Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non

Dinh dưỡng và sức khỏe.

- Cân nặng: Trẻ trai: 14,1- 24,2kg, trẻ gái13,7- 24,9kg ( MT1)

- Chiều cao: Trẻ trai 100,7- 119,2cm, trẻ gái : 99,9- 118,9cm ( MT 2)

- Trẻ có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, không vừa ăn vừa nói . rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng ( MT 3)

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
 Thực hiện: 3 tuần
 Từ ngày 01/09 đến 19/09/2014
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GD
HOẠT ĐỘNG GD
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng và sức khỏe. 
- Cân nặng: Trẻ trai: 14,1- 24,2kg, trẻ gái13,7- 24,9kg ( MT1) 
- Chiều cao: Trẻ trai 100,7- 119,2cm, trẻ gái : 99,9- 118,9cm ( MT 2) 
- Trẻ có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, không vừa ăn vừa nói ... rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng ( MT 3)
* Phát triển vận động 
- Thực hiện được các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
 - Phối hợp tốt các cơ quan trong thực hiện vận động
* Dinh dưỡng và sức khỏe. 
- Cân nặng: Trẻ trai: 14,1- 24,2kg, trẻ gái13,7- 24,9kg 
- Chiều cao: Trẻ trai 100,7- 119,2cm, trẻ gái : 99,9- 118,9cm 
- Trẻ có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, không vừa ăn vừa nói ... rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng 
* Phát triển vận động 
- Thực hiện được các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
- Phối hợp tốt các cơ quan trong thực hiện vận động như: Đi trong đường hẹp, Đập, bắt bóng tại chỗ, Đi kiễng gót
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động vệ sinh 
- Hoạt động học
+ Đi trong đường hẹp + Đập, bắt bóng tại chỗ + Đi kiễng gót
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* KPKH:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp. Trẻ phân biệt các khu vực trong lớp, các khu vực trong trường và các công việc khác nhau của các cô, bác trong trường mầm non ( MT 16)
- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15/8.
- Trẻ biết các hoạt động của cô và trẻ trong ngày trung thu.
* LQVT:
- Trẻ nhận ra đặc điểm hình, phân loại hình, theo 1- 2 dấu hiệu cho trước
( MT 23)
- Trẻ đếm và so sánh số lượng 1 – 2 
- Trẻ đếm, so sánh số lượng trong phạm vi 3
* KPKH:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp. Trẻ phân biệt các khu vực trong lớp, các khu vực trong trường và các công việc khác nhau của các cô, bác trong trường mầm 
- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15/8 ( âm lịch) .
- Trẻ biết các hoạt động của cô và trẻ trong ngày trung thu như: rước đèn, phá cỗ 
* LQVT:
- Trẻ nhận ra đặc điểm hình, phân loại hình, theo 1- 2 dấu hiệu cho trước
- Đếm và so sánh số lượng 1 – 2 
- Đếm, so sánh số lượng trong phạm vi 3.
- Hoạt động học
+ Trò chuyện về trường mầm non
+ Trò chuyện về lớp học của bé
+ Tìm hiểu về ngày tết trung thu ( 15/8 âm lịch )
+ Lồng ghép chuyên đề vệ sinh răng miệng
Bài 1: Tại sao răng quan trọng 
- Hoạt động học
+ Nhận biết, phân biệt hình vuông, trò, tam giác 
+ Đếm và so sánh số lượng 1 – 2 
- Đếm, so sánh số lượng trong phạm vi 3
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trẻ đọc thơ, kể chuyện về trường, lớp mầm non ( MT 25)
- Trẻ hiểu một số từ khái quát về đồ dùng, đồ chơi ở lớp.
- Trẻ nghe hiểu các bài hát, ca dao, đồng dao 
- Trẻ kể về trường, lớp biết nói lễ phép với mọi người
- Trẻ nhớ và đọc lại những bài thơ, câu chuyện đã được nghe về trường mầm non.
- Trẻ đọc thơ, kể chuyện về trường, lớp mầm non 
- Trẻ hiểu một số từ khái quát về đồ dùng, đồ chơi ở lớp.
- Trẻ nghe hiểu các bài hát, ca dao, đồng dao 
- Trẻ kể về trường, lớp biết nói lễ phép với mọi người
- Trẻ nhớ và đọc lại những bài thơ, câu chuyện đã được nghe về trường mầm non như: Nghe lời cô giáo, cô giáo của con, Đôi bạn tốt, Món quà của cô giáo
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động học
+ Hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện trong chủ đề: Nghe lời cô giáo, cô giáo của con, Đôi bạn tốt, Món quà của cô giáo
PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
- Trẻ thể hiện bài hát về trường mầm non đúng nhịp, có cảm xúc ( MT 41)
- Trẻ biết tô, vẽ tô màu gà con, vẽ trang trí tạo hình về trường mầm non.
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát có trong chủ đề trường mầm non.
- Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm qua các tác phẩm âm nhạc, tạo hình
- Trẻ biết tô, vẽ tô màu trường mầm non, tô màu dây cờ, vẽ đồ chơi tặng bạn
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát có trong chủ đề như: Cháu đi mẫu giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường
- Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm qua các tác phẩm âm nhạc, tạo hình
- Hoạt động học, hoạt động góc
+ Hát, VTTTT các bài hát: Cháu đi mẫu giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường
- Hoạt động học, các giờ hoạt động chiều 
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Trẻ thực hiện một số quy định ( cất đồ chơi, trực nhật, giờ ngủ không làm ồn( MT 40)
- Trẻ thích được đến lớp, thích chơi với các bạn 
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp
- Trẻ biết thực hiện một số quy định chung của trường, lớp
- Trẻ thực hiện một số quy định ( cất đồ chơi, trực nhật, giờ ngủ không làm ồn
- Trẻ thích được đến lớp, thích chơi với các bạn 
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp, chơi xong cất gọn đúng nơi quy định. 
- Trẻ biết thực hiện một số quy định chung của trường, lớp: Đến lớp chào cô, đi đâu xin phép
- Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, lúc ngủ...
- Hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi ở các góc.
- Hoạt động góc
+ Góc xây dựng: Xây trường MN Chồi Non của bé
+ Góc phân vai: Bán hàng, bác sĩ, gia đình
+ Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về chủ đề trường MN; Vẽ, xé dán, tô màu về chủ đề trường MN 
+ Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cây.
+ Góc thư viện: Xem tranh, truyện về chủ đề trường MN
 Chủ đề nhánh 1: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG 
Thực hiện từ ngày: 01/09 đến 05/09/2014 
 Thứ
Thời điểm
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Trò chuyện
Điểm danh
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ với tâm trạng, vui vẻ, thoải mái nhắc trẻ chào bố, mẹ đi học, chào cô khi đến lớp.
- Trò chuyện với PH về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc nhớ trẻ cất mũ dép đúng nơi quy định
- Điểm danh trẻ.
- Tập thể dục buổi sáng theo nhạc bài thể dục tháng 9.
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo, đi thăm và quan sát thiên nhiên xung quanh khu vực sân trường. 
- Trò chuyện về ngày hội đến trường. cháu biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới 5/9
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi cần thiết. Có hành vi bảo vệ môi trường, nhặt lá vàng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung.
- TCVĐ: Tung bóng
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do vói đồ chơi ngoài trời 
Hoạt động học
LVPTNT
LQVT:
Ôn nhận biết, phân biệt hình vuông, tròn theo dấu hiệu cho trước
LVPTTM
Âm nhạc:
VTTTTC: 
Cháu đi mẫu giáo
LVPTNN
Truyện:
Đôi bạn tốt
LVPTTC
Thể dục:
Đi trong đường hẹp 
LVPTTC - XH
Tham quan trường, lớp học của bé 
Chơi, hoạt động ở các góc
a, Góc xây dựng: Xây trường mầm non Chồi Non của bé
b, Góc phân vai: Làm cô giáo, bác sĩ, gia đình
c, Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về chủ đề trường mầm non
 Vẽ, xé dán, tô màu về chủ đề trường mầm non 
d, Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cây.
e, Góc thư viện: Xem tranh, truyện về chủ đề trường mầm non
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ rửa tay bằng xà bông theo đúng 7 thao tác rửa tay
- Nhắc trẻ mời cô, khi ăn không nói chuyện, ăn hết xuất ăn của mình.
- Khi ngủ nhắc trẻ không nói chuyện, ngủ đủ giấc đảm bảo đủ ấm khi trời lạnh mát khi trời nóng.
Hoạt động theo ý thích 
- Đọc thơ, hát các bài hat trong chủ đề
- Chơi, hoạt động theo ý thích với đồ chơi đồ dùng ở các góc , chơi một số trò chơi vận động và dân gian.
Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Vệ sinh - Nêu gương 
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân - ra về.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Tên hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Luật chơi
Cách chơi
Hoạt động ngoài trời
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết được tên chủ đề mình đang học và chủ đề nhánh.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi trò chuyện và trả lời câu hỏi của cô 
- Trẻ biết tên các góc chơi biết chơi phối hợp cùng các bạn.
2. Kĩ năng: 
- Phát triển óc quan sát
- Rèn kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo
- Rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác cùng các bạn
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, hứng thú, tích cực tham gia các buổi hoạt động ngoài trời.
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo mùa, thời tiết.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết
- Đồ chơi hoạt động tự do
- Mũ sói, mũ dê...
III. Cách tiến hành: 
1. ổn định:
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc hát “ Cháu đi mẫu giáo” 
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- Nói về điều gì?
- Các con đang học chủ đề gì?
- Cho trẻ đi dạo, đi thăm và quan sát thiên nhiên xung quanh khu vực sân trường. 
- Trò chuyện về công việc từng thanh viên trong trường.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi cần thiết. Có hành vi bảo vệ môi trường, nhặt lá vàng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung.
2.2. Hoạt động 2: TCVĐ: Tung bóng
a. Chuẩn bị: 
- Sân rộng rãi cho trẻ chơi
- 4 - 5 quả bóng nhựa
b. Cách chơi: 
- Chọn 5 – 7 trẻ vào một nhóm chơi, mỗi nhóm một quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho các bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung vừa đọc mỗi nhịp tung cho bạn đọc một câu thơ.
c. Luật chơi:
- Ném, bắt bóng bằng hai tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi.
2.3. Hoạt động 3: TCDG: Dung dăng dung dẻ
a. Chuẩn bị: 
- Sân bãi sạch sẽ cho trẻ chơi.
- Trẻ thuộc lời ca : “ Dung dăng dung dẻ”
b. Cách chơi:
- Cô giới thiệu trò chơi, gợi ý để cả lớp cùng tham gia, chơi theo từng nhóm, gợi ý cho trẻ luân phiên đổi bạn chơi. 
c. Luật chơi: 
- Đọc đến câu thơ cuối cùng, các nhóm phải ngồi xuống quay mặt vào nhau. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy
2.4. Hoạt động 4: Chơi tự do 
- Cô đặt đồ dùng đã chuẩn bị sẵn ra và chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ 
- Cô giới thiệu đồ dùng và hỏi trẻ ý tưởng 
- Trẻ về nhóm chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
3. Kết thúc: 
- Cô cho trẻ đọc thơ: “ Bạn mới” rồi cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên hoạt động
Yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách chơi
Góc xây dựng – lắp ghép:
Xây trường mầm non
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi, giao tiếp giữa các vai chơi, nhóm chơi.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu, các đồ dùng, đồ chơi xây dựng, học tập, bán hàng, thiên nhiên và âm nhạc để thực hiện ý định chơi.
- Gạch xốp, cây xanh, lắp ghép, trường học, đồ chơi xích đu , cầu trượtxe ô tô, thảm cỏ, cổng...
- Đồ chơi lắp ráp...
- Cô trò chuyện với trẻ về công việc của các bác xây dựng.
* Thỏa thuận chơi: Cô gợi ý các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thuận và nhận vai chơi và vào góc chơi 
* Quá trình chơi: Cho trẻ tự nhận vai chơi, tự bầu ra một nhóm trưởng, một bạn làm kỹ sư thiết kế, nhóm xây dựng, lắp ghép.
- Cả nhóm cùng hợp tác để xếp hình, lắp ghép xây dựng trường mầm non
- Cô bao quát cùng tham gia với trẻ cô có thể gợi ý để trẻ xây tốt hơn
* Nhận xét cuối buổi chơi: Cô cho trẻ trong nhóm nhận xét về quá trình chơi của trẻ trong nhóm sau đó cô tóm lại.
Góc phân vai:
- Làm cô giáo
- Bán hàng
 - Bác sĩ 
- Qua trò chơi trẻ biết được nhiệm vụ của từng công việc cô là dạy học, chăm bé ănbiết đến cửa hàng giải khát khi khát và đến phòng để khám khi bị ốm đau.
- Đồ dùng của giáo viên, nước giải khát, đồ dùng của bác sĩ 
- Cô trò chuyện về chủ điểm trường mầm non.
* Thỏa thuận chơi: Cô trò chuyện về góc chơi, cho trẻ tự thỏa thuận và nhận vai chơi và vào góc chơi 
* Quá trình chơi: Cô gợi ý các góc chơi, cho trẻ tự phân vai và chơi. Một bạn làm cô các bạn khác làm học sinh. Một bạn làm người bán và một bạn làm người mua, một bạn làm bác sĩ, một bạn làm y tá và một số bạn khác đưa bệnh nhân đi khám. Cô bao quát khai thác sự hiểu biết của trẻ.
* Nhận xét cuối buổi chơi: Cô cho trẻ trong nhóm nhận xét về quá trình chơi của trẻ trong góc chơi.
Góc nghệ thuật: 
+ Hát múa theo chủ đề 
+ Vẽ, nặn, cắt, xé dán đồ dùng đồ chơi, vẽ cắt hoa về chủ điểm trường mầm non.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé dán, tô, nặn để tạo ra những sản phẩm đẹp
- Hát múa đúng nhịp, đọc thơ về chủ điểm
- Đĩa nhạc, trống, kèn, xắc xô, đàn, phách tre, micro, hoa đeo tay.
- Tô, vẽ, nặn, xé dán về chủ đề.
- Tranh ảnh về chủ đề động vật, bút chì, sáp màu.
- Tranh ảnh các loại có liên quan đến chủ đề.
- Sách về chủ đề, đất nặn, hồ dán, kéo, sáp màu, giấy A4
- Trò chuyện về chủ đề dẫn dắt
* Thỏa thuận chơi: 
Cô gợi ý:
+ Các con sẽ hát, múa bài hát gì ?
+ Khi nào thì các con sẽ sử dụng các nhạc cụ ?
+ Gợi ý trẻ liên kết các góc chơi.
+ Các con sẽ vẽ, nặn, xé dán gì?
+ Vẽ như thế nào?
+ Con sẽ dùng kĩ năng gì để vẽ?
+ Các con sẽ tô màu những màu gì?
+ Tô như thế nào?
* Quá trình chơi: Cho trẻ tự nhận nhóm chơi cô khơi gợi giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, vẽ nặnlàm ra những sản phẩm đẹp .
- Nhóm hát múa, vận động với hình thức biểu diễn.
* Nhận xét chơi: Cô cho trẻ tự nhận xét cô bổ sung lại
Góc thư viện và sách 
Xem sách, truyện về chủ đề trường mầm non
- Trẻ biết lật sách, biết xem tranh ảnh về chủ điểm động vật, không làm quăn sách.
- Tranh ảnh các loại có liên quan đến chủ đề, Sách về chủ đề.
- Trò chuyện về chủ đề dẫn dắt
* Thỏa thuận chơi: Cô cho trẻ về góc chơi cô gợi ý hỏi trẻ nội dung một số tranh để khai thác trẻ trả lời. Cho trẻ nhìn hình đoán nội dung
* Quá trình chơi: Cô gợi ý trẻ xem tranh, sách truyện: Khi giở sách thì các con phải như thế nào?
- Con sẽ làm gì với những đồ dùng học liệu này ( Cô gợi ý trẻ vẽ, nặn, xé dán theo chủ đề).
- Con sẽ là gì với những bức tranh này ? Gợi ý trẻ cùng nhau kể chuyện.
- Gợi ý trẻ liên kết các góc chơi khác. Trong lúc chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
* Nhận xét chơi: Cô cho trẻ tự nhận xét cô bổ sung thêm.
Góc thiên nhiên: 
Chăm sóc cây cảnh.
- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh thiên nhiên, bắt sâu, nhặt lá khô, tưới nước cho cây.
- Dụng cụ làm vườn, nước cát, sỏi, lá cây..
- Trò chuyện về chủ đề dẫn dắt
* Thỏa thuận chơi: 
- Cô gợi ý góc chơi, cho trẻ trẻ chọn góc chơi
* Quá trình chơi: 
- Gợi ý hướng dẫn cho trẻ chơi 
- Con sẽ chăm sóc cây như thế nào?
- Cô gợi ý trẻ nói được cách chăm sóc cây....
- Gợi ý trẻ liên kết các góc chơi.
* Nhận xét chơi: 
- Cô cho trẻ tự nhận xét về góc chơi cô nhận xét bổ sung thêm.
Góc đóng kịch:
Đóng kịch câu chuyện trong chủ đề
- Thể hiện được vai chơi, thể hiện được trạng thái cảm xúc qua nét mặt
- Mũ đóng kịch, một số đồ dung phục vụ cho việc đóng kịch
- Trò chuyện về chủ đề dẫn dắt vào góc chơi.
* Thỏa thuận chơi: 
- Cô gợi ý góc chơi cho trẻ trẻ chọn góc chơi
* Quá trình chơi: 
- Trẻ đóng kịch cac nhân vật trong truyện. cô đi bao quát hướng dẫn trẻ chơi 
* Nhận xét chơi: 
- Trẻ tự nhận xét cô nhận xét bổ sung thêm.
Thứ 2 ngày 01 tháng 09 năm 2014
Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường
HĐH: LQVT: NHẬN BIẾT CÁC DẠNG HÌNH HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Luyên tập nhận biết đồ vật có dạng hình vuông, tam giác, chữ nhật. Luyện tập so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích, khả năng so sánh
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu thích học toán
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, biết quan tâm giúp đỡ bạn cùng lớp.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát - Đàm thoại – thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng phương tiện của cô:
- Các hình: Hình vuông, tam giác, tròn, chữ nhật. Băng đĩa nhạc về trường MN
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 hình vuông, tam giác, tròn, chữ nhật.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
- Hát “Trường chúng cháu đây là trường MN”
- Cô giới thiệu dẫn dắt vào bài.
2. Nội dụng:
2.1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác.
- Cô cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác xung quanh lớp.
 2.2. Hoạt động 2: Luyện tập cách so sánh hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Các con nhìn xem đây là hình gì ? (cho lớp đọc).
- Hình vuông có lăn được không ?
- Cô chỉ vào các góc, cạnh của hình vuông.
- Cô lăn cho trẻ xem.
- Hình vuông có mấy cạnh ?
- Các cạnh này như thế nào với nhau ?
- Cô đưa đưa các hình rồi yêu trẻ thực hiện như trên.
( cho trẻ lên thực hiện cùng cô).
- Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu.
- Cô nói lấy hình có 4 cạnh bằng nhau.
- Cô nói lấy hình có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, cứ thế đến hết các hình.
- Đọc thơ: “Cô dạy”.
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi: Chọn quà tặng bạn.
- Chuẩn bị: các hộp quà có dạng hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, chữ nhật, vòng thể dục
- Cách chơi: chia lớp thành 3 tổ lên bật qua vòng thể dục lên chọn quà có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn để tặng bạn. trong thời gian 1 bản nhạc tổ nào chọn đúng và được nhiều hộp quà theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ giành phần thắng.
- Cô nhận xét tranh trò chơi - tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc:
 Đọc thơ: Cô giáo của con
IV. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
- Chơi theo ý thích với các đồ dùng đồ chơi ở các góc cô đến bên trẻ quan sát hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Hát: Trường chúng cháu là trường mầm non
- Chơi tự do các trò chơi trong chủ đề trường mầm non
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
* Tình trạng sưc khỏe của trẻ:
..
* Trạng thái, cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
....
* Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
.......................................................................
* Những thay đổi cần thiết:
 --------------------– & —------------------
Thứ 3 ngày 02 tháng 09 năm 2014
Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường
HĐH: VTTTTC: CHÁU ĐI MẪU GIÁO
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
Trò chơi âm nhạc: Phân biệt âm thanh to – nhỏ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận được giai điệu vui nhộn của bài hát “ Cháu đi mẫu giáo” và giai điệu trữ tình của bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ vỗ đệm theo tiết tấu chậm bài hát “ Cháu đi mẫu giáo” 
- Trẻ tập trung chú ý nghe cô hát và cảm nhận sâu sắc giai điệu nhẹ nhàng của bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”.
- Trẻ chơi nhiệt tình và phân biệt được âm thanh to – nhỏ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc và tham gia nhiệt tình trpng giờ học
- Trẻ có tính kiên trì trong giờ học, biết hợp tác với cô và bạn.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát - Đàm thoại – thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng chuẩn bị của cô: 
- Băng đĩa nhạc có bài hát “ Cháu đi mẫu giáo” và “ Ngày đầu tiên đi học”.
2. Đồ dùng chuẩn bị của trẻ: 
- Phách tre, xắc xô
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non dẫn dắt vào bài mới
- Cô giới thiệu vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm.
2. Nội dụng:
2.1. Hoạt động chính: Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ Cháu đi mẫu giáo” 
- Cho trẻ hát cô làm mẫu cho trẻ xem hai lần
- Cho cả lớp hát vỗ tay cùng cô ( 2-3 lần)
- Tổ ( 3 tổ)
- Nhóm ( 2 nhóm)
- Cá nhân( 9 – 10 trẻ)
2.2. Hoạt động kết hợp:
a. Hoạt động 1: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Cô giới thiệu tên bài hát “ Ngày đầu tiên đi học” 
- Cô hát một lần có đệm nhạc
- Cô vừa hát bài gì? Do ai sang tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa. trẻ đứng lên hưởng ứng vận động cùng cô hoặc thể hiện theo ý thích.
b. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: Phân biệt âm thanh to – nhỏ 
- Cô cho trẻ nghe âm thanh của hai loại dụng cụ xắc xo to – xắc xô nhỏ. Sau đó cho trẻ nhận xét âm thanh của hai dụng cụ đó khác nhau như thế nào? Vì sao biết?
- Bây giờ cô và các con sẽ cùng chơi trò chơi với hai loại xắc xô này.
- Cô phổ biến cách chơi: 
Lần 1: các con đi vòng tròn vừa hát khi cô lắc xắc xô nhỏ thì các con hát nhỏ, cô lắc xắc xô to các con hát to.
Lần 2: cô cho mỗi trẻ một xắc xô, cho trẻ lắc thử xem mình cầm mang âm thanh như thế nào?
- Cho trẻ hát và lắc theo nhịp bài hát khi bài hát kết thúc ai có âm thanh to về vòng tròn to, ai có âm thanh nhỏ về vòng tròn nhỏ.
- Luật chơi: nếu ai về nhầm vòng sẽ phải nhảy lò cò. 
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học hỏi trẻ về những hoạt động âm nhạc mà trẻ tham gia.
- Đọc thơ: Cô giáo của con
IV. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
- Chơi theo ý thích với các đồ dùng đồ chơi ở các góc cô đến bên trẻ quan sát hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Hát các b

File đính kèm:

  • docTMN_Mam.doc
Giáo Án Liên Quan