Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề: Gia đình

Trò chuyện sáng. -Ôn định lớp học, giới thiệu CĐ mới, trò chuyện theo nội dung CĐ. - Cô trò chuyện với trẻ về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật: (ỉa chảy, sâu răng, suy DD). -Trò chuyện với trẻ về một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Trò chuyện cùng trẻ về những điều bé thích và không thích. Trò chuyện, dạy trẻ có những củ chỉ, lời nói lễ phép (Chào hỏi, cảm ơn).

doc26 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 tuần )
Nhánh 3:"Ngày hội của cô giáo"
( Từ ngày 14- 18/11/2016)
Thời gian
Các h.động
Nội dung hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
6h45 – 7h30
Đón trẻ
-Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ và để đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện sáng.
-Ôn định lớp học, giới thiệu CĐ mới, trò chuyện theo nội dung CĐ.
- Cô trò chuyện với trẻ về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật: (ỉa chảy, sâu răng, suy DD).
-Trò chuyện với trẻ về một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe.
Trò chuyện cùng trẻ về những điều bé thích và không thích.
 Trò chuyện, dạy trẻ có những củ chỉ, lời nói lễ phép (Chào hỏi, cảm ơn).
7h30-8h
TDBS
Tập theo bài hát: “ Bé quét nhà”
08h-9h
Hoạt động chung
- TD:
Ném xa bằng 1 tay.
- KPKH: 
Ngày hội của cô giáo.
- TH: 
Rèn cho trẻ kỹ năng xé các nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên để:" xé- dán hoa
 tặng cô".
- LQVT: 
So sánh chiều cao của 2 đối tượng: Bằng nhau, cao hơn, thấp hơn
- Âm nhạc: 
VĐ:
"Cô giáo em".
9h-9h30
Chơi và hoạt động ngoài trời
-HĐQS:
Quan sát thời tiết, dạo chơi ngoài trời.
-TCVĐ:
"Trời mưa"
-Chơi tự do
-HĐCCĐ:
Thi trang trí thiệp tặng cô
-TCVĐ:
"Chim mẹ chim con"
-Chơi tự do
-PTTC:(ôn)
"Bật tại chỗ".
-TCVĐ:
"Trời mưa".
-Chơi tự do:
-HĐCCĐ:
Nghe bài thơ:
"Cô giáo em".
TCVĐ:
"Chim mẹ chim con".
-Chơi tự do
-HĐCCĐ:
Làm thí nghiệm: "Vật chìm- vật nổi".
- TCVĐ: 
"Trời mưa".
- Chơi tự do
9h30-10h20
Chơi và hoạt động ở các góc
+Góc phân vai: Gia đình, cô giáo, cửa hàng bán hoa, thiệp..
+Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xé dán hoa tặng cô. Hát, VĐTN:"Cô giáo em";" Bông hồng tặng cô".
+Góc học tập: Xem sách, làm thiệp, gói quà, trang trí giỏ hoa tặng cô, làm toán.
+Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước.
10h20-11h30
Vệ sinh, ăn trưa
-Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi VS theo thứ tự.
- Trẻ sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
- Trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày, lợi ích của ăn uống đủ lượng và chất.
11h30-14h
Ngủ trưa
 Trẻ ngủ nhanh, nghe và hiểu các chỉ dẫn có liên quan đến hành động:" Nhắm mắt, tư thế nằm, không nói chuyện"..
14h30-15h30
Hoạt động chiều
Trang trí lớp học chào mừng ngày 20/11.
Thực hành tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt.
(CĐ:GDBVMT)
Dạy trẻ làm thiệp tặng cô.
 LQBH:
"Cô giáo em"
Đóng chủ để:
Biểu diễn văn nghệ.
15h3- 16h30
Ăn xế
- Cô tổ chức cho trẻ ăn xế, giới thiệu các món ăn, các chất dinh dưỡng.
16h30-17h
Trả trẻ
- Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ trước khi ra về.
 Người lập BGH
( Thứ 2)
	Cô cùng trẻ hát -vận động theo nhạc:"Bông hồng tặng cô".
	Trò chuyện cùng trẻ:
	+ Bé tặng hoa cho cô vào các ngày lễ:
	+Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam:
	+ Các hoạt động diễn ra trong ngày 20/11:
	+Tình cảm của trẻ dành cho cô trong ngày 20/11.
	*Kết luận: Cô kết luận lại những gì trẻ trò chuyện, giới thiệu với trẻ về chủ đề mà trẻ sẽ khám phá trong tuần nhánh 3:"Ngày hội của cô giáo".
Tập theo bài hát:"BÉ QUÉT NHÀ"
	I.Mục đích-yêu cầu:
 	 	* ĐHĐN: Trẻ biết đi, chạy làm chủ tốc độ, biết định hướng trong không gian và thực hiện đầy đủ các động tác trong bài tập phát triển chung theo cô.
 	 	* Phát triển thể lực, sự nhanh nhẹn, tự tin cho trẻ.
	Phát triển các nhóm cơ.
	Phát triển tố chất vận động: Nhanh, mạnh, khéo.
	Phát triển ngôn ngữ, khả năng giữ thăng bằng, tập trung, chú ý cho trẻ.
	Trẻ biết đoàn kết với bạn cũng như tinh thần kỷ luật.
II.Chuẩn bị:
	Sân tập rộng rãi, bằng phẳng.
	Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
	Hoa đeo tay.
	Băng nhạc: "Bé quét nhà".
III.Tiến hành:
1. Khởi động: 
	Cho trẻ khởi động theo nhạc với các kiểu đi chạy khác nhau: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, nghiêng bàn chân, đi bình thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm... chuyển đội hình thành 3 hàng dọc - ngang.
	 2. Thể dục sáng: Cho trẻ tập theo bài: " Bé quét nhà”:( Mỗi động tác thực hiện 3 lần x 2 n)
	+ Động tác hô hấp: TTCB chân rộng bằng vai, hai tay thả xuôi đầu không cúi.
	TH: Từ từ đưa 2 tay lên cao (Hít vào), hạ cánh tay về tư thế chuẩn bị ( thở ra).
	+ Động tác tay: TTCB đứng thẳng, tay thả xuôi.
	TH: Chân trái bước sang bên trái một bước, tay đưa ra trước, sang ngang, thu chân về TTCB (lần sau đổi chân phải, bước sang bên).
	+ Động tác chân: TTCB như trên.
	TH: Hai tay đưa về phía trước ngực (Cuộn len) chân đưa sang bên phải sau đó về TTCB (Đổi chân).
	+ Động tác bụng:TTCB như trên.
	TH: Chân trái bước sang bên trái một bước, ngón tay để trên vai, đưa 2 tay lên cao nghiêng người sang bên 90 độ xong quay người về TTCB.
	+ Động tác bật: Cho trẻ bật tách, khép chân (Tay chống hông).
3. Hồi tỉnh: 
	Cho trẻ làm động tác hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài hát:"Con công".
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 tuần )
Nhánh 3: "Ngày hội của cô giáo"
( Từ ngày 14-18/11/2016)
Tên HĐ
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Bổ sung
1.Góc phân vai
+Gia đình.
+Cô giáo.
+Cửa hàng bán hoa, quà lưu niệm
2.Góc nghệ thuật:
Tô màu, vẽ, xé dán hoa, trang trí thiệp tặng cô giáo, VĐ theo nhạc.
3.Góc học tập.
Xem sách, làm thiệp, gói quà, trang trí giỏ hoa tặng cô, làm toán
4.Góc th. nhiên:
Làm thí nghiệm, chơi với cát, nước..
Trẻ biết chơi đóng vai, bắt chước hành động của những người gần gũi:
+Gia đình: mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐ, công việc của mỗi người: Đi làm, chăm sóc con cái, đưa con đi học, chuẩn bị bữa ăn, đến cửa hàng mua hoa, bưu thiếp dẫn con đi thăm cô.
+ Cô giáo: Dạy trẻ học, đối xử công bằng với tất cả trẻ, quan tâm đến trẻ.
+Cô bán hàng biết mời chào, giới thiệu hàng, trả tiền dư..
* Thái độ: Trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, biết cùng chơi với bạn trong nhóm nhỏ.
-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu cũng như các kỹ năng tạo hình đã học để tạo ra những sản phẩm đẹp, sáng tạo: Vẽ, xé , dán hoa để tặng cho cô giáo, trang trí thiệp. Biết nghe và vận động nhịp nhàng bài hát:"Cô giáo em";"Bông hồng tặng cô".
*Thái độ: Trẻ cố gắng thực hiện công việc được giao. Biết bộ lộ cảm xúc trước cái đẹp, biết bảo vệ MT (không bôi hồ lên bàn, bỏ giấy vụn vào rổ).
-Trẻ biết nhờ cô đọc sách cho nghe, biết cầm sách đúng cách, biết mở sách, xem sách, biết sử dụng một số nguyên vật liệu để làm thiệp, gói quà, trang trí giỏ hoa để tặng cho cô giáo .
Trẻ biết làm đếm đến 5 và đếm theo khả năng của trẻ, biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng..
* Thái độ: Trẻ yêu sách, biết bảo vệ sách, mong muốn tạo ra những món quà ý nghĩa tặng cô.
- Trẻ biết làm một số thí nghiệm đơn giản với cát, nước: Đong nước vào chai, làm thí nghiệm:
"Nước sạch nước bẩn.." gieo hạt trên cát khô, cát ướt...-
*Thái độ: Trẻ thích khám phá, không ném, đổ cát, nước lên bạn. 
Bộ đồ chơi gia đình, đồ dùng, đồ chơi cô giáo: Tranh minh họa truyện, thơ, giấy để dạy trẻ vẽ..đồ chơi bán hàng: Hoa, giỏ hoa, hộp quà, bưu thiếp... tiền, giỏ.
Đồ dùng để trẻ tạo hình: giấy A4, bút chì, sáp màu, giấy màu, kéo, hồ dán, thiệp. Máy vi tính, loa, dụng cụ để trẻ vận động (Hoa, nơ..).
Tranh, truyện tranh, giấy màu, bìa thơm, cành hoa khô, len, kéo, hồ dán, giấy gói quà, miếng xốp, hoa nhựa..vở BLQVT.
- Cát, nước, chai, phiễu, hột hạt, màu, muối, đường. để trẻ làm thí nghiệm.
1.Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát: "Bông hồng tặng cô”. Cô trò chuyện cùng trẻ theo nội dung bài hát.Về chủ đề mà trẻ đang khám phá. Cô dẫn dắt trẻ vào chủ đề chơi, các góc chơi, giới thiệu góc chơi, đồ chơi mới, hỏi trẻ về ý tưởng của các góc chơi, cô đàm thoại với trẻ về nội dung chơi, kỹ năng chơi. Cho trẻ về góc chơi và nhắc trẻ khi chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2, Quá trình chơi:
Cho trẻ về góc chơi và thỏa thuận vai chơi:
+Góc phân vai: Trong gia đình có những ai? ai làm ba? công việc của ba là gì? ai làm mẹ? mẹ định mua gì để tặng cho cô giáo của con..Hôm nay cô giáo sẽ dạy gì cho trẻ?. Cô bán hàng sẽ bán gì trong ngày 20/11..
+Góc nghệ thuật: Hỏi trẻ ý tưởng sáng tạo của trẻ. Cô gợi ý trẻ cách sắp xếp bố cục cũng như gợi ý trẻ vận động theo nhạc các bài hát :Cô giáo em; Bông hồng tặng cô.
+Góc học tập (thiên nhiên): cô gợi ý tương tự
Cô có thể tham gia một vai chơi cùng trẻ để gợi ý trẻ chơi tốt hơn.
Cho trẻ đổi vai chơi nếu trẻ muốn.
Gần hết giờ cô nhắc các góc chơi hoàn thành công việc của nhóm mình.
3.Kết thúc:
Cô đến từng góc nhận xét trẻ theo hình thức cuốn chiếu, cho trẻ tập trung ở góc chơi chính ( Góc học tập), cho trẻ giới thiệu các sản phẩm mà mình làm được. Cô nhận xét kết quả chơi, thái độ chơi,kỹ năng.. Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
**********
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2016
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào các ba mẹ và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
	- Trao đổi với phụ huynh về chương trình dạy, về một số hoạt động của lớp (Chào mừng ngày 20/11). Cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp vào mùa đông.
	- Ổn định lớp học, dẫn dắt, giới thiệu chủ đề mới:"Ngày hội của cô giáo". Trò chuyện với trẻ theo nội dung chủ đề:
	+ Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.
	+ Các hoạt động trong ngày 20/11.
	+Tình cảm của trẻ đối với cô giáo của mình...
	* Cô kết luận+ GD: Trẻ biết ý nghĩa của ngày 20/11, ngoan ngoãn, biết vâng lời cô.
	- Gợi ý trẻ chọn góc chơi, cắm thẻ chơi ở các góc.
	- Nghe nhạc theo chủ đề bài hát: "Cô giáo em".
	- Điểm danh, thể dục sáng.
TD:
NÉM XA BẰNG 1 TAY
I.Yêu cầu:
	1. Kiến thức- Kỹ năng: Trẻ biết đứng chân trước, chân sau tay cầm túi cát cùng phía với chân, đưa túi cát ra trước, ra sau, lên cao dùng sức mạnh của cánh tay để ném mạnh về phía trước.
	Trẻ biết tên trò chơi và biết chơi trò chơi:"Cáo ơi ngủ à" cùng cô và các bạn.
	Rèn cho trẻ kỹ năng ném xa bằng 1 tay, kỹ năng định hướng trong không gian và sự tập trung, chú ý của trẻ.
	2. Phát triển: Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo, phát triển ngôn ngữ cũng như sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
	3. Thái độ: Trẻ có tính kỷ luật cũng như tinh thần tập thể. Tích cực tham gia vào các hoạt động, không xô đẩy bạn.
II.Chuẩn bị:
*Địa điểm: Ngoài trời.
*Đồ dùng:
	+ Sân tập rộng , bằng phẳng.
	+ Trang phục của cô, trẻ gọn gàng, dễ vận động.
	+ Sắc xô,1 túi cát lớn cho cô.
	+ Túi cát nhỏ đủ cho trẻ.
	+ Hoa, giỏ đựng.
III.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
*Hoạt động 1: Cô tập trung trẻ, trò chuyện làm thế nào để cơ thể luôn khỏe mạnh?
*Khởi động: Cho trẻ khởi động theo nhạc với các kiểu đi chạy: Đi thường, kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.. -> chuyển đội hình thành 3 hàng dọc, hàng ngang.
*Hoạt động 2:Trọng động
- Bài tập phát triển chung: (Tập theo nhạc)
+ ĐTTay: Hai tay đưa ra trước. 
TTCB: Đứng thẳng, khép chân,tay để dọc thân
- Nhịp 1: Hai tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 2: Về TTCB.
+ ĐT Bụng: Cúi người về phía trước, ngón tay chạm mu bàn chân.
TTCB:Đứng thẳng, tay thả xuôi:
- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, cúi người về phía trước ngón tay chạm mu bàn chân.
- Nhịp 2: Về TTCB.
+ ĐTChân: Ngồi khuỵu gối.
TTCB:Đứng thẳng, tay thả xuôi
- Nhịp 1: Khuỵu gối, hai tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
Hát, vận động: “Cô giáo em"->chuyển đội hình:
 X X X X X X X
 X
 X
 X X X X X X X
-Vận động cơ bản: "Ném xa bằng 1 tay”
Trò chuyện cùng trẻ:Với những túi cát này chúng ta có thể làm gì?
Cô cho cả lớp làm thủ để kiểm tra mức độ và kỹ năng của trẻ.
 Cô giới thiệu bài tập cơ bản:"Ném xa bằng 1 tay"
(Cho trẻ gọi tên bài tập)
* Cô làm mẫu:
-Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2+ Giải thích:
TTCB: Đứng dưới vạch chuẩn chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân. Khi có hiệu lệnh đưa túi cát về phía trước, xuống dưới, lăng nhẹ ra sau, lên cao dùng sức mạnh của cánh tay ném mạnh về phía trước sau đó lên nhặt túi cát bỏ vào rổ và đi về cuối hàng.
Cô mời 2 trẻ có mức độ trung bình của lớp lên thực hiện lại.
*Trẻ thực hiện: 2 lần
+Trẻ thực hiện lần 1: Lần lượt trẻ vào vị trí đứng dưới vạch chuẩn và thực hiện ném xa bằng 1 tay theo hiệu lệnh của cô.(Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ). Nếu đa số trẻ thực hiện không được cô làm mẫu và giải thích cho trẻ quan sát thêm 1 lần).
+Lần 2: Cho trẻ thực hiện thi đua: Chia mỗi tổ thành 2 nhóm, cô cho từng nhóm thực hiện.
(Cô và các bạn khác cùng quan sát , động viên trẻ thực hiện)
Cô cho những trẻ chưa thực hiện chính xác lên thực hiện lại.
* Củng cố: Hỏi trẻ tên bài tập
*Hoạt động 3:
-Trò chơi vận động:” Cáo ơi, ngủ à” 
Cô giới thiệu trò chơi và gọi tên.
+ Cách chơi: 1 trẻ làm "Cáo" ngồi ở gốc cây. Các trẻ khác làm những "chú thỏ" đi tắm nắng. Khi đến gần chỗ" cáo" ngủ các "chú thỏ" gọi lớn: "Cáo ơi ngủ à!". "Cáo" mở mắt và đuổi bắt "thỏ", các "chú thỏ" bị "cáo" bắt sẽ phải đổi vai chơi làm "Cáo".
+ Luật chơi: "Cáo" chỉ được bắt những "Chú thỏ" chưa kịp chạy về chuồng..
Cho trẻ chơi thử, cả lớp cùng chơi.
*Củng cố: Hỏi trẻ tên bài tập
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
*Hồi tỉnh: Cô cho trẻlàm động tác hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài hát:"Con công".
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
-Trẻ khởi động.
-Trẻ tập 4lx2n.
- Trẻ tập 3lx2n.
-Trẻ tập 3lx2n.
-Trẻ bật 3lx2n.
- Trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc- ngang.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ gọi tên bài tập.
Trẻ quan sát
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện thi đua theo nhóm.
-Trẻ chơi
-Hồi tỉnh.
-Hoạt động quan sát:
"Cho trẻ quan sát thời tiết - dạo chơi ngoài trời”
-Trò chơi vận động:
+Trò chơi: “Trời mưa”
-Hoạt động tự chọn.
I. Yêu cầu 
- Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm cũng như tiếp xúc với thiên nhiên.
- Trẻ quan sát và nhận ra sự thay đổi của thời tiết trong ngày.
- Giúp phát triển khả năng quan sát, khả năng dự đoán và ngôn ngữ cho trẻ.
- Trong hoạt động tự chọn: trẻ được vui chơi thoải mái, cô đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
II.Chuẩn bị:
 	- Sân chơi rộng, bằng phẳng, đủ đồ chơi cho trẻ.
	- Một số đồ dùng, đồ chơi để trẻ hoạt động (Tranh vẽ cảnh vật, con người trong mùa mưa), bóng, vòng, hột hạt.
	- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.. 
	-Cô nắm vững cách chơi, luật chơi.
III. Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú:
Cô tập trung trẻ, trò chuyện cùng trẻ theo nội dung của chủ đề mà trẻ đang khám phá, cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày. Cô giới thiệu với trẻ về nội dung của buổi hoạt động: "Quan sát thời tiết- dạo chơi ngoài trời".
*Hoạt động 2: Nội dung:
a. Hoạt động quan sát:
- Cho trẻ quan sát bầu trời, nhìn các đám mây thay đổi, mô tả về chúng và nhận ra sự khác nhau của các kiểu mây, về màu sắc và hình dạng, số lượng của các đám mây, sự khác nhau giữa những đám mây khi trời nắng và khi trời mưa,
Cô cho trẻ thảo luận thời tiết lúc đó như thế nào và cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày.
Cô kết luận+ GD: Trẻ biết không được đi ra ngoài khi có mưa, nếu có việc đi ra mưa phải mang dù, áo mưa...
b. Hoạt động tập thể:
- Trò chơi :"Trời mưa"
+Cách chơi: Cô cùng trẻ thực hiện các động tác mô tả theo hiệu lệnh của cô. 
Hiệu lệnh của cô Hành động của trẻ
+Trời mưa -Trẻ đưa tay lên trên đầu làm dù
+Mưa to -Trẻ vỗ tay mạnh.
+Mưa nhỏ -Trẻ vỗ tay nhẹ
+Mưa vừa -Trẻ vỗ tay to hơn
+Gió thổi -Trẻ đưa 2 tay trên đầu nghiêng qua lại
+Lá rụng -Trẻ cúi xuống lắc 2 tay:"Nhiều lá"
(Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần).
*Hỏi trẻ tên trò chơi.
Nhận xét trẻ sau khi chơi.
c. Hoạt động tự do:
- Cho trẻ chơi tự do với cát, nước, sỏi, bóng.. Cô gợi ý để trẻ chơi một số trò chơi dân gian. (Cô đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động).
*HĐ3: Kết thúc:
Tập trung trẻ nhận xét, tuyên dương, giáo dục.
Vệ sinh vào lớ
TRANG TRÍ LỚP HỌC CHÀO MỪNG NGÀY 20/11
	I.Mục đích:
	- Chuẩn bị tốt cho sự kiện ngày hội của cô 20/11.
	- Phát triển khả năng sáng tạo, sự khéo léo, kỹ năng tạo hình ( cắt, dán..) ở trẻ.
	-Rèn luyện tính kiên trì thực hiện cho đến cùng.
	II. Chuẩn bị
	- Giấy màu, kéo, hồ dán..
 	 III. Cách tiến hành:
	Cô tập trung trẻ, trò chuyện cùng trẻ về ngày hội của cô giáo. Cảm nhận của trẻ về ngày hội. Những việc trẻ muốn làm cùng cô và các bạn để chuẩn bị cho lớp học của mình thêm đẹp..
	Những nội dung công việc, các dụng cụ, đồ dùng cần chuẩn bị để trang trí lớp học.
	Cô hướng dẫn trẻ cách làm.
	Cô quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
	Cho trẻ nêu lên cảm nhận của trẻ.
	Cho trẻ thu dọn và vệ sinh lớp học. 
Cho trẻ chơi tự do, kiểm tra lại đồ dùng trước khi trả trẻ.
*Trả trẻ: Cô cho trẻ chơi tự do và nhắc nhở trẻ kiểm tra lại đồ dùng trước khi ra về.
Trao đổi với phụ huynh về một ngày của trẻ ở trường.
*Sĩ số học sinh:..../ ....... vắng : cháu. Lý do:..................
*Sức khỏe:.............................................................................................................. ................... . ...................................................................................................................................................
*Thái độ tình cảm:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................................
+Kiến thức, kĩ năng:..............................................................................................................	....................................................................................................................................................
*Nguyên nhân:...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
*Biện pháp khắc phục:..............................................................................................................
	....................................................................................................................................................
'&'
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016
+ Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ và để đồ dùng đúng nơi quy định.
	+ Cô trò chuyện với trẻ:
	+ Sáng nay con được ba mẹ cho ăn gì?
	+Con thích ăn gì?..
	Cô trò chuyện với trẻ về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật.(ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng). Nhắc trẻ không ăn thức ăn để lâu, phải rửa tay sạch trước khi ăn, đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng sau khi thức dậy.
	+ Gợi ý trẻ nhận góc chơi cho mình, chơi tự do với đồ chơi ở các góc.
	+ Nghe bài hát:"Bông hồng tặng cô".
	+ Điểm danh, thể dục sáng. 
KPKH:
BÉ TÌM HIỂU VỀ NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO
 I. Mục đích:
	1 Kiến thức: Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày 20/ 11. Một số hoạt động thường được tổ chức vào ngày 20/ 11.	
 2. Kỹ năng: Trẻ biết làm một số việc để thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo. Biết chúc cô những điều tốt đẹp trong ngày 20/11. 
	3. Thái độ: Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá. Thông qua buổi hoạt động trẻ hiểu hơn về ngày 20/11, kính trọng cô. Luôn mong muốn được làm cô vui. 
 II. Chuẩn bị:
	*Địa điểm: Trong lớp.
	*Đồ dùng:
	Vi tính, máy chiếu.
	Cô tải một số hình ảnh có liên quan đến ngày 20/11 về máy.
	Giấy cứng, hoa khô, bút sáp màu, kéo, hồ dán.
	Đĩa nhạc có các bài hát về cô giáo.
	III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
*HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Hát- vận động: " Bông hồng tặng cô".
Trò chuyện cùng trẻ theo nội dung bài hát. Trò chuyện với trẻ về ngày 20/11. Cô dẫn dắt, giới thiệu với trẻ về nội dung của buổi hoạt động:"Bé tìm hiểu về ngày hội của cô giáo".
*HĐ 2: Nội dung:
Cô trò chuyện cùng trẻ:
Cô cùng trẻ gọi tên các ngày trong tuần. Kể cho trẻ nghe ý nghĩa của ngày 20/11, các hoạt động thường được tổ chức trong ngày 20/11 nhằm tôn vinh các thầy cô giáo. 
Cô mở máy cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh trong ngày 20/11.
(Đi thăm cô giáo, tặng hoa cho cô..).Hỏi trẻ về cảm nhận của trẻ về ngày 20/11. Những việc mà trẻ định làm trong ngày nhà giáo Việt Nam. Cô đặt câu hỏi :
+ Ngày 20/11 là ngày gì?
+ Các con sẽ làm gì trong ngày 20/11?

File đính kèm:

  • docNgày hội của cô giáo.doc
Giáo Án Liên Quan