vốn có, tương đồng hoặc lấy sự tương đồng để học sinh hình thành ra cái mới. Loại câu hỏi này có thể chia làm 2 loại nhỏ :
- Tưởng tượng tái tạo ( Tả lại bằng cảm nhận )
- Tưởng tượng sáng tạo( Tả lại theo lối hình dung riêng ).
Câu hỏi này thường có dạng như sau :
+ Qua các chi tiết ,hình ảnh hoặc cử chỉ hãy hình dung cảnh và người trong hoàn cảnh đó như thế nào ?
Ví dụ : Khi dạy bài : “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ( Ngữ văn 7 ) có thể đặt câu hỏi như sau :
+ Hãy hình dung và tả lại bằng cảm nhận của em về hình ảnh và tâm trạng nhà thơ trong đoạn thơ thứ 2 ?
3/ Câu hỏi nêu vấn đề : Là loại câu hỏi mà qua đó học sinh được tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm
Loại câu hỏi này có dạng :
+ Theo em ,nếu sự việc ,hiện tượng ấy xảy ra (..) hoặc không xảy ra ()Thì chuyện gì sẽ đến ? Hoặc :
+ Theo em tại sao lại thế này mà không thế khác ?
Ví dụ khi dạy bài Luợm (Ngữ văn 6 ) Có thể nêu vấn đề bằng câu hỏi sau :
+ Theo em bài bài thơ có thể dừng laị ở câu thơ “ Hồn bay giữa đồng “ được không ? Vì Sao ? Việc lặp lại khổ thơ đầu ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì ?
Hoặc :
+Vì sao miêu tả cái chết có đổ máu ,tác giả lại miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa ?
4. Câu hỏi cảm xúc: là loại câu hỏi xuật phát từ trực cảm của học sinh có tác dụng khơi gợi những dung động của các em về một hiện tượng nào đó trong tác phẩm còn gọi là rung động thẩm mỹ đối với người tiếp nhận tác phẩm.
Dạng thức phổ biến của câu hỏi này là:
+ Chi tiết, hình ảnh gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” ( Ngữ Văn 7), để gợi cảm xúc cho học sinh , giáo viên có thể đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh một người xa quê khi trở về làng sau hơn 50 năm trời được đón tiếp như một khách lạ đã gợi cho em cảm xúc gì?
5. Câu hỏi quan điểm: Là loại câu hỏi có tính chất bình giá cá nhân để khẳng định rõ nhận thức của học sinh, vì thế nó giúp học sinh đánh giá vấn đề và đề xuất những cách đánh giá vấn đề hoặc lý giải vấn đề theo cách riêng, là cơ hội để kích thích sáng tạo cho các em.
Loại câu hỏi này thường có dạng:
+ ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Vì sao em lại cho rằng như thế?
Ví dụ: khi dạy bài” Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ(Ngữ Văn 9) có thể nêu câu hỏi:
+ Có nhiều ý kiến cho rằng việc Vũ Nương tìm đến cái chết là một việc làm dại dột, vì đó không phải là cách giải quyết tốt nhất. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?
+ Ngoài việc nắm vững mục đích, dạng thức của từng loại câu hỏi, giáo viên cung cần phải biết linh hoạt khi sử dụng các hình thức hỏi. Nếu gặp những vấn đề quá khó với nhận thức chung của học sinh hoặc học sinh hiểu nhưng khó diễn đạt, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp học sinh hứng thú hơn với nội dung phần học, tránh được tình trạng căng thẳng nặng nề, đảm bảo thời gian cho phép. Và điều đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ dạy đọc- hiểu văn bản là giáo viên phải căn cứ vào trình độ chung của lớp học và mục tiêu chung của bài học để thiết kế các câu hỏi sao cho vừa đảm bảo sự phân hoá dễ - khó lại vừa đảm bảo được tính tích hợp của chương trình, bài học.
III/ áp dụng" Thiết kế hệ thống câu hỏi”
cho một giờ dạy cụ thể.
Bài 22-Tiết 89,90:
văn bản: Buổi học cuối cùng
( An- phông- xơ- Đô- đê)
Môn Ngữ Văn 6
Căn cứ vào mục tiêu của bài học và căn cứ vào trình độ của học sinh, tôi thiết kế hệ thống câu hỏi cho bài dạy như sau:
Phần 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
Sau khi cho học sinh tiếp cận văn bản bằng việc đọc toàn bộ nội dung văn bản, giáo viên đặt những câu hỏi để học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Những yếu tố ngoài văn bản và một số từ ngữ khó trong văn bản đặc biệt là các từ tiếng Pháp:
H: Qua phần chú thích trong SGK, hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự ghiệp văn thơ của An- phông-xơ- Đô- đê?
H: Chuyện buổi học cuối cùng được viết vào thời kỳ nào? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử của nước Pháp thời kỳ ấy?
Tiếp theo phần này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích một số từ ngữ Tiếng Pháp được sử dụng trong bài theo nội dung chú thích SGK
Phần 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
Dựa vào các câu hỏi định hướng trong SGK và phần mục tiêu cần đạt, kết hợp với phần ghi nhớ, đã xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn các em thâm nhập văn bản:
H: Em hãy cho biết văn bản" Buổi học cuối cùng" sử dụng các phương thức biểu đạt nào? phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu?
H: Theo dõi câu chuyện, em thấy chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó là gì? em có thể kể tên một số truyện đã học có cùng ngôi kể với văn bản buổi học cuối cùng?
H: Chuyện có bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
H: Về các nhân vật trong truyện, có bạn nói Thày Ha- men là nhân vật chính nhưng có bạn lại cho rằng Phrăng mới là nhân vật chính. Em đồng ý với ý kiến nào vì sao?
H: Câu truyện của Thày trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh vùng Andát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây, cả vùng này sẽ không được học Tiếng Pháp nữa. Với hoàn cảnh đó, em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản" Buổi học cuối cùng"?
H: Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Sự việc chính được kể ở mỗi phần là gì?
Sau khi học sinh đã định hình được bố cục của văn bản, giáo viên tiếp tục sử dụng những câu hỏi phát hiện, gợi tìm, tưởng tượng, nêu vấn đề và đánh giá để hướng dẫn học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật của truyện:
* Phần tìm hiểu về buổi học Tiếng Pháp cuối cùng của Phrăng và cũng là tìm hiểu về Phrăng- Một trong 2 nhân vật chính, tôi sử dụng các câu hỏi sau:
H: Trước khi diễn ra buổi học Tiếng Pháp cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy có rất nhiều điều lạ xảy ra:
- Trên đường tới trường
- Quang cảnh ở trường
- Không khí trong lớp học
Em hãy quan sát đoạn đầu văn bản và tìm những chi tiết thể hiện điều đó
H: Những điều mà Phrăng cảm nhận được đó báo hiệu sự việc gì sẽ sảy ra?
H: Nhân vật Phrăng trong văn bản được khắc hoạ chủ yếu qua thái độ với việc học tiếng Pháp và với thày giáo Hamen. Thái độ đó diễn ra theo hai quá trình
- Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.
- Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thày Hamen.
Em hãy tìm ra trong văn bản các chi tiết thể hiện điều này?
H: Qua các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em cảm nghĩ nhất? Đó là những cảm nghĩ gì?
H: Qua các chi tiết miêu tả em tưởng tượng Phrăng là một cậu bé như thế nào?
H: Thái độ đối với tiếng Pháp và với thày Hamen trong buổi học cuối cùng đã bộc lộ tình cảm gì của cậu bé Phrăng?
H: Nếu nói Phrăng là một cậu bé có lòng yêu nước Pháp em thấy điều đó có đúng không? ý kiến của em như nào?
* Phần tìm hiểu về buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng của thày Hamen và cũng là hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thày Hamen, nhân vật chính còn lại của truyện, tôi đã hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau :
H : Nhân vật thầy Hamen được miêu tả qua nhiều phương diện : Trang phục ,thái độ ,lời nói ,hành động ,cử chỉ . Em hãy tìm các chi tiết miêu tả qua các phương diện trên ?
H : Theo em tại sao thái độ của thầy Hamen hôm nay lại khác hẳn với mọi ngày ? Hằng ngày thầy nghiêm khắc thế có phải thầy không thương yêu học trò và Phrăng không ?
H : Hãy tìm và đọc diễn cảm đoạn văn thể hiện những lời nói của thầy Hamen với học trò về tiếng Pháp ? Cho biết đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào ? cách nói của thầy Hamen có gì đặc biệt ? Em thấy mục đích của cách nói ấy là gì ?
H : Em thử hình dung xem khi nói với học trò của mình về tiếng Pháp trong hoàn cảnh ấy ,tình cảm và thái độ của thầy Hamen sẽ như thế nào ?
H : Lời nói của thầy Hamen về tiếng Pháp đã gợi cho em nghĩ đến điều gì ?
H : Trong đoạn văn kể về thầy Hamen nói với học sinh về tiếng Pháp có một câu nói rất hình ảnh : “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chốn lao tù " .Em hiểu câu nói đó như thế nào ?
Xác định đây là câu hỏi khó với học sinh lớp 6 đặc biệt là trong cách diễn đạt tôi đã sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để học sinh lựa chọn theo cách hiểu của các em :
* Hỏi : Về ý nghĩa của câu nói trên, theo em cách lí giải nào là chính xác nhất trong các cách lí giải sau ?
A : Tiếng nói là công cụ giao tiếp, nhờ tiếng nói của dân tộc mới có thể liên lạc với nhau và tổ chức tranh đấu để giành độc lập .
B : Dùng tiếng nói thống nhất mới giữ được độc lập ,tự do của dân tộc
C : Giữ tiếng nói của dân tộc sẽ không bao giờ quên được tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ nhiệt tình yêu nước , từ đó dấy lên những cuộc đấu tranh giành lại lãnh thổ đã mất và bảo vệ được truyền thống văn hoá thiêng liêng của dân tộc.
( Học sinh lựa chọn phương án C, có nghĩa là các em đã hiểu được ý của câu nói). Sau phần này, giáo viên bình về giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do( có liên hệ với sự phát triển của Tiếng Việt trong trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt).
H: Tìm các chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của thày Hamen khi buổi học sắp kết thúc? Những chi tiết đó cho em hình dung như thế nào về tâm trạng của thày Hamen lúc này?
Theo em, tại sao thày Hamen lại hành động như vậy? Dòng chữ" Nước Pháp muôn năm” mà thày Hamen đã dằn mạnh viên phấn viết to trên bảng có ý nghĩa gì?
H: Có ý kiến cho rằng tình yêu nước Pháp của thày Hamen và trò Phrăng có điểm giống nhau. Nó đều thể hiện bằng tình yêu tiếng Pháp. Nhưng cũng có những điểm khác nhau. Em có thể cho biết sự khác nhau đó là gì?( Tình yêu nước của cậu bé Phrăng ít nhiều mang cảm tính, nó chỉ được thể hiện do tác động của buổi học cuối cùng. Còn với thày Hamen, tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu nước Pháp là một tình yêu đầy trải nghiệm. Nó xuất phát từ trái tim của một người đã trưởng thành, một công dân đã đủ hiểu biết về giá trị của độc lập tự do và cuộc sống nô lệ.)
H: Trong phút giây cuối cùng, Phrăng cảm thấy" Chưa bao giờ thầy lớn lao đến thế”. Em có cảm nhận đó với Phrăng không? Vì sao?
H: Trong các chi tiết miêu tả về thày Hamen, gợi cho em hình dung về một người thày giáo như thế nào?( Yêu trò, yêu nghề dạy học, yêu nước Pháp, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc mình)
H: Theo dõi câu truyện em thấy, có điều gì khác nhau trong cách miêu tả 2 nhân vật Phrăng và thày Hamen của nhà văn An- phông-xơ-Đô-đê?( Phrăng miêu tả ý nghĩa tâm trạng; Hamen miêu tả qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, trang phục)
H: Em hãy tìm các chi tiết miêu tả cụ già Hôde và dân làng? Theo em sự xuất hiện của các nhân vật này có tác dụng gì?( Làm cho buổi học cuối cùng trở lên thiêng liêng hơn, thể hiện tình yêu tiếng Pháp, lòng yêu nước Pháp của người dân vùng Andát) Sau phần này giáo viên giới thiệu với HS về phương pháp tả người các em sẽ học ở tiết sau.
H: Trong các chi tiết miêu tả cụ già Hôde và dân làng, chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
* Phần ghi nhớ, tôi sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để giúp các em khái quát kiến thức đã được tìm hiểu về tác phẩm:
Câu hỏi: Đánh dấu x vào trước câu em cho là đúng?
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật văn bản buổi học cuối cùng?
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất lời kể dung dị nhẹ nhàng.
- Miêu tả tâm lí trẻ thơ sinh động và cuốn hút.
- Tình huống truyện phức tạp, căng thẳng
- Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, ý nghĩ và tâm trạng.
- Cốt truyện đơn giản
- Có nhiều yếu tố kỳ lạ.
2. Nội dung chính của truyện ngắn buổi học cuối cùng là:
- Thể hiện lòng căm thù của dân làng Andát với quân Phổ xâm lược.
- Thể hiện sự tiếc nuối của Phrăng vì không được đi học.
- Thể hiện tình yêu tiếng Pháp, yêu Tổ quốc Pháp và tin tưởng vào tương lai, tự do của nước Pháp.
- Thể hiện sự yêu quí, trân trọng và giữ gìn tiếng nói dân tộc khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
Phần 3. Luyện tập
H : Trong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng “ ,nhân vật nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất ? Hãy cho biết tình cảm của em về nhân vật đó?
* Bài tập viết đoạn
Hãy viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu miêu tả thầy Hamen theo cảm nhận của em ?
C : Kết Luận
Với việc xây dung hệ thống câu hỏi phù hợp ,đảm bảo tính khoa học mỗi tiết học chỉ cần sử dụng 13-15 câu hỏi ở các dạng khác nhau ,tôi cảm thấy mục tiêu bài học được thực hiện một cách khá tốt . Điều quan trọng là tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động khá tích cực ,tránh được hiện tượng nản chí ,tự ti thường xảy ra với những em học sinh yếu kém và tình trạng chủ quan coi thường ,nhàm chán đối với học sinh khá giỏi . Chất lượng giờ học được dánh giá bằng kết quả kiểm tra trắc nghiệm cuối giờ và kiểm tra bài cũ ở tiết học sau cho thấy từ 87%-92% học sinh cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của văn bản .Có từ 10-15 học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc .Vấn đề quan trọng hơn là giờ học phát huy được tính chủ động tích cực ,sáng tạo của học sinh ,các em thực sự hứng thú trước những câu hỏi vừa sức ,mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình về những vần đề gợi ra trong tác phẩm .
Trên đây là phần trình bày của tôi về vấn đề “:Thiết kế hệ thống câu hỏi cho giờ dạy đọc -hiểu văn bản “.Baì viết chắc chắn sẽ còn thiếu sót rất mong đuợc sự góp ý chân thành của đồng nghiệp .
Tây Sơn ngày 10 /04/2010
-

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiemmon Van.doc